Câu hỏi:
22/07/2024 433
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng, những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110-111)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng, những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110-111)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
Trả lời:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng với phong cách nghệ thuật đậm chất trữ tình chính trị. - Việt Bắc là một trong những tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu. Tác phẩm lấy bối cảnh của cuộc chia tay lịch sử đã tái hiện vẻ đẹp của mảnh đất Việt Bắc ân nghĩa với sự gắn bó khăng khít giữa quân và dân trong kháng chiến chống Pháp.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn trích.
- Về nội dung: Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của người về xuôi.
+ Nhớ thiên nhiên Việt Bắc: thơ mộng, trữ tình, gần gũi, gắn bó, thân thương.
+ Nhớ cuộc sống và con người Việt Bắc: Đơn sơ, bình dị gian khổ nhưng lạc quan yêu đời được hiên lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến.
+ Nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ
=> Tất cả thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết, sự gắn bó, ân nghĩa thủy chung của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc.
- Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết , cặp đại- từ ”mình ta” , phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm...
2. Nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
- Về nội dung: Đoạn thơ trên rất tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị trong thơ của Tố Hữu. Ca ngợi tình cảm lớn của con người cách mạng, của dân tộc.
- Về nghệ thuật:
+ Đoạn thơ mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên, đằm thắm chân thành như một lời nhắn nhủ tâm tình.
+ Tố Hữu thành công trong khi vận dụng thể thơ truyền thống của dân tộc: thể lục bát.
+ Ngôn ngữ; Giản dị, tự nhiên.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng với phong cách nghệ thuật đậm chất trữ tình chính trị. - Việt Bắc là một trong những tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu. Tác phẩm lấy bối cảnh của cuộc chia tay lịch sử đã tái hiện vẻ đẹp của mảnh đất Việt Bắc ân nghĩa với sự gắn bó khăng khít giữa quân và dân trong kháng chiến chống Pháp.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn trích.
- Về nội dung: Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của người về xuôi.
+ Nhớ thiên nhiên Việt Bắc: thơ mộng, trữ tình, gần gũi, gắn bó, thân thương.
+ Nhớ cuộc sống và con người Việt Bắc: Đơn sơ, bình dị gian khổ nhưng lạc quan yêu đời được hiên lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến.
+ Nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ
=> Tất cả thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết, sự gắn bó, ân nghĩa thủy chung của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc.
- Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết , cặp đại- từ ”mình ta” , phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm...
2. Nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
- Về nội dung: Đoạn thơ trên rất tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị trong thơ của Tố Hữu. Ca ngợi tình cảm lớn của con người cách mạng, của dân tộc.
- Về nghệ thuật:
+ Đoạn thơ mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên, đằm thắm chân thành như một lời nhắn nhủ tâm tình.
+ Tố Hữu thành công trong khi vận dụng thể thơ truyền thống của dân tộc: thể lục bát.
+ Ngôn ngữ; Giản dị, tự nhiên.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ nội dung phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc cần làm để “tỏa sáng trong vở diễn đời mình” của thanh niên hiện nay.
Từ nội dung phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc cần làm để “tỏa sáng trong vở diễn đời mình” của thanh niên hiện nay.
Câu 2:
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện” không? Vì sao?
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện” không? Vì sao?
Câu 3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Triết gia Aristotle quan niệm rằng: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện mình. Cuộc sống tốt đẹp là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của con người. Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình. Sự suy sụp tinh thần ấy bộc lộ qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ, những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Còn người nào nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện”.
Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình?
(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2019, trang 77-78)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Triết gia Aristotle quan niệm rằng: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện mình. Cuộc sống tốt đẹp là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của con người. Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình. Sự suy sụp tinh thần ấy bộc lộ qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ, những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Còn người nào nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện”.
Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình?
(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2019, trang 77-78)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4:
Anh/chị hiểu thế nào về câu “Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài.” ?
Anh/chị hiểu thế nào về câu “Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài.” ?