Chương II Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BXD : Đầu tư phát triển hệ thống thoát nước
Số hiệu: | 13/VBHN-BXD | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Phạm Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 27/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 27/04/2020 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu hoặc ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã là chủ sở hữu đối với hệ thống thoát nước:
a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới;
c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp là chu sở hữu hệ thống thoát nước thuộc khu đô thị mới, khu công nghiệp do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư hoặc đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý hoặc đơn vị thoát nước được giao là chủ đầu tư xây dựng các công trình thoát nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn do mình quản lý.
2. Chủ đầu tư hệ thống thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là Ban quản lý xây dựng nông thôn xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xây dựng nông thôn xã không đủ năng lực thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
3. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư.
5. Công trình thoát nước do cộng đồng đóng góp, đại diện chủ đầu tư do cộng đồng quyết định.
1. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm tiêu thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, nâng cao độ bao phủ dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt và có sự phối hợp với các địa phương liên quan.
3. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước:
a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hệ thống thoát nước các đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
2. Tùy theo đặc điểm, quy mô dự án, tổ chức tư vấn khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước có tính chất lập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị phải thực hiện:
a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí dịch vụ thoát nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
b) Việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phải được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải thực hiện đồng bộ từ xây dựng nhà máy xử lý nước thải, mạng lưới thu gom, chuyển tải nước thải đến hộp đấu nối trên toàn bộ phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước.
Các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng được hỗ trợ:
1. Được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
2. Được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương.
3. Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành.
1. Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
2. Tiết kiệm đất xây dựng.
3. Quản lý, vận hành và bào dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.
4. Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
5. Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
6. An toàn và thân thiện với môi trường
7. Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong lương lai.
8. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.
9. Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.
10. Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp