Câu hỏi:
19/07/2024 158
Cảm nhận chi tiết nghệ thuật giọt nước mắt A phủ trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài, để từ đó làm nổi bật bức tranh hiện thực và giá trị nhân đạo mà nhà văn Tô Hoài gửi gắm trong Vợ chồng A phủ.
Cảm nhận chi tiết nghệ thuật giọt nước mắt A phủ trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài, để từ đó làm nổi bật bức tranh hiện thực và giá trị nhân đạo mà nhà văn Tô Hoài gửi gắm trong Vợ chồng A phủ.
Trả lời:
• Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ.
- Văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ, nhiều những khám phá mới mẻ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ
- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ
- Dạng bài: Cảm nhận về chi tiết nghệ thuật
- Yêu cầu: Thông qua việc cảm nhận chi tiết đặc sắc của tác phâm: giọt nước mắt A Phủ, giọt nước mắt đau đớn bất lực của chàng trai khoẻ mạnh người Mèo, người viết phải làm nổi bật những thông điệp, đặc biệt là giá trị nhân đạo mà nhà văn gửi gắm.
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
KIẾN THỨC
HỆ THỐNG Ý
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
ĐIỂM
CHUNG
Giới thiệu tác giả - tác phẩm
- Tô Hoài - nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Sen là tên khai sinh của ông, là người con của mảnh đất Hà Thành văn hiến nhưng ông lại được sinh ra và có tuổi thơ gắn với làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông chính là quê ngoại của Tô Hoài. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có.
- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kẻ. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954) là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời.
0.5
TRỌNG
TÂM
Giải thích chi tiết nghệ thuật
- Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biếu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện.
- Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
0.5
Cảm nhận chi tiết giọt nước mắt A phủ
- Bối cảnh và vị trí xuất hiện chi tiết
+ Mị và A Phủ “gặp nhau” tại nhà thống lí. Người thì là con dâu gạt nợ. Người vì tội đánh con quan mà trở thành người “vay nợ, ở nợ”. Cả hai đều là con trâu, con ngựa của nhà thống lí.
+ A Phủ vì làm mất bò, anh bị thống lý phạt trói đứng vào cột đã mấy ngày, cơ thể đã kiệt quệ.
+ Mị sau khi về thức tỉnh trong đêm mùa xuân, đã trở lại với kiếp chai sạn băng giá, thậm chí cô còn vô cảm hơn xưa. Vô cảm với chính mình, Mị cũng chẳng còn thiết tha đến mọi thứ xung quanh. Mị vô cảm luôn cả đồng loại của mình “nếu A Phủ là cải xác chết đứng đây, cũng thế thôi”.
- Chi tiết giọt nước mắt A Phủ - chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến độc giả ám ảnh về tội ác của bọn cường hào chúa đất miền núi
+ Dòng nước mắt của A Phủ được nhà văn miêu tả trong câu văn đầy sức gợi tả: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ.
+ Nhưng dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực, tủi nhục trước số phận, giọt nước mắt của sự đau đớn, khi nhận ra mình đang bờ vực của sự sống, cái chết.
- Giọt nước mắt của A phủ - niềm cảm thương trước số phận nô lệ rẻ rúng, và sự căm phẫn những thế lực cường quyền chà đạp con người
+ Mỗi chúng ta, khi đọc đến chi tiết này hẳn rằng sẽ dấy lên cái căm phẫn.
+ Lòng Mị cũng dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”.
+ Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt phải chết.
+ Mị tự thương cảnh ngộ mình; thương A Phủ trên bờ vực thẳm, khi tử thần đã gõ cửa: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị nghĩ về thân phận mình, tưởng như là cam chịu: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...”
+ Thương người cùng khổ, cùng cảnh ngộ. Mị đã đi đến hành động rất nhanh: cắt dây trói cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn.
3.0
Bàn luận
- Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ, qua những chi tiết đã cài trong tác phẩm: như nắm lá ngón, sợi dây trói, giọt nước mắt A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử. Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt và hành hạ con người.
- Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tối tăm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quá trình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyền được sống, giành quyền làm người.
- Đồng thời tác phẩm cũng là tiếng nói thương cảm, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi. Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng.
Bài làm mẫu:
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với nghiệp cầm bút. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Chặng đường văn chương đã dẫn ông đến với nhiều miền đất xa xôi, nhưng hiếm có mảnh đất nào để thương, để nhớ cho Tô Hoài nhiều như Tây Bắc. Vợ chồng A phủ chính là kết quả của niềm thương, nỗi nhớ đó. Đặc biệt, đọc truyện ta không thể nào quên chi tiết giọt nước mắt lấp lánh của A Phủ trong đêm mùa đông - giọt nước mắt trong đêm lạnh buốt nhưng làm ấm lại một trái tim băng giá.
Tô Hoài - nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Sen là tên khai sinh của ông, là người con của mảnh đất Hà Thành văn hiến nhưng ông lại được sinh ra và có tuổi thơ gắn với làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông chính là quê ngoại của Tô Hoài. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tầy Bắc (1954) là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiếu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời.
Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biểu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện. Đối với những tình tiết đặc sắc trong tác phẩm còn có thể chứa đựng được những cảm xúc lớn lao, những tư tưởng sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm của mình. Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Giọt nước mắt của A Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề mà còn mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng tưởng chừng đã ngủ quên bên trong con người của Mị.
A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, một người lao động giỏi, chỉ vì đánh nhau với con trai Thống lí mà A Phủ buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí. Sống trong cuộc sống của con trâu con ngựa nhưng A Phủ không bao giờ bi quan trước cuộc đời, anh vẫn nỗ lực vươn lên, làm việc chăm chỉ để mang đến những lợi ích cho gia đình Thống lí. Tuy nhiên, do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của Thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền mà theo nhận thức của Mị thì chỉ đêm nay, đêm mai người kia sẽ chết, một cái chết đầy đau đớn. Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí. Xét về địa vị, Mị là con dâu của Thống lí Pá Tra, vợ của A Sử nhưng trong thực tế Mị chỉ là một người ở đợ không hơn không kém, cô phải làm việc quần quật ngày đêm như con trâu con ngựa, sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa. Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay, cũng chính hoàn cảnh này đã làm cho Mị chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ. Sống trong gia đình Thống lí, Mị thường xuyên chứng kiến cảnh những con người bất hạnh bị trói đứng đến chết, do đó lúc đầu khi thấy A Phủ phải trói đứng ở sân Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực, tuyệt vọng đến cùng A Phủ đã khóc. Đúng lúc ấy Mị thức dậy thổi lửa hơ tay và chứng kiến cảnh giọt nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ. Giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
Dòng nước mắt của A Phủ được nhà văn miêu tả trong câu văn đầy sức gợi tả: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Hãy đọc kỹ câu văn để thấy nhà văn đã miêu tả về A Phủ, một chàng trai vốn sức vóc, khỏe mạnh, ngang tàng, hổ chẳng biết sợ, dám đánh cả con quan. Ấy vậy mà giờ đây, sau nhiều đêm bị trói và bỏ đói, thân thể cường tráng ấy giờ kiệt quệ đi, và lộ ra trên hai hõm má, làn da đã xám đen lại, như cái xác sắp héo khô. A Phủ đã như một cái xác rồi, chỉ duy nhất một thứ để nhận ra A Phủ còn sống đó chính là giọt nước mắt. Nhưng dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực, tủi nhục trước số phận, giọt nước mắt của sự đau đớn, khi nhận ra mình đang bờ vực của sự sống, cái chết.
Giọt nước mắt của A Phủ, đó là niềm cảm thương trước số phận nô lệ rẻ rúng, và đó còn là sự căm phẫn những thế lực cường quyền chà đạp con người. Mỗi chúng ta, khi đọc đến chi tiết này hẳn rằng sẽ dấy lên cái căm phẫn. Không căm phẫn sao được khi mạng người bị rẻ rúng đến vậy, sự hành hạ tra tấn sao tàn ác đến vậy. Thế nhưng ta rất cần quan tâm đến một nhân vật ở đây chịu tác động mạnh mẽ, khi giọt nước mắt của chàng trai ngang tàng kia chảy xuống. Có thể nói, nước mắt A Phủ đã chạm đến trái tim Mị, làm tan đi giá băng của trái tim Mị. Đã thức dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh ngộ. Trái tim Mị quặn đau khi “trông người lại ngẫm đến mình”. Mị chợt “nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được”. Lòng Mị dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Từ “chúng nó” ở đây, hiện lên trực tiếp những cái tên như Pá Tra, A Sử, đó là những cái tên mang tính đại diện, nhưng sâu hơn, “chúng nó” chính là những kẻ thống trị, bọn chúa đất miền núi đã đày đọa những kẻ như Mị, A Phủ. Khi một kẻ đang trong tình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình gánh chịu thì đúng là một cuộc lội ngược dòng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ không dừng lại ở đây.
Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Mị nghĩ đến thân phận mình, là đàn bà, bị cúng trình ma, Mị có chết cũng là tất yếu, là lẽ vốn phải vậy, nhưng A Phủ đâu bị kiếp như vậy, sao lại phải chết, sao bị ép đến chết, sao mạng người quý thế, lại chỉ đánh đổi ngang giá với một con bò. Mị tự thương cảnh ngộ mình; thương A Phủ trên bờ vực thẳm, khi tử thần đã gõ cửa: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị nghĩ về thân phận mình, tưởng như là cam chịu: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...” Thương người cùng khổ, cùng cảnh ngộ. Mị đã đi đến hành động rất nhanh: cắt dây trói cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn. Hành động ấy là hành động đồng thời phản ánh quá trình thức tỉnh và đấu tranh của Mị. Đấu tranh vì Mị đã dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đấu tranh để tìm đến tự do, thoát khỏi địa ngục đọa đày.
Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, qua chi tiết giọt nước mắt A phủ, ta thấy được tài năng trong tạo dựng tình huống, khắc hoạ chi tiết, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của một ngòi bút bậc thầy. Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ, qua những chi tiết đã cài trong tác phẩm như: nắm lá ngón, sợi dây trói, giọt nước mắt A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử. Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt và hành hạ con người. Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tối tăm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quá trình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyền được sống, giành quyền làm người. Và cuối cùng, đó là tiếng nói thương cảm, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi. Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng.
Giọt nước mắt A Phủ chảy xuống, sáng lấp lánh trong ánh lửa bập bùng nơi non cao, đó là giọt nước mắt vô cùng hiếm hoi mà ta tưởng như không thể ngờ tới. Giọt nước mắt của người sắp chết đã đánh thức tâm hồn của một con người tưởng như đã chết. Trong cái chết, những người dân lao động Tây Bắc càng bùng lên khát vọng sống mãnh liệt. Hành trình của Mị, của A Phủ đã trải bao đau thương, giọt nước mắt họ đã chảy bao lần, để đến lúc này, gạt nước mắt đi, họ đứng dậy giải phóng, phá tan xiềng xích thắt chặt để chạy đến với miền đất hứa.
• Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ.
- Văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ, nhiều những khám phá mới mẻ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ - Dạng bài: Cảm nhận về chi tiết nghệ thuật - Yêu cầu: Thông qua việc cảm nhận chi tiết đặc sắc của tác phâm: giọt nước mắt A Phủ, giọt nước mắt đau đớn bất lực của chàng trai khoẻ mạnh người Mèo, người viết phải làm nổi bật những thông điệp, đặc biệt là giá trị nhân đạo mà nhà văn gửi gắm. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
ĐIỂM |
CHUNG |
Giới thiệu tác giả - tác phẩm |
- Tô Hoài - nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Sen là tên khai sinh của ông, là người con của mảnh đất Hà Thành văn hiến nhưng ông lại được sinh ra và có tuổi thơ gắn với làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông chính là quê ngoại của Tô Hoài. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có. - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kẻ. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954) là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Giải thích chi tiết nghệ thuật |
- Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biếu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện. - Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. |
0.5 |
Cảm nhận chi tiết giọt nước mắt A phủ |
- Bối cảnh và vị trí xuất hiện chi tiết + Mị và A Phủ “gặp nhau” tại nhà thống lí. Người thì là con dâu gạt nợ. Người vì tội đánh con quan mà trở thành người “vay nợ, ở nợ”. Cả hai đều là con trâu, con ngựa của nhà thống lí. + A Phủ vì làm mất bò, anh bị thống lý phạt trói đứng vào cột đã mấy ngày, cơ thể đã kiệt quệ. + Mị sau khi về thức tỉnh trong đêm mùa xuân, đã trở lại với kiếp chai sạn băng giá, thậm chí cô còn vô cảm hơn xưa. Vô cảm với chính mình, Mị cũng chẳng còn thiết tha đến mọi thứ xung quanh. Mị vô cảm luôn cả đồng loại của mình “nếu A Phủ là cải xác chết đứng đây, cũng thế thôi”. - Chi tiết giọt nước mắt A Phủ - chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến độc giả ám ảnh về tội ác của bọn cường hào chúa đất miền núi + Dòng nước mắt của A Phủ được nhà văn miêu tả trong câu văn đầy sức gợi tả: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. + Nhưng dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực, tủi nhục trước số phận, giọt nước mắt của sự đau đớn, khi nhận ra mình đang bờ vực của sự sống, cái chết. - Giọt nước mắt của A phủ - niềm cảm thương trước số phận nô lệ rẻ rúng, và sự căm phẫn những thế lực cường quyền chà đạp con người + Mỗi chúng ta, khi đọc đến chi tiết này hẳn rằng sẽ dấy lên cái căm phẫn. + Lòng Mị cũng dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. + Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt phải chết. + Mị tự thương cảnh ngộ mình; thương A Phủ trên bờ vực thẳm, khi tử thần đã gõ cửa: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị nghĩ về thân phận mình, tưởng như là cam chịu: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...” + Thương người cùng khổ, cùng cảnh ngộ. Mị đã đi đến hành động rất nhanh: cắt dây trói cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn. |
3.0 |
|
Bàn luận |
- Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ, qua những chi tiết đã cài trong tác phẩm: như nắm lá ngón, sợi dây trói, giọt nước mắt A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử. Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt và hành hạ con người. - Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tối tăm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quá trình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyền được sống, giành quyền làm người. - Đồng thời tác phẩm cũng là tiếng nói thương cảm, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi. Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng. |
|
Bài làm mẫu:
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với nghiệp cầm bút. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Chặng đường văn chương đã dẫn ông đến với nhiều miền đất xa xôi, nhưng hiếm có mảnh đất nào để thương, để nhớ cho Tô Hoài nhiều như Tây Bắc. Vợ chồng A phủ chính là kết quả của niềm thương, nỗi nhớ đó. Đặc biệt, đọc truyện ta không thể nào quên chi tiết giọt nước mắt lấp lánh của A Phủ trong đêm mùa đông - giọt nước mắt trong đêm lạnh buốt nhưng làm ấm lại một trái tim băng giá.
Tô Hoài - nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Sen là tên khai sinh của ông, là người con của mảnh đất Hà Thành văn hiến nhưng ông lại được sinh ra và có tuổi thơ gắn với làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông chính là quê ngoại của Tô Hoài. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tầy Bắc (1954) là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiếu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời.
Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biểu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện. Đối với những tình tiết đặc sắc trong tác phẩm còn có thể chứa đựng được những cảm xúc lớn lao, những tư tưởng sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm của mình. Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Giọt nước mắt của A Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề mà còn mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng tưởng chừng đã ngủ quên bên trong con người của Mị.
A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, một người lao động giỏi, chỉ vì đánh nhau với con trai Thống lí mà A Phủ buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí. Sống trong cuộc sống của con trâu con ngựa nhưng A Phủ không bao giờ bi quan trước cuộc đời, anh vẫn nỗ lực vươn lên, làm việc chăm chỉ để mang đến những lợi ích cho gia đình Thống lí. Tuy nhiên, do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của Thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền mà theo nhận thức của Mị thì chỉ đêm nay, đêm mai người kia sẽ chết, một cái chết đầy đau đớn. Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí. Xét về địa vị, Mị là con dâu của Thống lí Pá Tra, vợ của A Sử nhưng trong thực tế Mị chỉ là một người ở đợ không hơn không kém, cô phải làm việc quần quật ngày đêm như con trâu con ngựa, sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa. Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay, cũng chính hoàn cảnh này đã làm cho Mị chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ. Sống trong gia đình Thống lí, Mị thường xuyên chứng kiến cảnh những con người bất hạnh bị trói đứng đến chết, do đó lúc đầu khi thấy A Phủ phải trói đứng ở sân Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực, tuyệt vọng đến cùng A Phủ đã khóc. Đúng lúc ấy Mị thức dậy thổi lửa hơ tay và chứng kiến cảnh giọt nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ. Giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
Dòng nước mắt của A Phủ được nhà văn miêu tả trong câu văn đầy sức gợi tả: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Hãy đọc kỹ câu văn để thấy nhà văn đã miêu tả về A Phủ, một chàng trai vốn sức vóc, khỏe mạnh, ngang tàng, hổ chẳng biết sợ, dám đánh cả con quan. Ấy vậy mà giờ đây, sau nhiều đêm bị trói và bỏ đói, thân thể cường tráng ấy giờ kiệt quệ đi, và lộ ra trên hai hõm má, làn da đã xám đen lại, như cái xác sắp héo khô. A Phủ đã như một cái xác rồi, chỉ duy nhất một thứ để nhận ra A Phủ còn sống đó chính là giọt nước mắt. Nhưng dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực, tủi nhục trước số phận, giọt nước mắt của sự đau đớn, khi nhận ra mình đang bờ vực của sự sống, cái chết.
Giọt nước mắt của A Phủ, đó là niềm cảm thương trước số phận nô lệ rẻ rúng, và đó còn là sự căm phẫn những thế lực cường quyền chà đạp con người. Mỗi chúng ta, khi đọc đến chi tiết này hẳn rằng sẽ dấy lên cái căm phẫn. Không căm phẫn sao được khi mạng người bị rẻ rúng đến vậy, sự hành hạ tra tấn sao tàn ác đến vậy. Thế nhưng ta rất cần quan tâm đến một nhân vật ở đây chịu tác động mạnh mẽ, khi giọt nước mắt của chàng trai ngang tàng kia chảy xuống. Có thể nói, nước mắt A Phủ đã chạm đến trái tim Mị, làm tan đi giá băng của trái tim Mị. Đã thức dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh ngộ. Trái tim Mị quặn đau khi “trông người lại ngẫm đến mình”. Mị chợt “nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được”. Lòng Mị dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Từ “chúng nó” ở đây, hiện lên trực tiếp những cái tên như Pá Tra, A Sử, đó là những cái tên mang tính đại diện, nhưng sâu hơn, “chúng nó” chính là những kẻ thống trị, bọn chúa đất miền núi đã đày đọa những kẻ như Mị, A Phủ. Khi một kẻ đang trong tình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình gánh chịu thì đúng là một cuộc lội ngược dòng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ không dừng lại ở đây.
Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Mị nghĩ đến thân phận mình, là đàn bà, bị cúng trình ma, Mị có chết cũng là tất yếu, là lẽ vốn phải vậy, nhưng A Phủ đâu bị kiếp như vậy, sao lại phải chết, sao bị ép đến chết, sao mạng người quý thế, lại chỉ đánh đổi ngang giá với một con bò. Mị tự thương cảnh ngộ mình; thương A Phủ trên bờ vực thẳm, khi tử thần đã gõ cửa: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị nghĩ về thân phận mình, tưởng như là cam chịu: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...” Thương người cùng khổ, cùng cảnh ngộ. Mị đã đi đến hành động rất nhanh: cắt dây trói cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn. Hành động ấy là hành động đồng thời phản ánh quá trình thức tỉnh và đấu tranh của Mị. Đấu tranh vì Mị đã dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đấu tranh để tìm đến tự do, thoát khỏi địa ngục đọa đày.
Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, qua chi tiết giọt nước mắt A phủ, ta thấy được tài năng trong tạo dựng tình huống, khắc hoạ chi tiết, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của một ngòi bút bậc thầy. Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ, qua những chi tiết đã cài trong tác phẩm như: nắm lá ngón, sợi dây trói, giọt nước mắt A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử. Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt và hành hạ con người. Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tối tăm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quá trình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyền được sống, giành quyền làm người. Và cuối cùng, đó là tiếng nói thương cảm, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi. Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng.
Giọt nước mắt A Phủ chảy xuống, sáng lấp lánh trong ánh lửa bập bùng nơi non cao, đó là giọt nước mắt vô cùng hiếm hoi mà ta tưởng như không thể ngờ tới. Giọt nước mắt của người sắp chết đã đánh thức tâm hồn của một con người tưởng như đã chết. Trong cái chết, những người dân lao động Tây Bắc càng bùng lên khát vọng sống mãnh liệt. Hành trình của Mị, của A Phủ đã trải bao đau thương, giọt nước mắt họ đã chảy bao lần, để đến lúc này, gạt nước mắt đi, họ đứng dậy giải phóng, phá tan xiềng xích thắt chặt để chạy đến với miền đất hứa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thay có sự liên quan giữa IQ và sức khoẻ, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng...
Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen... Cho đến gần đây, hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thay một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị. Phần còn lại được giải thích rằng do tính toán sai hay do yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông mình một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8.
Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thông minh trong một số trường họp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoảng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khỉ lớn lên, điều này hầu như biến mất.
(Theo http://www.vi.wikipedia.org)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thay có sự liên quan giữa IQ và sức khoẻ, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng...
Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen... Cho đến gần đây, hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thay một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị. Phần còn lại được giải thích rằng do tính toán sai hay do yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông mình một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8.
Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thông minh trong một số trường họp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoảng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khỉ lớn lên, điều này hầu như biến mất.
(Theo http://www.vi.wikipedia.org)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2:
Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau khi nói về chỉ số IQ của con người: “Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.”?
Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau khi nói về chỉ số IQ của con người: “Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.”?
Câu 5:
Bằng đoạn văn 200 chữ, bàn luận về câu nói: “Thiên tài chỉ có 1% là linh cảm, 99% là mồ hôi và nước mắt” (Thomas Edison).
Bằng đoạn văn 200 chữ, bàn luận về câu nói: “Thiên tài chỉ có 1% là linh cảm, 99% là mồ hôi và nước mắt” (Thomas Edison).