Câu hỏi:
23/07/2024 6,263
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây:
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bịsặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dùng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plonge’e lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr186,187)
Cảm nhận của anh /chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây:
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bịsặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dùng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plonge’e lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr186,187)
Cảm nhận của anh /chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.
Trả lời:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác, các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
- Người lái đò Sông Đà được trích từ tập Tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc. Tại đây, ông đã cảm nhận được thiên nhiên vừa dữ dội vừa trữ tình cùng với chất vàng mười trong tâm hồn người dân nơi đây.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về hình tượng sông Đà trong đoạn trích “Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La...một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.”. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.
II. Phân tích
1. Cảm nhận sông Đà trong đoạn trích.
- Hình tượng sông Đà trong đoạn trích thể hiện sự phong phú, đa dạng:
+ Sự dữ dội, khốc liệt, hung bạo của sông Đà: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc,hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống, thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới …
+ Vẻ đẹp hùng vĩ, kì vĩ, kì thú của sông Đà: một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh, một cái cốc pha lê nước khổng lồ...
- Hình tượng sông Đà được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, giàu tính gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng bất ngờ, thú vị... Qua đó, đoạn trích thể hiện sự quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú; cảm quan thẩm mĩ độc đáo; tình yêu và niềm khao khát khám phá vẻ đẹp của quê hương đất nước; phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân.
2. Liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.
- Liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm: bên cạnh việc thể hiện hình tượng sông Đà như trong đoạn trích, tác giả còn khám phá vẻ đẹp trữ tình của dòng sông (thể hiện qua những so sánh, liên tưởng độc đáo về màu sắc, hình dáng, sự gợi cảm của dòng sông…)
- Nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân: sông Đà được cảm nhận trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ. Bằng việc vận dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực, với quan niệm thẩm mĩ độc đáo, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng sông Đà phong phú, đa dạng, đầy biến ảo(vừa hùng vĩ, dữ dội, hung bạo vừa thơ mộng, lãng mạn, trữ tình). Cảm nhận độc đáo về dòng sông thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng và phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác, các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
- Người lái đò Sông Đà được trích từ tập Tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc. Tại đây, ông đã cảm nhận được thiên nhiên vừa dữ dội vừa trữ tình cùng với chất vàng mười trong tâm hồn người dân nơi đây.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về hình tượng sông Đà trong đoạn trích “Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La...một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.”. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.
II. Phân tích
1. Cảm nhận sông Đà trong đoạn trích.
- Hình tượng sông Đà trong đoạn trích thể hiện sự phong phú, đa dạng:
+ Sự dữ dội, khốc liệt, hung bạo của sông Đà: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc,hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống, thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới …
+ Vẻ đẹp hùng vĩ, kì vĩ, kì thú của sông Đà: một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh, một cái cốc pha lê nước khổng lồ...
- Hình tượng sông Đà được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, giàu tính gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng bất ngờ, thú vị... Qua đó, đoạn trích thể hiện sự quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú; cảm quan thẩm mĩ độc đáo; tình yêu và niềm khao khát khám phá vẻ đẹp của quê hương đất nước; phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân.
2. Liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.
- Liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm: bên cạnh việc thể hiện hình tượng sông Đà như trong đoạn trích, tác giả còn khám phá vẻ đẹp trữ tình của dòng sông (thể hiện qua những so sánh, liên tưởng độc đáo về màu sắc, hình dáng, sự gợi cảm của dòng sông…)
- Nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân: sông Đà được cảm nhận trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ. Bằng việc vận dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực, với quan niệm thẩm mĩ độc đáo, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng sông Đà phong phú, đa dạng, đầy biến ảo(vừa hùng vĩ, dữ dội, hung bạo vừa thơ mộng, lãng mạn, trữ tình). Cảm nhận độc đáo về dòng sông thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng và phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét về tình cảm của tác giả với đất nước được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi yêu đất nước này lầm than
Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển
Ăn rau rìu rau éo rau trai
Nuôi lớn người từ ngày mở đất
Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng.
Tôi đi hết một ngày
Gặp toàn người lạ
Chưa ai biết chưa ai quen
Không biết tuổi không biết tên
Cùng sống chung trên đất
Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
Cùng có chung tên gọi Việt Nam
Mang vết thương chảy máu ngoài tim
Cùng nhức nhối với người chết oan ức
Đấm ngực giận hờn tức tối
Cùng anh em cất cao tiếng nói
Bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do
(Trích Bài thơ của một người yêu nước mình, Trần Vàng Sao, 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỉ XX)
Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi yêu đất nước này lầm than
Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển
Ăn rau rìu rau éo rau trai
Nuôi lớn người từ ngày mở đất
Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng.
Tôi đi hết một ngày
Gặp toàn người lạ
Chưa ai biết chưa ai quen
Không biết tuổi không biết tên
Cùng sống chung trên đất
Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
Cùng có chung tên gọi Việt Nam
Mang vết thương chảy máu ngoài tim
Cùng nhức nhối với người chết oan ức
Đấm ngực giận hờn tức tối
Cùng anh em cất cao tiếng nói
Bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do
(Trích Bài thơ của một người yêu nước mình, Trần Vàng Sao, 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỉ XX)
Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 3:
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối liên hệ giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước.
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối liên hệ giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước.
Câu 4:
Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự đau thương, mất mát của dân tộc trong các dòng thơ:
Mang vết thương chảy máu ngoài tim
Cùng nhức nhối với người chết oan ức
Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự đau thương, mất mát của dân tộc trong các dòng thơ:
Mang vết thương chảy máu ngoài tim
Cùng nhức nhối với người chết oan ức
Câu 5:
Nêu hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ:
Cùng sống chung trên đất
Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
Cùng có chung tên gọi Việt Nam
Nêu hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ:
Cùng sống chung trên đất
Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
Cùng có chung tên gọi Việt Nam