Câu hỏi:
26/10/2024 117"Chiến tranh lạnh" được đánh dấu bằng sự kiện
A. sau khi các nước Đông Âu tuyên bố hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành xây dựng CNXH (1949).
B. sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (8/1945).
C. khi Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, kêu gọi đẩy mạnh hoạt động chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, "bảo vệ thế giới tự do" (3/1947).
D. Mĩ đưa ra "Kế hoạch Mácsan", được các nước tư bản phương Tây chấp thuận (6/1947).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
-"Chiến tranh lạnh" được đánh dấu bằng sự kiện khi Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, kêu gọi đẩy mạnh hoạt động chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, "bảo vệ thế giới tự do" (3/1947).
Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của thông điệp của tổng thống Truman trước quốc hội Mỹ và kết thúc với sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.
C đúng
- A sai vì bởi sự đối đầu trực tiếp và căng thẳng giữa các siêu cường Liên Xô và Mỹ trong việc phân chia ảnh hưởng toàn cầu.
- B sai vì bắt đầu khi các cường quốc chiến thắng phân chia ảnh hưởng và xảy ra căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ về quyền lực và ảnh hưởng toàn cầu.
- D sai vì "Kế hoạch Mácsan" là một trong những yếu tố góp phần làm trầm trọng thêm chiến tranh lạnh, nhưng không phải là sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh bắt đầu từ sự căng thẳng toàn diện giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh Lạnh (1947-1991, tiếng Anh: Cold War) là sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa hai siêu cường quốc (đứng đầu và đại diện hai khối đối lập): Hoa Kỳ (chủ nghĩa tư bản) và Liên Xô (chủ nghĩa xã hội).
Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của thông điệp của tổng thống Truman trước quốc hội Mỹ và kết thúc với sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.
Sở dĩ sử dụng thuật ngữ "lạnh" để nói đến cuộc chiến tranh những năm 47 - 91 của thế kỷ trước là bởi vì không có sự chiến đấu vũ trang trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, như chiến tranh thế giới lần thứ nhất hay thứ hai, nhưng có sự phân chia phe phái chia bình diện thế giới thành hai cực bằng cách tạo lập nhóm riêng và ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị. Ở phương tây, Chiến tranh lạnh còn được gọi là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm (proxy wars).
* MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.
- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
- Trong thời kì chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực: Đông Nam Á, Trung Đông,...
1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945 - 1954.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương => nhân dân các nước Đông Dương kiên cường chống Pháp.
- Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động lớn của cục diện chiến tranh lạnh:
+ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác tích cực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Đông Dương giành độc lập dân tộc.
+ Mĩ can thiệp sâu và ngày càng dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (7/1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, theo quyết định của Hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17.
2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, bán đảo Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền Nam – Bắc, theo vĩ tuyến 38:
+ Miền Bắc bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.
+ Miền Nam bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.
- Năm 1948, 2 nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên:
+ Tháng 8/1948, Đại Hàn dân quốc (Nam Triều Tiên).
+ Tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).
- 1950 – 1953, cuộc nội chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên:
+ Trung Quốc nỗ lực chi viện cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
+ Mĩ hậu thuẫn cho Đại hàn dân quốc.
- Tháng 7/1953, hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết.
3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 – 1975).
- Sau 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
- Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi phong trào GPDT và làm suy yếu phe XHCN.
- Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
- Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ bị phá sản, Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1973), cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam.
- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây?
Câu 2:
Câu nói của Nguyễn Trung Trực "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" thể hiện điều gì?
Câu 4:
Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta?
Câu 5:
Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là
Câu 6:
Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào?
Câu 7:
Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là?
Câu 8:
Nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp phải mất gần 30 năm mới hoàn thành xâm lược Việt Nam?
Câu 9:
Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện nào ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam?
Câu 10:
Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là
Câu 12:
Chứng minh rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 14:
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì
Câu 15:
Để tránh sự sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam cần phải thực hiện điều cơ bản nhất nào dưới đây?