Câu hỏi:
22/07/2024 977
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc cú pháp trong văn bản trên?
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc cú pháp trong văn bản trên?
Trả lời:
Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Cách giải:
Gợi ý:
- Biện pháp lặp cấu trúc: Có món ngon nào giá rẻ không em; Có đam mê nào giá rẻ không em; Có yêu đương nào giá rẻ không em; Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
- Hiệu quả:
+ Tạo nhịp điệu da diết cho bài thơ, diễn tả niềm khao khát kiếm tìm hạnh phúc trọn vẹn
+ Nhấn mạnh: không có hạnh phúc nào giá rẻ, con người đều phải đánh đổi bằng những cố gắng, nỗ lực, vất vả mới có được.
Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Cách giải:
Gợi ý:
- Biện pháp lặp cấu trúc: Có món ngon nào giá rẻ không em; Có đam mê nào giá rẻ không em; Có yêu đương nào giá rẻ không em; Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
- Hiệu quả:
+ Tạo nhịp điệu da diết cho bài thơ, diễn tả niềm khao khát kiếm tìm hạnh phúc trọn vẹn
+ Nhấn mạnh: không có hạnh phúc nào giá rẻ, con người đều phải đánh đổi bằng những cố gắng, nỗ lực, vất vả mới có được.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Có món ngon nào giá rẻ không em
gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy
người xưa bảo tiền nào của nấy
cái lẽ đời giản dị thế thôi ư?
Có đam mê nào giá rẻ không em
lời tâm huyết chiết ra từ máu đỏ
câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả
vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng.
Có yêu đương nào giá rẻ không em
ân ái đi qua nợ đời rơi vãi lại
còng lưng gánh tiếng cười con cái.
thăm thẳm mai lởm chởm nhọc nhằn.
Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò
thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ
có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
(Chợ - trích từ tập thơ Về, Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 1994)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Có món ngon nào giá rẻ không em
gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy
người xưa bảo tiền nào của nấy
cái lẽ đời giản dị thế thôi ư?
Có đam mê nào giá rẻ không em
lời tâm huyết chiết ra từ máu đỏ
câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả
vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng.
Có yêu đương nào giá rẻ không em
ân ái đi qua nợ đời rơi vãi lại
còng lưng gánh tiếng cười con cái.
thăm thẳm mai lởm chởm nhọc nhằn.
Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò
thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ
có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
(Chợ - trích từ tập thơ Về, Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 1994)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2:
Anh/chị tâm đắc nhất với thông điệp nào mà tác giả gửi gắm qua văn bản?
Câu 3:
Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon được đề cập ở khổ thơ thứ nhất và cái giá của đam mê, yêu đương ở những khổ thơ sau là gì?
Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon được đề cập ở khổ thơ thứ nhất và cái giá của đam mê, yêu đương ở những khổ thơ sau là gì?
Câu 4:
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
(Trích, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên - trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
(Trích, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên - trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
Câu 5:
Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái giá của hạnh phúc.
Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái giá của hạnh phúc.