Câu hỏi:
22/07/2024 5,844I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ta muốn có một cuộc sống bình thường thì sẽ gặp phải những khó khăn bình thường; ta muốn có cuộc sống tốt đẹp thì sẽ gặp phải những khó khăn lớn hơn. Đây chính là sự công bằng của cuộc đời, nếu vượt qua được thì ta sẽ là người chiến thắng; nếu khoog vượt qua được thì hãy ngoan ngoãn quay về cuộc sống trước đó. Có thực hiện được ước mơ hay không, không phải dựa vào ta thông minh đên đâu mà là xem ta có mỉm cười vượt qua mọi cửa ải khó khăn hay không. Điều già đi đầu tiên chưa bao giờ là dung mạo bề ngoài, mà chính là sự lụi tàn của tinh thần xông pha không mệt mỏi.
Ta leo lên được đỉnh núi nào thì đạt được độ cao đó; ta đạt được chừng nào được quyết định bởi trước đó ta đã nỗ lực bao nhiêu; chúng ta có cuộc sống như thế nào là do trước đó chúng ta đã từng vượt qua những khó khăn, rào cản ra sao. Khi ta ngưỡng mộ tiền bạc và địa vị của người khác thì cũng nên đặt mắt mình vào những nỗ lực và cố gắng mà họ đã bỏ ra chứ không nên chỉ nhìn vào những gì mà họ đạt được.
Có nhiều người không vượt qua được những khó khăn thử thách đặt giữa thành công nên cuối cùng đành chịu cảnh “sắp thành lại bại”. Yếu tố quyết định thu hoạch nhiều hay ít, không phải do thế giới này cho ta nhiều hay ít mà chính là dũng khí và trí tuệ ta đã bỏ ra bao nhiêu trước khó khăn. Bởi vậy, ta có thể biến ước mơ thành hiện thực hay không điều quan trọng chính là khi đứng trước cơ hội, thái độ của ta là lo sợ trước sau, bão tàn thủ khuyết (*), hay là dùng sức mạnh vũ bão để chiến thắng khó khăn nơi đầu sóng, ngọn gió. Đối với người biết mỉm cười đối diện với khó khăn và luôn giữ nụ cười đến phút cuối cùng thì những gì họ đạt được là điều đương nhiên.
(Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã, Gytaso Rinpoche, NXB Hồng Đức, 2019, trang 183 -184)
(*) Bão tàn thủ khuyết: giữ khư khư những đồ vật cũ rách, tư tưởng bảo thủ không chịu tiếp thu những cái mới (Sđd).
Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản.
Trả lời:
Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mỉm cười đối diện với khó khăn”?
Câu 2:
Theo anh/chị, điều gì sẽ xảy ra nếu “khi đứng trước cơ hội, thái độ của ta là lo sợ trước sau, bão tàn thủ khuyết”?
Câu 3:
Vì sao “khi ta ngưỡng mộ tền bạc và địa vị của người khác thì cũng nên đặt mắt mình vào những nỗ lực và cố gắng mà họ đã bỏ ra chứ không nên chỉ nhìn vào những gì họ mà họ đã đạt được”?
Câu 4:
Theo anh/chị, “sức mạnh vũ bão để chiến thắng khó khăn nơi đầu sóng, ngọn gió” có thể là sức mạnh đến từ đâu?
Câu 5:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Đà hung bạo và trữ tình trong hai đoạn văn bản sau:
“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
Và
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”.
(Trích: Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân)
Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân ở hai đoạn văn bản trên?