Câu hỏi:
23/07/2024 149Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ cạnh tranh?
A. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, trong đó có loài yếu thế, có loài thắng thế
B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các loài tồn tại trong thiên nhiên một cách ổn định
C. Chỉ những cá thể khác loài mới cạnh tranh gay gắt với nhau còn những cá thể cùng loài sẽ rất ít hoặc không cạnh tranh nhau
D. Trong quần xã, các loài có cùng nguồn thức ăn, chỗ ở thường có quan hệ cạnh tranh với nhau
Trả lời:
Chọn C
C sai vì các cá thể cùng loài cũng có thể cạnh tranh nhau khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng... hoặc con đực tranh nhau giành con cái.
Ví dụ:
+ Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm.
+ Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú... đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ 1 khu vực sống riêng, 1 số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
+ Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé hơn. Ví dụ: cá mập con khi mới nở ra sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn lọc chống lại alen lặn chậm hơn quá trình chọn lọc chống lại alen trội vì
Câu 3:
Có thể dùng cônxixin gây đột biến đa bội để tạo giống cây trồng nào trong số các cây dưới đây?
Câu 4:
Cho các nhận định về trường hợp một gen quy định một tính trạng như sau:
I. Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính không có mối quan hệ trội lặn.
II. Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
III. Trong phép lai một thứ tính trạng, số tổ hợp kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
IV. Một gen quy định một tính trạng không phép lai P: Hoa đỏ x Hoa trắng à 1 Hoa đỏ + 1 Hoa tím.
Số nhận định có nội dung đúng là:
Câu 5:
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không được dồi dào. Cho các khả năng sau đây:
I. Mỗi loài chim ăn một loài sâu khác nhau.
II. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
III. Mỗi loài chim kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
IV. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
Có bao nhiêu khả năng là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
Câu 6:
Ở 1 loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Tính trạng màu hoa chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ sung.
II. Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là 31,146%.
III. Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là 18,84%.
IV. Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là 6,06%.
Câu 8:
Cho cây F1 có kiểu hình hoa tím, cây cao lai với nhau được F2 gồm các kiểu hình tỉ lệ như sau:
37,50% cây hoa tím, cao; 18,75% cây hoa tím, thấp;
18,75% cây hoa đỏ, cao; 12,50% cây hoa vàng, cao;
6,25% cây hoa vàng, thấp; 6,25% cây hoa trắng, cao.
Biết tính trạng chiều cao cây do một gen (D, d) quy định.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
I. Tính trạng màu sắc hoa và chiều cao cây di truyền phân li độc lập với nhau.
II. Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 25%.
III. Cây F1 có kiểu gen Ad/aD Bb hoặc Aa Bd/bD.
IV. Cho F1 lai với cây có kiểu hình trắng, thấp thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1. Số phát biểu có nội dung đúng là
Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây là không đúng về tính chất và vai trò của đột biến cho tiến hoá?
Câu 10:
Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:
Cho các nhận định sau về lưới thức ăn trên. Có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Trong các loài trên, chuột tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
III. Tổng sinh khối của lá cây lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.
IV. Nếu đại bàng bị tuyệt diệt thì kéo theo làm giảm số lượng cầy.
Câu 11:
Có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
I. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
II. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
III. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
IV. Thường được phân chia thành nguyên tố đại lượng và vi lượng tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật.
Câu 12:
Kiểu tác động mà các gen đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành tính trạng là
Câu 13:
Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucỉêôtit từng loại của ADN là
Câu 14:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết, có 4 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ 1 đến 4. Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
I. Có 22 NST.
II. Có 9 NST.
III. Có 11 NST.
IV. Có 12 NST.
Trong 4 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội chỉ làm biến đổi số lượng ở một cặp NST?
Câu 15:
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy định cánh tím trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5. Alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác định:
I. Tần số các alen lần lượt là 0,3 0,1 0,2 0,2 0,2
II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 16/2401.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/841.
IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh tím thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/9.