Câu hỏi:
22/07/2024 113Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Trả lời:
Đáp án: D
+ Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
- Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng dính ướt.
- Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng không dính ướt.
+ Sát mép chất lỏng với thành bình, mặt thoáng chất lỏng hơi bị cong gọi là mặt khum.
+ Nếu chất lỏng làm dính ướt thành bình thì mặt khum đó là mặt lõm, còn nếu chất lỏng không làm dính ướt thành bình thì mặt khum là lồi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
Câu 3:
Trong khoảng thời gian một vật rắn đang nóng chảy, nhiệt lượng mà vật thu vào có tác dụng nào kể sau?
Câu 5:
Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/Kg.
Câu 6:
Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
Câu 7:
Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn? Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol.
Câu 8:
Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì:
Câu 9:
Một chất lỏng sôi nếu (các) điều kiện nào kể sau được nghiệm đúng?
Câu 10:
Có thể biến hơi khô thành hơi bão hòa bằng (các) cách nào sau đây?
Câu 12:
Xét các kiểu chuyển động nhiệt trong phân tử sau:
(1): Chuyển động hỗn loạn
(2): Dao động quanh các vị trí cân bằng cố định
(3): Dao động quanh các vị trí cân bằng thay đổi liên tục
Chuyển động nhiệt trong chất lỏng bao gồm (các) kiểu chuyển động phân tử nào?
Câu 14:
Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?
Câu 15:
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?