Câu hỏi:
21/07/2024 69Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
(1) Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể.
(2) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến
(3) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(4) Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần thể.
(5) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trả lời:
Đáp án B
(1), (2), (5) Đúng.
(3) Sai vì ciao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
(4) Sai vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nên không thể làm gia tăng áp lực của quá trình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
Câu 2:
Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đối tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
Câu 3:
Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người;
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người.
(6) Tạo giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây.
Số các thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen, gây đột biến lần lượt là:
Câu 4:
Để giải thích các kết quả trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã đưa ra giải thuyết: “Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào, các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử”. Để kiểm tra và chứng minh cho giả thuyết trên, Menđen đã thực hiện các phép lai kiểm nghiệm và phân tích kết quả lai đúng như dự đoán. Phép lai kiểm nghiệm này là
Câu 5:
Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.
(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e).
(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.
Số phát biểu đúng là:
Câu 7:
Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 8:
Trong thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời của tinh hoàn châu chấu, khi đếm số lượng NST trong từng tế bào khác nhau: có học sinh đếm được 23 NST, có học sinh đếm được 12 NST, có học sinh đếm được 11 NST. Sau khi thảo luận, các học sinh đưa ra các nhận định sau:
(1) Bộ NST của châu chấu là 2n = 22, con đực thuộc dạng đột biến thể ba nhiễm.
(2) Tế bào đếm được 11 và 12 NST chỉ có thể là tế bào sinh dục.
(3) Tế bào đếm được 23 NST có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục.
(4) Cơ chế xác định giới tính của châu chấu là: con cái (XX) và con đực (XY).
Theo em, số nhận định đúng là:
Câu 9:
Ở một loài thực vật, gen qui định màu sắc vỏ hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a1 > a, trong đó A qui định hoa đỏ, a1- hoa vàng, a - hoa trắng. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, các giao tử đều có khả năng thụ tinh và sức sống của các kiểu gen đều như nhau. Cho cá thể có kiểu gen Aa1aa tự thụ phấn thu được các cây F1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Câu 10:
Trong các đại địa chất, có bao nhiêu sự kiện sau đây là đúng?
(1) Thực vật có hạt và bò sát bắt đầu xuất hiện ở kỷ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
(2) Lưỡng cư và côn trùng bắt đầu xuất hiện vào kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh.
(3) Sự tuyệt diệt của bò sát cổ xảy ra ở kỷ Jura thuộc đại Trung sinh.
(4) Thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện tại kỷ Krêta thuộc đại Trung sinh.
(5) Sinh vật nhân sơ phát sinh tại đại Nguyên sinh.
Câu 11:
Trong thành phần operon Lac của vi khuẩn E.coli, theo chiều trượt của enzyme phiên mã thì thứ tự các thành phần là:
Câu 13:
Lượng khí CO2 ngày càng tăng cao trong khí quyển là do nguyên nhân nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây phù hợp với những quan sát và suy luận của Đacuyn về quá trình tiến hóa?