Câu hỏi:
20/07/2024 1,660Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Biển mặn mòi như nước mắt của em”.
Trả lời:
Biện pháp nghệ thuật: So sánh (Biển mặn mòi như nước mắt của em)
- Tác dụng: Là cách nói hình ảnh nhắc đến nàng tiên cá trong câu chuyện cổ của Andecxen nhưng cũng là người phụ nữ hiền dịu, sẵn sàng vượt qua những khó khăn gian khổ trong đời sống thực. Việc sử dụng so sánh khiến hình ảnh thơ gần gũi, sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Cổ tích giữa đời thường.
Câu 2:
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích được thể hiện trong khổ thơ cuối.
Câu 3:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng loá xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:
- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.
- Vâng.
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 30)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp người nông dân trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về con người của nhà văn Kim Lân.
Câu 4:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa
Tôi đi tìm em nàng tiên bé nhỏ
Em ở đâu giữa muôn trùng sóng bể
Sóng bồn chồn vỡ dưới chân tôi…
Tôi đã tin cổ tích tự lâu rồi,
Như em vẫn tin tình yêu có thực.
Đi hết tuổi thơ tôi còn day dứt,
Hoàng tử vô tình hay Andecxen quên?
Biển mặn mòi như nước mắt của em,
Cho tôi mơ về những điều không thể.
Em là nàng tiên mang trái tim trần thế,
Bởi biết yêu nên đã hoá con người.
Thôi ngủ đi em biển đã xa rồi,
Biển đã xa em đừng thao thức nữa…
Khi tình yêu không là hai nửa
Nguyên vẹn bao giờ mà vỡ tan thêm…
Thôi ngủ đi nào, đêm Andecxen
Dẫu tuyết lạnh vào ngày mai bão tố,
Dẫu thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở,
Que diêm cuối cùng sẽ cháy trọn tình yêu.
(Lời ru miền cổ tích, Hoàng Cẩm Giang, rút từ tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 12/2008)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 5:
Bài thơ gợi nhắc đến những tác phẩm nào của nhà văn Andecxen? Theo anh/chị, việc gợi dẫn này có tác dụng gì?