Câu hỏi:
20/07/2024 77Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn tới bao nhiêu nhiêu hệ quả sau đây?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.
III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
V. Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
VI. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
A. 2
B. 3
C. 4.
D. 5
Trả lời:
Đáp án B
Trong các hệ quả nói trên:
Hệ quả 1, 4, 5 là các hệ quả của đột biến đảo đoạn NST.
Hệ quả 2 không phải là hệ quả của đảo đoạn vì đảo đoạn làm 1 đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí cũ, do đó đảo đoạn không làm mất gen hoặc thêm gen trên NST → không làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
Hệ quả 3 không phải là hệ quả của đảo đoạn vì đảo đoạn chỉ xảy ra trong phạm vi 1 NST nên không làm thay đổi thành phần gen giữa các nhóm gen liên kết. Chỉ có chuyển đoạn trên 2 NST không tương đồng mới làm thay đổi thành phần gen giữa các nhóm gen liên kết.
Hệ quả 6 không phải là hệ quả của đảo đoạn vì đảo đoạn làm 1 đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí cũ, do đó đảo đoạn không làm mất gen hoặc thêm gen trên NST → không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi tổng hợp một phân tử mARN,một gen bị hủy 2520 liên kết hiđrô và cần cung cấp 315X và 405G.Đợt phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần, gen cần 225A;đợt phiên mã khác gen cần 315A. Số lần phiên mã của đợt thứ nhất và đợt thứ hai lần lượt là
Câu 2:
Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của operon Lac thì vùng khởi động (promotor) là
Câu 3:
Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến
Câu 5:
Một gen dài 0,51 micromet. Gen nhân đôi 3 đợt liên tiếp, mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần. Trên mỗi phân tử mARN được tạo ra đều có cùng số ribôxôm trượt qua và đã sử dụng của môi trường 55888 axitamin để tổng hợp nên các phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Tính số ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN
Câu 7:
Một chủng vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzym phân giải lactose ngay cả khi có hoặc không có lactose trong môi trường. Câu khẳng định hoặc tổ hợp các khẳng định nào dưới đây có thể giải thích được trường hợp này?
1. Vùng vận hành (operator) đã bị đột biến nên không còn nhận biết ra chất ức chế.
2. Gen mã hóa cho chất ức chế đã bị đột biến và chất ức chế không còn khả năng ức chế.
3. Gen hoặc các gen mã hóa cho các enzym phân giải lactose đã bị đột biến.
4. Vùng khởi động bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát Operon.
Câu 8:
Một hợp tử trải qua 12 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ hai lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 4024 tế bào con. Thứ đợt xảy ra đột biến lần thứ nhất và thứ hai lần lượt là
Câu 9:
Khi nói về điều hòa hoạt động gen có các nội dung:
1. Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gen ở trạng thái hoạt động chỉ có một số ít gen đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
2. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tạo ra.
3. Operon Lac bao gồm nhóm gen cấu trúc, gen điều hòa, vùng khởi động và vùng vận hành.
4. Vùng vận hành là nơi ARN polymeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
5. Khi môi trường có lactose, các phân tử này liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin, tạo điều cho ARN polymeraza tiến hành dịch mã.
6. Ứng dụng quá trình điều hòa hoạt động gen, con người có thể nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư bằng cách đưa prôtêin ức chế ngăn cho khối u không phát triển.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Câu 10:
Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ nhất? Chọn câu trả lời đúng:
Câu 11:
Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
Câu 12:
Do đột biến gen qui định Hb; Kiểu gen sau đây không mắc bệnh sốt rét?
Câu 13:
Điều nào không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ?
Câu 14:
Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định màu quả vàng. Cho cây quả đỏ thuần chủng 2n giao phấn với cây quả vàng 2n thu được F1. Xử lí cônsixin ở tất cả các cây F1 được tạo ra. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về F1 nói trên?
Câu 15:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền
(1) Mã di truyền là mã bộ ba.
(2) Có tất cả 62 bộ ba.
(3) Có 3 mã di truyền là mã kết thúc.
(4) Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin
(5) Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nuclêôtit loại A.
(6) Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền riêng.