Câu hỏi:
21/07/2024 1,092Anh/Chị hiểu thế nào về triết lí giáo dục: “muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác”?
Trả lời:
Triết lí giáo dục: muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác” cần được hiểu là:
+ Suy nghĩ việc mình làm được thì đừng để người khác sẽ khiến cho chúng ta chủ động được cuộc sống của mình thay vì chờ đợi, ỷ lại hay đùn đẩy công việc và trách nhiệm cho người khác. Khi đó, ta có được sự tự lập và tự chủ - tức sự chủ động trong cuộc sống.
+ Đồng thời, khi mình tin rằng mình có thể làm được là khi mình sẽ nhận thấy được khả năng thực sự của bản thân và thấy được mình làm được nhiều việc hơn trong cùng một khoảng thời gian. Qua đó, sự đóng góp của bạn cho quá trình văn minh của xã hội sẽ tăng lên. Và đó là nguồn gốc đem đến sự tự tin – sự chủ động trong suy nghĩ.
+ Khi bạn chủ động được cuộc sống và suy nghĩ, đó là bạn tự do.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và làm theo các yêu cầu:
Việc mình làm được thì đừng để người khác
Chúng ta hãy coi đây là một phương châm sống không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà cả trong việc hành xử đối với người khác và giáo dục cho những đứa trẻ.
Không phải vì bởi đã có những người dọn rác nên chúng ta có thể xả rác bừa bãi và vô tội vạ để mặc cho những công nhân đó phải cực nhọc dọn dẹp những thứ hổ lốn do chúng ta vung ném ra.
Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó. Họ coi việc đó là bổn phận và trách nhiệm của chính mình trước với môi trường và những người xung quanh. Và do vậy mà đất nước họ trở nên sạch đến mức mà cá có thể sống được ở trong các cống rãnh chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất.
Việc mình làm được thì đừng để người khác.
Hãy lấy đó làm phương châm để tự mình ý thức mọi hành động của mình và để giáo dục những đứa trẻ trở nên văn minh với cùng một nhận thức như thế. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân mà còn hữu ích cho cả những người khác và cho cả môi trường sống. Chính chúng ta sẽ thổi tuỳ tiện trong việc xả thải, và tự thấy có trách nhiệm để cân nhắc trước khi thực hiện những hành động kiểu đó.
Ở nhiều quốc gia châu Âu, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ nhóm rác hữu cơ có thể phân huỷ và không thể phân huỷ, nhóm vô cơ không thể phân huỷ và có thể tái chế...vì vậy, việc ra nơi công cộng và xả thải bừa bãi chính là việc xâm hại vào trật tự quản lý hành chính về môi trường. Những người thu gom rác vừa vất vả, lại vừa khó thể nào xử lý được việc phân loại các loại rác được người dân thải ra khắp nơi như thế. .
Từ việc đó, có thể đưa đến một triết lý giáo dục dành cho những đứa trẻ, đó là muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì việc gì làm được thì đừng để người khác”. Chúng ta sẽ có một thế hệ văn minh và độc lập, có thể tái thiết lại được đất nước đang rơi vào những suy đồi và tha hoá mọi mặt ngày hôm nay và giai đoạn lịch sử khốc hại này.
Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tạo ra lịch sử và có thể quyết định được nó tồn tại theo cách nào. Và chúng ta, vào một lúc nào đó, c tiếc về lịch sử khi nhìn lại, nhưng chính vì thế đừng để điều hối tiếc đó xảy ra mới là điều tốt đẹp hơn cả.
(Trích bài trên trang Facebook Cái Khả Thể, ngày 2/1/2018)
Câu 2:
Bài viết trên với tiêu chí: "Việc mình làm được thì đừng để người khác. Có người lại cho rằng: Việc ai người đó phải tự làm, đã có sự phân công xã hội, đừng làm hộ người khác sẽ khiến họ ỷ lại.” Bàn luận về hai ý kiến trên.
Câu 3:
Theo văn bản thì ta cần hiểu “phương châm sống” là gì? Phương châm sống có vai trò gì đối với cuộc sống mỗi người?
Câu 5:
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài có hai lần nhắc đến hình ảnh sợi dây trói:
Lần thứ nhất: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép của buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn.
Lần thứ hai: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Từ việc phân tích hai đoạn trên, anh/chị hãy cho biết và đánh giá vấn đề nhân sinh nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm.