Câu hỏi:

20/07/2024 1,526

       Dữ dội và dịu êm

       Ồn ào và lặng lẽ

         Sông không hiểu nổi mình

       Sóng tìm ra tận bể

 

    Ôi con sóng ngày xưa

    Và ngày sau vẫn thế

     Nỗi khát vọng tình yêu

    Bồi hồi trong ngực trẻ

        …

    Cuộc đời tuy dài thế

   Năm tháng vẫn đi qua

   Như biển kia dẫu rộng

   Mây vẫn bay về xa

 

   Làm sao được tan ra

  Thành trăm con sóng nhỏ

  Giữa biển lớn tình yêu

   Để ngàn năm còn vỗ

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ)

          Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên, nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em.

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài

– Giới thiệu Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.

– Nêu vấn đề cần nghị luận

3.2.Thân bài

  1. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ trong bài thơ Sóng

- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ;

- Vị trí, nội dung đoạn thơ.

  1. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ

b.1.Về nội dung

- Khổ 1- 2, nhân vật trữ tình soi mình vào sóng để nhận thức về tình yêu.

- Những dạng thức tồn tại của sóng cũng là những trạng thái tâm hồn đầy mâu thuẫn, phức tạp trong tình yêu của em: dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ…

- Con sóng luôn muốn tìm đến đại dương bao la để thỏa sức vẫy vùng vì không chịu được sự nhỏ bé, hạn hẹp của những dòng sông. Em cũng thế, cũng luôn muốn tìm thấy một tình yêu bao dung, rộng lớn để có thể “hiểu nổi mình”.

- Sóng luôn tồn tại như một quy luật bất biến trên cõi đời, khi nào trái đất còn quay thì đại dương vẫn còn bao la, xanh thẳm, dù xưa hay nay “vẫn thế”. Tình yêu cũng trở thành quy luật bất biến trong đời sống nhân loại, nhất là tình yêu luôn gắn với tuổi trẻ hồn nhiên, sôi nổi, nhiệt thành như tình yêu của em.

- Khổ 8- 9: tình yêu tan vào sóng để dâng hiến và bất tử.

- Khi đứng trước đại dương, em - cái tôi trữ tình của người con gái đang yêu - nhận ra rằng biển cả dù lớn thì cũng đều có giới hạn: bến bờ. Từ đó, trong lòng em gợn lên những suy tư, trăn trở, lo âu khi nhận ra sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người (Khổ 8, “cuộc đời tuy dài thế…).

- Biển cả dẫu có giới hạn như cuộc đời mỗi người nhưng những con sóng không bao giờ ngơi nghỉ cũng như tình yêu đã trở nên bất diệt, song hành mãi mãi cùng nhân loại. Từ những chiêm nghiệm ấy, em đã ao ước, khát khao hướng đến một tình yêu trường tồn, vĩnh hằng; cái tôi yêu đương đã sẵn sàng dâng hiến để trở nên bất tử. (Khổ 9, “Làm sao được tan ra…”).

b.2. Về nghệ thuật:: Thể thơ năm chữ nhịp ngắn, giàu nhạc điệu; hình ảnh ẩn dụ đồng hiện giữa “sóng” và “em”; từ ngữ, hình ảnh khơi gợi nhiều cảm xúc.

  1. Nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em

* Sự vận động của hình tượng sóng.

- Ở hai khổ đầu, sóng chỉ đơn thuần là một chi tiết nghệ thuật được nhân vật trữ tình chiêm ngưỡng với những suy ngẫm sâu xa để từ đó phát hiện giữa sóng và em có những tương đồng đến kì lạ: đầy phức tạp, bí ân nhưng đã khái quát hóa thành quy luật trường tồn.

- Đến hai khổ cuối, sóng không còn đóng vai một đối tượng khơi gợi cảm xúc nữa mà thật sự đã trở thành một hình tượng song hành, đồng hiện cùng với hình tượng “em”. Khát vọng của em đã tan ra thành “trăm con sóng”; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợi một tình yêu trường tồn để âm giai của cả em và sóng cùng hòa nhịp đến vĩnh hằng “ngàn năm còn vỗ”.

* Sự vận động của hình tượng “em”.

- Em ở hai khổ thơ đầu là một cái tôi đang nung nấu một tình yêu cháy bỏng, đầy cung bậc cảm xúc. Cái tôi ấy dễ dàng rung động trước hình ảnh giầu tính biểu cảm với tình yêu như sóng và cái tôi ấy cũng ẩn chứa bao giai điệu đẹp của khát vọng, của những nỗi bồi hồi trong trái tim của một cô gái trẻ.

- Đến hai khổ cuối, qua một hành trình đồng hành cùng sóng với những bí ẩn không lời đáp, với nỗi nhớ, với khát khao vượt qua tất cả để hướng về nhau, cái tôi tình yêu trong em dường như đã có sự trưởng thành. Không còn là một cái tôi đầy xúc cảm phức tạp nữa mà suy tư của em đã tập trung cho những lo âu, trăn trở về một cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn có thể biến tình yêu thành điểm chết tuyệt vọng. Đó vẫn là một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng không phải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là cái tôi muốn hòa vào sự bất tử của thiên nhiên để hát mãi khúc tình ca.

- Em và sóng từ hai hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hòa quyện, đồng điệu trong ngòi bút đầy tinh tế. Sự vận động của hai hình tượng cũng là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, nhà thơ vốn dĩ đã đầy khao khát yêu thương.

3.3. Kết bài

     - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ;

     - Nêu cảm nghĩ về hình tượng sóng và em.

  1. Sáng tạo

            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu

            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.

 (Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án » 22/07/2024 15,351

Câu 2:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về  ý kiến: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân”?

Xem đáp án » 22/07/2024 14,898

Câu 3:

Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 7,786

Câu 4:

Tại sao tác giả lại nói: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người, nhân cách - Việt?

Xem đáp án » 23/07/2024 5,499

Câu 5:

Cho biết ý nghĩa của từ “lửa” được in đậm trong hai câu văn sau: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có coi người mới biết nuôi lửa và truyền lửa”.

Xem đáp án » 23/07/2024 5,028

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »