Câu hỏi:

22/07/2024 107

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn, và đảm bảo tuần hoàn nước. Lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rừng cũng có một vai trò xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng diện tích rừng là 14.377,7 ngàn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.242,1 ngàn ha và diện tích rừng trồng là 4,135 ngàn ha. Diện tích rừng bị tàn phá giảm 70% trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2005-2010. Nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng đã đạt mức 41,2% vào năm 2016 và gần bằng tỷ lệ của năm 1943. Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực sông Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che trong ba thập kỷ vừa qua. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 ổn định đất rừng tự nhiên ở mức tương đương với diện tích đạt được ở năm 2020 và tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%.

Những chuyển biến này cũng xảy ra đồng thời với thực tế sản xuất lâm nghiệp tăng gấp đôi từ 3,4% năm 2011 lên 7,5% năm 2015. Tuy nhiên, sự chuyển dịch theo vùng cho thấy một câu chuyện khác. Ở khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung các cộng đồng người dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào rừng, diện tích rừng giảm 312.416 ha, độ tàn che giảm 5,8% và trữ lượng rừng giảm 25,5 triệu m3, tương đương gần 8% tổng dự trữ rừng quốc gia.

Nguyên nhân của sự sụt giảm diện tích rừng bao gồm:

- Khai thác quá mức (50%)

- Chuyển đổi rừng đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp (20%)

- Du mục đói nghèo(20%)

- Cháy rừng, thiên tai hiểm họa(10%)

Rất nhiều hoạt động nói trên có liên hệ với sinh kế, vì vậy kêu gọi sự tham gia từ những người dân mà sinh kế của họ phụ thuộc vào rừng, ví dụ như người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có thể giúp giảm áp lực lên rừng.

(Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net ,“Rừng ngành lâm nghiệp”)

Cho biết tỉ lệ phần trăm diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 2017 là bao nhiêu?

A. 70,5%

B. 71,2%

Đáp án chính xác

C. 75%

D. 45%

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Áp dụng công thức tính tỉ trọng ta có:

Tỉ lệ diện tích rừng tự nhiên = (10.242,1 / 14.377,7) x 100 = 71,2%.        

Đáp án cần chọn là: B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế biển đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, mức đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước đã giảm từ 48% năm 2005 (Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020), xuống còn 40,73% năm 2010 và 32,55% năm 2015 (Báo cáo cung cấp số liệu của Tổng cục Thống kê phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam). Năm 2017, mức đóng góp này ước đạt 30,19%, trong đó GRDP của 144 huyện, thị ven biển chiếm 24,68%; GDP của kinh tế biển chiếm 5,51%.

Cùng với những đóng góp to lớn cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, biển Việt Nam đã và đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, trong những năm vừa qua các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt rất phổ biến và đang ở mức độ báo động cao đó là:

- Gia tăng các nguồn ô nhiễm biển: tình trạng xả thải các chất thải công nghiệp và đô thị chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.  Ngoài ra, các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, rò rỉ nhiên liệu của các tàu thuyền, xói lở bờ biển… ngày càng gia tăng cũng gây ô nhiễm biển nghiêm trọng (hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen…).

- Khai thác biển thiếu bền vững, gia tăng tốc độ suy giảm đa dạng sinh học: tài nguyên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững; nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi.

- Khai thác và đánh bắt cá quá mức: Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

-  Thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu: Các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao,... đã và đang có dấu hiệu trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây và nguyên nhân chính là do tác động của biến đổi khí hậu. 

(Nguồn: https://isponre.gov.vn/,“Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - thực trạng khuyến nghị)

Vấn đề chủ yếu nhất trong bảo vệ môi trường biển ở nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 22/07/2024 293

Câu 2:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người; 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước (số liệu năm 2015). Nhóm 5 dân tộc thiểu số có quy mô dân số lớn nhất lần lượt là Tày, Thái, Mường, Khơme, Hoa.

Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng; 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.

Đồng bào các DTTS phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Hoạt động kinh tế truyền thống của các DTTS là sản xuất lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công. 

Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn.  Nhiều làng, xã có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống. Vị trí địa lý ở vùng sâu vùng xa kết hợp địa hình giao thông đi lại khó khăn tạo nên những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế và các dịch vụ công như y tế, giáo dục. Phần lớn đồng bào các DTTS có trình độ dân trí còn thấp, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như: tỉ lệ người biết chữ, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lệ gia tăng dân số còn cao. 

(Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/Dân tộc thiểu số Việt Nam”)

Các dân tộc thiểu số nước ta thường phân bố ở khu vực:

Xem đáp án » 22/07/2024 167

Câu 3:

Dựavàocácthông tin đượccungcấpdướiđâyđểtrảlờicáccâuhỏi:

Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…

Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.

Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế.  Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.

(Nguồn: TổngcụcthốngHảiquan)

Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 22/07/2024 159

Câu 4:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm.

Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng. Nhờ những chính sách Đổi mới của Nhà nước, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ quyền lợi và giữ vững chủ quyền biển, hải đảo.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm, do vậy việc phát triển đánh bắt xa bờ đang được khuyến khích và đẩy mạnh.

(Nguồn: SGK Địa 12- trang 100 , 101)

Biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta hiện nay là:

Xem đáp án » 22/07/2024 151

Câu 5:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trảl ời các câu hỏi:

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè. Đắk Lắk chiếm gần 29% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của toàn vùng, tiếp đến là tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, tỉnh Kon Tum chỉ chiếm 9,1%.

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên với tổng diện tích lên đến 582.149 ha (năm 2017). Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất với trên 202.000 ha. Ngoài cây cà phê, các tỉnh Tây Nguyên còn có các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây hồ tiêu với tổng diện tích trên 71.000 ha, cây cao su có gần 252.000 ha, điều 74.276 ha, cây chè (Lâm Đồng)…

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã tạo ra nhiều việc làm và tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp Tây Nguyên nói chung và phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí của vùng. Năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản còn hạn chế.  Tình trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp không theo quy hoạch nhất là quy hoạch trồng cà phê, hồ tiêu.

(Nguồn: SGK Địa 12 trang 168https://www.mard.gov.vn  https://baovemoitruong.org.vn)

Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

Xem đáp án » 17/10/2024 151

Câu 6:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…

Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.

Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế.  Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.

(Nguồn: Tổng cụ thống Hải quan)

Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 22/07/2024 149

Câu 7:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế biển đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, mức đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước đã giảm từ 48% năm 2005 (Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020), xuống còn 40,73% năm 2010 và 32,55% năm 2015 (Báo cáo cung cấp số liệu của Tổng cục Thống kê phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam). Năm 2017, mức đóng góp này ước đạt 30,19%, trong đó GRDP của 144 huyện, thị ven biển chiếm 24,68%; GDP của kinh tế biển chiếm 5,51%.

Cùng với những đóng góp to lớn cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, biển Việt Nam đã và đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, trong những năm vừa qua các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt rất phổ biến và đang ở mức độ báo động cao đó là:

- Gia tăng các nguồn ô nhiễm biển: tình trạng xả thải các chất thải công nghiệp và đô thị chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.  Ngoài ra, các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, rò rỉ nhiên liệu của các tàu thuyền, xói lở bờ biển… ngày càng gia tăng cũng gây ô nhiễm biển nghiêm trọng (hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen…).

- Khai thác biển thiếu bền vững, gia tăng tốc độ suy giảm đa dạng sinh học: tài nguyên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững; nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi.

- Khai thác và đánh bắt cá quá mức: Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

-  Thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu: Các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao,... đã và đang có dấu hiệu trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây và nguyên nhân chính là do tác động của biến đổi khí hậu.

(Nguồn: https://isponre.gov.vn/,“Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - thực trạng khuyến nghị)

Theo bài đọc trên, mức đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước trong giai đoạn 2005 – 2017 có sự thay đổi theo hướng:

Xem đáp án » 22/07/2024 147

Câu 8:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm.

Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng. Nhờ những chính sách Đổi mới của Nhà nước, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ quyền lợi và giữ vững chủ quyền biển, hải đảo.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm, do vậy việc phát triển đánh bắt xa bờ đang được khuyến khích và đẩy mạnh.

(Nguồn: SGK Địa 12- trang 100, 101)

Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là

Xem đáp án » 22/07/2024 145

Câu 9:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3.2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15.3.2020. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn này có khả năng gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đồng bằng sông Cửu Long đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 2 về rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn. Trong đó, 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt hạn mặn này là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau. 

Hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán ngày càng khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: 

- Dòng chảy thượng nguồn giảm: biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi thất thường, năm nay mưa khu vực đầu nguồn dứt sớm nên lưu lượng nước trên lưu vực sông Mê Công thấp, do vậy lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).

- Chế độ thủy triều ở Đồng bằng sông Cửu Long: địa hình thấp với vị trí ba mặt giáp biển, Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều từ cả biển Đông và biển Tây. Trong mùa cạn, khi lưu lượng nước ở thượng lưu đổ về giảm, thủy triều ảnh hưởng mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch nội đồng, dẫn theo nước mặn xâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng.

- Mưa và bốc hơi nội đồng: ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa cạn trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 5 - 10 % gây nên hạn hán nghiệm trọng. Lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô cao hơn so với các tháng mùa mưa làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi để mặn xâm nhập vào trong nội đồng.

- Khai thác, sử dụng nước: hoạt động khai thác, sử dụng nước cho các nhu cầu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy... sẽ làm giảm lượng nước ngọt trên các nhánh sông trong khi nguồn nước ngầm rất hạn chế, do đó tạo điều kiện cho mặn xâm nhập sâu hơn.

(Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ - Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia:Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long : nguyên nhân, tác động các giải pháp ứng phó”; http://baotainguyenmoitruong.vn)

Dựa vào thông tin đã cho, 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt hạn mặn năm nay là

Xem đáp án » 22/07/2024 145

Câu 10:

Dựa vào các thông tin đượccung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi

Khu kinh tế ven biển là loại hình khu kinh tế mở tổng hợp ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận, được thành lập, phát triển theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng các khu kinh tế ven biển, xem đây là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành các khu kinh tế động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng, nhất là các vùng nghèo ven biển; tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, tìm kiếm, áp dụng những thể chế, chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Qua 10 năm thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, năm 2018 cả nước đã có 18 khu kinh tế ven biển, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như: công tác quy hoạch thiếu tính tổng thể; đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, triển khai thực hiện chậm, còn nhiều dự án treo, thiếu tính khả thi; việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; hiệu quả của các khu kinh tế ven biển chưa đồng đều, thậm chí có khu vực còn thấp, mang tính cục bộ, thiếu sự liên kết vùng, v.v.

Ngày 22-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã đưa ra “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, định hướng tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình khu kinh tế ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh; đảm bảo các khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Mục tiêu đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển đóng góp 15% - 20% tổng GDP của cả nước, tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người, đảm bảo đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% - 70% GDP cả nước.

(Nguồn: http://tapchiqptd.vn/, “Vài nét về khu kinh tế ven biển Việt Nam”)

Theo em, về mặt xã hội việc phát triển các khu kinh tế ven biển sẽ có vai trò chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 145

Câu 11:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình  Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, Bru–nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. 

Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Sinh vật biển Đông giàu thành  phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

Thuộc vùng biển nước ta còn có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Hiện nay, vấn đề biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, hơn nữa đây là vùng biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

(Nguồn: Trang 15, 38 193 – 194, Sách giáo khoa Địa 12 bản)

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

Xem đáp án » 22/07/2024 143

Câu 12:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè. Đắk Lắk chiếm gần 29% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của toàn vùng, tiếp đến là tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, tỉnh Kon Tum chỉ chiếm 9,1%.

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên với tổng diện tích lên đến 582.149 ha (năm 2017). Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất với trên 202.000 ha. Ngoài cây cà phê, các tỉnh Tây Nguyên còn có các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây hồ tiêu với tổng diện tích trên 71.000 ha, cây cao su có gần 252.000 ha, điều 74.276 ha, cây chè (Lâm Đồng)…

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã tạo ra nhiều việc làm và tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp Tây Nguyên nói chung và phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí của vùng. Năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản còn hạn chế.  Tình trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp không theo quy hoạch nhất là quy hoạch trồng cà phê, hồ tiêu.

(Nguồn: SGK Địa 12 trang 168https://www.mard.gov.vn  https://baovemoitruong.org.vn)

Để nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng nhất là

Xem đáp án » 22/07/2024 143

Câu 13:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình  Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, Bru–nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. 

Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Sinh vật biển Đông giàu thành  phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

Thuộc vùng biển nước ta còn có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Hiện nay, vấn đề biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, hơn nữa đây là vùng biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

(Nguồn: Trang 15, 38 193 – 194, Sách giáo khoa Địa 12 bản)

Tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là

Xem đáp án » 22/07/2024 142

Câu 14:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta gồm 3 phân ngành chính: chế biến sản phẩm chăn nuôi như sữa, thịt hay các sản phẩm được làm từ sữa và thịt; chế biến sản phẩm trồng trọt như chè, cà phê, đường mía, bia, rượu, nước ngọt…và chế biến thủy, hải sản như tôm, cá, nước mắm…

Điểm yếu của ngành chế biến thực phẩm nước ta là: quy mô sản xuất nhỏ; trình độ quản lý chưa cao; hệ thống cung cấp nguyên liệu trong nước thủ công và thô sơ, nhiều khâu phân tán dẫn tới khó truy xuất nguồn gốc xuất xứ và kiểm soát chất lượng; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa cao.

Để xuất khẩu được vào các thị trường khó tính như EU, bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng xu hướng thị hiếu tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Theo đó, sơ chế bảo quản, đóng gói sản phẩm và chế biến sâu để gia tăng giá trị là hai mảng cần gia tăng đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Nhà nước cũng cần tiếp tục ban hành những chính sách khuyến khích phát triển phù hợp như hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường, luật pháp kinh doanh quốc tế… . Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển bền vững tại thị trường nội địa và từng bước chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

(Nguồn: SGK Địa 12 trang 122, https://congthuong.vn/ và “EVFTA ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam”)

Hạn chế của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta là

Xem đáp án » 22/07/2024 136

Câu 15:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. Tỉ số giới khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái).

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính sách dân số mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con cùng với sự phát triển của công nghệ siêu âm xác định giới tính khiến tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều cặp vợ chồng đã chủ động lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh của con người là 105 nam/100 nữ, nếu số bé trai quá ngưỡng 105, sẽ có các hệ lụy xã hội về lâu dài. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Mất cân bằng giới tính còn gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới; gia tăng những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ; mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội.

(Nguồn: Tổng cục thống kê: “Kết quả Tổng điều tra Dân số Nhà năm 2019” http://daidoanket.vn/)

Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án » 23/07/2024 130

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »