Câu hỏi:
20/07/2024 3,284Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
Trả lời:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nỗi nhớ thể hiện trong đoạn thơ trên; nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài:
– Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài:
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn thơ.
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
- Về nội dung:
+ Bốn dòng thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có hoạ (thi trung hữu hoạ). Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây Bắc:
++ Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời” đã diễn tả thật đắt sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây.
++ Hai chữ “ngửi trời” rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời.
++ Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
++ Qua câu thứ tư, có thể hình dung một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ nhiều thanh trắc đầy những nét gân guốc, câu thứ tư toàn thanh bằng là một nét vẽ rất mềm mại.
+ Hai câu tiếp: Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,... Những tên đất lạ “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch”, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, làm nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng.
+ Hai câu tiếp: Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hy sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn:
++ Những cuộc hành quân gian khổ triền miên qua núi cao, vực sâu, rừng thiêng nước độc đã khiến các chiến sĩ phải vắt kiệt sức lực và không ít người đã ngã xuống trên con đường hành quân. Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng không hề bỏ qua sự khốc liệt ấy:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
++Hình thức nói giảm nhắc đến người lính Tây Tiến với chết thầm lặng trên bước đường hành quân gian khổ, khắc sâu tính chất gian nan vô định của cuộc hành trình.
- Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ gợi nhớ cuộc sống hình dị và tình người ấm áp của người dân miền Tây nơi người lính dừng chân:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
++ Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên nhau trong những bữa ăn tỏa hương thơm lúa nếp ngày mùa. Tất cả tạo cảm giác êm dịu, ấm áp.
++ Lời thơ vừa trang nhã, vừa hùnh mạnh, hình ảnh nhẹ nhàng, nét bút mềm mại, giọng thơ tha thiết
+ Sơ kết: Đoạn thơ có hai hình ảnh đan cài: vùng đất xa xôi, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình; hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn.
- Về nghệ thuật:
+Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn
+ Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình (Trong thơ có hoạ). Có sự đan xen giữa hình ảnh dữ dội, khốc liệt và hình ảnh lãng mạn gợi vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây;
+Giàu nhạc điệu: kết hợp đặc sắc âm điệu và vần điệu, phối thanh bằng – trắc, vần ơi ở hai dòng thơ đầu tạo âm hưởng đặc biệt tạo sự đa dạng trong giọng điệu thơ.
+Biện pháp tu từ đặc sắc
++ Liệt kê: tên gọi các địa danh được chọn lựa và phối hợp, tạo hiệu ứng âm thanh như từng đợt “sóng” bồi đầy nỗi nhớ vào lòng người.
++ Câu cảm thán làm nỗi nhớ trở nên da diết hơn.
++Ngôn ngữ suy tưởng: “ mùa em thơm nếp xôi” tạo nên nhiều tầng nghĩa.
c. Nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.Bút pháp lãng mạn của QD trong đoạn thơ của Tây Tiến được biểu hiện cụ thể trong lối viết không hướng về cái bi, có gợi thương, gơi sự đồng cảm nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bi thương. Xuyên suốt khổ thơ, nhà thơ luôn hướng tới những hình ảnh kỳ vĩ “đèo cao”, “vực sâu” “ dốc thăm thẳm” hay “súng ngửi trời”,…cùng những hình ảnh thơ mộng “nhà ai”, “mưa xa khơi”, hình ảnh chân thật gầu gũi đầy tình người “cơm lên khói”, “nếp xôi”, ngoài ra còn kết hợp với thể thơ thất ngôn trường thiên giàu nhạc điệu hào hùng, mạnh mẽ. QD sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: từ láy, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp và nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa, chặt chẽ, tạo nên một Tây Tiến đầy cảm xúc. QD đã vận dụng thành công bút pháp lãng mạn lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy những hiểm nguy và những mất mát hy sinh mà đời lính phải trải qua.QD mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, không theo bất kì khuôn mẫu nào.Tác phẩm là đóng góp lớn của ông trong sự nghiệp thơ ca thời kháng chiến chống Pháp .
3.3.Kết bài
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tây Tiến;
- Nêu cảm nghĩ về nhà thơ, thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến.- Sáng tạo :Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nỗi nhớ thể hiện trong đoạn thơ trên; nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài:
– Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài:
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn thơ.
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
- Về nội dung:
+ Bốn dòng thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có hoạ (thi trung hữu hoạ). Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây Bắc:
++ Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời” đã diễn tả thật đắt sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây.
++ Hai chữ “ngửi trời” rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời.
++ Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
++ Qua câu thứ tư, có thể hình dung một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ nhiều thanh trắc đầy những nét gân guốc, câu thứ tư toàn thanh bằng là một nét vẽ rất mềm mại.
+ Hai câu tiếp: Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,... Những tên đất lạ “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch”, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, làm nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng.
+ Hai câu tiếp: Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hy sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn:
++ Những cuộc hành quân gian khổ triền miên qua núi cao, vực sâu, rừng thiêng nước độc đã khiến các chiến sĩ phải vắt kiệt sức lực và không ít người đã ngã xuống trên con đường hành quân. Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng không hề bỏ qua sự khốc liệt ấy:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
++Hình thức nói giảm nhắc đến người lính Tây Tiến với chết thầm lặng trên bước đường hành quân gian khổ, khắc sâu tính chất gian nan vô định của cuộc hành trình.
- Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ gợi nhớ cuộc sống hình dị và tình người ấm áp của người dân miền Tây nơi người lính dừng chân:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
++ Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên nhau trong những bữa ăn tỏa hương thơm lúa nếp ngày mùa. Tất cả tạo cảm giác êm dịu, ấm áp.
++ Lời thơ vừa trang nhã, vừa hùnh mạnh, hình ảnh nhẹ nhàng, nét bút mềm mại, giọng thơ tha thiết
+ Sơ kết: Đoạn thơ có hai hình ảnh đan cài: vùng đất xa xôi, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình; hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn.
- Về nghệ thuật:
+Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn
+ Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình (Trong thơ có hoạ). Có sự đan xen giữa hình ảnh dữ dội, khốc liệt và hình ảnh lãng mạn gợi vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây;
+Giàu nhạc điệu: kết hợp đặc sắc âm điệu và vần điệu, phối thanh bằng – trắc, vần ơi ở hai dòng thơ đầu tạo âm hưởng đặc biệt tạo sự đa dạng trong giọng điệu thơ.
+Biện pháp tu từ đặc sắc
++ Liệt kê: tên gọi các địa danh được chọn lựa và phối hợp, tạo hiệu ứng âm thanh như từng đợt “sóng” bồi đầy nỗi nhớ vào lòng người.
++ Câu cảm thán làm nỗi nhớ trở nên da diết hơn.
++Ngôn ngữ suy tưởng: “ mùa em thơm nếp xôi” tạo nên nhiều tầng nghĩa.
c. Nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.Bút pháp lãng mạn của QD trong đoạn thơ của Tây Tiến được biểu hiện cụ thể trong lối viết không hướng về cái bi, có gợi thương, gơi sự đồng cảm nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bi thương. Xuyên suốt khổ thơ, nhà thơ luôn hướng tới những hình ảnh kỳ vĩ “đèo cao”, “vực sâu” “ dốc thăm thẳm” hay “súng ngửi trời”,…cùng những hình ảnh thơ mộng “nhà ai”, “mưa xa khơi”, hình ảnh chân thật gầu gũi đầy tình người “cơm lên khói”, “nếp xôi”, ngoài ra còn kết hợp với thể thơ thất ngôn trường thiên giàu nhạc điệu hào hùng, mạnh mẽ. QD sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: từ láy, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp và nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa, chặt chẽ, tạo nên một Tây Tiến đầy cảm xúc. QD đã vận dụng thành công bút pháp lãng mạn lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy những hiểm nguy và những mất mát hy sinh mà đời lính phải trải qua.QD mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, không theo bất kì khuôn mẫu nào.Tác phẩm là đóng góp lớn của ông trong sự nghiệp thơ ca thời kháng chiến chống Pháp .
3.3.Kết bài
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tây Tiến;
- Nêu cảm nghĩ về nhà thơ, thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến.Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câuCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2:
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…”
Câu 3:
Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?
Câu 4:
Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao?
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chia sẻ cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại.