Câu hỏi:
20/07/2024 103Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?
(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.
(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới so với alen ban đầu.
(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời:
Đáp án C
(1) sai, vì thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến được biểu hiện ra kiểu hình, có thể là dị hợp nếu đó là đột biến gen trội.
(2) đúng, vì gen lặn cho dù có hại vẫn luôn tồn tại trong quần thể ở những cơ thể dị hợp và không biểu hiện ra kiểu hình nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn.
(3) đúng, vì đột biến gen vẫn có thể phát sinh khi xảy ra hiện tượng bazơ hiếm hay do rối loạn sinh lý, sinh hóa nội bào.
(4) đúng, vì đột biến đột biến gen chỉ làm biến đổi trong cấu trúc của gen nên vị trí gen không đổi.
(5) đúng, vì khi gen bị đột biến sẽ làm biến đổi cấu trúc gen nên trạng thái khác của gen và được gọi là một alen mới.
(6) sai, vì đa số đột biến gen xét ở mức phân tử là trung tính
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính
Câu 2:
Từ một tế bào hoặc một mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là vì tế bào thực vật có tính
Câu 3:
Ở một loài động vật, khi cho con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được: 18,75% con đực mắt đỏ: 25% con đực mắt vàng: 6,25% con đực mắt trắng: 37,5% con cái mắt đỏ: 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con đực và con cái mắt vàng ở F2 giao phối với nhau thì theo lý thuyết, tỉ lệ các con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu?
Câu 4:
Ở người, răng khểnh alen lặn a nằm trên NST thường qui định, alen trội A qui định răng bình thường; thuận tay phải do một alen trội B nằm trên cặp NST thường khác quy định, alen lặn b quy định thuận tay trái. Cả hai tính trạng này đều thể hiện hiện tượng ngẫu phối và cân bằng di truyền qua các thế hệ. Trong một quần thể cân bằng người ta thấy tần số alen a là 0,2, còn tần số alen B là 0,7. Nếu một người đàn ông thuận tay phải, răng bình thường và một người phụ nữ thuận tay phải, răng khểnh trong quần thể này lấy nhau thì khả năng họ sinh ra một đứa con trai thuận tay trái, răng bình thường và một đứa con gái thuận tay phải, răng khểnh là bao nhiêu?
Câu 5:
Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi?
Câu 6:
Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.
(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
Số phát biểu đúng là
Câu 7:
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.
(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.
(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.
(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại
Câu 8:
Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?
(1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
(3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.
(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.
(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8
Câu 10:
Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau:
(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.
(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác.
(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.
(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng kháng thuốc.
(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.
Phương án nào sau đây là đúng?
Câu 11:
Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái
Câu 12:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 13:
Ở đậu Hà Lan, xét hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau: Alen A qui định thân cao, alen a qui định thân tấp; alen B qui định hoa đỏ, alen b qui định hoa trắng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ thân cao, hoa trắng thuần chủng thu được ở đời con là
Câu 14:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào sau đây?
Câu 15:
Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
Tên hoocmôn |
Nơi sản xuất |
(1) Hoocmôn sinh trưởng (GH) |
(a) Tuyến giáp |
(2) Tirôxin |
(b) Tinh hoàn |
(3) Ơstrôgen |
(c) Buồng trứng |
(4) Testostêrôn |
(d) Tuyến yên |