Câu hỏi:
06/07/2024 85
Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hoá dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?
Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hoá dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?
Trả lời:
Qua văn bản, em hiểu nhiều hơn về văn hóa con người Hà Nội. Các chi tiết “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác” và "Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết...Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật" là các chi tiết miêu tả đặc trưng khung cảnh đoàn tụ đầm ấm của gia đình Việt mỗi dịp Tết. Các chi tiết đã chỉ ra những đặc trưng về văn hóa người miền Bắc vào mỗi dịp trước và sau tết. Tết miền Bắc gắn liền với hình ảnh cây đào, bánh trưng, dưa hành... Khi hoa phai là lúc hết Tết, cuộc sống quay trở lại quỹ đạo thường ngày, tất bật với công việc.
Qua văn bản, em hiểu nhiều hơn về văn hóa con người Hà Nội. Các chi tiết “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác” và "Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết...Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật" là các chi tiết miêu tả đặc trưng khung cảnh đoàn tụ đầm ấm của gia đình Việt mỗi dịp Tết. Các chi tiết đã chỉ ra những đặc trưng về văn hóa người miền Bắc vào mỗi dịp trước và sau tết. Tết miền Bắc gắn liền với hình ảnh cây đào, bánh trưng, dưa hành... Khi hoa phai là lúc hết Tết, cuộc sống quay trở lại quỹ đạo thường ngày, tất bật với công việc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể trong văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).
Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể trong văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).
Câu 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Nhưng đến tháng Ba thì trời đất quả là kì ảo.
Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mây hồng toả ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. Anh tự nhủ: “Hôm nay, chắc nắng to”. Anh sửa soạn một bộ quần áo mỏng để mặc cho nhẹ nhõm và dễ chịu.
Thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực, nhưng đi lên lầu ngủ vừa dậy, anh cảm thấy có một cái gì rất lạ xảy ra. Anh nhắm mắt lại, nằm lặng yên nghe ngóng, để xem cái tiếng reo ở ngoài vườn vọng lại là tiếng gì mà đến bất thình lình và xôn xao như vậy. Thì ra đó là tiếng reo của gió, của mây, của lá [...] trời đã chuyển bất ngờ, đương nắng thành râm và chỉ trong khoảnh khắc, rét của cuối Chạp, đầu xuân đã trở về trên cánh gió, giữa một khoảng trời tháng Ba nắng ấm.
Cái tháng Ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von, anh có thể ví tháng ấy với một cô gái có sắc đẹp nghiêng thành nghiêng nước. [...]
Tôi yêu tháng Ba đất Bắc một phần vì thế và tôi không muốn tin rằng cái rét tháng Ba có thể làm cho “bà già chết cóng”. [...]
Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn màng đó đã thơ mộng lắm rồi rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét ấy, sầu cái sầu ấy đôi lần, tắt đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp như thế hay hơn thế: đàn bà, con gái trời đã cho xinh đẹp gặp cái rét nàng Bân tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa, ta cảm thấy người nào cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân.
Vào tháng Chạp, tháng Giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc, không khí có lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và mỗi người đẹp nẻ ra thành những vết chân chim bé nhỏ. Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó lại còn làm cho má và môi của đàn bà con gái cũng nẻ nhưng da không nứt rạn mà chỉ ửng hồng lên như thể da một trái đào tơ mịn màng mơn mởn [...]
Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.
Từ tháng Giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở, nhuỵ thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu() chân chó”: trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng chúm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết.
Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào khoảng cuối tháng Hai, đầu tháng Ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót2) dún dầy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi... Đến cuối tháng Ba, lá bàng xum xuê che kín cả đường đi. Dọc theo con sông đào chạy ngang các thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu... những cây bàng đúng soi bóng xuống sông đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt, khổng lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang kết bằng lá non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học, sân nhà trường chi chít gốc bàng...
Đó là những cây bàng nguyên giống, chớ không lại căng như những cây bằng mà ta thấy ở đây, mọc cao vun vút và tua tủa lá lên trời. Bàng chính thống cao lên chừng hai sải tay thì lá xoè ra như cái tán, kiểu cây trứng cá, lá to xanh điểm những nốt vàng màu nâu đậm. Lá ấy dùng để nhuộm hàng thì hàng đen không chịu được. Nhưng cái tuổi lên chín, lên mười đâu có thèm biết nhuộm làm gì. Sự mê thích của đứa trẻ nổi tiếng phá phách là tôi hồi ấy, mỗi khi tới mùa bàng, là trèo lên cây đi tìm tổ chim bạc má vì giống chim này ưa làm tổ trong những cái lá bàng cuốn lại và lấy dãi làm chỉ “khâu” hai đầu nối lá lại với nhau.
Trong khi đi bắt tổ chim như thế, các cậu bé thỉnh thoảng lại “vớ” được một cái sâu kèn thì sướng như điên. Lấy que đẩy con sâu ở trong tổ nó ra bóp dập một đầu lại, phùng mang trợn mắt lên thổi toe một tiếng, anh cảm thấy mình là một tên tướng thổi kèn hiệu xuất quân. Anh chạy khắp nhà, thổi ầm cả lên.[..]
Bàng ngon nhất là bàng quế, hột đỏ như son, thơm có khi còn hơn cả đào: đào để gần mình mới thấy thơm chớ vớ được một trái bàng quế thì, nói thực, để cách xa mình cả một sải tay, đã ngửi thấy mùi thơm phưng phức!
Nếu không kiếm được bàng quế, cố mày mò, thám thính vớ được trái bàng đực ăn cũng mê li hết sức: bàng cái nhiều hơn và mọc từng chùm, chớ bàng đực thì có cái phong thái đặc biệt “anh hùng độc lập” đứng một mình một chỗ, không thèm kéo bè kéo đảng với ai. Bàng đực có trái to bằng nắm tay đứa trẻ.
Những người không sành thường nghĩ bàng ăn chát. Thực ra, vớ được một quả bàng đực, nhất là bàng quế, cắn một cái ngập răng, nhai thủng thỉnh, còn ngọt hơn cả cam hay táo. Nếu ăn hết một trái mà anh thấy còn thèm thì lấy hòn đá đập cái hột ra; anh sẽ có một cái nhân bùi như trám; và có nhiều, đem đồ xôi trước cúng cụ, sau ăn thì tuyệt.
Có người bảo cây đa, cây đề là cây tiêu biểu của nước ta. Riêng tôi thấy cây bàng là thứ cây đặc biệt nhất: cành lá đã xum xuê, đứng xa trông về lại đẹp; mặt khác, cả cái cây từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc, không có một cái gì bỏ phí.
Còn cây sầu đâu? Cây sầu đâu cũng vậy. Lá, đưa ngâm ngoài ruộng xâm xấp nước cho ải rồi đem bón nhất định là hơn hẳn phân hoá học, còn thân cây cố chăm nom cho thẳng, dăm bảy năm hạ xuống làm cột nhà, bóng cứ lộng lên mà mối chỉ còn cách trông mà khóc vì không thể nào đục nổi! Thế nhưng tại sao người ta không gọi sầu đâu là xoan ta, lại kêu bằng một cái tên buồn như thế? Phải chăng là tại vì cây này trong héo ngoài tươi, tượng trưng cho những người đẹp u buồn, ngoài miệng thì cười mà thực ra hàng bữa vẫn chan cơm bằng nước mắt?
Cũng vào khoảng cuối tháng Ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Kì đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm máy chấm đen, nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Có người cho hoa đó là một thứ hoa không vương giả như hoa đào, phong lan, mai mặn... Nhưng các cụ thực biết thưởng hoa lại quả quyết không có một loài hoa nào thơm một cách chân thật, quê mùa như thế. Bây giờ nhắc đến loại hoa này, tôi vẫn còn nhớ in những buổi chiều vàng đi thơ thẩn về miền quê, bỗng lạc bước tới một vùng cát trắng ở Xuân Trường, Hải Hậu, ở Phố Cát, Lương Đường, ở Bình Thuỷ, Mai Động,... san sát những căn nhà nhỏ bé xanh um cây cối, trắng xoá tường với, mà nhà nào cũng có vài gốc sầu đâu vượt lên như ngạo nghễ khoe với trời cao ngắt ngất những chùm bông phơn phớt màu hoa cà êm êm.
Hỡi ơi du khách đa xuân tử! Tôi đố anh nhìn thấy những cái cây mảnh mai yếu điệu mang từng chùm hoa diễm kiều như thế mà lại không dừng chân đứng lại Tự nhiên, anh thấy tim anh nhoi nhói.
Ở đời, thỉnh thoảng ta lại có cảm giác như thế mỗi khi sung sướng quá, mỗi khi yêu nhiều quá. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi! Người mắc bệnh lưu li3 đã xa cách phần tử mấy chục năm rồi mà lạ thay sao cứ đến tháng Ba, nhớ đến sầu đâu mình vẫn cảm như còn thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc! Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cấy vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu đi hái để đem về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí và đẹp như những bức tranh lập thể, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên... bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu... có phải đã có một lúc anh cảm thấy như ngây ngất, như nhức đầu, như say một thứ men gì phải không?
Anh cứ muốn lạc bước đi như thế mãi để uống cái hương thơm của quê hương vào tận tâm can tì phế. Ấy đó, người Việt trầm lặng như thế đó, có cần gì phải tìm những thú vui đắt tiền – mà ví có tiền thật nhiều đi nữa, chắc gì mỗi lúc đã mua được để mà thụ hưởng? Chúng ta tự hào về điểm đó (...). Một lời chào hỏi đậm đà; một miệng cười niềm nở; một bữa cơm thanh đạm dọn vội vàng để mới người khách phương xa ăn đỡ lòng: quý hoá biết bao nhiêu, tình tứ biết bao nhiêu, thương cảm biết bao nhiêu. [...]
Giữa bầu không khí thơm ngát hương sầu đâu ấy, anh thử bảo người nhà hái về mấy ngọn rau cần đầu mùa, nấu một bát canh với tôm he mà ăn với chén cơm gạo vàng xem có phải anh thấy đúng in những cảm giác đó không? Rau cần là một thứ rau rẻ tiền cấy trong ao, cứ đến giữa tháng Ba thì tốt lá, dài rễ, nhổ lên ăn ngay thì ngọt lừ, khó có thứ rau nào sánh kịp. Nếu nấu canh mãi chán, anh có thể xào rau cần với huyết heo bóp nhỏ, hay muốn cầu kì hơn một chút thì xào với lòng heo, thịt bò. Rau cần, với cải bắp cho một ít rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... [...]
Tháng Ba mà không có những ao rau cần xanh ngăn ngắt, tươi hơn hớn không phải là tháng Ba Bắc Việt.
Gió xuân mơn cánh hoa đào,
Mưa xuân phấp phới trên ao rau cần.
Ấy, đất nước này chỉ đẹp giản dị thế thôi, hiền lành thế thôi, ai muốn nói thế nào thì nói chớ dân nước chúng tôi vẫn nhận là đẹp nhất thế giới, đáng yêu nhất trần hoàn.
Cha truyền con nối, đời nọ qua đời kia đã truyền cho nhau nên từ đứa bé mới ra đời cho đến lão bà sắp chết, ai cũng lưu luyến quê hương và không nói ra lời mà ai cũng cảm thông cái đẹp mộc mạc, thần tiên đó. Càng đẹp hơn nữa là những ngày tháng Ba làng nào cũng có hội hè đình đám, đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la liệt. Đó là mùa tế thần, tế thánh, mùa rước kiệu của cả Phật giáo lẫn Công giáo, mùa đánh cờ người, cờ bỏi, mùa rước sắc, mùa chọi gà, chọi cá, nhưng quyến rũ nhất và đặc biệt nhất là những cuộc đấu vật ở Hà Lạng, Trà Lũ, Hoành Nha, Mai Động. [...]
Ở Bắc Việt, tháng Ba có Tết Hàn thực kiêng dùng lứa, chỉ ăn ròng đồ lạnh, ngoài ra lại còn biết bao nhiêu hội hè, mà hội hè nào cũng ý vị, mà cũng nên thơ. mà cũng hấp dẫn người ta như thế, thì bảo làm sao, xa nơi phần tử lâu ngày, người mắc bệnh tương tư kinh niên lại không thương không nhớ.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học,
Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, 1989)
a) Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản trên.
b) Chỉ ra đặc điểm của thể loại tuỳ bút được thể hiện ở văn bản trên.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Nhưng đến tháng Ba thì trời đất quả là kì ảo.
Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mây hồng toả ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. Anh tự nhủ: “Hôm nay, chắc nắng to”. Anh sửa soạn một bộ quần áo mỏng để mặc cho nhẹ nhõm và dễ chịu.
Thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực, nhưng đi lên lầu ngủ vừa dậy, anh cảm thấy có một cái gì rất lạ xảy ra. Anh nhắm mắt lại, nằm lặng yên nghe ngóng, để xem cái tiếng reo ở ngoài vườn vọng lại là tiếng gì mà đến bất thình lình và xôn xao như vậy. Thì ra đó là tiếng reo của gió, của mây, của lá [...] trời đã chuyển bất ngờ, đương nắng thành râm và chỉ trong khoảnh khắc, rét của cuối Chạp, đầu xuân đã trở về trên cánh gió, giữa một khoảng trời tháng Ba nắng ấm.
Cái tháng Ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von, anh có thể ví tháng ấy với một cô gái có sắc đẹp nghiêng thành nghiêng nước. [...]
Tôi yêu tháng Ba đất Bắc một phần vì thế và tôi không muốn tin rằng cái rét tháng Ba có thể làm cho “bà già chết cóng”. [...]
Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn màng đó đã thơ mộng lắm rồi rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét ấy, sầu cái sầu ấy đôi lần, tắt đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp như thế hay hơn thế: đàn bà, con gái trời đã cho xinh đẹp gặp cái rét nàng Bân tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa, ta cảm thấy người nào cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân.
Vào tháng Chạp, tháng Giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc, không khí có lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và mỗi người đẹp nẻ ra thành những vết chân chim bé nhỏ. Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó lại còn làm cho má và môi của đàn bà con gái cũng nẻ nhưng da không nứt rạn mà chỉ ửng hồng lên như thể da một trái đào tơ mịn màng mơn mởn [...]
Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.
Từ tháng Giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở, nhuỵ thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu() chân chó”: trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng chúm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết.
Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào khoảng cuối tháng Hai, đầu tháng Ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót2) dún dầy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi... Đến cuối tháng Ba, lá bàng xum xuê che kín cả đường đi. Dọc theo con sông đào chạy ngang các thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu... những cây bàng đúng soi bóng xuống sông đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt, khổng lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang kết bằng lá non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học, sân nhà trường chi chít gốc bàng...
Đó là những cây bàng nguyên giống, chớ không lại căng như những cây bằng mà ta thấy ở đây, mọc cao vun vút và tua tủa lá lên trời. Bàng chính thống cao lên chừng hai sải tay thì lá xoè ra như cái tán, kiểu cây trứng cá, lá to xanh điểm những nốt vàng màu nâu đậm. Lá ấy dùng để nhuộm hàng thì hàng đen không chịu được. Nhưng cái tuổi lên chín, lên mười đâu có thèm biết nhuộm làm gì. Sự mê thích của đứa trẻ nổi tiếng phá phách là tôi hồi ấy, mỗi khi tới mùa bàng, là trèo lên cây đi tìm tổ chim bạc má vì giống chim này ưa làm tổ trong những cái lá bàng cuốn lại và lấy dãi làm chỉ “khâu” hai đầu nối lá lại với nhau.
Trong khi đi bắt tổ chim như thế, các cậu bé thỉnh thoảng lại “vớ” được một cái sâu kèn thì sướng như điên. Lấy que đẩy con sâu ở trong tổ nó ra bóp dập một đầu lại, phùng mang trợn mắt lên thổi toe một tiếng, anh cảm thấy mình là một tên tướng thổi kèn hiệu xuất quân. Anh chạy khắp nhà, thổi ầm cả lên.[..]
Bàng ngon nhất là bàng quế, hột đỏ như son, thơm có khi còn hơn cả đào: đào để gần mình mới thấy thơm chớ vớ được một trái bàng quế thì, nói thực, để cách xa mình cả một sải tay, đã ngửi thấy mùi thơm phưng phức!
Nếu không kiếm được bàng quế, cố mày mò, thám thính vớ được trái bàng đực ăn cũng mê li hết sức: bàng cái nhiều hơn và mọc từng chùm, chớ bàng đực thì có cái phong thái đặc biệt “anh hùng độc lập” đứng một mình một chỗ, không thèm kéo bè kéo đảng với ai. Bàng đực có trái to bằng nắm tay đứa trẻ.
Những người không sành thường nghĩ bàng ăn chát. Thực ra, vớ được một quả bàng đực, nhất là bàng quế, cắn một cái ngập răng, nhai thủng thỉnh, còn ngọt hơn cả cam hay táo. Nếu ăn hết một trái mà anh thấy còn thèm thì lấy hòn đá đập cái hột ra; anh sẽ có một cái nhân bùi như trám; và có nhiều, đem đồ xôi trước cúng cụ, sau ăn thì tuyệt.
Có người bảo cây đa, cây đề là cây tiêu biểu của nước ta. Riêng tôi thấy cây bàng là thứ cây đặc biệt nhất: cành lá đã xum xuê, đứng xa trông về lại đẹp; mặt khác, cả cái cây từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc, không có một cái gì bỏ phí.
Còn cây sầu đâu? Cây sầu đâu cũng vậy. Lá, đưa ngâm ngoài ruộng xâm xấp nước cho ải rồi đem bón nhất định là hơn hẳn phân hoá học, còn thân cây cố chăm nom cho thẳng, dăm bảy năm hạ xuống làm cột nhà, bóng cứ lộng lên mà mối chỉ còn cách trông mà khóc vì không thể nào đục nổi! Thế nhưng tại sao người ta không gọi sầu đâu là xoan ta, lại kêu bằng một cái tên buồn như thế? Phải chăng là tại vì cây này trong héo ngoài tươi, tượng trưng cho những người đẹp u buồn, ngoài miệng thì cười mà thực ra hàng bữa vẫn chan cơm bằng nước mắt?
Cũng vào khoảng cuối tháng Ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Kì đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm máy chấm đen, nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Có người cho hoa đó là một thứ hoa không vương giả như hoa đào, phong lan, mai mặn... Nhưng các cụ thực biết thưởng hoa lại quả quyết không có một loài hoa nào thơm một cách chân thật, quê mùa như thế. Bây giờ nhắc đến loại hoa này, tôi vẫn còn nhớ in những buổi chiều vàng đi thơ thẩn về miền quê, bỗng lạc bước tới một vùng cát trắng ở Xuân Trường, Hải Hậu, ở Phố Cát, Lương Đường, ở Bình Thuỷ, Mai Động,... san sát những căn nhà nhỏ bé xanh um cây cối, trắng xoá tường với, mà nhà nào cũng có vài gốc sầu đâu vượt lên như ngạo nghễ khoe với trời cao ngắt ngất những chùm bông phơn phớt màu hoa cà êm êm.
Hỡi ơi du khách đa xuân tử! Tôi đố anh nhìn thấy những cái cây mảnh mai yếu điệu mang từng chùm hoa diễm kiều như thế mà lại không dừng chân đứng lại Tự nhiên, anh thấy tim anh nhoi nhói.
Ở đời, thỉnh thoảng ta lại có cảm giác như thế mỗi khi sung sướng quá, mỗi khi yêu nhiều quá. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi! Người mắc bệnh lưu li3 đã xa cách phần tử mấy chục năm rồi mà lạ thay sao cứ đến tháng Ba, nhớ đến sầu đâu mình vẫn cảm như còn thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc! Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cấy vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu đi hái để đem về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí và đẹp như những bức tranh lập thể, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên... bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu... có phải đã có một lúc anh cảm thấy như ngây ngất, như nhức đầu, như say một thứ men gì phải không?
Anh cứ muốn lạc bước đi như thế mãi để uống cái hương thơm của quê hương vào tận tâm can tì phế. Ấy đó, người Việt trầm lặng như thế đó, có cần gì phải tìm những thú vui đắt tiền – mà ví có tiền thật nhiều đi nữa, chắc gì mỗi lúc đã mua được để mà thụ hưởng? Chúng ta tự hào về điểm đó (...). Một lời chào hỏi đậm đà; một miệng cười niềm nở; một bữa cơm thanh đạm dọn vội vàng để mới người khách phương xa ăn đỡ lòng: quý hoá biết bao nhiêu, tình tứ biết bao nhiêu, thương cảm biết bao nhiêu. [...]
Giữa bầu không khí thơm ngát hương sầu đâu ấy, anh thử bảo người nhà hái về mấy ngọn rau cần đầu mùa, nấu một bát canh với tôm he mà ăn với chén cơm gạo vàng xem có phải anh thấy đúng in những cảm giác đó không? Rau cần là một thứ rau rẻ tiền cấy trong ao, cứ đến giữa tháng Ba thì tốt lá, dài rễ, nhổ lên ăn ngay thì ngọt lừ, khó có thứ rau nào sánh kịp. Nếu nấu canh mãi chán, anh có thể xào rau cần với huyết heo bóp nhỏ, hay muốn cầu kì hơn một chút thì xào với lòng heo, thịt bò. Rau cần, với cải bắp cho một ít rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... [...]
Tháng Ba mà không có những ao rau cần xanh ngăn ngắt, tươi hơn hớn không phải là tháng Ba Bắc Việt.
Gió xuân mơn cánh hoa đào,
Mưa xuân phấp phới trên ao rau cần.
Ấy, đất nước này chỉ đẹp giản dị thế thôi, hiền lành thế thôi, ai muốn nói thế nào thì nói chớ dân nước chúng tôi vẫn nhận là đẹp nhất thế giới, đáng yêu nhất trần hoàn.
Cha truyền con nối, đời nọ qua đời kia đã truyền cho nhau nên từ đứa bé mới ra đời cho đến lão bà sắp chết, ai cũng lưu luyến quê hương và không nói ra lời mà ai cũng cảm thông cái đẹp mộc mạc, thần tiên đó. Càng đẹp hơn nữa là những ngày tháng Ba làng nào cũng có hội hè đình đám, đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la liệt. Đó là mùa tế thần, tế thánh, mùa rước kiệu của cả Phật giáo lẫn Công giáo, mùa đánh cờ người, cờ bỏi, mùa rước sắc, mùa chọi gà, chọi cá, nhưng quyến rũ nhất và đặc biệt nhất là những cuộc đấu vật ở Hà Lạng, Trà Lũ, Hoành Nha, Mai Động. [...]
Ở Bắc Việt, tháng Ba có Tết Hàn thực kiêng dùng lứa, chỉ ăn ròng đồ lạnh, ngoài ra lại còn biết bao nhiêu hội hè, mà hội hè nào cũng ý vị, mà cũng nên thơ. mà cũng hấp dẫn người ta như thế, thì bảo làm sao, xa nơi phần tử lâu ngày, người mắc bệnh tương tư kinh niên lại không thương không nhớ.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học,
Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, 1989)
a) Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản trên.
b) Chỉ ra đặc điểm của thể loại tuỳ bút được thể hiện ở văn bản trên.
Câu 3:
Câu văn nào sau đây thể hiện trực tiếp tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội?
A. “Mùa xuân của tôi... là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh...”.
B. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
C. “Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
D. “... Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng...”.
Câu văn nào sau đây thể hiện trực tiếp tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội?
A. “Mùa xuân của tôi... là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh...”.
B. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
C. “Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
D. “... Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng...”.
Câu 4:
Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm thời tiết của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội?
A. Trời có mưa riêu riêu, gió lành lạnh
B. Trời đã hết nồm, nhưng vẫn rét căm căm
C. Trời xanh biêng biếc, gió đông về
D. Trời đông tháng giá, cỏ mướt xanh
Câu 5:
Tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng thời gian nào?
A. Trước ngày rằm tháng Giêng
B. Đúng ngày rằm tháng Giêng
C. Sau ngày rằm tháng Giêng
D. Đã kết thúc tháng Giêng
Tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng thời gian nào?
A. Trước ngày rằm tháng Giêng
B. Đúng ngày rằm tháng Giêng
C. Sau ngày rằm tháng Giêng
D. Đã kết thúc tháng Giêng
Câu 6:
Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Câu 7:
Dòng nào dưới đây nêu đúng vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng trong văn bản?
A. Ánh trăng trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền
B. Trăng sáng lộng lẫy như trăng mùa thu
C. Trăng đẹp một cách héo úa như trăng tháng Một
D. Trăng sáng lung linh như ngọc
Dòng nào dưới đây nêu đúng vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng trong văn bản?
A. Ánh trăng trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền
B. Trăng sáng lộng lẫy như trăng mùa thu
C. Trăng đẹp một cách héo úa như trăng tháng Một
D. Trăng sáng lung linh như ngọc