Câu hỏi:
20/07/2024 2,545
Đề 2. Từ truyện “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện”.
Đề 2. Từ truyện “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện”.
Trả lời:
Đề 2:
Nguyễn Tuân cả một đời văn đi tìm cái đẹp. Nhưng khác với nhà văn khác, tâm hồn ông hướng về với những nét toàn thiện toàn mĩ, vượt lên khỏi giới hạn của cái bình thường, luôn nhìn nhận thế giới và con người ở phương diện thẩm mĩ – văn hoá. Và tác phẩm “Chữ người tử từ” là một trong tác phẩm thể hiện về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” đặc sắc nhất, giúp bản thân em có những cái nhìn mới mẻ về khái niệm đó.
Cái đẹp và thiện trong tác phẩm này còn thể hiện ở nét đẹp của con người mà cụ thể ở đây là nhân vật Huấn Cao và Quản Ngục. Điểm chung của họ là đều có một tấm lòng thiên lương trong sáng và đặc biệt dù hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một điều là ưa chuộng cái đẹp, quý trọng những người có tài có thiên lương.
Huấn Cao là một con người tài hóa uyên bác được biết qua những lời khen ngợi của thầy thơ lại và viên quan coi ngục. Đó chính là cái tài viết chữ của ông, chữ viết đẹp lắm cái nét chữ ấy thể hiện sự tung hoành khát vọng và ý chí của Huấn Cao. Đúng như câu nét chữ nét người chính qua những nét chữ được thầy thơ lại và quản ngục khen khiến cho ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của Huấn Cao.
Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện qua vẻ đẹp trong sáng và tâm hồn cao đẹp. Huấn Cao đó là ông vốn khoảnh trừ chỗ thân quen thì ông cho chữ chứ ông không cho chữ một cách bừa bãi. Qua đó thể hiện sự quý trọng chính bản thân mình của Huấn Cao. Ông không cho bừa bãi vì chữ ông là một thứ quý giá. Huấn Cao khi biết được tấm lòng của viên quản ngục thì nhận lời cho chữ điều đó cho thấy sự trọng thiên lương của ông “suýt nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông biết được sự quý trọng của người khác đối với chữ của mình nên ông nhất định viết tặng viên quản ngục.
Tiếp đó là vẻ đẹp của viên quản ngục. Ông là một người có sở thích sở nguyện cao quý đó chính là một ngày kia xin được chữ của ông Huấn Cao mà treo trong nhà thì hạnh phúc biết mấy. có thể nói trong ngục tối đầy sự ác độc và lừa lọc ấy ta thấy viên quan coi ngục giống như “ một âm thanh trong trẻo cất lên từ một bản nhạc xô bồ”. Không những thế quan ngục còn là một con người biết trọng nhân cách của người khác và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Dù Huấn Cao là một tên tử tù nhưng ông vẫn thấy được sự nổi dậy của Huấn Cao là đúng và vẫn yêu mến cáu tài viết chữ đẹp của ông ta.
Tất cả những cái đẹp còn được thể hiện trong cảnh cho chữ của Huấn Cao và viên quản ngục. Nó được thể hiện những điều mà trước nay chưa từng có. Người cho chữ phải là một tao nhân mặc khách, hành động cho chữ phải diễn ra ở thư phòng nhưng ở đây người cho chữ lại là một người tử tù chân tay bị kìm kẹp. không những thế sự đảo loạn ghê gớm diễn ra ở đây. Đó là người tử tù kia lại là người dạy viên quản ngục, người quản ngục thì chỉ vái lĩnh và nghe theo. Người tử tù thì đường hoàng ung dung còn quản ngục lại khúm núm sợ sệt. Bên cạnh đó là hình ảnh củ khung cảnh cho chữ nữa. nơi ấy toàn những phân chuột phân gián, ẩm ướt và tối tăm. Chỉ có ngọn đuốc kia soi sáng ba cái đầu chụm vào nhau. Như thế có thể thấy trong cả ngục tối hoàn cảnh kinh khùng nhất thì cái đẹp vẫn được thăng hoa cất cánh.
Qua đây ta thêm yêu và khâm phục cái tài năng và sự tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyên Tuân. Với quan niệm suốt đời đi tìm cái đẹp của mình nhà văn đã mang đến cho chúng ta những cái đẹp trong tác phẩm chữ người tử tù. Cái đẹp ấy có cả con người và những thú vui những giá trị truyền thống.
Đề 2:
Nguyễn Tuân cả một đời văn đi tìm cái đẹp. Nhưng khác với nhà văn khác, tâm hồn ông hướng về với những nét toàn thiện toàn mĩ, vượt lên khỏi giới hạn của cái bình thường, luôn nhìn nhận thế giới và con người ở phương diện thẩm mĩ – văn hoá. Và tác phẩm “Chữ người tử từ” là một trong tác phẩm thể hiện về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” đặc sắc nhất, giúp bản thân em có những cái nhìn mới mẻ về khái niệm đó.
Cái đẹp và thiện trong tác phẩm này còn thể hiện ở nét đẹp của con người mà cụ thể ở đây là nhân vật Huấn Cao và Quản Ngục. Điểm chung của họ là đều có một tấm lòng thiên lương trong sáng và đặc biệt dù hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một điều là ưa chuộng cái đẹp, quý trọng những người có tài có thiên lương.
Huấn Cao là một con người tài hóa uyên bác được biết qua những lời khen ngợi của thầy thơ lại và viên quan coi ngục. Đó chính là cái tài viết chữ của ông, chữ viết đẹp lắm cái nét chữ ấy thể hiện sự tung hoành khát vọng và ý chí của Huấn Cao. Đúng như câu nét chữ nét người chính qua những nét chữ được thầy thơ lại và quản ngục khen khiến cho ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của Huấn Cao.
Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện qua vẻ đẹp trong sáng và tâm hồn cao đẹp. Huấn Cao đó là ông vốn khoảnh trừ chỗ thân quen thì ông cho chữ chứ ông không cho chữ một cách bừa bãi. Qua đó thể hiện sự quý trọng chính bản thân mình của Huấn Cao. Ông không cho bừa bãi vì chữ ông là một thứ quý giá. Huấn Cao khi biết được tấm lòng của viên quản ngục thì nhận lời cho chữ điều đó cho thấy sự trọng thiên lương của ông “suýt nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông biết được sự quý trọng của người khác đối với chữ của mình nên ông nhất định viết tặng viên quản ngục.
Tiếp đó là vẻ đẹp của viên quản ngục. Ông là một người có sở thích sở nguyện cao quý đó chính là một ngày kia xin được chữ của ông Huấn Cao mà treo trong nhà thì hạnh phúc biết mấy. có thể nói trong ngục tối đầy sự ác độc và lừa lọc ấy ta thấy viên quan coi ngục giống như “ một âm thanh trong trẻo cất lên từ một bản nhạc xô bồ”. Không những thế quan ngục còn là một con người biết trọng nhân cách của người khác và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Dù Huấn Cao là một tên tử tù nhưng ông vẫn thấy được sự nổi dậy của Huấn Cao là đúng và vẫn yêu mến cáu tài viết chữ đẹp của ông ta.
Tất cả những cái đẹp còn được thể hiện trong cảnh cho chữ của Huấn Cao và viên quản ngục. Nó được thể hiện những điều mà trước nay chưa từng có. Người cho chữ phải là một tao nhân mặc khách, hành động cho chữ phải diễn ra ở thư phòng nhưng ở đây người cho chữ lại là một người tử tù chân tay bị kìm kẹp. không những thế sự đảo loạn ghê gớm diễn ra ở đây. Đó là người tử tù kia lại là người dạy viên quản ngục, người quản ngục thì chỉ vái lĩnh và nghe theo. Người tử tù thì đường hoàng ung dung còn quản ngục lại khúm núm sợ sệt. Bên cạnh đó là hình ảnh củ khung cảnh cho chữ nữa. nơi ấy toàn những phân chuột phân gián, ẩm ướt và tối tăm. Chỉ có ngọn đuốc kia soi sáng ba cái đầu chụm vào nhau. Như thế có thể thấy trong cả ngục tối hoàn cảnh kinh khùng nhất thì cái đẹp vẫn được thăng hoa cất cánh.
Qua đây ta thêm yêu và khâm phục cái tài năng và sự tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyên Tuân. Với quan niệm suốt đời đi tìm cái đẹp của mình nhà văn đã mang đến cho chúng ta những cái đẹp trong tác phẩm chữ người tử tù. Cái đẹp ấy có cả con người và những thú vui những giá trị truyền thống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đề 1. Từ truyện “Chí Phèo” (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Đề 1. Từ truyện “Chí Phèo” (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Câu 2:
Đề 3. Từ đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” (trích “Những người khốn khổ” – Huy-gô), em hãy nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh của tình mẫu tử.
Đề 3. Từ đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” (trích “Những người khốn khổ” – Huy-gô), em hãy nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh của tình mẫu tử.