Câu hỏi:

22/07/2024 476

Bàn về đoạn trích Đất Nước, có ý kiến cho rằng: Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi cong đường riêng của mình không lặp lại người khác. Phân tích 9 câu thơ đầu đoạn trích để làm sáng tỏ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ÿ Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Đất Nước

- Dạng bài: Bàn luận 1 ý kiến văn học

- Yêu cầu: Học sinh chỉ ra được cách khám phá độc đáo mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Đỉềm về hình tượng Đất Nước thông qua 9 câu thơ đầu.

TIẾN TRÌNH BÀI LÀM

KIÊN THỨC

HỆ THỐNG Ý

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Điểm

CHUNG

Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Trong số các nhà thơ trẻ của nền thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là guơng mặt tiêu biểu. Với Đất ngoại ô (1972) và Mặt đường khát vọng (1974), Nguyễn Khoa Điềm là một trong những guơng mặt tiêu biểu của văn học chống Mỹ nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung. Có nhà nghiên cứu đã gọi Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ của phong vị dân gian, là bởi thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm chất triết luận xuất phát từ vốn tri thức uyên bác và bề sâu văn hoá trong mối liên tuởng vừa sắc sảo triết lý lại vừa huyền ảo thấp thoáng bóng dáng văn hoá cổ xưa của hồn dân tộc.

- Đất Nuớc đuợc trích từ phần đầu chương V của bản truờng ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm - bản truờng ca đuợc sáng tác tại chiến khu Trị - Thiên năm 1971 và gửi ra Bắc in lần đầu năm 1974.

0.5

TRỌNG TÂM

Giải thích ý kiến

- Đất nuớc với Nguyễn Khoa Điềm, ông không nhìn Đất nuớc như một hình tượng trừu tượng mà giản dị, gần gũi, thân quen vô cùng.

Đất nước là đề tài quen thuộc, phổ biến trong thơ ca, nhạc họa... Đối với các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, đề tài Đất nước được cảm nhận theo cách riêng mang dấu ấn của sự trải nghiệm bằng cuộc sống của chính mình. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một tiếng nói rất riêng về đề tài quen thuộc này.

0.5

Phân tích

- Thời điểm sinh thành Đất nước

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

+ Đất Nước luôn có trước mỗi người. Khi ta sinh ra, đất nước đã có rồi. Đã có sẵn để chở che con dân đất Việt.

+ Cách nói “Đất Nước đã có rồi”, là cách nói phỏng đoán, nhưng diễn đạt một điều chân lý: Đất nước có trước tất cả mỗi chúng ta. Đất nước có từ rất lâu đời. “Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể”.

+ Đất nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, câu thơ cất lên, thân thuộc mà gợi cả chiều dài lịch sử của Đất nước.

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

+ Hình ảnh “miếng trầu” nhỏ bé, bình dị, thậm chí chẳng gì là sang, vậy nhưng sự vật nhỏ bé đó mang chở truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, chở trong mình nó lịch sử ngàn năm, Đất nước cũng xuất phát từ những điều bé nhỏ, bình dị, mà sâu sắc, bắt đầu từ văn hoá phong tục đó.

- Như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã có những cái nhìn rất sâu sắc về sự hình thành của Đất Nước, không phải bằng những triều đại, những con số cụ thế, mà bằng cách gọi tên, gợi ra những điều gắn bó quen thuộc. Đất nước có từ rất xưa, từ buổi hồng hoang của lịch sử, trở thành không gian sinh tồn của con người.

- Quá trình lớn lên của Đất Nước

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”

- Đất nước lớn lên qua đấu tranh, qua xây dựng, gìn giữ. Lớn lên ở đây vừa nói quy mô, vừa nói về văn hoá, truyền thống, bản sắc... Đất nước cũng là một sinh thể sống động, có đời sống, có tâm hồn.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

+ Ý thơ gợi lên hình ảnh dung dị mà đẹp đẽ của người phụ nữ, hình ảnh ấy cho thấy một thói quen, gợi lên cả một nền văn minh lúa nước, khi những người nông dân lao động: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

+ “Gừng cay muối mặn” đó là những gia vị đậm đà, qua thời gian, gừng càng thêm cay, muối càng thêm mặn. Đó là tình nghĩa, là ân tình thuỷ chung trong đời sống tình cảm, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

“Cái kèo, cái cột thành tên”

+ Ở đây nhà thơ đã lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của đất nước. Ý thơ cho ta hiểu, những thân cây, khúc gỗ vô tri trên rừng, bỗng có tên, hoá tuổi, khi chúng gắn bó với đời sống con người. Nhưng cách hiểu thứ hai, với đời sống xưa, ông cha thường đặt tên cho con cháu bằng những sự vật xung quanh. Và tiếng Việt đã phong phú, giàu có, và mang linh hồn Việt từ những điều như thế.

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

+ Nhân dân ta đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, nhưng nhọc công thay, hạt gạo được tạo ra từ biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng. Cho nên, ý thơ gợi chota bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đây/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

- Và từ tất cả những điều trên, Nguyễn Khoa Điềm đã tổng kết: “Đẩt Nước có từ ngày đó”. Cụm từ “ngày đó”, đã khái quát lại toàn bộ ý thơ của chín câu thơ đầu. Ngày đó, Đất nước đã sinh thành qua không gian, đã hình thành văn hoá phong tục qua thời gian.

3.0

Bàn luận

- Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng Đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Nhưng chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm mới chú trọng đi tìm nguồn cội của Đất Nước, tức là thời điểm ra đời của Đất Nước.

- Nguyễn Khoa Điềm đã biến đất nước vô hình trở thành hữu hình, đất nước tưởng xa mà hoá gần, tưởng mênh mông mà trở nên ấm áp, gần gũi.

0.5

Bài làm mẫu:

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng cầm. Nhưng trong Đất Nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Hành trình của chương V là hành trình đi làm rõ ngọn ngành về hai tiếng “Đất
nước” thiêng liêng. Đặc biệt trong 9 câu thơ đầu, nhà thơ đã lý giải về cội nguồn của hai tiếng thiêng liêng ấy.

Trong số các nhà thơ trẻ của nền thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu. Với Đất ngoại ô (1972) và Mặt đường khát vọng (1974), Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học chống Mỹ nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung. Có nhà nghiên cứu đã gọi Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ của phong vị dân gian, là bởi thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm chất triết luận xuất phát từ vốn tri thức uyên bác và bề sâu văn hoá trong mối liên tưởng vừa sắc sảo triết lý lại vừa huyền ảo thấp thoáng bóng dáng văn hoá cổ xưa của hồn dân tộc. Đất Nước được trích từ phần đầu chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm - bản trường ca được sáng tác tại chiến khu Trị - Thiên năm 1971 và gửi ra Bắc in lần đầu năm 1974.

Đề tài Đất nước không phải là xa lạ, mới mẻ trong văn chương. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ông không nhìn Đất nước như một hình tượng trừu tượng mà giản dị, gần gũi, thân quen vô cùng. Như vậy, với nhà thơ, Đất nước là một phần cuộc sống, là mọi thứ quanh ta, ta có thể cầm, nắm, cảm nhận rõ ràng, cụ thể. Đất nước đó là hai tiếng đầy giản dị, chứ không hề xa lạ, ngưỡng vọng.

Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ khi chiến trường miền Nam sôi sục, máu lửa. Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu không phải bằng triều đại, con số, mà vô cùng giản dị, dễ hiểu, tác giả đã hình dung về một Đất nước như thế này:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Đất nước luôn có trước mỗi người. “Ta” là con dân đất Việt, mang trong mình máu đỏ, da vàng, là anh, là em, là quá khứ, hiện tại, tương lai, là tất cả chúng ta. Khi ta sinh ra, Đất nước đã có rồi. Đã có sẵn để chở che con dân đất Việt. Đất nước là không gian tồn tại của bao thế hệ, là không gian sinh tồn, nuôi lớn ta để rồi từ ấu nhi đến khi thành cát bụi, lớp lớp bao thế hệ tổ tiên, con cháu. Đất nước thật giản dị, luôn hiện hữu, và mang cho ta cảm giác được yên bình, được an toàn. Cách nói “Đất Nước đã có rồi”: là cách nói phỏng đoán, nhưng diễn đạt một điều chân lý: Đất nước có trước tất cả mỗi chúng ta. Đất nước có từ rất lâu đời.

“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể”

Đất nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, “ngày xửa ngày xưa” cụm từ ấy gợi cho con trẻ bao niềm thích thú, bao háo hức, và cũng bao quen thuộc, bởi nó dẫn lối vào những câu chuyện rất xa xưa, rất xa với thời điểm hiện tại, đã lâu lắm rồi, nơi đó có thế giới của cổ tích, của những buổi khai thiên lập địa. Cho nên, câu thơ cất lên, thân thuộc mà gợi cả chiều dài lịch sử của Đất nước.

Trong mạch cảm xúc, nhà thơ đã tiếp tục lý giải về quá trình hình thành của Đất nước. Với giọng thủ thỉ, tâm tình nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng, thiêng liêng.

“Đất nước bắt đầu với miếng trâu bây giờ bà ăn”

Hình ảnh “miếng trầu” nhỏ bé, bình dị, thậm chí chẳng gì là sang, vậy nhưng sự vật nhỏ bé đó mang chở truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, chở trong mình nó lịch sử ngàn năm, Đất nước cũng xuất phát từ những điều bé nhỏ, bình dị mà sâu sắc, bắt đầu từ văn hoá phong tục đó. Như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã có những cái nhìn rất sâu sắc về sự hình thành của Đất nước, không phải bằng những triều đại, những con số cụ thể, mà bằng cách gọi tên, gợi ra những điều gắn bó quen thuộc. Đất nước có từ rất xưa, từ buổi hồng hoang của lịch sử, trở thành không gian sinh tồn của con ngưòi. Như vậy, để có Đất nước, yếu tố đầu tiên là không gian địa lý. Nhưng Đất nước chỉ được gọi là Đất nước khi nó bắt đầu có văn hoá, phong tục. Hình ảnh Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu chính là cách nói giản dị mà sâu sắc đó.

Quá trình lớn lên của Đất Nước được diễn đạt trong ý thơ:

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng. Cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Từ đây ta có thế hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở chữ “lớn lên” nhà thơ muốn nói đến sự vươn mình của dân tộc. Đánh dấu sức mạnh quật khởi của “Đất Nước lớn lên”. Như vậy, Đất nước lớn lên qua đấu tranh, qua xây dựng, gìn giữ. Lớn lên ở đây vừa nói quy mô, vừa nói về văn hoá, truyền thống, bản sắc... Đất nước cũng là một sinh thể sống động, có đời sống, có tâm hồn. Và trên cơ thể ấy, từng lớp lớp người hình thành nên những phong tục, hình thành nên văn hoá qua suốt mấy ngàn năm, làm nên hồn cốt của dân tộc.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

Ý thơ gợi lên hình ảnh dung dị mà đẹp đẽ của người phụ nữ, hình ảnh ấy cho thấy một thói quen, gợi lên cả một nền văn minh lúa nước, khi những người nông dân lao động: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

“Gừng cay muối mặn” đó là những gia vị đậm đà, qua thời gian, gừng càng thêm cay, muối càng thêm mặn. Đó là tình nghĩa, là ân tình thủy chung trong đời sống tình cảm, đặc biệt là tình cảm vợ chồng. Vợ chồng gắn bó với nhau không chỉ có tình, còn là ân nghĩa, cho nên, trải qua thời gian, càng thêm gắn bó. Thương nhau bằng gừng cay muối mặn, đó là thuần phong mỹ tục, là truyền thống tốt đẹp của ông cha bao đời.

“Cái kèo, cái cột thành tên”

Ở đây nhà thơ đã lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của đất nước. Ý thơ cho ta hiểu, những thân cây, khúc gỗ vô tri trên rừng, bỗng có tên, hoá tuổi, khi chúng gắn bó với đời sống con người. Nhưng cách hiểu thứ hai, với đời sống xưa, ông cha thường đặt tên cho con cháu bằng những sự vật xung quanh. Và tiếng Việt đã phong phú, giàu có, và mang linh hồn Việt từ những điều như thế.

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Nhân dân ta đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, nhưng nhọc công thay, hạt gạo được tạo ra từ biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng. Cho nên, ý thơ gợi cho ta bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Và từ tất cả những điều trên, Nguyễn Khoa Điềm đã tong kết: “Đất Nước có từ ngày đó”. Cụm từ “ngày đó”, đã khái quát lại toàn bộ ý thơ của chín câu thơ đầu. Ngày đó, Đất nước đã sinh thành qua không gian, đã hình thành văn hoá phong tục qua thời gian. Ngày xa xưa ấy, Đất nước đã có, để cho ta bây giờ được sinh ra, lớn lên, được bao bọc và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần trong vòng tay Đất nước.

Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Nhưng qua cảm nhận của các nhà thơ, đất nước là một hình tượng thiêng liêng và cao quý, đẹp đẽ vô cùng, đó là đất nước được nhìn qua các triều đại, bằng những vị anh hùng, một đất nước linh thiêng, trừu tượng. Chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm, mới chú trọng đi tìm nguồn cội của Đất nước, tức là thời điểm ra đời của Đất nước. Nhưng cách ông nói về nguồn cội ấy cũng hết sức độc đáo: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Và sau một loạt những diễn giải, ta không bắt gặp một con số hay triều đại cụ thể nào như ta vẫn quen hình dung về Đất nước, mà Nguyễn Khoa Điềm cho ta cảm nhận mới mẻ: Đất nước được sinh thành, lớn lên trong đời sống nhân dân, Đất nước có khi hình thành phong tục, Đất nước phát triển cùng với ngôn ngữ, với văn hoá... Để làm nên Đất nước vẹn toàn như hôm nay.

Qua chín câu thơ đầu của chương V, Đất Nước đã khơi lên khúc ca thật thân thuộc và

gần gũi, sâu xa và thấm thìa, rung động. Tưởng tượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la.             c

 

Nguyễn Khoa Điềm đã biến đất nước vô hình trở thành hữu hình, đất nước tưởng xa mà hoá gần, tưởng mênh mông mà trở nên ấm áp, gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm nói về Đất nước có từ “ngày xửa, ngày xưa” mà ta thấy bao thân thuộc. Nguyễn Khoa Điềm đã đưa Đất nước từ trời cao thượng đế, từ ngai vàng chúa xuống miếng trầu của bà ăn, búi tóc của mẹ, hạt gạo một nắng hai sương gây xúc động sâu sắc cho bạn độc, dù là hôm nay hay cả mai sau!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

Khi bạn viết một mẫu chuyện vui, quên ghi tên. Một sự quên thật đáng yêu. Bài được in, không thể nhận nhuận bút. Sự quên này trở thành đáng tiếc.

Quên xin lỗi, quên cảm ơn trở thành sự bình thường khi xã hội thiếu văn minh.

“Ta thường tới bữa quên ăn” là sự quên của người anh hung yêu nước nồng nàn, đang gánh trên vai xã tắc lâm nguy.

 Ngồi đan sọt mải lo việc nước mà quên ngọn giáo đân vào đùi là sự quên vì nghĩa lớn của người dân Việt bình thường và thời nào cũng có.

 Quên mình đang tắm, tồng ngồng chạy ra đường để kêu lên “Eureka” là sự quên đầy huyền thoại khi đã trao mình cho sự tiến bộ của trí tuệ nhân loại.

Quên mạng sống trên giàn lửa là để đặt loài người trước một  nỗi nhớ, rằng, đừng bao giờ đem tòa án dị giáo đặt vào lòng người, bởi dẫu có tram ngàn mạng sống ngã xuống thì trái đất này vẫn quay.

Quên là khi nhều tháng rồi ta không qua con đường cũ, là khi “bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ” dù lòng vẫn còn thương. Hoa vẫn nở, cây sen đá vẫn còn. Nhưng bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người nghe (hoặc một mình nghe) …

Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng. Là sự cao thượng, là một thời “cây cải đắng quên lòng mình đắng, nở hoa vàng dọc để suối ong bay”.

Quên đi! Khi chúng ta – thế hệ học trò mới lớn nói “quên đi!” cũng là khi phải quên đi để mà nhớ. Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa. Là khi phải quên cái mai rùa bao cấp cũ kĩ để đổi mới tư duy, để đo găng tay đôi với thị trường.

Quên là khi được tặng cái giấy khen mà làm mất. Đó là sự muốn quên đầy xót xa. Quên là khi sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm thực tế nhiều, đi xin “việc mà không ai muốn nhận, dù học giỏi. Đó là một sự quên đầy cay đắng.

Bất hạnh thay là phải quên người tặng quà cho ta.

Bất hạnh thay là phải quên nơi đã dạy dỗ ta.

Người ta khóc vì nhớ. Và cũng đã khóc vì quên. Không biết trong số chúng ta có ai là phải khóc vì quên? Mong rằng sẽ không có bạn trong số đó, hỡi những người bạn yêu quý của tôi!

                          (Dẫn theo Facebook Đoàn Công Lê Huy, ngày 21/7/2014)

Tác giả đã dẫn ra những nỗi quên nào mà theo anh/chị là nỗi quên đáng quý, đáng trân trọng?

Xem đáp án » 23/07/2024 2,168

Câu 2:

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thắng. Trình bày quan điểm của anh/chị.

Xem đáp án » 23/07/2024 1,855

Câu 3:

Anh/chị hiểu thế nào về quan niệm: “Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng”?

Xem đáp án » 21/07/2024 1,025

Câu 4:

Trình bày quan điểm của anh/chị về vai trò của việc: “Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa”.

Xem đáp án » 22/07/2024 950

Câu 5:

Theo anh/chị, “quên đi quá khứ, hướng tới tương lai” nên được hiểu như thế nào?

Xem đáp án » 17/07/2024 798

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »