Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Vật lý năm 2020 - 2021 có đáp án (5 đề trắc nghiệm)

Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Vật lý năm 2020 - 2021 có đáp án (5 đề trắc nghiệm) chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:

1 444 lượt xem
Tải về


Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Vật lý năm 2020 - 2021 có đáp án (5 đề trắc nghiệm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng thi vào 10

Năm học 2020 - 2021

Môn: Vật lí

Thời gian làm bài: 60 phút

Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Vật lý năm 2020 - 2021 có đáp án (trắc nghiệm) đề số 1

Câu 1: Cách vẽ nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi đi từ không khí vào nước ? Biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến.

Câu 2: Ảnh của 1 vật trên phim trong máy ảnh bình thường là:

  A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp khi để hở có hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 110 V.                    

B. 12 V.                    

C. 22 V.                    

D. 24 V.

Câu 4: Bộ phận của mắt đóng vai trò tương đương với tấm phim trong máy ảnh về phương diện quang học là:

A. Thấu kính mắt.       

B. Giác mạc.             

C. Con ngươi.           

D. Màng lưới.

Câu 5: Một ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.thời gian đun sôi lượng nước trên là

A. 790,2 s.                  

B. 746,7 s.                

C. 672 s.                   

D. 90,02 s.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.

C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao

D. Chuyển động không hỗn độn.

Câu 7: Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi.

A. Khối lượng của vật.                                   

B. Khối lượng riêng của vật.

C. Nhiệt độ của vật.                                       

D. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 8: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

A.                           

B.                         

C.                         

D.

Câu 9: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh:

A. Ảo, nhỏ hơn vật.      

B. Ảo, lớn hơn vật            

C. Thật, nhỏ hơn vật       

D. Thật, lớn hơn vật.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?

A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.

C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.

D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.

Câu 11: Môi trường nào sau đây là cách điện tốt nhất

A. Nước muối.             

B. Kim loại.               

C. Nước cất.              

D. Không khí.

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không đổi.       

C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.

D. Từ trường qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Câu 13: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa, nhận định nào dưới dây là đúng?

A. Một nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ ở một đầu.

B. Hai nửa đều mất hết từ tính.

C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu

D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Câu 14: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ: 

Câu 15: Một bóng đèn điện có ghi 220V – 100W được mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

A. 12kW.h                  

B. 400kW.h              

C. 1440kW.h            

D. 43200kW.h

Câu 16: Một ôtô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng đi từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc:

A. 8h                          

B. 8h30 phút             

C. 9h                        

D. 7h40 phút

Câu 17: Nếu đồng thời giảm điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện và thời gian dòng điện qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm đi 2 lần,          

B. Giảm đi đi 4 lần.    

C. Giảm đi 8 lần.        

D. Giảm đi 16 lần.

Câu 18: Một quạt điện có ghi 220-200W. Quạt điện này sẽ hoạt động bình thường khi mắc vào hiệu điện thế:

A. 220 V.                    

B. 200 V                   

C. 110 V.                  

D. 150 V.

Câu 19: Trong một số vệ tinh nhân tạo có lắp bộ phận chụp ảnh trái đất. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó vào cỡ bao nhiêu?

A. Không có vật kính.

B. Có vật kính với tiêu cự vài chục cm như các máy ảnh chụp xa.

C. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục m.

D. Có vật kính với tiêu cự tới hàng km.

Câu 20: Trong trường hợp nào sau đây không có suất điện động cảm ứng trong mạch:

A. Dây dẫn thẳng chuyển động theo phương của đường sức từ.

B. Dây dẫn thẳng quay trong từ trường.

C. Khung dây quay trong từ trường.

D. Vòng dây quay trong từ trường đều.

Câu 21: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:

A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.

D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 22: Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi

A. Cuộn dây đang quay trong từ trường thì dừng lại.

B. Số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
C. Số đường sức từ đi qua tiết diện của cuôn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

D. Nam châm đang tiến gần cuộn dây thì dừng lại.

Câu 23: Trong gia đình, các thiết bị nung nóng bằng điện năng. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí nhất?

A. Không sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện.

B. Không đun nóng bằng bếp điện.

C. Chỉ sử dụng các thiệt bị nung nóng bằng điện có công suất nhỏ trong thời gian tốì thiểu cần thiết.

D. Chỉ đun nấu bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc,... trong thời gian tối thiểu cần thiết.

Câu 24: Mắc song song hai điện trở R1 và R2 (với R1 > R2) thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương R của đoạn mạch thõa mãn điều kiện nào sau đây?

A. R > R1.                   

B. R < R1.                  

C. R < R2.                 

D. R1 < R < R2.

Câu 25: Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

A. U=IR                 

B. I=UR                 

C. I=RU            

D. R=UI

Câu 26: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung của hai điện trở.

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.

D. Đoạn mạch gồm những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 27: Để dịch chuyển vật nặng lên cao người ta có thể dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không?

A. Dùng ròng rọc động.                                  

B. Dùng ròng rọc cố định.

C. Dùng mặt phẳng nghiêng.                           

D. Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.

Câu 28: Hiệu điện thế U trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm dần đi.         

B. Tăng dần lên.

C. Không thay đổi.    

D. Lúc đầu giảm dần đi, sau đó tăng dần lên.

Câu 29: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

A. Thấu kính phân kỳ có tiên cự 10 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.              

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.

Câu 30: Hình vẽ sau cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB. Đây là loại kính gì và ảnh AB là ảnh gì ? Chọn đáp án đúng.

A. Thấu kính phân kỳ và A’B’ là ảnh ảo.

B. Thấu kính phân kỳ và A’B’ là ảnh thật.

C. Thấu kính hội tụ và A’B’ là ảnh ảo.

D. Thấu kính hội tụ và A’B’ là ảnh thật.

Câu 31: Cho hai điện trở, R1 = 20 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 40 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là:

A. 210V.                     

B. 120V.                   

C. 90V.                     

D. 100V.

Câu 32: Một hòn đá bị ném xiên đang chuyển động cong. Hình nào dưới đây biểu diễn đúng lực tác dụng lên hòn đá (Bỏ qua sức cản của môi trường).

Câu 33: Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220 – 100W, trên bóng đèn, Đ2 có ghi 220V – 25W. Khi sáng bình thường, điện trở tương ứng R1 và R2 của dây tóc bóng đèn này có mối quan hệ như thế nào dưới đây?

A. R1 = 4R2                 

B. 4R1 = R2               

C. R1 = 16R2             

D. 16R1 = R2

Câu 34: Cặp lực nào trong hình vẽ sau là cặp lực cân bằng?

A. Trong hình a.          

B. Trong hình a và b. 

C. Trong hình c và d. 

D. Trong hình d.

Câu 35: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong ống dây gây nên:

Câu 36: Một sợi dây đồng dài 100m có tiết diện là 2mm2. Tính điện trở của sợi dây đồng này, biết điện trở suất của đồng là l,7.10-8 Ω.m.

A. 1 Ω.                        

B. 0,85 Ω.                 

C. 2 Ω.                      

D. 1,5 Ω.

Câu 37: Người ta cung cấp cùng một nhiệt lượng cho ba cốc bằng thủy tinh giống nhau. Cốc 1 đựng rượu, cốc 2 đựng nước, cốc 3 đựng nước đá với khối lượng bằng nhau. Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của các cốc trên. Biết rằng nước đá chưa tan.

A. t1 = t2 = t3         

B. t1 >t2 > t3        

C. t1 < t2 <t3       

D. t2 < t1 <t3.

Câu 38: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

B. Có thể có công suất từ vài oat đến hàng trăm, hàng ngàn hàng chục ngàn kilôoat.

C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.

D. Biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 39: Để đun sôi một lượng nước bằng bếp dầu có hiệu suất 30%, phải dùng hết 1 lít dầu. Để đun sôi cũng lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất 20%, thì phải dùng:

A. 2 lít dầu                  

B. 2/3 lít dầu             

C. 1,5 lít dầu             

D. 3 lít dầu

Câu 40: Phát biểu nào đúng khi nói về từ phổ ?

A. Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. Từ phổ là hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau              

C. Từ phổ là hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm

D. Từ phổ là hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.D

2.C

3.B

4.D

5.B

6.D

7.C

8.D

9.B

10.D

11.C

12.C

13.D

14.D

15.A

16.C

17.D

18.A

19.B

20.A

21.D

22.C

23.D

24.C

25.B

26.A

27.D

28.A

29.C

30.C

31.C

32.D

33.B

34.D

35.B

36.B

37.B

38.D

39.C

40.A

 

Câu 1:

Chọn D.

Khi đi từ không khí vào nước tia sáng bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách của hai môi trường và có góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 2: 

Chọn C.

Ảnh của 1 vật trên phim trong máy ảnh bình thường là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật

Câu 3:

Chọn B.

Tóm tắt

N1 = 4400 vòng; N2 = 240 vòng

U1 = 220 V; U2 = ?

Lời giải:

Ta có: U1U2=N1N2 suy ra:

 Hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là:

U2=U1.N2N1=220.2404400=12V

Câu 4:

Chọn D.

Màng lưới là bộ phận của mắt đóng vai trò tương đương với tấm phim trong máy ảnh về phương diện quang học.

Câu 5:

Chọn B.

Tóm tắt

Uđm = 220V; Pđm = 1000W = 1kW; U = 220V; T0 = 20oC, nước sôi T = 100oC

Hiệu suất H = 90%; c = 4200 J/kg.K; t = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên là:

Q1 = c.m.(T – T0) = 4200.2.(100 - 20) = 672000 (J)

Hiệu suất của bếp: H=QiQtp.100%

Nhiệt lượng mà ấm điện đã tỏa ra khi đó là: 

Qtp=QiH=67200090%=746666,7J746700J

Từ công thức: Qtp = A = P.t → Thời gian đun sôi lượng nước:

t=QtpP=746666,71000=746,7s

Câu 6:

Chọn D

Tính chất của các phân tử khí là chuyển động hỗn độn không ngừng nên đáp án D là đáp án không đúng.

Câu 7: 

Chọn C.   

Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của vật.

Câu 8: Chọn D.

Khi gập đôi sợi dây thì dây mới có chiều dài giảm đi 2 lần và tiết diện tăng gấp 2 lần.

Chiều dài giảm 2 lần nên điện trở giảm hai lần, tiết diện tăng 2 lần nên điện trở giảm thêm 2 lần nữa kết quả giảm 4 lần.

Vì vậy điện trở dây dẫn mới là 8:4 = 2Ω

Câu 9: 

Chọn B.

Vật đặt trong tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 10:

Chọn D.

Thực nghiệm chứng tỏ hai dòng điện có thể tương tác với nhau

Câu 11:

Chọn C.

Nước cất cách điện tốt hơn so với các loai nước khác và không khí.

Câu 12: 

Chọn C.

Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn thay đổi.

Câu 13: 

Chọn D.

 Mỗi nửa thành một thanh nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Câu 14: 

Chọn D.

   Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (trong ra ngoài), chiều cảm ứng từ (phải qua trái) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (trên xuống dưới) chỉ chiều lực từ.

Câu 15: Chọn A.

Tóm tắt

UĐ = 220V; PĐ = 100W; U = 220V; t = 4.30 = 120h; A =?

Lời giải:

Vì UĐ = U = 220V nên công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức:

P = PĐ = 100W

 Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là:

A = P.t = 100W.120h = 1200W.h = 12 kW.h

Câu 16: 

Chọn C.

Vì ô tô rời bến lúc 6h nên lúc 7h ôtô đi được 1h với quãng đường là:

s = v.t = 40.1 = 40km.

Thời gian mô tô đi để đuổi kịp ôtô: 

 t=406040=2h

Vậy mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc: 7h + 2h = 9h

Câu 17:

Chọn D.

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t là: Q = I2.R.t

Khi R’ = R/2; I’ = I/2; t’ = t/2 thì Q’ = I’2.R’.t’ = I22.R2.t2=I2.R.t16=Q16

Câu 18:

Chọn A.

Quạt điện này sẽ hoạt động bình thường khi mắc vào hiệu điện thế U = Uđịnh mức = 220V.

Câu 19:

Chọn B.

Vì bất kì máy ảnh nào đều có vật kính và tiêu cự của nó không thể là chục m hay hàng km vì quá lớn so với kích thước của các vệ tinh.

Câu 20: 

Chọn A.

Khi dây dẫn thẳng chuyển động theo phương của đường sức từ thì mạch điện không kín

Câu 21: 

Chọn D. 

Khi nam châm đứng yên so với cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của dây không thay đổi. Chỉ khi nam châm quay thì số đường sức từ đó mới luân phiên tăng giảm nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều

Câu 22:

Chọn C. 

Khi số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại sẽ làm cho trong dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều.

Câu 23:

Chọn D. 

Chỉ đun nấu bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc,... trong thời gian tối thiểu cần thiết.

Câu 24:

Chọn C.

Ta có 1/R = 1/R1 + 1/R2 nên 1/R > 1/R1 và 1/R > 1/R2.

Suy ra R < R1 và R< R2.

Vì R1 > R2 nên R < R2 là thỏa mãn được tất cả.

Câu 25: 

Chọn B. 

Định luật Ôm

Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Công thức: I=UR (trong đó: U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, R là điện trở dây dẫn, I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn).

Câu 26: 

Chọn A.

  Vì đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch có những điểm nối chỉ của hai điện trở. Nếu có điểm nối chung của nhiều điện trở thì sẽ có nhiều nhành rẻ, không phù hợp với đoạn mạch nối tiếp.

Câu 27:

Chọn D.

 Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.

Câu 28: 

Chọn A.

Chiều dòng điện đi từ cực (+) qua dây dẫn, thiết bị điện rồi về cực (-) của nguồn điện. Khi con chạy tiến dần về đầu N chiều dài của biến trở tăng dần làm cho điện trở của dây dẫn tăng dần, khi U không đổi thì số chỉ của ampe kế tỉ lệ nghịch với điện trở nên nó sẽ giảm dần đi.

Câu 29: 

Chọn C. 

Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.

Câu 30:

Chọn C.

Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo.

Ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

 Câu 31: 

Chọn C. 

Tóm tắt

R1 = 20Ω; I1max = 2A; R2 = 40Ω; I2max = 1,5A

U =12 V; I = 0,4 A

Hỏi: Umax?

Giải

 Khi R1,R2 mắc nối tiếp thì dòng điện chạy qua hai điện trở có cùng cường độ.

Do đó đoạn mạch này chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là:

Imax = I2max = 1,5A.

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 20 + 40 = 60Ω

Vậy hiệu điện thế tôi đa là: Umax = Imax . R = 1,5.60 = 90V.

Câu 32: 

Chọn D.

Hòn đá bị ném xiên đang chuyển động cong chỉ chịu tác dụng của trọng lực P (bỏ qua sức cản của môi trường) có điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

Câu 33:

 Chọn B.

Tóm tắt

U = U1 = U2 = 220V; P1 = 100W; P2 = 25W; R1 = ? R2

Lời giải:

Áp dụng công thức: P=U2R

Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của hai đèn lần lượt là: R1=U2P1 R2=U2P2

Ta có tỷ lệ: R2R1=U2P2U2P2=P1P2=10025=4R2=4R1

Câu 34:

Chọn D.

Vì cặp lực cân bằng là cặp lực cùng đặt lên một vật có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng và ngược chiều nhau.

Câu 35:

Chọn B. 

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải, đặt bàn tay ôm ống dây, chiều các ngón tay khum lại chỉ chiều dòng điện, chiều ngón tay cái choãi ra chỉ chiều cảm ứng từ trong lòng ống dây

Câu 36: 

Chọn B.

Tóm tắt

l = 100m ; S = 2 mm2 = 2.10-6 m2; ρ = l,7.10-8 Ω.m

Hỏi: R = ?

Giải

Ta có: R=ρ.lS=1,7.108.1002.106=0,85Ω

Câu 37: 

Chọn B.

Vì nhiệt lượng cung cấp cho ba cốc bằng thủy tinh giống nhau, có khối lượng bằng nhau nê độ tăng nhiệt độ Δto=Qm.c tỷ lệ nghịch với nhiệt dung riêng c.

 Ta có cnc > crượu hay c2 > c1 => Δt1 > Δt2 

Khi so sánh cốc (2) và (3) thì ở cốc (3) đá chưa tan, nên cần phải tốn một nhiệt lượng để làm đá tan (nhiệt nóng chảy) mà không làm tăng được nhiệt độ của cốc. Vì vậy, cốc (2) có độ tăng nhiệt lớn hơn cốc 3.

Vậy: Δt1 > Δt2 > Δt3

Câu 38:

Chọn D.

Biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng không phải là ưu điểm của động cơ điện.

Câu 39: 

Chọn C.

Ta có: H1=QciQtp1Qci=H1.Qtp1=0,3.m1.q

             H2=QciQtp2Qci=H2.Qtp2=0,2.m2.q

Vì trong cả hai trường hợp đều đun sôi cùng một lượng nước nên Qi không đổi:

Qci = 0,3.m1.q = 0,2.m2.q => m2=0,30,2.m1=1,5m1

Câu 40: 

Chọn A

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng thi vào 10

Năm học 2020 - 2021

Môn: Vật lí

Thời gian làm bài: 60 phút

Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Vật lý năm 2020 - 2021 có đáp án (trắc nghiệm) đề số 2

Câu 1: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.

B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.

C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 2: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có N1 = 5000 vòng, cuộn thứ cấp có N2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế U1 = 220V. Nếu nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 137,5Ω. Coi điện năng không bị mất mát. Dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp là:

A. 0,2 A.                   

B. 0,5 A.                   

C. 1 A.                       

D. 2A.

Câu 3: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?

A. Hình 1                  

B. Hình 2                  

C. Hình 3                  

D. Hình 4

Câu 4: Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế U = 220V và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A. Dùng bếp trên để đun sôi 3,5 lít nước ở 25OC thì mất 20 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và 1 lít nước nặng 1kg, hiệu suất của bếp là:

A. 84%.                    

B. 90 %.                    

C. 95%.                    

D. 80%

Câu 5: Cho hai điện trở, R1 = 15  chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10  chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:

A. 40V                      

B. 10V                      

C. 30V                      

D. 25V

Câu 6: Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình vẽ, tia nào là tia khúc xạ?

A. Tia 1                      

B. Tia 3                     

C. Tia 4                     

D. Tia 2

Câu 7: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

A. 7,5 mm                 

B. 7,5 cm                  

C. 75 cm                    

D. 7,5 m

Câu 8: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:

A. f = 5m                  

B. f = 5cm.                

C. f = 5mm               

D. f = 5dm

Câu 9: Vòng chạy quanh sân trường dài 400m. Hai học sinh chạy thi cùng xuất phát từ một điểm. Biết vận tốc của các em lần lượt là v1 = 4,8 m/s và v2 = 4 m/s. Thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy là

A. 10 phút 30 giây.     

B. 1 phút 23 giây.      

C. 8 phút 20 giây.      

D. 5 phút 15 giây.

Câu 10: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.

B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.

C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.

D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Câu 11: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2          

B.  S1R1=S2R2      

C. R1R2 = S1S2      

D. Cả ba hệ thức trên đều sai.

Câu 12: Một vật chuyển động khi chịu tác dụng của hai lực là lực kéo và lực cản, có đồ thị vận tốc như trên hình vẽ. Chọn nhận xét đúng về tỉ số giữa lực kéo và lực cản Fk/Fc.

A. Nhỏ hơn 1 trong giai đoạn AO.

B. Lớn hơn 1 trong giai đoạn AB.

C. Lớn hơn 1 trong giai đoạn BC.                

D. Bằng 1 trong giai đoạn AB.

Câu 13: Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là

A. 900 W.                 

B. 360 W.                 

C. 300 W.                 

D. 750 W.

Câu 14: Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?

A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.

D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

Câu 15: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10Ω, trong đó các điện trở R1 = 7Ω; R2 = 12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?

A. 9                        

B. 5                        

C. 15                      

D. 4  

Câu 16: Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước như hình vẽ. Hỏi lực Ác – si –mét tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất.

B. Quả 2, vì nó lớn nhất.

C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất.

D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước.

Câu 17: Một bóng đèn có ghi (220V- 60W) mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng:

A. Bình thường           

B. Sáng yếu                

C. Sáng mạnh             

D. Không sáng

Câu 18: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Khối lượng của vật.

B. Trọng lượng của vật.

C. Cả khối lượng lần trọng lượng của vật.    

D. Nhiệt độ của vật.

Câu 19: Năng lượng trong máy điện gió được biến đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của gió thực hiện công làm quay tuabin của động cơ, chuyển hóa thành điện năng.  

B. Cả 3 phương án đều sai.                           

C. Năng lượng của gió chuyển hóa trực tiếp thành điện năng.          

D. Động năng của gió thực hiện công làm quay cánh quạt của động cơ, chuyển hóa thành điện năng.

Câu 20: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

A. Lực điện                

B. Lực hấp dẫn           

C. Lực từ                    

D. Lực đàn hồi

Câu 21: Trên bếp điện có ghi 220V – 880W. Hiệu điện thế để bếp hoạt động bình thường và cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó lần lượt là

A. 220 V và 5 A.       

B. 220 V và 4 A.       

C. 110 V và 8 A.       

D. 110 V và 2,5 A.

Câu 22: Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 23: Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

A. Kim chỉ thị không dao động.

B. Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động.

C. Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S.

D. Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị.

Câu 24: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?

A. Q=U.It            

B. Q = U.I.t               

C. Q=U2tR            

D.Q=I2Rt 

Câu 25: Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?

   a)                                b)                                    c)

A. Hình b.                  

B. Hình a.                  

C. Cả 3 hình a, b, c.    

D. Hình c.

Câu 26: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. U = U1 = U2          

B. U = U1 + U2          

C. U  U1 = U2            

D. U1  U2

Câu 27: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

B. thay đổi đường kính của con ngươi.

C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.

Câu 28: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.                  

B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.      

C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.                        

D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Câu 29: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:

A. Càng lớn và càng gần thấu kính.               

B. Càng nhỏ và càng gần thấu kính.

C. Càng lớn và càng xa thấu kính.                

D. Càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 30: Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.

C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.

D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 31: Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.

C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.

D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu.

Câu 32: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Đèn điện                                                 

B. Máy sấy tóc          

C. Tủ lạnh                                                   

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin

Câu 33: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?

A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây.

B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

Câu 34: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?

A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện,

C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.

D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.

Câu 35: Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là ∆t2 = 2∆t1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên vật.

A. c1 = 2c2                             

B. c1=12.c2

C. c1 = c2                   

D. Chưa thể các định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2

Câu 36: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền:

A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 37: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.

C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.

D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.

Câu 38: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 1500 W                

B. 500 W                  

C. 1000 W                

D. 250 W

Câu 39: Năng lượng trong pin mặt trời được chuyển hóa như thế nào?

A. Cơ năng thành điện năng.                        

B. Nhiệt năng thành điện năng.       

C. Hóa năng thành điện năng.                       

D. Quang năng thành điện năng.

Câu 40: Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.

B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.

D. Tán xạ kém tất cả các màu.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.A

3.D

4.A

5.B

6.B

7.C

8.B

9.C

10.C

11.A

12.D

13.D

14.B

15.D

16.B

17.B

18.D

19.D

20.C

21.B

22.C

23.D

24.A

25.D

26.A

27.C

28.B

29.A

30.D

31.A

32.A

33.D

34.D

35.C

36.C

37.A

38.B

39.D

40.B

 Câu 1:

Chọn C.

Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

Câu 2:

Chọn A.

Giải

Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp: 

U1U2=n1n2=>U2=n2.U1n1=625.2205000=27,5V

Dòng điện qua cuộn thứ cấp: 

I2=U2R=27,5137,5=0,2A

Câu 3:

Chọn D.

Hình 4 mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất. Chùm tia sáng đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ sẽ cho chùm tia ló song song với trục chính.

Câu 4:

Chọn A.

Giải

Nhiệt lượng mà ấm tỏa ra trong một phút là:

Q1 = U.I.t = 220.5.60 = 66000 J

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 3,5 lít nước:

Qi =m.c.Δt=3,5.4200.(1000250)=1102500J 

Nhiệt lượng mà ấm tỏa ra trong 20 phút:

Q = U.I.t = 66000.20 = 1320000J

Hiệu suất của bếp: H=QiQ=110250013200000,84=84% 

Câu 5:

Chọn B

Giải

Vì R2 = 10  chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A nên I2 = 1A

Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: U = U1 = U2 = R2.I2 = 10.1 = 10V

Câu 6: 

Chọn B.

Tia 3 là tia khúc xạ vì tia tới và tia ló phải nằm trái phía nhau với bờ là pháp tuyến. Đồng thời tia sáng đi từ không khí vào thủy tinh có góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 7:

Chọn C.

Giải

Vẽ tia sáng tới phát ra từ đỉnh bức tranh qua quang tâm O của vật kính cho tia ló truyền thẳng cho ảnh A’ của A trên phim => A và A’ nằm trên cùng đường thẳng qua O.

ΔABOΔA'B'O=>ABA'B'=OBOB'

Chiều cao của vật AB là:

AB=OBOB'.A'B'=36012.2,5=75cm=0,75m

 Câu 8:

Chọn B.

Giải

Ta có:G=25f=>f=25G=255=5cm 

Câu 9:

Chọn C.

Giải.

Em thứ nhất chạy nhanh hơn em thứ hai nên trong thời gian t0 = 1s em thứ nhất chạy hơn em thứ hai một đoạn đường là:

s = s1 – s2 = v1.t0 – v.t0 = 4,8.1 – 4.1 = 0,8m.

Sau khoảng thời gian t (s), quảng đường em thứ nhất chạy hơn em thứ hai là:

S = 0,8.t

Em thứ nhất sẽ gặp em thứ hai lần đầu tiên sau thời gian t (s) khi mà quảng đường em thứ nhất chạy hơn em thứ hai trong khoảng thời gian đó bằng đúng chu vi một vòng chạy.

Khi đó ta có: S = 0,8.t = Cchu vi = 400 m

Vậy thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy là:t=4000,8=500s = 8 phút 20 giây.

Câu 10:

Chọn C.

Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính

Câu 11:

Chọn A.

Điện trở tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây =>  R1R2=S2S1

Câu 12: 

Chọn D.

Vì trong giai đoạn AB có sự cân bằng lực xảy ra nên tỉ số giữa lực kéo và lực cản bằng 1.

Câu 13:

Chọn D.

Giải

90 số = 90 kW.h = 90000 W

Công suất tiêu thụ điện năng trung bình là:

P=9000030.4=750W

Câu 14:

Chọn B.

Giải

Câu nói của học sinh là sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 15:

Chọn D.

Giải

Ta thất R1 nt (R2 // Rx)

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

RAB = R1 +  R2.RxR2+Rx=10Ω <=> 10 = 7 +12.Rx12+Rx 

=> Rx = 4

Câu 16:

Chọn B.

Vì ba quả cầu đều được nhúng trong nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau, quả 2 có thể tích lớn nhất nên lực đẩy Ác – si – mét tác dụng nên nó là lớn nhất.

Câu 17:

Chọn B.

Giải

Cường độ dòng điện định mức để đèn sáng bình thường là:

Iđm = Pđm /Uđm = 60/220 = 3/11 A = 0,27 A.

Như vậy khi I = 0,18 A < Iđm = 0,27 A thì đèn sáng yếu hơn bình thường.

Câu 18: 

Chọn D

Vì khi nhiệt độ của vật tăng lên thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên.

Câu 19:

Chọn D.

Động năng của gió thực hiện công làm quay cánh quạt của động cơ, chuyển hóa thành điện năng

Câu 20:

Chọn C.

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ => Đáp án C

Câu 21:

Chọn B.

Giải

 Để bếp hoạt động bình thường ta phải dùng hiệu điện thế 220V.

Cường độ dòng điện qua bếp:

 I=PU=880220=4A

Câu 22:

Chọn C

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Câu 23:

Chọn D.

Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị.

Câu 24:

Chọn A.

Ta có:

Q=I2Rt  và I=UR

=> Nhiệt lượng Q còn được tính bởi công thức khác: Q=UIt=U2tR

Câu 25:

Chọn D.

Áp dụng quy tắc bàn tay trái => Hình c đúng.

Câu 26:

Chọn A.

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

Câu 27:

Chọn C.

Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

Câu 28:

Chọn B.

Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang. Kim ampe kế bị lệch do dòng điện vuông góc với đường sức từ.

Câu 29:

Chọn A.

Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ càng lớn và càng gần thấu kính

Câu 30:

Chọn D.

Các phương án A, B, C không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi.

Câu 31:

Chọn A

Phần quay là nam châm tạo ra từ trường, phần đứng yên là cuộn dây tạo ra dòng điện, đinamô dùng nam châm vĩnh cửu, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm điện.

Câu 32:

Chọn A.

Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều

Câu 33: 

Chọn D.

   Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

Câu 34: 

Chọn D.

Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn

Câu 35: 

Chọn C.

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có

Q1 = Q2  m1.c1.Δt1 = m2.c2.Δt2

c2c1=m1m2.Δt1Δt2=2m2m2.Δt12Δt1=1

Vậy c1 = c2.

Câu 36:

Chọn C.

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Câu 37:

Chọn A. 

Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công.

Câu 38:

Chọn B.

Giải

v = 9 km/h = 2,5 m/s

Công mà con ngựa thực hiện: A = F.s => Công suất của con ngựa:P=At=F.st 

Mặt khác  v=st=>P=F.st=F.v=200.2,5=500 W

Câu 39:

Chọn D.

Năng lượng trong pin mặt trời được chuyển hóa từ quang năng thành điện năng.

Câu 40:

Chọn B.

Vật màu đỏ có đặc điểm tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

1 444 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: