Câu hỏi:
09/08/2024 207Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính hiện đại.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật,tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tính quy phạm phổ biến được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Từ đó ràng buộc các chủ thể trong quyền, nghĩa vụ hay các hoạt động cấm thực hiện. Để từ đó tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực chung trong xã hội.
→ A sai
Tính hiện đại là sự thay đổi hệ hình tư duy, hệ thống giá trị, sự hình thành một giai đoạn văn hóa mới trong đời sống dân tộc và nhân loại, tùy theo bối cảnh của mỗi nền văn hóa mà tính hiện đại có nội dung khác nhau.
→ B sai
Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết.
→ C sai
* Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Đặc trưng của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.
+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.
+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
Câu 3:
Những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là
Câu 4:
Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định thuộc nội dung nào dưới đây?
Câu 5:
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?
Câu 8:
Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Câu 9:
Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là
Câu 14:
Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
Câu 15:
Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới dây?