Câu hỏi:
21/07/2024 243Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.
Trả lời:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
2. Thân bài
Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.
a. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
- Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động.
+ Cả doanh trại bừng sáng dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến.
b. Cảnh chia ly trên sông nước:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng trôi sông lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi …
- Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”.
“Hồn lau” trong thơ của Quang Dũng cũng là “hồn lau” của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy”. Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người … đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiên liêng.
3. Kết bài:
- Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến tranh. Đặc biệt là bốn câu thơ sau như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của cõi âm nhạc du dương; chất thơ, chất nhạc, chất họa thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt.
- Quả không hổ danh là một nghệ sĩ đa tài với những câu thơ xuất thần, Quang Dũng đã dâng hiến cho người đọc những dòng thơ, những giây phút ngất ngây, thi vị.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
2. Thân bài
Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.
a. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
- Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động.
+ Cả doanh trại bừng sáng dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến.
b. Cảnh chia ly trên sông nước:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng trôi sông lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi …
- Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”.
“Hồn lau” trong thơ của Quang Dũng cũng là “hồn lau” của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy”. Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người … đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiên liêng.
3. Kết bài:
- Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến tranh. Đặc biệt là bốn câu thơ sau như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của cõi âm nhạc du dương; chất thơ, chất nhạc, chất họa thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt.
- Quả không hổ danh là một nghệ sĩ đa tài với những câu thơ xuất thần, Quang Dũng đã dâng hiến cho người đọc những dòng thơ, những giây phút ngất ngây, thi vị.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng.
[2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biết mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của sự thành công.
[3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi…
(Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45, 7.8.2020)
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng.
[2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biết mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của sự thành công.
[3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi…
(Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45, 7.8.2020)
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản
Câu 2:
Thông hiểu
Vì sao tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó?
Thông hiểu
Vì sao tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó?
Câu 3:
Nhận biết
Theo tác giả, hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất nào?
Nhận biết
Theo tác giả, hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất nào?
Câu 4:
Thông hiểu
Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công? Vì sao?
Thông hiểu
Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công? Vì sao?
Câu 5:
II. Làm văn (7,0 điểm). Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.
II. Làm văn (7,0 điểm). Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.