Câu hỏi:

15/07/2024 392

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THU VỊNH

Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(In trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm chọn lọc, Lại Văn Hùng

(giới thiệu và tuyển chọn), NXB Giáo dục, 2009)

a. Xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Bố cục bốn phần: đề - thực – luận – kết.

- Đề (câu 1,2): bức tranh mùa thu qua hình ảnh trời thu và cần trúc (thời điểm ban trưa).

- Thực (câu 3,4): bức tranh mùa thu qua hình ảnh nước biếc và bóng trăng (thời điểm hoàng hôn và dần chuyển vào đêm).

- Luận (câu 5,6): Hình ảnh hoa và âm thanh tiếng ngỗng mùa thu gián tiếp bộc lộ tâm sự lo lắng thầm kín của tác giả trước cảnh mất nước.

- Kết (Câu 7,8): cảm hứng muốn làm thơ và nỗi tủi thẹn với “ông Đào” của nhà thơ.

Bài thơ cũng có thể được phân theo bố cục bốn câu đầu – bốn câu cuối, trong đó bốn câu đầu chủ yếu tả cảnh mùa thu, bốn câu sau chủ yếu thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

d. Nhận xét về cách ngắt nhịp của bài thơ.

Xem đáp án » 10/07/2024 706

Câu 2:

đ. Bài thơ được ngắt nhịp như thế nào? Nhận xét về cách ngắt nhịp đó.

Xem đáp án » 16/07/2024 572

Câu 3:

Vẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường.

Xem đáp án » 23/07/2024 491

Câu 4:

b. Bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc? Làm rõ bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường bằng cách điển vào bảng sau (làm vào vở):

Luật

 

Niêm

 

Vần

 

Đối

 

Xem đáp án » 14/07/2024 469

Câu 5:

g. Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 23/07/2024 408

Câu 6:

đ. Xác định bố cục của bài thơ.

Xem đáp án » 09/07/2024 337

Câu 7:

g. Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 09/07/2024 327

Câu 8:

b. Bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc?

Xem đáp án » 21/07/2024 203

Câu 9:

c. Chỉ ra bài thơ đã tuân thủ luật, niêm, vần, đối của thể thơ như thế nào (kẻ và hoàn thành bảng sau vào vở):

Luật

 

Niêm

 

Vần

 

Đối

 

Xem đáp án » 19/07/2024 185

Câu 10:

c. Cảnh mùa thu được thể hiện ra sao qua sáu câu thơ đầu? Khung cảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

Xem đáp án » 20/07/2024 145

Câu 11:

e. Em hiểu gì về hai câu thơ cuối? Theo em, cảm xúc của tác giả ở hai câu thơ này có sự thay đổi ra sao so với các câu thơ trên?

Xem đáp án » 17/07/2024 145

Câu 12:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MỜI TRẦU

Hồ Xuân Hương

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, 2000)

a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 143

Câu 13:

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui,

Lưa thưa mưa biển ẩm chân trời

Chiếc tàu chở đá về bến cảng

Khỏi lần màu mây tưởng đảo khơi.

(Huy Cận, Mưa xuân trên biển)

b. Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Xem đáp án » 09/07/2024 132

Câu 14:

e. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết?

Xem đáp án » 09/07/2024 127

Câu 15:

c. Bài viết đã sử dụng kết hợp (những) yếu tố nào bên cạnh phương thức tự sự? Theo em, việc sử dụng kết hợp này đã mang lại hiệu quả gì cho bài viết?

Xem đáp án » 09/07/2024 118