Câu hỏi:
20/07/2024 724
Đọc kĩ lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?
b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiểu hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Đọc kĩ lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?
b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiểu hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Trả lời:
Trả lời:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.
b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756 để nhận ra sự thay đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời thoại của Thuý Kiều ở cuối cuộc “trao duyên:
– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
= > Các trường hợp trên là những lời nói ra, nhưng không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Hình như nàng đang nói với người yêu vắng mặt (Kim Trọng đang ở Liêu Dương cách xa nghìn trùng) hoặc đang nói với chính mình (độc thoại). Đó không phải là lời nói thẩm trong lòng nên không phải là độc thoại nội tâm. Có thể gọi đó là dạng lời “nửa đối thoại nửa độc thoại” (hay lời “độc thoại hoá đối thoại” theo quan niệm của Trần Đình Sử).
= > Dạng lời thoại như vậy có tác dụng thể hiện tâm trạng phức tạp của Thuý Kiều trong cuộc “trao duyên”. Nguyễn Du đã hiểu rõ tâm trạng đó và miêu tả một cách tường tận, sinh động với khả năng thấu cảm của một nghệ sĩ thiên tài.
Trả lời:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.
b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756 để nhận ra sự thay đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời thoại của Thuý Kiều ở cuối cuộc “trao duyên:
– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
= > Các trường hợp trên là những lời nói ra, nhưng không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Hình như nàng đang nói với người yêu vắng mặt (Kim Trọng đang ở Liêu Dương cách xa nghìn trùng) hoặc đang nói với chính mình (độc thoại). Đó không phải là lời nói thẩm trong lòng nên không phải là độc thoại nội tâm. Có thể gọi đó là dạng lời “nửa đối thoại nửa độc thoại” (hay lời “độc thoại hoá đối thoại” theo quan niệm của Trần Đình Sử).
= > Dạng lời thoại như vậy có tác dụng thể hiện tâm trạng phức tạp của Thuý Kiều trong cuộc “trao duyên”. Nguyễn Du đã hiểu rõ tâm trạng đó và miêu tả một cách tường tận, sinh động với khả năng thấu cảm của một nghệ sĩ thiên tài.