Câu hỏi:

19/07/2024 315

Cảm nhận của anh/chị về sự hòa hợp giữa sóng em trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh: 

Con sóng dưới lòng sâu 

Con sóng trên mặt nước 

Ôi con sóng nhớ bờ 

Ngày đêm không ngủ được 

Lòng em nhớ đến anh 

Cả trong mơ còn thức 

 

Dẫu xuôi về phương bắc 

Dẫu ngược về phương nam 

Nơi nào em cũng nghĩ 

Hướng về anh - một phương 

 

Ở ngoài kia đại dương 

Trăm nghìn con sóng đó 

Con nào chẳng tới bờ 

Dù muôn vời cách trở 

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.155-156)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp:  

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: sự hòa hợp giữa sóng và em, quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu.

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

  1. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Xuân Quỳnh: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc  trưng của nhà thơ. 

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Sóng”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát vị trí, nội dung của ba khổ thơ. 

  1. Thân bài 
  2. Khái quát 

Bài thơ có hai hình tượng, hai nhân vật trữ tình là "sóng" và "em" (cái tôi trữ tình của nhà thơ).

 - Quan hệ giữa chúng là quan hệ thống nhất, hai mà một, không tách rời nhau.

- "Sóng" là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn là chỉ chính "em"

- người đang yêu  và suốt đời mong được sống trong tình yêu. 

  1. Phân tích sự hòa hợp giữa sóng và em 
  2. Sóng nhớ bờ - Em nhớ anh

∙ Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con  sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”. 

∙ Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên  tiếp đang xô vào bờ. 

∙ Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.

∙ Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc  mơ. 

=> Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời  gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ, sóng nhớ bờ chính là em  nhớ anh. Khổ thơ tập trung vào nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của người con gái khi yêu. 

  1. Hành trình của sóng – Tấm lòng thủy chung của em

∙ Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung  đều hướng vào bờ. 

∙ Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình  yêu, một lòng thủy chung sắc son. 

∙ Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng  chung thủy suốt đời. 

∙ Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích  thực. 

=> Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển  lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời. Tấm lòng thủy chung của “em”, niềm tin  chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

  1. Con sóng táo bạo, chủ động và thủy chung như em

- Khổ 7 như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản. 

∙ Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ. ∙ Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc. 

∙ Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách. 

∙ Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.

=> Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ  nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử  thách. 

=> “sóng” được khám phá dựa trên sự tương đồng, hòa hợp với “em”.Hình tượng “em” vừa mang nét truyền  thống (thủy chung, dịu dàng) lại vừa mang nét hiện đại (chủ động tìm tình yêu, táo bạo thể hiện nỗi nhớ, niềm  lo). 

  1. Nhận xét quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu
  2. Quan niệm mới mẻ

- Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ.

 - Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng  mình. So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh  liệt.

- Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc  đời. 

  1. Quan niệm truyền thống 

- Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em "Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm  không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt  đêm ngày. 

- Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả "phương  anh". Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. 

- Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi  cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn  tin tưởng sẽ cập bến. 

=> Đoạn thơ thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể  hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm  say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác, quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa  trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ "Sóng" nói riêng tạo sự đồng điệu trong  nhiều thế hệ độc giả. 

III. Kết bài: 

- Khẳng định lại vẻ đẹp của hình tượng sóng đôi sóng và em cùng quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:  

Nếu bạn có sự chuẩn bị thì đó là phiêu lưu khám phá. Nếu không, đó là chuyến đi mạo hiểm. Với một số người, cuộc sống là một hành trình. Trong khi với người khác, cuộc sống là một đường đua. Dù cuộc sống là hành trình hay đường đua thì nhiệm vụ của bạn vẫn là hướng về phía trước. Bạn không thể ở lì một chỗ nếu bạn vẫn còn thở, còn làm việc và còn tương tác với thế giới. Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác. Nếu bạn có sự chủ động, bằng cách định hướng cuộc phiêu lưu của mình, thì bạn cũng lường trước được nơi bạn được đưa tới. Ngược lại, nếu cứ phó mặc cho con sóng thì bạn vẫn phiêu lưu đó thôi, nhưng bạn sẽ không biết mình sẽ đi đâu về đâu. 

Chúng ta thường rất sợ mạo hiểm nhưng lại quên mất rằng càng sợ thì càng khiến bản thân lâm vào mạo hiểm. Trong điều kiện cuộc sống luôn bắt con người vận động, hành động mạo hiểm nhất chính là đứng yên… Tôi rất thích hai từ “dấn thân”, vì nó đã lột tả gần như trọn vẹn cuộc sống ngắn ngủi của con người. Chúng ta rất nhỏ bé, để tồn tại, bạn phải học cách vượt lên thay vì đứng yên một chỗ. 

(Trích Đến cỏ dại cũng đàng hoàng mà sống, Phạm Sĩ Thanh, NXB Thế giới, 2019, tr.293-294)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Xem đáp án » 19/07/2024 3,029

Câu 2:

Anh/chị hiểu như thế nào về lối sống được đề cập trong câu văn: Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác? 

Xem đáp án » 19/07/2024 1,359

Câu 3:

Khi phải đối mặt với thử thách cuộc sống, anh/ chị chọn đứng yên hay dấn thân? Vì sao?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,108

Câu 4:

Theo tác giả, sự khác biệt giữa chuyến phiêu lưu khám phá chuyến phiêu lưu mạo hiểm là  gì? 

Xem đáp án » 20/07/2024 670

Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  của bản thân về sự cần thiết phải có tinh thần chủ động trong cuộc sống. 

Xem đáp án » 20/07/2024 634

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »