Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | TCVN 7435-1:2004 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2005 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | 11602-1:2000 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1:2000
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY - BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY VÀ XE ĐẨY CHỮA CHÁY - PHẦN 1: LỰA CHỌN VÀ BỐ TRÍ
Fire protection – Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection and Installation
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 7435-1:2004 hoàn toàn tương đương với ISO 11602-1:2000
TCVN 7435-1:2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 21 Thiết bị Phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc lựa chọn và bố trí bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Tiêu chuẩn này được sử dụng vùng với TCVN 7435-2.
Bình và xe đẩy chữa cháy được xác định là phương tiện ban đầu để chữa cháy trong phạm vi giới hạn. Chúng vẫn cần thiết ngay cả khi đã được trang bị hệ thống chữa cháy sprinkler tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, hoặc được lắp cùng các thiết bị chữa cháy khác.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống được lắp cố định để dập tắt đám cháy, mặc dù các bộ phận của hệ thống có thể di chuyển được (như vòi phun, lăng phun chữa cháy được lắp vào hệ thống cung cấp chất chữa cháy).
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này là yêu cầu tối thiểu. Việc sử dụng bình và xe chữa cháy với số lượng nhiều hơn, công suất cao hơn hoặc cỡ lớn hơn, nói chung là nhằm tăng khả năng chữa cháy.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bình và xe chữa cháy trên máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông đường bộ.
TCVN 7602 (ISO 7165), Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Đặc tính và cấu tạo.
ISO 8421-1, Fire protection – Vocabulary – Part 1: General terms and phenomena of fire (Chữa cháy – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ chung và các hiện tượng cháy). TCVN 7027 (ISO 11601), Xe chữa cháy – Đặc tính và cấu tạo.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 8421-1 cùng với các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1. Hệ thống khép kín thu hồi bột chữa cháy (closed recovery system for extinguishing powder).
Hệ thống cho phép sử dụng lại bột chữa cháy.
Chú thích: Hệ thống dùng để thu hồi bột từ bình chứa cháy đến thùng thu hồi là khép kín để ngăn việc làm thất thoát chất chữa cháy vào trong không khí.
3.2. Hệ thống khép kín thu hồi halon (closed recovery system for halon)
Hệ thống dùng để chuyển halon giữa các bình chữa cháy, thùng cung cấp và thu hồi và nạp sao cho việc thất thoát halon ra khí quyển là nhỏ nhất.
3.3. Người có quyền (competent person)
Người được đào tạo và có kinh nghiệm cần thiết và được tiếp cận với các trang bị, dụng cụ, các phụ tùng thay thế và thông tin cần thiết (kể cả sách hướng dẫn sử dụng của người chế tạo), có năng lực tiến hành quy trình kiểm tra và nạp lại theo tiêu chuẩn này.
Chú thích: Xem phụ lục A của TCVN 7435-2
3.4. Chất tạo màng (film – forming media)
Các loại bọt tạo màng nước (AFFF) và bọt floprotein tạo màng (FFFF), bao gồm các loại thích hợp với dung môi phân cực (chất lỏng cháy hòa tan vào trong nước) và các loại không thích hợp với dung môi phân cực.
3.5. Bình chữa cháy (fire extinguisher)
Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
3.6. Mối nguy hiểm (hazards)
3.6.1. Mối nguy hiểm loại A (class A hazard)
Nguồn chất cháy có thể làm phát sinh và phát triển mạnh đám cháy loại A với các vật liệu ví dụ như gỗ, vải, giấy, cao su và chất dẻo.
3.6.2. Mối nguy hiểm loại B (class B hazard)
Nguồn chất cháy có thể làm phát sinh và phát triển mạnh đám cháy loại B với các vật liệu ví dụ như dầu, mỡ và sơn.
3.6.3. Mối nguy hiểm loại C (class C hazard)
Nguồn chất cháy có thể làm phát sinh và phát triển mạnh đám cháy loại B với các vật liệu ví dụ như khí thiên nhiên và khí propan.
3.6.4. Mối nguy hiểm loại D (class D hazard)
Nguồn chất cháy có thể làm phát sinh và phát triển mạnh đám cháy loại B với các vật liệu kim loại ví dụ như magiê, natri và kali.
3.7. Bình áp suất cao (high-pressure cylinder)
Bình có áp suất làm việc lớn hơn 2,5MPa ở 200C.
3.8. Kiểm tra (inspection)
Kiểm tra nhanh để đảm bảo rằng bình chữa cháy còn và sẽ sử dụng được.
Chú thích: Điều này đưa ra sự đảm bảo hợp lý rằng bình chữa cháy được nạp đầy và có thể sử dụng được. Việc này được thực hiện bằng cách nhìn thấy ở vị trí chỉ định chưa được sử dụng (khởi động) và chưa bị làm xáo trộn, không bị hư hỏng rõ ràng hoặc không có các điều kiện ngăn cản sự hoạt động của bình.
3.9. Bình áp suất thấp (low-pressure cylinder)
Bình có áp suất làm việc bằng hoặc nhỏ hơn 2,5MPa ở 200C.
3.10. Bảo dưỡng (maintenance) Kiểm tra toàn bộ bình.
Chú thích: Điều này đưa ra sự đảm bảo cao nhất rằng bình chữa cháy sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn. Bảo dưỡng bao gồm việc kiểm tra toàn bộ và các sửa chữa hoặc thay thế cần thiết. Khi bảo dưỡng thông thường phải thử thủy lực.
3.11. Bình chữa cháy không được nạp lại (non-rechargeable extinguisher, non-refillable extinguisher)
Bình chữa cháy không thể (hoặc không xác định để) thực hiện được việc bảo dưỡng toàn bộ, thử thủy lực và hoàn lại toàn bộ khả năng hoạt động theo tiêu chuẩn thực hành được công ty cung ứng thiết bị chữa cháy sử dụng.
3.12. Mức nguy hiểm cao nơi có người (occupancy hazard (high))
Vị trí mà ở đó có mặt lượng chất cháy loại A và các chất cháy được loại B, trong kho, trong sản xuất và/hoặc sản phẩm cuối cùng, là cao hơn hoặc bằng với mức dự kiến.
3.13. Mức nguy hiểm cao nơi có người (occupancy hazard (low))
Vị trí mà ở đó tổng lượng chất cháy loại A, kể cả đồ gỗ, đồ trang trí và đồ chứa là không đáng kể.
Chú thích: Sự phân loại này dự tính trước rằng phần chính của thuật ngữ bao gồm hoặc các chất không cháy được hoặc được sắp xếp như vậy là đám cháy không được lan truyền nhanh. Một lượng nhỏ của các chất cháy loại B được sử dụng cho máy chép hình (sao chép), xưởng nghệ thuật v.v... có nghĩa là chúng được tồn chứa trong các thùng kín và được bảo quản một cách an toàn.
3.14. Mức nguy hiểm trung bình khi có người (occupancy hazard (moderate))
Vị trí mà ở đó tổng lượng chất cháy loại A và các chất cháy loại B hiện diện lớn hơn số lượng được coi là mức nguy hiểm nơi có người thấp.
3.15. Bình chữa cháy xách tay (portable extinguisher)
Dụng cụ xách tay chứa chất chữa cháy có thể phun và hướng trực tiếp và đám cháy do tác động của áp suất bên trong.
Chú thích: Áp suất bên trong có thể được tạo bởi:
- Áp suất nén trực tiếp (sự tạo áp suất của bình chữa cháy ở thời điểm nạp bình), hoặc:
- Chai khí đẩy (sự tạo áp ở thời điểm sử dụng bằng cách làm giải phóng khí từ chai chứa riêng biệt vào bình chứa chất chữa cháy).
3.16. Công suất (rating)
Chỉ số so sánh kết hợp với việc phân loại ấn định cho bình chữa cháy và chỉ khả năng của chúng trong việc dập tắt đám cháy tiêu chuẩn.
3.17. Bình chữa cháy nạp lại được (rechargeable extinguisher – refillable extinguisher)
Bình chữa cháy có thể thực hiện được bảo dưỡng toàn bộ, kể cả việc kiểm tra bên trong bình chịu áp lực, thay thế toàn bộ các bộ phận và phụ tùng chất lượng (dưới tiêu chuẩn) và thử thủy lực.
Chú thích: Loại bình chữa cháy này có khả năng nạp lại được chất chữa cháy và khí đẩy, và khôi phục hoàn toàn khả năng hoạt động của nó bởi các tiêu chuẩn thực hành được các công ty cung cấp thiết bị chữa cháy sử dụng. Bình chữa cháy nạp lại được được ghi nhãn “Nạp lại ngay sau khi sử dụng” hoặc ghi các nhãn đơn giản tương đương.
3.18. Nạp lại (recharging)
Sự thay thế chất chữa cháy.
Chú thích: Điều này cũng bao gồm cả khí đẩy đối với một số loại bình nhất định.
3.19. Bình chữa cháy tự phun (self-expelling medium extinguisher)
Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy có áp suất hơi đủ để tự phun ở nhiệt độ vận hành bình thường.
3.20. Dịch vụ (service, servicing)
Quá trình bao gồm một hoặc nhiều hơn các công việc sau:
- Bảo dưỡng;
- Nạp lại;
- Thử thủy lực
3.21. Áp suất làm việc (service pressure)
Áp suất làm việc ở 200C được hiển thị trên đồng hồ đo áp suất hoặc đồng hồ chỉ báo và trên nhãn hiệu của bình nén trực tiếp, hoặc áp suất trong bình được vận hành nhờ chai khí đẩy bằng cách giải phòng khí từ chai khí đẩy vào bình chứa chất chữa cháy ở nhiệt độ 200C.
3.22. Áp suất thử (test pressure)
Áp suất thử bình chữa cháy và các bộ phận của bình khí chế tạo.
Chú thích: Áp suất thử ở bình được ghi trên nhãn hiệu hoặc trên thân bình chữa cháy.
3.23. Khoảng cách di chuyển (travel distance)
Khoảng cách mà mọi người phải di chuyển từ vị trí bất kỳ nào tới bình chữa cháy gần nhất.
3.24. Bình chữa cháy bằng nước (mater-type extinguisher)
Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy gốc nước như: nước, bọt (AFFF hoặc FFFP) và chất chống đông.
3.25. Xe đẩy chữa cháy (wheeled extinguisher)
Bình chữa cháy có khối lượng trên 20kg, có lắp bánh xe, được thiết kế để một người đẩy và sử dụng được.
4. PHÂN LOẠI, CÔNG SUẤT VÀ ĐẶC TÍNH CỦA BÌNH CHỮA CHÁY
4.1. Bình chữa cháy được phẩn loại để sử dụng phù hợp đối với loại đám cháy và được các phòng thử nghiệm xác định về hiệu quả chữa cháy tương đối. Điều đó dựa trên cơ sở phân loại đám cháy và khả năng chữa cháy được xác định bằng phép thử dập lửa.
4.2. Phân loại đám cháy như sau
- Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng.
- Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.
- Loại C: Đám cháy của các chất khí.
- Loại D: Đám cháy của kim loại.
4.3. Việc phân loại và hệ thống công suất được viện dẫn trong tiêu chuẩn này được mô tả trong TCVN 7026:2002 và TCVN 7027:2002.
4.4. Bình chữa cháy được sử dụng tuân theo TCVN 7026:2002 và TCVN 7027:2002.
4.5. Việc nhận dàng và tổ chức chứng nhận, phân loại bình chữa cháy và công suất, tiêu chuẩn đặc tính mà bình chữa cháy đạt được phải ghi nhãn một cách rõ ràng trên từng bình chữa cháy.
5.1. Bình chữa cháy phải được bảo quản trong điều kiện nạp đầy và sử dụng được và phải được để liên tục ở đúng nơi quy định trong suốt thời gian chưa sử dụng.
5.2. Bình chữa cháy phải được đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và dễ lấy ngay lập tức khi có cháy. Tốt nhất chúng được để ở trên đường đi, kể cả trên lối ra vào.
5.3. Hộp để bình chữa cháy không được khóa.
Lưu ý: Ở những nơi mà bình chữa cháy là đối tượng dễ bị phá hoại, có thể sử dụng các hộp đựng được khóa, miễn là có cách vào được phòng ngay lập tức.
5.4. Bình chữa cháp không được bị che khuất hoặc không nhìn rõ.
Lưu ý: Trong các phòng lớn và ở các vị trí nhất định, khi không được phép có các chướng ngại (cản trở) nhìn thấy được, phải có các cách để chỉ dẫn rõ nơi đặt bình chữa cháy.
5.5. Bình chữa cháy phải được đặt trên giá móc hoặc công xon hoặc đặt trong hộp trừ xe đẩy chữa cháy.
5.6. Bình chữa cháy được bố trí trong điều kiện dễ bị di chuyển thì phải được đặt vào trong các giá được thiết kế chuyên dụng.
5.7. Bình chữa cháy được bố trí trong điều kiện dễ bị hư hỏng do va đập cơ học thì phải được bảo vệ chống va đập.
5.8. Bình chữa cháy có khối lượng cả bì không lớn hơn 18kg phải được bố trí sao cho đỉnh của bình không cao hơn mặt sàn quá 1,5m. Bình chữa cháy có khối lượng cả bì lớn hơn 18kg (trừ loại xe đẩy chữa cháy) phải được bố trí sao cho đỉnh của bình không cao hơn mặt sàn quá 1,0m. Khe hở giữa đáy bình được treo trên giá hoặc công xon và mặt sàn không được nhỏ hơn 3cm.
5.9. Khi các bản hướng dẫn sử dụng được treo hoặc để ở vị trí dành riêng, các bản hướng dẫn này phải đối diện hoặc hướng nhiều nhất vào hướng đi qua lại.
5.10. Khi bình chữa cháy được bố trí trong hộp kín mà các hộp này ở ngoài trời hoặc chịu nhiệt độ cao, các hộp này phải có lỗ thông gió.
5.11. Các bình chữa cháy không được đặt ở vùng có nhiệt độ nằm ngoài giới hạn nhiệt độ ghi trên bình, hoặc đặt ở nơi có nhiệt độ cao tỏa ra từ các nguồn nhiệt.
5.12. Đơn vị đo trong tiêu chuẩn này phù hợp với hệ đơn vị SI. Một số đơn vị đo (ví dụ cm, bar và lít) nằm ngoài nhưng có thể nhận biết bằng hệ SI, có thể xuất hiện vì chúng thường được sử dụng trong phòng cháy. Xem ISO 1000.
6.1. Quy định chung
Việc lựa chọn bình chữa cháy đối với từng trường hợp nhất định phải được xác định theo tính chất và mức độ của đám cháy, kết cấu và vị trí, nơi có người, các mối nguy hiểm phải đối phó, điều kiện nhiệt độ phòng và các yếu tố khác. Số lượng, công suất, việc bố trí và giới hạn sử dụng của các bình chữa cháy được quy định đáp ứng các yêu cầu của điều 7.
6.2. Bình chữa cháy halon
Việc sử dụng bình chữa cháy halon phải được giới hạn ở nơi mà chất chữa cháy sạch cần thiết để dập tắt đám cháy một cách hiệu quả mà không làm hư hỏng thiết bị hoặc khu vực bảo vệ, hoặc ở nơi mà việc sử dụng chất chữa cháy khác có thể gây nguy hiểm đối với con người trong khu vực này.
6.3. Lựa chọn theo mối nguy hiểm
6.3.1. Bình chữa cháy được lựa chọn theo các mối nguy hiểm phải bảo vệ.
6.3.2. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại A phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại A thích hợp.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon, xem 6.2.
6.3.3. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại B phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại B thích hợp.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon, xem 6.2.
6.3.4. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại C phải là loại bình chữa cháy bằng bột.
6.3.5. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại D phải là loại thích hợp cho việc chữa cháy kim loại cháy được.
6.3.6. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm liên quan đến thiết bị điện phải là loại cácbon đioxít, bột, halon hoặc các loại chất chữa cháy gốc nước đã được thử nghiệm vì thích hợp cho sử dụng. Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon, xem 6.2.
Bình chữa cháy cácbon đioxít được trang bị loa phun kim loại không được coi là an toàn đối với việc sử dụng trong đám cháy liên quan đến thiết bị điện.
Bình chữa cháy bằng bột có thể dập tắt hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ.
6.4. Lựa chọn cho đám cháy chất khí nén và chất lỏng cháy nén
6.4.1. Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy khác bột nói chung không có hiệu quả đối với đám cháy khí nén và chất lỏng cháy nén. Việc lựa chọn bình chữa cháy cho loại nguy hiểm này được thực hiện trên cơ sở các khuyến nghị của nhfa sản xuất các thiết bị chuyên dùng này. Hệ thống bình chữa cháy có lưu lượng phun hiệu quả đối với đám cháy loại B không sử dụng cho loại đám cháy này. Việc sử dụng vòi phun đặc biệt và công suất của chất chữa cháy được quy định để đối phó với các mối nguy hiểm đó.
Cảnh báo: Không mong muốn cố gắng dập tắt loại đám cháy này trừ khi có đảm bảo hợp lý rằng có thể ngắt ngay lập tức nguồn năng lượng này.
6.4.2. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại B ba chiều bao gồm: vật liệu loại B di động, như chất lỏng cháy đang rót, chuyển động hoặc chảy nhỏ giọt, phải được lựa chọn trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo bình chữa cháy. Hệ thống sử dụng bình chữa cháy công suất trong đám cháy loại B (chất lỏng cháy ở độ sâu) không được sử dụng trực tiếp cho các loại nguy hiểm này.
Chú thích: Phải cân nhắc việc lắp đặt hệ thống cố định cho các mối nguy hiểm như vậy khi sử dụng.
6.4.3. Bình chữa cháy sử dụng để dập tắt đám cháy chất lỏng hoặc cháy tan trong nước, như: rượu, ete, halon v.v... không phải là loại AFFF hoặc FFFP trừ khi chất chữa cháy đã được thử đặc biệt và được xác định là thích hợp cho việc sử dụng loại chất chữa cháy này.
6.4.4. Xe đẩy chữa cháy phải được xem xét để chống lại các mối nguy hiểm trong vùng nguy hiểm cao hoặc khi có yêu cầu:
- Lưu lượng chất chữa cháy rất lớn;
- Tầm phun xa của chất chữa cháy tăng;
- Cần lượng chất chữa cháy tăng.
7.1. Yêu cầu chung
7.1.1. Số lượng bình chữa cháy tối thiểu cần để bảo vệ các mối nguy hiểm phải được xác định theo các quy định trong điều này.
Các bình chữa cháy bổ sung có thể được bố trí để tạo ra việc bảo vệ thích hợp hơn đối với các mối nguy hiểm đặc biệt. Phải xem việc bảo vệ các đồ vật tồn chứa cao và các mối nguy hiểm khác yêu cầu các bình chữa cháy có khả năng phun thẳng đứng thích hợp. Bình chữa cháy có công suất nhỏ hơn quy định trong bảng 1 và bảng 2 có thể được lắp đặt, cung cấp nhưng không được sử dụng chúng để thực hiện các yêu cầu bảo vệ tối thiểu của điều này.
7.1.2. Bình chữa cháy phải được trang bị để bảo vệ cả kết cáu của công trình, nếu dễ cháy, và chống lại các mối nguy hiểm ẩn chứa bên trong.
7.1.3. Phải trang bị các bình chữa cháy thích hợp đối với đám cháy loại A để bảo vệ công trình được quy định.
7.1.4. Phải trang bị các bình chữa cháy thích hợp đối với đám cháy loại A, B, C hoặc D nếu chúng có thể có mặt để bảo vệ các thành phần của công trình.
7.1.5. Các bình chữa cháy được trang bị để bảo vệ các công trình cũng có thể được xem xét để bảo vệ nơi có người ở có khả năng cháy loại A.
7.1.6. Công trình có mối nguy hiểm loại B và/hoặc loại C phải có các bình chữa cháy loại A theo tiêu chuẩn để bảo vệ công trình, cộng với các bình chữa cháy loại B và/hoặc loại C bổ sung. Khi bình chữa cháy có nhiều hơn 1 loại, các bình chữa cháy phải được xem xét để thỏa mãn các yêu cầu của từng loại.
7.1.7. Khu vực có người phải được phân loại thành mối nguy hiểm thấp, mối nguy hiểm trung bình hoặc mối nguy hiểm cao (xem 3.12 đến 3.14). Khu vực được giới hạn với mức độ nguy hiểm cao hơn hoặc thấp hơn phải được bảo vệ theo quy định. Cũng cần phải xem xét số lượng nơi có người, lứa tuổi của họ, và khả năng sơ tán của họ trong trường hợp xảy ra cháy.
7.1.8. Trong mỗi tầng, diện tích được bảo vệ và khoảng cách di chuyển được xác định trên cơ sở các bình chữa cháy được bố trí phù hợp với bảng 1 và 2.
7.2. Việc bố trí và công suất bình chữa cháy với mối nguy hiểm loại A
7.2.1. Bình chữa cháy đối với các loại nguy hiểm khác nhau được cung cấp trên cơ sở bảng 1.
Bảng 1
Loại nguy hiểm |
Công suất bình chữa cháy nhỏ nhất |
Khoảng cách di chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy, m |
Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy, m2 |
Thấp |
2-A |
20 |
300 |
Trung bình |
3-A* |
20 |
150 |
Cao |
4-A* |
15 |
100 |
* Hai bình chữa cháy kiểu nước công suất 2-A được bố trí liền kề có thể được sử dụng để thực hiện các yêu cầu đối với bình chữa cháy công suất 3-A hoặc 4-A. |
7.2.2. Mỗi tầng (sàn) phải được trang bị ít nhất hai bình chữa cháy như quy định trong bảng 1.
Lưu ý: Đối với tầng có diện tích nhỏ hơn 100m2 có thể chỉ trang bị 1 bình chữa cháy.
7.2.3. Các yêu cầu bảo vệ có thể được thực hiện bằng các bình chữa cháy có công suất lớn hơn, miễn là khoảng cách di chuyển tới các bình chữa cháy không vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 1.
7.3. Việc bố trí và công suất bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B, trừ mối nguy hiểm của chất lỏng cháy có chiều dày có thể đánh giá được (quá 0,6cm) và đối với mối nguy hiểm loại C.
7.3.1. Các bình chữa cháy dùng cho các loại nguy hiểm này phải được trang bị trên cơ sở bảng 2.
Lưu ý: Bình chữa cháy công suất nhỏ hơn, dùng cho các mối nguy hiểm riêng nhỏ bên trong khu vực nguy hiểm chung, có thể được sử dụng nhưng không được xem xét như là thực hiện bất kỳ phần nào của các yêu cầu trong bảng 2.
Bảng 2
Loại nguy hiểm |
Công suất chữa cháy lớn nhất |
Khoảng cách di chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy, m |
Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy, m2 |
Thấp |
55 B |
15 |
300 |
Trung bình |
144 B |
15 |
150 |
Cao |
233 B |
15 |
100 |
Đối với đám cháy chất khí và chất lỏng cháy nén, xem bảng 6.4.
Đối với đám cháy liên quan đến chất lỏng cháy tan trong nước, xem 6.4.3.
7.3.2. Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy công suất nhỏ hơn để thực hiện các yêu cầu bảo vệ trong bảng 2.
Lưu ý: Có thể sử dụng tới 3 bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP, nếu tổng công suất của chúng bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất, để thực hiện các yêu cầu của một bình chữa cháy với công suất quy định.
7.3.3. Các yêu cầu bảo vệ có thể được thực hiện bằng các bình chữa cháy có công suất hơn, nếu khoảng cách di chuyển đến các bình này không vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 2.
7.3.4. Mỗi tầng phải được trang bị ít nhất hai bình chữa cháy như quy định trong bảng 2.
Lưu ý: Đối với tầng diện tích nhỏ hơn 100m2 có thể chỉ trang bị một bình chữa cháy.
7.4. Việc bố trí và kích cỡ bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B của chất lỏng cháy ở chiều dày quá 0,6cm
7.4.1. Không được bố trí bình chữa cháy như là biện pháp bảo vệ duy nhất đối với mối nguy hiểm do chất lỏng cháy ở độ sâu, có thể xác định được (lớn hơn 0,6cm) khi diện tích bề mặt lớn hơn 1m2.
7.4.2. Đối với chất lỏng cháy ở độ sâu có thể xác định được như ở trong thùng nhúng hoặc thùng tôi, phải trang bị bình chữa cháy loại B trên cơ sở thế chữa cháy ít nhất 144B trên 1 mét vuông (144B/m2) của diện tích cháy ước lượng lớn nhất.
Chú thích 1: Khi hệ thống hoặc thiết bị chữa cháy tự động được chuẩn y lắp đặt đối với mối nguy hiểm chất lỏng cháy, có thể bỏ bình chữa cháy xách tay loại B. Khi bị loại bỏ, bình chữa cháy loại B được trang bị theo phạm vi của 7.3.1 để bảo vệ các vùng nguy hiểm riêng của các mối nguy hiểm được bảo vệ đó.
Chú thích 2: Bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP có thể được trang bị trên cơ sở 89B cho 1m2 của nơi có mối nguy hiểm.
7.4.3. Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy có công suất thấp hơn để thay thế bình chữa cháy được quy định với thùng chứa lớn nhất.
Chú thích: Có thể sử dụng đến 3 bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP để thực hiện các yêu cầu của một bình chữa cháy có công suất quy định, nếu tổng công suất của các bình đó bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất.
7.4.4. Khi kích thước của mối nguy hiểm loại B có ở độ sâu có thể xác định được không thể bảo vệ được bằng bình chữa cháy xách tay, có thể xem xét việc sử dụng xe đẩy chữa cháy nếu chúng có khả năng chống lại mối nguy hiểm đó. Khi sử dụng các xe đẩy chữa cháy như vậy, bình chữa cháy xách tay loại B cũng được trang bị theo 7.3.1 để bảo vệ khu vực lân cận vùng nguy hiểm đó.
7.4.5. Khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy không được quá 15m.
7.4.6. Các mối nguy hiểm phân tán hoặc cách xa nhau nhiều phải được bảo vệ riêng. Bình chữa cháy ở gần mối nguy hiểm phải được bố trí để có thể tiếp cận được khi có cháy mà không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
7.5. Cỡ bình chữa cháy và việc bố trí đối với mối nguy hiểm điện
7.5.1. Mối nguy hiểm điện bao gồm cả mối nguy hiểm trực tiếp xung quanh thiết bị điện.
7.5.2. Tùy theo mối nguy hiểm là loại A hoặc loại B, kích cỡ và nơi bố trí các bình chữa cháy phải trên cơ sở mối nguy hiểm loại A hoặc loại B đã biết.
7.5.3. Nơi có các thiết bị điện, các bình chữa cháy phải được đảm bảo là thích hợp cho việc sử dụng trên các thiết bị điện và được ghi nhãn như vậy.
Thiết bị điện phải được ngắt càng nhanh càng tốt để chống cháy lại.
7.6. Cỡ bình chữa cháy và việc bố trí đối với mối nguy hiểm loại D
7.6.1. Phải trang bị bình chữa cháy loại D đối với các mối nguy hiểm do kim loại cháy gây ra.
7.6.2. Khoảng cách di chuyển tới bình chữa cháy loại D không được quá 20m.
7.6.3. Cỡ và số lượng bình chữa cháy được xác định trên cơ sở kim loại cháy riêng, cỡ hạt vật lý của chúng và diện tích bao phủ.
TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1:2000
FIRE PROTECTION – PORTABLE AND WHEELED FIRE EXTINGUISHERS - PART 1: SELECTION AND INSTALLATION
FOREWORD
The TCVN 7435-1:2004 is entirely identical to ISO 11602-1:2000
The TCVN 7435-1:2004 is compiled by the Department of Technical Standard TCVN/TC 21 on firefighting facilities, proposed by the Directorate for Standards, Metrology, and Quality, and promulgated by the Ministry of Science and Technology.
This Standard prescribes requirements pertaining to selection and installation of portable and wheeled fire extinguishers. This Standard should be used in conjunction with the TCVN 7435-2.
Portable and wheeled fire extinguishers are intended as a first line of defence against fires of limited size. They are necessary even when automatic sprinkler system, wall-mounted firefighting is installed as stand-alone measures or in combination with other firefighting facilities.
This Standard does not apply to stationary systems for extinguishing fire despite parts thereof are portable (such as nozzles, hoses attached to extinguishant delivering system).
The requirements specified in this document are minimum requirements. The use of portable and wheeled fire extinguishers at a greater quantity, at a greater capacity, or at a greater size will, in general, improve protection.
This Standard does not apply to portable and wheeled fire extinguishers aboard aircrafts, watercrafts, and road vehicles.
TCVN 7602 (ISO 7165), Firefighting – Portable extinguishers – Characteristics and design.
ISO 8421-1, Fire protection – Vocabulary – Part 1: General terms and phenomena of fire.
TCVN 7027 (ISO 11601), Wheeled fire extinguishers – Characteristics and design.
This Standard uses terms and definitions set forth under the ISO 8421-1 and the followings:
3.1. Closed recovery system for extinguishing powder.
Means a system that allows reuse of extinguishing powders.
Note: The system allows for the recovering and transferring of powders from extinguishers to recovery containers that are closed to prevent the media from leaking into the air.
3.2. Closed recovery system for halon
Means a system that transfers halon between extinguishers and supply tanks, recovers, and refills in a manner that minimizes halon leak to the atmosphere.
3.3. Competent person
Means a person with the necessary training and experience and access to equipment, instruments, replacement parts, and information (including instruction manuals of manufacturers) and capable of inspecting and refilling in accordance with procedures detailed in this document.
Note: See Appendix A of TCVN 7435-2
3.4. Film-forming media
Means aqueous film forming foam (AFFF) and film forming fluoroprotein foam (FFFP), including types suitable with polar solvents (water-soluble flammable liquids) and types not suitable with polar solvents.
3.5. Fire extinguisher
Means portable and wheeled extinguishers.
3.6. Hazards
3.6.1. Class A hazard
Means fuel sources where Class A fires, involving materials such as wood, cloth, paper, rubber and many plastics, may be expected to develop.
3.6.2. Class B hazard
Means fuel sources where Class B fires, involving materials such as oils, greases and paints, may be expected to develop.
3.6.3. Class C hazard
Means fuel sources where Class C fires, involving materials such as natural and propane gas, may be anticipated.
3.6.4. Class D hazard
Means fuel sources where Class D fires, involving materials such as magnesium, sodium and potassium, may be anticipated.
3.7. High-pressure cylinder
Means a cylinder having a service pressure greater than 2,5 MPa at 20oC.
3.8. Inspection
Means brief inspection which ensures that fire extinguishers are available and functional.
Note: This is intended to give reasonable assurance that the extinguisher is fully charged and operable. This is done by observing that seeing that it is in its designated place, that it has not been actuated or tampered with, and that there is no obvious damage or condition to prevent its operation.
3.9. Low-pressure cylinder
Means a cylinder having a service pressure of 2,5 Mpa or lower at 20 oC.
3.10. Maintenance
Means thorough examination of the extinguisher.
Note: This is intended to give maximum assurance that an extinguisher will operate effectively and safely. It includes a thorough examination and any necessary repair or replacement. It will normally reveal if hydrostatic testing is required.
3.11. Non-rechargeable extinguisher, non-refillable extinguisher
Means fire extinguisher that is not capable of (nor intended for) undergoing complete maintenance, hydrostatic testing, and being restored to its full operating capability by the standard practices used by fire equipment service companies.
3.12. Occupancy hazard (high)
Means location where the total amount of Class A combustibles and Class B flammables present, in storage, production use and/or finished product, is over and above those expected under moderate hazard occupancies.
3.13. Occupancy hazard (low)
Means location where the total amount of Class A combustible materials, including furnishings, decorations, and contents, is of minor quantity.
Note: This classification anticipates that the majority of items contained are either non-combustible or so arranged that a fire is not likely to spread rapidly. Small amounts of Class B flammables used for duplicating machines, art departments, etc., are included provided that they are kept in closed containers and safely stored.
3.14. Occupancy hazard (moderate)
Means location where the total amount of Class A combustibles and Class B flammables are present in greater amounts than expected under low hazard occupancies
3.15. Portable extinguisher
Means portable appliance containing an extinguishing medium which can be discharged and directed onto a fire by the action of internal pressure.
Note: The internal pressure may be provided by:
- a stored pressure (pressurization of the extinguishing medium container at the time of charging), or
- a gas cartridge (pressurization at the time of use through the release of gas from a separate cylinder into the medium container).
3.16. Rating
Means comparative number associated with the classification assigned to an extinguisher and indicative of its capability in the extinguishment of a standard fire.
3.17. Rechargeable extinguisher - refillable extinguisher
Means fire extinguisher capable of undergoing complete maintenance, including internal inspection of the pressure vessel, replacement of all substandard parts and seals, and hydrostatic testing.
Note: This type of extinguisher is capable of being recharged with media and propellant, and restored to its full operating capability by the standard practices used by fire equipment service companies. Rechargeable (refillable) extinguishers are marked "Recharge Immediately After Any Use" or with a similar equivalent marking.
3.18. Recharging
Means replacement of the extinguishing medium.
Note: This also includes the propellant for certain types of extinguishers.
3.19. Self-expelling medium extinguisher
Means extinguisher in which the medium has sufficient vapour pressure at normal operating temperatures to expel itself
3.20. Service, servicing
Means process which includes one or more of the following:
- Maintenance;
- Recharging;
- Hydrostatic testing
3.21. Service pressure
Means normal operating pressure at 20 oC as indicated on the pressure gauge or indicator and nameplate of a stored pressure extinguisher, or the pressure developed in a cartridge-operated extinguisher upon release of the gas from the cartridge into the medium container at a temperature of 20 oC.
3.22. Test pressure
Means pressure at which the extinguisher or its components were tested at time of manufacture.
Note: The pressure at which the shell was tested is shown on the nameplate or the extinguisher body.
3.23. Travel distance
Means distance a person must travel from any point to the closest appropriate extinguisher.
3.24. Water-type extinguisher
Means a fire extinguisher which contains a water-based medium, such as water, foam (AFFF or FFFP) and antifreeze.
3.25. Wheeled extinguisher
Means a fire extinguisher having a total mass of more than 20 kg, mounted on wheels, which is designed to be transported and operated by one person.
4. CLASSIFICATIONS, RATINGS AND PERFORMANCE OF EXTINGUISHERS
4.1. Extinguishers are classified for use on certain classes of fires and rated for relative extinguishing effectiveness by testing laboratories. This is based on the classification of fires and the fire-extinguishing potentials as determined by fire tests.
4.2. Fire classifications are as follows
- Class A: fires involving solid materials, usually of an organic nature, in which combustion normally takes place with the formation of glowing embers.
- Class B: fires involving liquids or liquefiable solids;
- Class C: fires involving combustible gases;
- Class D: fires involving combustible metals.
4.3. The classification and rating systems referenced in this document are those described in TCVN 7026:2002 and TCVN 7027:2002.
4.4. Extinguishers shall be in accordance with TCVN 7026:2002 and TCVN 7027:2002.
4.5. The identification of the certification organization, the fire-extinguishing classification and rating and the performance standard that the extinguisher meets are clearly marked on each extinguisher.
5.1. Extinguishers shall be maintained in a fully charged and operable condition, and shall be kept in their designated places at all times when they are not being used.
5.2. Extinguishers shall be conspicuously located where they will be readily accessible and immediately available in the event of fire. Preferably they shall be located along normal paths of travel, including exits from areas.
5.3. Cabinets housing extinguishers shall not be locked.
Note: Where extinguishers are subject to vandalism, locked cabinets may be used provided they include means of emergency access.
5.4. Extinguishers shall not be obstructed or obscured from view.
Note: In large rooms and in certain locations where visual obstruction cannot be completely avoided, means shall be provided to indicate the location of the extinguishers.
5.5. Extinguishers shall be installed on hangers or in brackets, or mounted in cabinets, unless the extinguishers are of the wheeled type.
5.6. Extinguishers installed under conditions where they are subject to dislodgement shall be installed in specifically designed brackets.
5.7. Extinguishers installed under conditions where they may be subject to physical damage shall be protected from impact.
5.8. Extinguishers having a gross mass of 18 kg or less shall be installed so that the top of the extinguisher is not more than 1,5 m above the floor. Extinguishers having a gross mass greater than 18 kg (except wheeled types) shall be installed so that the top of the extinguisher is not more than 1,0 m above the floor. The clearance between the bottom of extinguishers mounted on hangers or brackets and the floor shall not be less than 3 cm.
5.9. When mounted or placed in their intended location, the operating instructions shall face outwards or towards the most likely direction of access.
5.10. Where extinguishers are installed in closed cabinets that are located outdoors, or are exposed to elevated temperatures, such cabinets shall be provided with ventilation openings.
5.11. Extinguishers shall not be installed in areas where temperatures are outside the range marked on the extinguisher, or where they may be exposed to elevated temperatures from heating sources.
5.12. Units of measurement in this document are in accordance with the International System of Units (SI). Some units (e.g. cm, bar and litre), outside of but recognized by SI, may appear as they are commonly used in international fire protection. See ISO 1000.
6.1. General provisions
The selection of extinguishers for a given situation shall be determined by the character and extent of the fires anticipated, the construction and occupancy of the individual property, the hazard to be protected against, the ambient temperature conditions, and other factors. The number, rating, placement and limitations of use of the required extinguishers shall meet the requirements of Article 7.
6.2. Halon fire extinguishers
The use of halon fire extinguishers shall be limited to applications where a clean medium is necessary to extinguish fire efficiently without damaging the equipment or area being protected, or where the use of alternative media could cause a hazard to personnel in the area.
6.3. Selection by hazard
6.3.1. Extinguishers shall be selected for the specific class(es) of hazards to be protected against.
6.3.2. Extinguishers for protection against Class A hazards shall be selected from extinguishers with the appropriate Class A rating.
Note: For halon-type extinguishers, see 6.2.
6.3.3. Extinguishers for protection against Class B hazards shall be selected from extinguishers with the appropriate Class B rating.
Note: For halon-type extinguishers, see 6.2.
6.3.4. Extinguishers for protection against Class C hazards shall be of the powder type.
6.3.5. Extinguishers and extinguishing media for protection against Class D hazards shall be of types suitable for use on the specific combustible-metal hazards.
6.3.6. Extinguishers for protection against hazards which involve energized electrical equipment shall be of the carbon dioxide, powder, halon, or water-based types which have been tested and found suitable for this application. Note: For halon-type extinguishers, see 6.2.
Carbon dioxide extinguishers equipped with metal horns are not considered safe for use on fires involving energized electrical equipment.
While powder extinguishers may be effective in extinguishing fires in delicate electronic equipment, the residue from their media may seriously damage the equipment they are intended to protect.
6.4. Selection for pressurized flammable liquid and gas fires
6.4.1. Extinguishers containing media other than powder are relatively ineffective on pressurized flammable liquids and pressurized gas fires. The selection of extinguishers for this type of hazard shall be made on the basis of recommendations by the manufacturers of this specialized equipment. The system used to rate the effectiveness of extinguishers on Class B fires (flammable liquids in depth) is not applicable to these types of hazard. It has been determined that special nozzle design and rates of media application are required to cope with such hazards.
Warning: It is undesirable to attempt to extinguish this type of fire unless there is reasonable assurance that the source of fuel can be promptly shut off.
6.4.2. Extinguishers for three-dimensional Class B hazards involving Class B materials in motion, such as pouring, running or dripping flammable liquids, shall be selected on the basis of recommendations by the manufacturers of the extinguishers. The system used to rate extinguishers on Class B fires (flammable liquids in depth) is not directly applicable to this type of hazard.
Note: The installation of fixed systems for such hazards should be considered when applicable.
6.4.3. Extinguishers for use on water-soluble flammable liquid fires, such as alcohols, esters, ketones, etc., shall not be of the AFFF or FFFP type unless the extinguishing medium has been specifically tested and found to be suitable for such applications.
6.4.4. Wheeled extinguishers shall be considered for hazard protection in high hazard areas or where
- High media flow rates are required;
- Increased media stream range is required;
- Increased media capacity is required.
7. DISTRIBUTION OF EXTINGUISHERS
7.1 General requirements
7.1.1. The minimum number of extinguishers needed to protect a hazard shall be determined as outlined in this Article.
Additional extinguishers may be installed to provide more suitable protection for special hazards. Consideration shall be given to the protection of high storage items and other hazards requiring extinguishers with a suitable vertical range. Extinguishers having ratings less than specified in Tables 1 and 2 may be installed, provided they are not used to fulfill the minimum protective requirements of this Article.
7.1.2. Extinguishers shall be provided for the protection of both the building structure, if combustible, and the hazards contained therein.
7.1.3. Required building protection shall be provided by extinguishers suitable for Class A fires.
7.1.4. Protection of building contents shall be provided by extinguishers suitable for such Class A, B, C or D fire hazards as may be present.
7.1.5. Extinguishers provided for building protection may be considered also for the protection of occupancies having a Class A fire potential.
7.1.6. Buildings having Class B and/or Class C hazards shall have a standard complement of Class A extinguishers for building protection, plus additional Class B and/or Class C extinguishers. Where extinguishers have more than one letter classification, they may be considered to satisfy the requirements of each letter class.
7.1.7. Occupancies shall be classified generally as low hazard, moderate hazard, or high hazard occupancies (see 3.12 to 3.14). Limited areas with greater or lesser hazards shall be protected as required. Consideration shall also be given to the number of occupants, their ages, and their ability to evacuate in the case of fire.
7.1.8. On each floor level, the area protected and the travel distances are based on extinguishers installed in accordance with Tables 1 and 2.
7.2. Fire extinguisher ratings and placement for Class A hazards
7.2.1. Fire extinguishers for the different types of hazards shall be provided on the basis of Table 1.
Table 1
Type of hazard |
Minimum extinguisher rating |
Maximum travel distance to extinguisher, m |
Maximum area per extinguisher, m2 |
Low |
2-A |
20 |
300 |
Average |
3-A* |
20 |
150 |
High |
4-A* |
15 |
100 |
* Two 2-A rated water-type extinguishers, provided they are installed adjacent to each other, may be used to fulfill the requirements of one 3-A or 4-A rated extinguisher. |
7.2.2. At least two extinguishers as recommended in Table 1 shall be provided per storey (floor).
Note: For storeys having an area of less than 100 m2, one extinguisher may be provided.
7.2.3. The protection requirements may be fulfilled with extinguishers of higher ratings, provided the travel distance to such larger extinguishers does not exceed the distance shown in Table 1.
7.3. Extinguisher rating and placement for Class B hazards other than hazards in flammable liquids of appreciable depth (in excess of 0,6 cm) and for Class C hazards.
7.3.1. Extinguishers for the listed types of hazard shall be provided on the basis of Table 2.
Note: Extinguishers of lesser rating, for small specific hazards within the general hazard area, may be used, but shall not be considered as fulfilling any part of the requirements of Table 2.
Table 2
Type of hazard |
Maximum extinguisher rating |
Maximum travel distance to extinguisher, m |
Maximum area per extinguisher, m2 |
Low |
55 B |
15 |
300 |
Average |
144 B |
15 |
150 |
High |
233 B |
15 |
100 |
For pressurized flammable liquid and gas fires, see 6.4.
For fires involving water-soluble flammable liquids, see 6.4.3.
7.3.2. Two or more extinguishers of lower rating shall not be used to fulfill the protection requirements of Table 2.
Note: Up to three AFFF- or FFFP-type extinguishers, provided the sum of their ratings equals or exceeds the minimum required rating, may be used to fulfill the requirements of a single extinguisher of the required rating.
7.3.3. The protection requirements may be fulfilled with extinguishers of higher ratings, provided the travel distance to such larger extinguishers does not exceed the distance shown in Table 2.
7.3.4. At least two extinguishers as recommended in Table 2 shall be provided per storey (floor).
Note: For storeys having an area of less than 100 m2, one extinguisher may be provided.
7.4. Extinguisher size and placement for Class B hazards in flammable liquids of appreciable depth (in excess of 0,6 cm)
7.4.1. Extinguishers shall not be installed as the sole protection for flammable liquid hazards of appreciable depth (greater than 0,6 cm) where the surface area exceeds 1 m2.
7.4.2. For flammable liquid hazards of appreciable depth, such as in dip or quench tanks, a Class B extinguisher shall be provided on the basis of at least 144 numerical units of Class B extinguishing potential per square meter of the estimated maximum fire area.
Note 1: Where approved automatic fire protection devices or systems have been installed for a flammable liquid hazard, additional portable Class B fire extinguishers may be waived. Where so waived, Class B extinguishers shall be provided as covered in 7.3.1 to protect areas in the vicinity of such protected hazards.
Note 2: AFFF- or FFFP-type extinguishers may be provided on the basis of 89B of protection per square meter of hazard.
7.4.3. Two or more extinguishers of lower ratings shall not be used in lieu of the extinguisher required for the largest tank.
Note: Up to three AFFF- or FFFP-type extinguishers may be used to fulfill the requirements of a single extinguisher of the required rating, provided the sum of their ratings equals or exceeds the minimum required rating.
7.4.4. When the size of a Class B hazard of appreciable depth is such that it cannot be protected by portable extinguishers, the use of a wheeled extinguisher may be considered when it can be demonstrated that it is capable of protecting against the hazard. Where so used, Class B portable extinguishers shall also be provided, as covered in 7.3.1, to protect areas in the vicinity of such a hazard.
7.4.5. Travel distances to extinguishers shall not exceed 15 m.
7.4.6. Scattered or widely separated hazards shall be individually protected. An extinguisher in the proximity of a hazard shall be carefully located to be accessible in the presence of a fire without undue danger to the operator.
7.5. Extinguisher size and placement for electrical hazards
7.5.1. Electrical hazards include hazards either directly involving or surrounding electrical equipment.
7.5.2. As the hazard itself is a Class A or Class B hazard, the extinguishers shall be sized and located on the basis of the anticipated Class A or B hazard.
7.5.3. Where energized electrical equipment may be encountered, the extinguishers shall have been proved to be suitable for use on energized electrical equipment and so marked.
Electrical equipment should be de-energized as soon as possible to prevent re-ignition.
7.6. Extinguisher size and placement for Class D hazards
7.6.1. Class D extinguishers shall be provided for hazards involving combustible metals.
7.6.2. The travel distances to extinguishers for Class D hazards shall not exceed 20 m.
7.6.3. The size and number of extinguishers shall be determined on the basis of the specific combustible metal, its physical particle size, and the area to be covered.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực