Câu hỏi:
19/07/2024 346Có ý kiến cho rằng: Hình tượng tượng tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo nhằm khám phá, thể hiện vẻ đẹp nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ý kiến khác lại cho rằng: Tiếng sáo góp phần tô đậm thêm những giá trị nhân đạo của tác phẩm. Hãy bình luận.
Trả lời:
- Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cụ rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ - Dạng bài: bình luận hai ý kiến văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật - Yêu cầu: Đây là một dạng đề khó, vì đây là dạng đề bàn luận hai ý kiến, và yếu tố được bàn luận là một chi tiết nghệ thuật. Do đó, người viết không chỉ nắm vững kỹ năng làm bài dạng ý kiến bàn luận, còn cần hiểu sâu tác phẩm, nắm được ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật được nhà văn cài vào. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
PHÂN TÍCH CHI TIẾT |
ĐIỂM |
CHUNG |
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
- Tô Hoài là bút danh, ông tên thật là Nguyễn Sen, là nhà văn đi nhiều, trải nghiệm nhiều, với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường, cộng với vốn hiểu biết giàu có về phong tục và đời viết không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị trí không thể nhầm lẫn, khó có thể thay thế. - Vợ chồng A Phủ, một trong ba truyện in trong tập Truyện Tây Bắc, có thể nói là một tác phẩm xuất sắc bậc nhất của nhà văn Tô Hoài. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài không chỉ thành công ở việc khắc họa chân dung các nhân vật mà nhà văn còn có biệt tài trong việc xây dựng các chi tiết truyện rất đặc sắc. Trong đó, chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý nghĩa. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Giải thích ý kiến |
- Hình tượng tiếng sáo - hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khám phá độc đáo của nhà văn Tô Hoài: Trước hết tiếng sáo là một chi tiết hết sức đặc sắc, trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, có ý nghĩa như một hình tượng nghệ thuật, chứa nhiều giá trị mang sức nặng. Có thể nói, từ một hình tượng quen thuộc ngoài đời sống, thường xuất hiện trong các lễ hội mùa xuân, thì qua ngòi bút Tô Hoài đã biến thành một chi tiết, một hình tượng thật đắt giá. - Hình tượng tiếng sáo - hình tượng tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm: Không chỉ có sự phát hiện, tái hiện hình tượng thành công, tiếng sáo còn cộng hưởng, làm gia tăng sức mạnh của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm. Đặc biệt khi nó nhấn mạnh vào những mộng tưởng, những thôi thúc của Mị trong đêm tình mùa xuân. |
0.5 |
Tiếng sáo: hình tượng nghệ thuật |
- Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân - đây là âm thanh quen thuộc, đặc trưng của người Mèo ở vùng cao mỗi khi tết đến, xuân về. - Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau - Nghệ thuật miêu tả tiếng sáo và tâm trạng nhân vật của nhà văn Tô Hoài rất tài hoa. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú, trầm thăng, xốn xang, rung nhịp cùng tiếng sáo. - Nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xuân đó mà nhà văn mở được cánh cửa tâm hồn nhân vật Mỵ đã im ỉm khóa suốt bao nhiêu năm trời. |
1.5 |
|
Tiếng sáo: hình tượng mang sức nặng giá trị nhân đạo |
- Tiếng sáo đã gọi dậy một tâm hồn chai sạn. Hay nói cách khác, nhờ tiếng sáo, nhà văn đã đi sâu vào để phát hiện sức sống tiềm tàng của người con gái Mèo ấy. Đó là một sức sống mạnh mẽ, đầy những khát khao. - Tiếng sáo làm Mị thức dậy những ký ức xưa cũ, tiếng sáo là đại diện cho miền ký ức tươi đẹp: có biết bao người ngày đêm thổi sáo đi theo Mị, cái thời Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu tự do. - Và tiếng sáo vẫn tiếp tục vang lên những giai điệu như tô đậm hơn những khát khao bung toả, khát khao tự do, khát khao hạnh phúc của Mị mặc cho những nút thít của sợi dây đang siết chặt tấm thân Mị. |
1.5 |
|
Bàn luận, đánh giá |
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, cả hai ý kiến đều đã bổ sung để làm bật nên giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đêm mùa xuân. - Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, chúng ta không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vì đấy là một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đậm chất dân tộc và chất thơ. Bởi vì, đấy cũng là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất đáng trân trọng của ngòi bút Tô Hoài. |
0.5 |
Bài làm mẫu:
Lép Tôn-Xtôi đã từng nói rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết nghệ thuật là những mắt xích rất nhỏ trong tác phẩm nhưng có tác động lớn đến diễn biến tâm lí, số phận nhân vật thúc đẩy cốt truyện phát triển. Nhà văn Tô Hoài với biệt tài xây dựng chi tiết nghệ thuật âm thanh tiếng sáo đã tạo nên điểm nhấn, dấu ấn khó quên của tác phẩm. Bàn về chi tiết đầy sức nặng này, có ý kiến cho rằng: Hình tượng tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo nhằm khám phá, thể hiện vẻ đẹp nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ý kiến khác lại cho rằng: Tiếng sáo góp phần tô đậm thêm những giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, sáng tạo, cách miêu tả đậm chất tạo hình lay động lòng người. Ông đã viết thành công tác phẩm Truyện Tây Bắc, trong đó có truyện Vợ chồng A Phủ. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Trong truyện, Tô Hoài không chỉ thành công ở việc khắc họa chân dung các nhân vật mà nhà văn còn có biệt tài trong việc xây dựng các chi tiết truyện rất đặc sắc. Trong đó, chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý nghĩa.
Bàn về chi tiết này, ngoài những lời ngợi khen, còn là những đánh giá nhiều chiều làm nên đời sống phong phú của tác phẩm. Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng tiếng sáo - hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khám phá độc đáo của nhà văn Tô Hoài”. Điều này có thể hiểu, trước hết tiếng sáo là một chi tiết hết sức đặc sắc, trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, có ý nghĩa như một hình tượng nghệ thuật, chứa nhiều giá trị mang sức nặng. Có thể nói, từ một hình tượng quen thuộc ngoài đời sống, thường xuất hiện trong các lễ hội mùa xuân, thì qua ngòi bút Tô Hoài đã biến thành một chi tiết, một hình tượng thật đắt giá. Ý kiến khác lại cho rằng: “Hình tượng tiếng sáo - hình tượng tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm”, nghĩa là không chỉ có sự phát hiện, tái hiện hình tượng thành công, tiếng sáo còn cộng hưởng, làm gia tăng sức mạnh của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm. Đặc biệt khi nó nhấn mạnh vào những mộng tưởng, những thôi thúc của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân - đây là âm thanh quen thuộc, đặc trưng của người Mèo ở vùng cao mỗi khi tết đến, xuân về. Đó là tiếng sáo gọi bạn yêu, là cầu nối cho các đôi lứa, giúp các chàng trai tỏ tình và giãi bày yêu thương. Âm thanh ấy cũng chất chứa nhiều khát vọng yêu thương cháy bỏng trong các nhịp đập trái tim trẻ. Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau. Lúc đầu là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nó văng vẳng ở đầu làng, “lửng lơ bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị và tiếng sáo không còn khoảng cách. Âm thanh ấy len lỏi vào trong tâm trí của Mị. Không chỉ có tiếng sáo hiện tại cô nghe, mà Mị còn nhớ lại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi đẹp, kiêu hãnh của mình. Cuối cùng, tiếng sáo trở thành động lực, dù tiếng sáo thực đã mất, nhưng tiếng sáo tâm tưởng - hay tiếng lòng khát khao của Mị đã bừng tỉnh.
Nghệ thuật miêu tả tiếng sáo và tâm trạng nhân vật của nhà văn Tô Hoài rất tài hoa. Tám lần ông nói tới tiếng sáo, kể về những cô gái, chàng trai thổi sáo, hát tình ca, nghe sáo, đi theo tiếng sáo. Ba lần ông đặc tả tiếng sáo: “văng vẳng tiếng sáo”, “tiếng sáo lửng lơ bay”, “trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”. Những từ tượng thanh, kết hợp nghệ thuật đảo âm tiết (không viết lơ lửng mà viết lửng lơ), đảo từ (động từ văng vẳng trước danh từ tiếng sáo, tính từ lửng lơ trước động từ bay, động từ rập rờn trước danh từ tiếng sáo) khiến cho những âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, có hồn, ấn tượng xiết bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú, trầm thăng, xốn xang, rung nhịp cùng tiếng sáo. Nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xuân đó mà nhà văn mở được cánh cửa tâm hồn nhân vật Mỵ đã im ỉm khóa suốt bao nhiêu năm trời.
Tiếng sáo đã gọi dậy một tâm hồn chai sạn. Hay nói cách khác, nhờ tiếng sáo, nhà văn đã đi sâu vào để phát hiện sức sống tiềm tàng của người con gái Mèo ấy. Đó là một sức sống mạnh mẽ, đầy những khát khao. Tiếng sáo làm Mị thức dậy những ký ức xưa cũ, tiếng sáo là đại diện cho miền ký ức tươi đẹp: có biết bao người ngày đêm thổi sáo đi theo Mị, cái thời Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu tự do. Nhớ lại, Mị lại ứa nước mắt, mà tiếng sáo lại lửng lơ bay ngoài đường, lúc này tiếng sáo như động lực, như thôi thúc Mị, đẩy đưa Mị đến với những đêm tình mùa xuân. Và tiếng sáo vẫn tiếp tục vang lên những giai điệu như tô đậm hơn những khát khao bung toả, khát khao tự do, khát khao hạnh phúc của Mị mặc cho những nút thít của sợi dây đang siết chặt tấm thân Mị.
Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, cả hai ý kiến đều đã bổ sung để làm bật nên giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đêm mùa xuân. Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, chúng ta không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vì đấy là một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đậm chất dân tộc và chất thơ. Bởi vì, đấy cũng là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất đáng trân trọng của ngòi bút Tô Hoài.
Đọc Vợ chồng A Phủ ta thấy Mị là bức chân dung tĩnh lặng. Hầu như trong thời gian ở nhà thống lí Mị chỉ nói có vài ba câu. Nhưng ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy là một sức sống mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch suối ngầm trong mắt. Đặc biệt bước chuyển biến lớn lao có tác nhân mạnh mẽ của tiếng sáo gọi bạn. Tiếp xúc với Vợ chồng A Phủ ta nhớ, ta yêu một cô Mị ở Hồng Ngài càng bị đọa đày, đau khổ càng khao khát muốn vươn lên một cuộc sống tốt lành. Một cô Mị tiềm tàng sức sống mãnh hệt để có thể hiểu hơn một cô Mị du kích Phiềng Sa sau này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt qua nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa.
Chứ không phải con người!
(Vô đề - Pimen Panchenko)
Thể thơ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2:
Nêu tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau:
Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Câu 3:
Vì sao tác giả cho rằng:
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt qua nó, bạn ơi!
Câu 4:
Bài thơ đã gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về thông điệp: Hãy làm chủ bản thân?
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn 200 chữ về chủ đề: Con đường để hoàn thiện bản thân.