Câu hỏi:

17/07/2024 106

Giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng. Hãy phân tích sự tương đồng đó và nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” trong bài thơ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Sự tương đồng trạng thái giữa “sóng” và “em”:

+ Tình yêu của sóng khao khát tìm ra với biển lớn đến những thức đập, xô vỗ bờ,… Con sóng đang chứa đựng những nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Con sóng dưới lòng sâu hay con sóng trên mặt biển đều diễn tả cái sâu thẳm, vời vợi của tình yêu con người.

+ Cái cồn cào, khắc khoải trong nỗi nhớ khôn cùng của em với anh được diễn tả bằng nỗi nhớ của sóng với bờ. Sóng không ngủ hay là em thao thức, sóng nhớ bờ hay trái tim em cồn cào, thao thức đập vì anh?

+ Biển không thể tách rời sóng, cũng như tình yêu của con người luôn tồn tại bất tử. Dù muôn vời cách trở sóng vẫn tìm đến bờ, giống như em nguyện dâng trọn đời cho anh. Bờ là nơi đến của sóng và anh là nơi đến của tình em.

- Nhận xét: hai hình tượng luôn song hành cùng nhau, phản ánh lẫn nhau, nhưng có lúc lại hòa vào làm một. Những đặc tính của sóng cũng giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Hình tượng này soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nghệ thuật với nhau, nhằm biểu đạt một cách trọn vẹn thế giới tâm tình người phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu nhìn vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong văn học có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Xem đáp án » 22/07/2024 2,209

Câu 2:

- Xem lại những kiến thức đã học về thơ để đọc hiểu văn bản này.

- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng qua các nguồn khác nhau như sách, báo, Internet,…; lựa chọn, ghi chép một số thông tin cần thiết giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

- Đọc trước bài thơ Sóng, lưu ý nhịp điệu của bài thơ.

- Em biết những bài thơ nào khác của Xuân Quỳnh? Ấn tượng của em về Xuân Quỳnh qua những bài thơ đó?

Xem đáp án » 19/07/2024 683

Câu 3:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.

Xem đáp án » 19/07/2024 420

Câu 4:

Hình tượng “sóng” gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

Xem đáp án » 23/07/2024 343

Câu 5:

Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 282

Câu 6:

Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.

Xem đáp án » 22/07/2024 228

Câu 7:

Nội dung chính của bài?

Xem đáp án » 20/07/2024 204

Câu 8:

Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em được biết?

Xem đáp án » 18/07/2024 181

Câu 9:

Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng.

Xem đáp án » 19/07/2024 129

Câu 10:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

Xem đáp án » 19/07/2024 121

Câu 11:

Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng “sóng”?

Xem đáp án » 21/07/2024 118

Câu 12:

Chú ý các trạng thái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.

Xem đáp án » 17/07/2024 102