Câu hỏi:
19/08/2024 3,651Định ước Henxinki (1975) và Hiệp ước Bali (1976) đều có điểm giống nhau là
A. tăng cường sự trao đổi và hợp tác về khoa học kĩ thuật.
B. mở ra xu thế “nhất thể hóa” khu vực và kết nối hai châu lục Á - Âu.
C. tăng cường sự hợp tác liên minh khu vực trên lĩnh vực ngoại giao.
D. xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
Hội nghị cấp cao Bali (2/1976): các nước kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
D đúng
- A sai vì cả hai tập trung vào việc đảm bảo an ninh và hòa bình khu vực hơn là hợp tác khoa học kỹ thuật.
- B sai vì hai thỏa thuận này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường an ninh và ổn định khu vực, chứ không phải là về liên kết kinh tế hoặc địa chính trị giữa châu lục.
- C sai vì định ước Helsinki chủ yếu tập trung vào an ninh và nhân quyền ở châu Âu, trong khi Hiệp ước Bali tập trung vào hợp tác và hòa bình trong khu vực Đông Nam Á.
*) Hiệp ước Bali (1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước :
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
*Định ước Henxinki (1975) khẳng định những nguyên tắc cơ bản tring quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước.
=> Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki là đều xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” được triển khai trên khắp miền Nam khi quân dân miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
Câu 2:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố quyết định dẫn tới các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là
Câu 3:
So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam có điểm mới nào dưới đây?
Câu 4:
Điểm khác biệt giữa Luận cương chính trị (tháng 10/1930) với Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến là
Câu 5:
Nhận định nào đúng về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (tháng 12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Câu 6:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện thuận lợi nào?
Câu 7:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) chủ trương như thế nào về vấn đề ruộng đất cho nông dân?
Câu 8:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định chọn địa bàn nào làm hướng tiến công mở đầu trong năm 1975?
Câu 9:
Thông qua sự kiện nào trong cao trào kháng Nhật cứu nước, quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh toàn diện nhất?
Câu 10:
Hoạt động nào có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ cuối năm 1928?
Câu 11:
Sự ra đời của tờ báo chí cách mạng Việt Nam được đánh dấu bằng xuất bản báo
Câu 12:
Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?
Câu 13:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã
Câu 14:
Nội dung nào là hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đối với đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam (1954 – 1960)?
Câu 15:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai bản đồ chính trị thế giới có thay đổi là do