Trả lời:
– Câu khẳng định là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định. Về hình thức, câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang nghĩa phủ định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định", tức là lặp hai lần từ ngữ mang nghĩa phủ định, ví dụ: “Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu...” (Băng Sơn) hoặc đặt từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào...).
– Câu phủ định là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó. Về hình thức, câu phủ định thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải, đâu (có), có... đâu, làm gì, làm sao... Ví dụ: “Bác chưa hát vì chưa có người nghe.” (Thạch Lam); “Lạy chị, em nói gì đâu!" (Tô Hoài).
– Câu khẳng định là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định. Về hình thức, câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang nghĩa phủ định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định", tức là lặp hai lần từ ngữ mang nghĩa phủ định, ví dụ: “Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu...” (Băng Sơn) hoặc đặt từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào...).
– Câu phủ định là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó. Về hình thức, câu phủ định thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải, đâu (có), có... đâu, làm gì, làm sao... Ví dụ: “Bác chưa hát vì chưa có người nghe.” (Thạch Lam); “Lạy chị, em nói gì đâu!" (Tô Hoài).