Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6486:2008 về Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất - Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt
Số hiệu: | TCVN 6486:2008 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2008 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | 23.020.30, 75.160.30 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG) – TỒN CHỨA DƯỚI ÁP SUẤT - YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ VÀ VỊ TRÍ LẮP ĐẶT
Liquefied Petroleum Gas (LPG) – Pressurised Storage – Requirements for Design and Location of Installation
Lời nói đầu
TCVN 6486 : 2008 thay thế TCVN 6486 : 1999.
TCVN 6486 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 58 Chai chứa khí và Công ty cổ phần Gas Petrolimex biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG) – TỒN CHỨA DƯỚI ÁP SUẤT – YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ VÀ VỊ TRÍ LẮP ĐẶT
Liquefied Petroleum Gas (LPG) – Pressurised storage – Requirements for Design and Location of Installation
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt đối với các bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (dưới đây gọi là LPG) cố định có dung tích chứa nước từ 0,15 m3 trở lên, dùng để tồn chứa LPG dân dụng, thương mại và công nghiệp.
1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
- Các tồn chứa vận chuyển LPG;
- Tồn chứa trong quá trình chưng cất, tách khí;
- Tồn chứa dưới dạng kho lạnh.
Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi.
TCVN 5684 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu chung.
TCVN 6008 Thiết bị áp lực. Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
TCVN 6153 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
TCVN 6154 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử.
TCVN 6155 Bình chịu áp lực - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
TCVN 6156 Bình chịu áp lực - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - Phương pháp thử.
TCVN 7441: 2004 Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Áp suất thiết kế (Design Pressure)
Áp suất dùng để tính toán chiều dày của bồn chứa LPG để bồn chịu được áp suất LPG ở nhiệt độ cao nhất trong quá trình hoạt động.
3.2. Bốn chứa LPG (LPG Bulk Tank)
Dùng để chứa LPG có dung tích chứa nước lớn hơn hoặc bằng 0,15 m3
3.2.1. Bồn chứa nổi (Aboveground tank)
Bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất.
3.2.2. Bồn đặt chìm (Underground tank)
Bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
3.2.3. Bồn đắp đất (Mounded tank)
Bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
3.3. Hệ thống LPG (LPG System)
Bao gồm bồn và các thiết bị như: máy bơm, máy nén, đường ống, thiết bị đường ống, van chặn, van điều khiển, khớp nối... làm việc với môi chất LPG.
3.4. Khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG (Liquetied Petroleum Gas)
Hỗn hợp hydrocarbon gồm chủ yếu là butan (C4H10) và propan (C3H8). Thành phần hỗn hợp này chiếm ít nhất 95 % khối lượng.
CHÚ THÍCH - Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) được gọi là khí đốt hóa lỏng trong các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) ban hành trước năm 2004.
3.5. Khoảng cách an toàn (Separation Distance)
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đối tượng hoặc cấu trúc xây dựng để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra rò rỉ LPG hoặc hỏa hoạn sẽ hạn chế tới mức thấp nhất sự thiệt hại cũng như không cho sự cố lan rộng.
3.6. Khu vực cháy nổ (Explosible Area)
Khu vực mà tại đó hỗn hợp LPG và không khí có khả năng gây cháy, nổ.
3.7. Nhà chế tạo/cung cấp (Producer/Supplier)
Đơn vị chế tạo hoặc cung cấp thiết bị và dịch vụ để thực hiện các yêu cầu của người đặt hàng.
3.8. Tường ngăn cháy (Fire Wall)
Tường gạch hoặc bê tông hoặc vật liệu không cháy có khả năng chịu lửa tối thiểu 60 min có độ cao tối thiểu 2 m hoặc cao hơn đỉnh bồn nhằm ngăn chặn bức xạ nhiệt từ đám cháy bên ngoài ảnh hưởng đến bồn, đồng thời đảm bảo khoảng cách đủ để phân tán hơi LPG không lan đến công trình lân cận hoặc tới nguồn lửa bên ngoài khi xảy ra rò rỉ LPG.
3.9. Van an toàn lưu lượng (Excess - flow Valve)
Van tự động đóng đường cấp LPG lỏng hoặc hơi khi lưu lượng vượt mức cho phép.
3.10. Van đóng khẩn cấp (Emergency Shut - off Valve)
Van có cơ cấu đóng nhanh bằng tay hoặc kết hợp tự động để ngắt nguồn cung cấp LPG trong trường hợp khẩn cấp.
3.11. Van an toàn áp suất (Pressure Relief Valve)
Van dùng để bảo vệ hệ thống khi xảy ra hiện tượng quá áp trong hệ thống bằng cách tự động xả LPG ra khỏi hệ thống.
4.1. Việc sử dụng bồn chứa phải tuân theo các quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
4.2. Bồn chứa, hệ thống bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, kiểm tra, kiểm định và bảo dưỡng theo các Quy chuẩn Quốc gia, TCVN 6153, TCVN 6154, TCVN 6155, TCVN 6156, TCVN 6008 và các quy định hiện hành trong các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.
5. Yêu cầu đối với thiết kế bồn chứa nổi
5.1. Yêu cầu chung
5.1.1. Bồn chứa LPG phải được thiết kế để chứa 100 % propan thương phẩm tại nhiệt độ cao nhất. Khi chọn áp suất thiết kế cho hỗn hợp phải chú ý tới các mức hỗn hợp có khả năng phát sinh trong quá trình sử dụng.
5.1.2. Độ chân không chỉ được tính đến nếu nhiệt độ môi trường sụt xuống dưới điểm sôi của LPG ở áp suất khí quyển hoặc trong trường hợp chọn tốc độ thoát lỏng rất cao mà không có hệ thống hồi hơi tương ứng.
5.1.3. Nhiệt độ thiết kế mức trên được chọn là nhiệt độ cao nhất mà sản phẩm trong bồn chứa đạt tới ở điều kiện vận hành bình thường cộng thêm độ chênh nhiệt độ để đảm bảo van an toan không mở trong điều kiện bình thường.
5.1.4. Nhiệt độ thiết kế mức dưới được chọn là - 20 °C trừ khi nhiệt độ bồn hoặc sản phẩm chứa bên trong có thể thấp hơn. Trong trường hợp này phải chọn giá trị nhiệt độ thấp hơn.
5.1.5. Trị số bổ sung về chiều dày do ăn mòn tối thiểu là 1 mm đối với thép các bon.
5.2. Các chi tiết đấu nối, lắp ráp và thiết bị bồn chứa
5.2.1. Tất cả các bồn chứa phải có cửa chui người hoặc cửa kiểm tra. Trường hợp bồn chứa có cửa chui người, nếu là hình bầu dục kích thước tối thiểu 400 mm x 300 mm hoặc hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm. Cửa kiểm tra phải có kích thước phù hợp để có thể kiểm tra bên trong
5.2.2. Bồn chứa phải được trang bị các chi tiết đấu nối, lắp ráp và các thiết bị phù hợp cho việc sử dụng LPG và phải tuân thủ các tiêu chuẩn tương ứng.
5.2.3. Bồn chứa phải lắp đặt tối thiểu các thiết bị sau đây:
- Van an toàn áp suất
- Van nhập LPG lỏng
- Van xuất LPG lỏng
- Van xuất LPG hơi
- Van xả đáy
- Thiết bị đo mức LPG lỏng
- Áp kế
5.2.3.1. Van an toàn áp suất
Van an toàn áp suất được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để có thể tháo van, thử và kiểm định định kỳ. Van có kích thước phù hợp với diện tích xung quanh của bồn chứa theo TCVN 7441: 2004.
5.2.3.2. Van nhập LPG lỏng
Trên đường nhập LPG lỏng phải lắp một van một chiều và một van đóng ngắt. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van chế tạo bằng thép đúc và là van nối bích có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.
5.2.3.3. Van xuất LPG lỏng và hơi
Các ống nối đầu ra của đường xuất LPG phải được lắp van an toàn lưu lượng, một van đóng bằng tay hoặc van đóng khẩn cấp. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích bằng thép đúc. Van đóng khẩn cấp dùng loại tự động đóng bằng nút kim loại nóng chảy hoặc điều khiển từ xa bằng cơ học, khí nén tại vị trí có khoảng cách an toàn trong trường hợp sự cố
5.2.3.4. Van xả đáy
Miệng xả đáy trong bồn chứa phải bố trí ở điểm gom chất lỏng thấp nhất, ống xả đáy ngoài bồn phải được lắp hai van đóng để đảm bảo chống rò rỉ, hai van cách nhau một đoạn ống dài 500 mm để tránh nước xả cặn làm đông cứng và nghẽn van.
5.2.3.5. Thiết bị đo lường
Tất cả các bồn chứa phải lắp ít nhất một dụng cụ đo mức chất lỏng có dải đo thể hiện toàn bộ dung tích bồn chứa, một đồng hồ áp suất nối với không gian LPG hơi. Đồng hồ đo mức kiểu xả LPG lỏng ra môi trường phải có đường kính lỗ xả không quá 1,5 mm. Có thể lắp nhiệt kế ống trong bao chịu áp lực nếu có nhu cầu đo nhiệt độ.
5.3. Bệ đỡ bồn
5.3.1. Các giàn đỡ đồng bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế bồn và được hàn với tấm đỡ hình yên ngựa hoặc hình chữ V đã hàn trên vỏ bồn.
5.3.2. Kết cấu của bệ đỡ phải đảm bảo khả năng giãn dài của bồn dưới tác động của nhiệt độ và áp suất. Đối với bồn có dung tích dưới 50 m3, cho phép điều chỉnh độ giãn dài nhờ kết cấu neo.
5.3.3. Giá đỡ bồn phải thiết kế sao cho khi lắp đặt bồn nghiêng về phía lỗ xả bồn với độ nghiêng từ 1 : 100 đến 1 : 400.
5.3.4. Bệ đỡ và móng phải đảm bảo khả năng chịu tải khi bồn chứa đầy nước.
5.3.5. Kết cấu của bệ đỡ phải đảm bảo không gian bên dưới bồn để lắp đặt đường ống và thao tác vận hành, bảo dưỡng thiết bị bên dưới được an toàn.
5.3.6. Cần bọc vật liệu chịu lửa cho kết cấu chân trụ, bệ đỡ bằng thép của bồn trụ đứng và bồn hình cầu. Phải có biện pháp loại trừ đọng nước giữa bệ đỡ, chân trụ với vật liệu chịu lửa.
5.4 Yêu cầu về nối đất cho bồn
5.4.1. Không yêu cầu sử dụng kim thu sét cho bồn chứa LPG nhưng bồn phải được nối đất và có điện trở nối đất không lớn hơn 10 W.
5.4.2. Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bồn chứa phải hàn nối ít nhất mỗi bồn hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét và chống tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không lớn hơn 10 W.
5.4.3. Các phương tiện nạp LPG phải được nối với hệ thống nối đất an toàn tại vị trí nạp LPG.
5.4.4. Hệ thống nối đất an toàn phải có điện trở nối đất không lớn hơn 4 W. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và bơm đều phải nối với hệ nối đất an toàn.
Hệ thống nối đất này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5 m (khoảng cách trong đất)
Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu điện trở nối đất không lớn hơn 1 W.
6.1. Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà hoặc bên ngoài các công trình xây dựng kín, không đặt trên nóc nhà, ban công nhà hoặc trong tầng hầm.
6.2. Không đặt bồn chứa dưới các công trình như hiên nhà, cầu hoặc đường dây tải điện trên không.
Bồn chứa LPG phải cách 1,5 m đến hình chiếu bằng của đường dây điện trên không khi điện áp trên dây dưới 1 kV. Khoảng cách này tăng lên 7,5 m cho cáp tải điện có điện áp hơn 1 kV.
6.3. Khi khu bồn chứa LPG đặt tại những nơi có đường qua lại để vào bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại v.v. thì xung quanh bồn chứa LPG phải có hàng rào bảo vệ kiểu hở, có độ cao ít nhất 1,8m và cách bồn chứa tối thiểu 1,5 m. Hàng rào này phải có ít nhất hai lối ra vào không bố trí gần nhau. Chiều rộng lối ra vào ít nhất là 1 m và mở ra phía ngoài và không dùng khóa cửa tự động.
6.4. Khu vực bồn chứa phải có các dấu hiệu an toàn, bố trí tại những chỗ dễ nhận biết như biển báo nguy hiểm, cách phòng ngừa cháy nổ, cách báo cháy, số điện thoại cơ quan phòng chống cháy.
6.5. Van an toàn áp suất phải luôn ở tình trạng tốt. Miệng xả phải bố trí ở vị trí cao, thông thoáng và hướng lên trên. Tất cả các van an toàn áp suất của đường ống LPG, bình LPG, bồn chứa LPG không được hướng về bồn chứa, đường ống LPG, không hướng về người vận hành.
6.6. Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Bồn chứa đặt nổi trên mặt đất phải có bệ đỡ chắc chắn. Bệ đỡ phải phẳng và chịu được tải trọng của bồn khi chứa đầy nước.
6.7. Mặt bằng dưới bồn chứa phải bằng phẳng để tránh tích tụ LPG khi bồn chứa bị rò rỉ.
6.8. Khi kho bồn chứa có trang bị hệ thống chữa cháy bằng nước thì hệ thống thoát nước phải tính toán đủ khả năng thoát nước.
6.9. Không được đặt bồn chứa ở vùng có thể thường xuyên bị ngập lụt. Tại nơi có mức nước ngầm lớn các bồn chứa đặt chìm hoặc đắp đất phải được neo giữ chắc chắn.
6.10. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến các công trình, tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Khoảng cách an toàn từ bồn chứa đến công trình, tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa
Dung tích của một bồn chứa m3 |
Khoảng cách an toàn tối thiểu |
|||
m |
||||
|
Bồn đặt chính hoặc đắp đất |
Bồn đặt nổi |
Khoảng cách giữa các bồn |
|
<0,5 |
3 |
1,5 |
0 |
|
Từ 0,5 đến dưới 1,0 |
3 |
3 |
0 |
|
Từ 1,0 đến dưới 1,9 |
3 |
3 |
1 |
|
Từ 1,9 đến dưới 7,6 |
3 |
7,6 |
1 |
|
Từ 7,6 đến dưới 114 |
15 |
15 |
1,5 |
|
Từ 114 đến dưới 265 |
15 |
23 |
1/4 tổng đường kính hai bồn lân cận |
|
Từ 256 đến dưới 341 |
15 |
30 |
||
Từ 341 đến dưới 454 |
15 |
38 |
||
Từ 454 đến dưới 757 |
15 |
61 |
||
Từ 757 đến dưới 3785 |
15 |
91 |
||
Từ 3785 trở lên |
15 |
122 |
||
CHÚ THÍCH: Khoảng cách trên được tính từ mép bồn chứa nổi và tính từ cụm van xuất nhập, họng xả van an toàn đối với bồn đặt chìm hoặc đắp đất.
6.11. Khi sử dụng giải pháp giảm khoảng cách an toàn bằng tường ngăn cháy thì phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Khoảng cách tối thiểu từ bồn đến tường ngăn cháy là 1,5 m.
Khoảng cách an toàn khi có tường ngăn cháy sẽ được tính theo công thức:
D = A + B (m)
Trong đó:
D là khoảng cách an toàn tối thiểu quy định ở Bảng 1;
A là khoảng cách nằm ngang từ thân bồn chứa đến đầu hồi tường ngăn cháy;
B là khoảng cách nằm ngang từ đầu hồi tường ngăn cháy xác định ở trên đến công trình lân cận (nhà, văn phòng ...).
Hình 1 - Cách tính khoảng cách an toàn từ bồn chứa khi có tường ngăn cháy
6.12. Tường ngăn cháy thường đặt cạnh bồn hoặc nhóm bồn. Không sử dụng tường ngăn cháy quá hai cạnh khu bồn hoặc tại nơi làm suy yếu khả năng thông gió khu vực đặt bồn.
6.13. Khoảng cách an toàn giữa bồn chứa LPG đến bồn chứa ôxy quy định tại Bảng 2 .
Bảng 2 - Khoảng cách an toàn từ bồn chứa LPG tới bồn ôxy lỏng
Dung tích bồn chứa oxy lỏng m3 |
Dung tích bồn chứa LPG m3 |
Khoảng cách an toàn m |
Đến dưới 125 m3 |
Dưới 2,5 m3 |
6 |
|
Từ 2,5 m3 đến dưới 9,0 m3 |
7,5 |
|
Từ 9,0 m3 trở lên |
15 |
Từ 125 m3 trở lên |
Dưới 5,0 m3 |
30 |
|
Từ 5,0 m3 trở lên |
45 |
Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt nối đuôi nhau và không được đặt thẳng hàng theo một trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ. Các bồn chứa nổi bố trí thành từng cụm, số lượng trong một cụm phụ thuộc vào kiểu hệ thống phòng cháy chữa cháy và được quy định theo Bảng 3.
Bảng 3 – Số lượng bồn chứa nổi tối đa trong một cụm
Thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy cho bồn chứa |
Số lượng bồn chứa tối đa trong một cụm bồn |
Khoảng cách tối thiểu giữa các cụm bốn chứa m |
Họng lấy nước và cuộn ống mềm |
6 |
15 |
Lăng giá phun nước kiểu cố định |
6 |
7,6 |
Hệ thống dàn phun sương lắp cố định |
9 |
7,6 |
Bồn có lớp cách nhiệt giữ nhiệt độ bồn chứa không quá 427 °C và có độ bền chịu nhiệt đến 50 min. |
9 |
7,6 |
6.15. Khoảng cách an toàn từ nhà đóng nạp bình LPG đến công trình lân cận và đến bồn chứa quy định tại Bảng 4.
Bảng 4 - Khoảng cách an toàn từ nhà đóng nạp bình LPG đến công trình lân cận và đến bồn chứa
Công trình lân cận |
Khoảng cách an toàn m |
Khu vực ngoài tầm kiểm soát, nguồn phát tia lửa cố định, điểm xuất nhập LPG bằng đường bộ, đường sắt |
15 |
Bồn nổi dung tích dưới 9 m3 |
7,5 |
Bồn nổi dung tích từ 9 m3 đến dưới 140 m3 |
10 |
Bồn nổi dung tích từ 140 m3 trở lên |
15 |
Hệ thống van, phụ kiện nổi bên ngoài của bồn đặt chìm hoặc đắp đất có sức chứa : |
|
Dưới 2,5 m3 |
5 |
Từ 2,5 m3 đến dưới 140 m3 |
7,5 |
Từ 140 m3 đến dưới 350 m3 |
11 |
Từ 350 m3 trở lên |
15 |
6.16. Khoảng cách an toàn giữa điểm xuất nhập LPG bằng xe bồn vận chuyển hoặc toa bồn đường sắt tới các công trình lân cận được quy định tại Bảng 5.
Bảng 5 - Khoảng cách an toàn giữa điểm xuất nhập LPG và các công trình lân cận
Công trình lân cận |
Khoảng cách an toàn m |
Nhà hoặc công trình xây dựng có tường ngăn cháy |
3,1 |
Nhà hoặc công trình xây dựng không có tường ngăn cháy |
7,6 |
Các kết cấu hở của tường nhà, hào rãnh ở vị trí ngang hoặc thấp hơn cao độ điểm xuất nhập |
7,6 |
Ranh giới công trình lân cận được quy hoạch |
7,6 |
Nơi công cộng tập trung đông người, sân chơi, sân thể thao ngoài trời |
15 |
Đường phố |
7,6 |
Trục tim đường sắt |
7,6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 16 m3 đến dưới 25 m3 |
3 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 25 m3 đến dưới 125 m3 |
6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa từ 125 m3 trở lên |
9 |
6.17. Các bồn chứa ngầm phải được bảo vệ để tránh tác động của các tải trọng bên ngoài lên vỏ bồn chứa như: ô tô, các phương tiện chuyển động,...
6.18. Bơm và máy nén không được để ngay phía dưới bồn.
6.19. Trong khoảng cách an toàn 1,5 m từ mép bồn chứa không được bố trí thiết bị hóa hơi thuộc bất kỳ loại nào. Thiết bị hóa hơi phải được bố trí trong vùng an toàn điện phù hợp hoặc ở khoảng cách tới ngọn lửa cố định theo đúng quy định.
7.1. Tất cả các bồn chứa phải được bảo vệ chống ăn mòn. Lớp phủ bảo vệ phải kiểm tra hai năm/lần để tránh hiện tượng ăn mòn có hại cho bồn chứa.
7.2. Không được sử dụng lớp phủ chống cháy thay thế hoặc hỗ trợ cho việc chữa cháy bằng nước trừ khi lớp phủ này cho phép kiểm tra bên trong và đo chiều dày của vỏ bồn và phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
7.3. Các bồn chứa sử dụng lớp phủ chống cháy phải tuân thủ thời hạn kiểm tra độ dày thành vỏ bồn và kiểm tra bên trong ít nhất 5 năm/lần.
8. Ghi nhãn
Các thông tin dưới đây phải ghi trên nhãn:
- Tên nhà chế tạo ;
- Tháng năm chế tạo ;
- Tiêu chuẩn chế tạo;
- Áp suất làm việc cao nhất;
- Áp suất làm việc thấp nhất;
- Nhiệt độ làm việc thấp nhất;
- Dung tích nước;
- Cơ quan kiểm tra.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) NFPA 58 : 2001 Liquefied Petroleum Gas Code (Quy phạm về Khí dầu mỏ hóa lỏng).
2) AS 1596 - 1989 LP Gas - Storage and Handling / Australian Standard (Khí dầu mỏ hóa lỏng – Tồn chứa và vận chuyển ).
3) API 2510 - 2001 : Design and Construction of LPG Installations (Thiết kế và xây dựng công trình LPG)
NATIONAL STANDARD
LIQUEFIED PETROLEUM GAS (LPG) – PRESSURISED STORAGE – REQUIREMENTS FOR DESIGN AND LOCATION OF INSTALLATION
Foreword
TCVN 6486 : 2008 supersedes TCVN 6486 : 1999.
TCVN 6486 : 2008 is jointly compiled by the Technical Committee in charge of TCVN/TC 58 Gas cylinders and Gas Petrolimex Corporation JSC at the request of the Directorate for Standards, Metrology and Quality, and announced by the Ministry of Science and Technology.
LIQUEFIED PETROLEUM GAS (LPG) – PRESSURISED STORAGE – REQUIREMENTS FOR DESIGN AND LOCATION OF INSTALLATION
1.1. This standard introduces requirements for design and location of installation of stationary liquefied petroleum gas ("LPG") containers of 0.15 m3 or more water capacity, used to store residential, commercial, and industrial LPG.
1.2. This standard shall not apply to:
- Storage of LPG for transportation;
- Storage in the course of gas distillation or separation;
- Refrigerated storage.
The following referenced documents are indispensable for the application of this document. For dated referenced documents, the edition cited shall apply. For undated referenced documents, the most recent edition or revision shall apply.
TCVN 5684 Fire safety for petroleum and petroleum products facilities – General requirements.
TCVN 6008 Pressure equipments - Welds - Technical requirements and testing methods.
TCVN 6153 Pressure vessels - Safety engineering requirements of design, construction, manufacture.
TCVN 6154 Pressure vessels - Safety engineering requirements of design, construction, manufacture - Testing methods.
TCVN 6155 Pressure vessels – Safety engineering requirements of erection, use, repair.
TCVN 6156 Pressure vessels – Safety engineering requirements of erection, use, repair – Testing method.
TCVN 7441: 2004 Liquefied Petro gas (LGP) Compounds at Consumption Ends – Requirements in Design, Installation.
The terms and definitions used in this standard include:
3.1. Design pressure
The pressure to be used in determining the minimum permissible wall thickness of LPG bulk tank so that it is capable of handling the LPG pressure at the maximum operating temperature.
3.2. LPG bulk tank
A container used for storing LPG with a water capacity exceeding or equal to 0.15 m3.
3.2.1. Aboveground tank
A tank installed above grade and not covered with sand or earth.
3.2.2. Underground tank
A tank buried below the general grade and covered with sand or earth.
3.2.3. Mounded tank
A tank located above the general grade level and covered with sand or earth.
3.3. LPG system
A system is comprised of a tank and equipment such as pumps, compressors, piping, fittings, shutoff valves, control valves, connectors, etc. required for handling LPG.
3.4. Liquefied petroleum gas (LPG)
A hydrocarbon mixture composed predominantly of butane (C4H10) and propane (C3H8). These components account for at least 95% of the mixture by weight.
NOTE – “Khí dầu mỏ hóa lỏng” (LPG) is also called as “Khí đốt hóa lỏng” in National Standards announced before 2004.
3.5. Separation distance
The minimum distance between buildings or structures which must be kept to ensure the safety in case of LPG leakage or fire, minimize the possibility of damage and prevent gas dispersal.
3.6. Explosible area
The area where the mixture of LPG and air may cause fire or explosion.
3.7. Producer/ supplier
The entity that produces or supplies equipment and relevant services to meet the purchaser’s requirements.
3.8. Fire wall
A wall constructed of brick or concrete or another material with a fire resistance of at least 60 minutes and a height of at least 2m or higher than the top of the tank, and used to protect the tank from the heat radiation by an external fire and prevent the dispersal of LPG vapor to adjacent constructions or external ignition sources if the leakage of LPG occurs.
3.9. Excess-flow valve
A valve designed to close automatically when the LPG liquid or vapor passing through it exceeds a prescribed flow rate.
3.10. Emergency shut-off valve
A shutoff valve incorporating manual or combined means of closing installed to stop the supply of LPG immediately in an emergency.
3.11. Pressure relief valve
A valve designed to protect the LPG system in case of overpressure by mean of automatically discharging LPG to the outside of the system.
4.1. LPG tanks must be used in compliance with applicable regulations adopted by competent authorities.
4.2. LPG tanks and systems must be designed, manufactured, installed, repaired, inspect, tested and maintained in accordance with national standards, including TCVN 6153, TCVN 6154, TCVN 6155, TCVN 6156 and TCVN 6008, and applicable regulations laid down in relevant technical standards.
5. Requirements for design of aboveground tanks
5.1. General requirements
5.1.1. A LPG bulk tank must be designed for storage of 100% of commercial propane at the highest temperature. The design pressure of the mixture must be selected with a consideration of mixture pressures that may occur in the course of tank operation.
5.1.2. Vacuum may be accounted for if the ambient temperature falls below the boiling point of LPG at the atmospheric pressure or where the selected speed of liquid release is very high but the corresponding vapor return line is unavailable.
5.1.3. The selected maximum design temperature is the highest temperature of the product handed by the tank at normal operation plus a temperature differential to ensure that the safety valve does not lift in normal conditions.
5.1.4. The selected minimum design temperature shall be -20°C, unless a lower temperature of a tank shell or the contents of the tank. In such case, the lowest temperature shall be selected.
5.1.5. The minimum wall thickness shall include a corrosion allowance of 1 mm if the tank is made of carbon steel.
5.2. Tank connections, fittings and accessories
5.2.1. Any tanks shall have an access hole or inspection pit. A tank’s access hole shall have an oval or circular shape of at least 400 mm x 300 mm in size or at least 400 mm in diameter respectively. An inspection pit's size must be suitable for inspecting the inside of the tank.
5.2.2. A tank must be equipped with connectors, fittings and accessories suitable for the use of LPG and conformable with relevant standards.
5.2.3. A tank shall have at least the following appurtenances:
- Pressure relief valve
- Liquid LPG filling valve
- Liquid LPG withdrawal valve
- Vapor LPG withdrawal valve
- Blowdown valve
- Liquid LPG level gauge
- Pressure gauge
5.2.3.1. Pressure relief valve
The pressure relief valve shall be installed to provide direct connection to the vapor LPG space of the tank and removed for regular inspection and testing by adopting suitable methods. The size of a pressure relief valve must correspond to the outside surface area of the tank in conformity with provisions laid down in TCVN 7441: 2004.
5.2.3.2. Liquid LPG filling valves
At least a check valve and a shut-off valve must be installed on the liquid LPG fill line. A valve installed on a pipe joint with a nominal diameter of greater than 50 mm must be made of cast steel and be a ball valve with a working pressure at least equal to the Design Pressure of the piping system.
5.2.3.3. Liquid and vapor LPG withdrawal valves
An excess-flow valve and a manual shutoff valve or emergency shut-off valve must be installed on pipe joints at the outlet of the LPG withdrawal line. A ball valve installed on a pipe joint with a nominal diameter of greater than 50 mm must be made of cast steel. The emergency shut-off valve must be the one closed automatically by the operation of a heat-sensing metal cap or manually from a remote position, ensuring separation distance, by mechanical means or compressed air in case of emergency.
5.2.3.4. Blowdown valve
The blowdown pit of a tank must be located at the lowest portion of the section occupied by liquid; two block valves must be installed on the drain pipe outside the tank with the aims of preventing leakage; the minimum distance between these two valves shall be 500 mm so that the spilled liquid shall not freeze and make the valve obstructed.
5.2.3.5. Metering and gauging equipment
Each tank shall be provided with at least a liquid-level gauge with a range of levels indicating the tank capacity, and a pressure gauge which should be connected to the vapor LPG space. The hole of the gauge used to measure the level of liquid LPG vented to atmosphere must be at least 1.5 mm in diameter. A temperature gauge, when fitted, must be installed in load-bearing pocket.
5.3. Tank supports
5.3.1. Tank supports must meet its design standards and be weld to saddle or V-shape plates already weld on the tank shell.
5.3.2. The design of supports for tanks shall include provisions for expansion and contraction of the tank due to pressure and temperature. For tanks of less than 50 m3 capacity, the anchored structure may be employed to adjust the expansion level.
5.3.3. The design of the tank support must ensure that after installation, the tank has a downward slope of from 1 : 100 to 1 : 400 towards the tank discharge hole.
5.3.4. Tank foundations and supports must be capable of bearing loads when the tank space is completely filled with water.
5.3.5. Tank supports shall be designed so that the space underneath the tank is sufficient to install pipe lines and ensure safe operation and maintenance of equipment installed under the tank.
5.3.6. Steel legs and saddles of vertical or spherical tanks must be covered by fire-resistance materials. Appropriate methods must be employed to prevent standing water between support saddles or legs and fire-resistance materials.
5.4. Requirements for earthing
5.4.1. The lightning rod is not required but the LPG tank must be earthed with earth resistance of not exceeding 10 W.
5.4.2. Each tank is required to have at least two metal wires weld to the earthing system for the purposes of protecting the tank from lightning and static electricity. Earth resistance of this system shall not exceed 10 W.
5.4.3. LPG tankers must be connected with the safety earthing system at the LPG loading position.
5.4.4. The safety earthing system must have an earth resistance of not exceeding 4 W. All of dead parts of electrical equipment and pumps must be connected to the safety earthing system.
This earthing system must be located at least 5 m far away from the earthing system for protection from direct lightning strike.
If a safety earthing system is connected to the earthing system for protection from direct lightning strike, total earth resistance shall not exceed 1 W.
6.1. LPG tanks must be located outdoor and outside the house or building, and not located on the top or balcony or in the basement of a building.
6.2. Tanks should not be located beneath constructions such as eaves, bridges or overhead power lines.
The LPG tank must be located at least 1.5 m from the top view of the overhead power lines that are less than 1 kV. This required distance may rise to 7.5 m if the overhead power lines are over 1 kV.
6.3. If a LPG tank storage area is located adjoining doorways to the line of property occupied by hospitals, schools, shopping malls, etc., it must be protected by an enclosure with an open-type fence of at least 1.8 m high and located at least 1.5 m from a tank. There shall be at least two means of access to and exit from the fenced enclosure. This is an outward opening lockable gate not less than 1 m wide.
6.4. A tank storage area shall be provided with appropriate safety precaution signs which must be kept in a legible condition such as danger signs, instructions for fire protection and alarming, and telephone number of fire agencies.
6.5. Pressure relief valves must be maintained in good conditions. The relief valve discharge shall be located at the uppermost point of the tank, well-ventilated and directed upward. Any pressure relief valves installed on LPG piping system, LPG cylinders and LPG tanks shall not directed toward any tank, LPG piping and operators.
6.6. Tanks must not be stacked one above the other. Aboveground tanks must be securely supported. Tank supports must be flat and capable of supporting the weight of the tank filled with water.
6.7. The ground under a tank used to store LPG shall be graded to prevent the accumulation of any LPG liquid leaked from the tank.
6.8. Where the fire water system is applied, the drainage must be a consideration when determining the installation of this fire water system.
6.9. Tanks should not be located in areas where there is a risk of flooding. Where an underground or mounded tank is located in an area where there is large volume of groundwater, it must be firmly anchored to prevent floating.
6.10. Minimum separation distances from storage tanks to nearest structures, buildings or office buildings and those between tanks are provided for in the following Table 1.
Table 1 - Separation distances from tanks to nearest structure, building or office building and between tanks
Water capacity per tank (m3) |
Minimum separation distances (m) |
|||
|
||||
|
Underground or mounded tank |
Aboveground tank |
Between tanks |
|
<0.5 |
3 |
1,5 |
0 |
|
0.5 to 1.0 |
3 |
3 |
0 |
|
1.0 to 1.9 |
3 |
3 |
1 |
|
1.9 to 7.6 |
3 |
7.6 |
1 |
|
7.6 to 114 |
15 |
15 |
1.5 |
|
114 to 265 |
15 |
23 |
1/4 of sum of diameters of two adjacent tanks |
|
256 to 341 |
15 |
30 |
||
341 to 454 |
15 |
38 |
||
454 to 757 |
15 |
61 |
||
757 to 3785 |
15 |
91 |
||
3785 or greater |
15 |
122 |
||
NOTES: Abovementioned distances are measured from the outside edge of an aboveground tank or from the filling connection or the relief valve of an underground or mounded tank.
6.11. Separation distances may be reduced by the provision of a fire wall in accordance with the following rules:
The minimum distance between the tank and the fire wall is 1.5 m.
Where a fire wall is constructed, the separation distance shall be calculated by adopting the following formula:
A = A + B (m)
Where:
D: minimum separation distance indicated in Table 1;
A: distance measured horizontally from the tank to the gable of the fire wall;
B: distance measured horizontally from the above-determined gable of the fire wall to the adjacent structure (housing or office building, etc.)
Figure 1. Separation distance from a tank with a fire wall
6.12. Fire walls are normally used on one side of a tank or tank grouping. Fire walls should not be used on more than two sides of tank grouping or where the ventilation would be impaired.
6.13. LPG tanks and oxygen containers must be sited according to the separation distances in Table 2.
Table 2 - Separation distances between LPG tanks and liquid oxygen containers
Capacity of liquid oxygen container (m3)
|
Capacity of LPG tank (m3)
|
Separation distance (m) |
Up to 125 m3 |
Up to 2.5 m3 |
6 |
|
From 2.5 m3 to 9.0 m3 |
7,5 |
|
9.0 m3 or above |
15 |
125 m3 or above |
Up to 5.0 m3 |
30 |
|
5.0 m3 or above |
45 |
The adjacent ends of the cylindrical tanks designed for horizontal installation shall be separated from each other in a row; they must be installed parallel with ends in line and must not be directed toward housing or service buildings. Aboveground tanks shall be installed in groups. The number of tanks in one group depends on the fire protection system and is provided for in Table 3.
Table 3 – Maximum number of aboveground tanks in one group
Fire protection provided by |
Maximum number of tanks in one group (tanks) |
Minimum separation distances between groups (m)
|
Hose streams and delivery hoses |
6 |
15 |
Fixed monitor nozzles |
6 |
7.6 |
Fixed water spray |
9 |
7.6 |
Tank with insulation capable of limiting the tank temperature to not over 427 °C for a minimum of 50 minutes. |
9 |
7.6 |
6.15. Separation distances from LPG filling facilities to adjacent buildings and to LPG tanks are provided for in Table 4.
Table 4 - Separation distances from LPG filling facilities to adjacent buildings and to LPG tanks
Adjacent buildings |
Separation distance (m) |
Out-of-control area, fixed sources of ignition, road and rail points of LPG transfer |
15 |
Aboveground tank of less than 9 m3 |
7.5 |
Aboveground tank of 9 m3 to 140 m3 |
10 |
Aboveground tank of 140 m3 or above |
15 |
Tank valves and appurtenances above the grade of underground tanks or mounded tanks of: |
|
Up to 2.5 m3 |
5 |
2.5 m3 to 140 m3 |
7.5 |
140 m3 to 350 m3 |
11 |
350 m3 or above |
15 |
6.16. Separation distances between points of LPG transfer by road or rail tankers and adjacent buildings are provided for in Table 5.
Table 5 - Separation distances between points of LPG transfer and adjacent buildings
Adjacent buildings |
Separation distance (m) |
Homes or buildings with fire walls |
3.1 |
Homes or buildings with other than fire walls |
7.6 |
Building wall openings or pits at or below the level of the point of transfer |
7.6 |
Line of adjoining property that can be built upon |
7.6 |
Outdoor places of public assembly including athletic fields, and play-grounds |
15 |
Public streets |
7.6 |
Mainline railroad track centerlines |
7.6 |
Aboveground LPG tanks of 16 m3 to 25 m3 |
3 |
Aboveground LPG tanks of 25 m3 to 125 m3 |
6 |
Aboveground LPG tanks of 125 m3 or above |
9 |
6.17. Underground tanks must be protected from external loads on the tank shell, including loads from cars and other vehicles, etc.
6.18. Pumps and compressors shall not be located beneath tanks.
6.19. Vaporizing equipment of any types shall not be installed within the minimum separation distance of 1.5 m from the outer edge of the tank. Vaporizing equipment must be installed within a suitable electrical safety zone or to keep a regulated distance to the fixed ignition source.
7.1. Each tank shall be protected against corrosion. Protective coatings must be tested for protection of tanks from the effects of corrosion at periodical intervals not exceeding 2 years.
7.2. Fireproofing coverings shall not be used to replace or support the fire water system, unless these fireproofing coverings are designed to allow the inspection of inner sides of tanks and measurement of thickness of the tank shell, and approved by competent authorities.
7.3. Fireproofting covering of a tank shall be tested at periodical intervals not exceeding 05 years which are same as those for testing for wall and shell thickness as well as inspection of inner side of a tank.
8. Labeling
A label must indicate the following information:
- Name of manufacturer;
- Date of manufacture;
- Manufacturing standard;
- Maximum allowable operating pressure;
- Minimum allowable operating pressure;
- Minimum operating temperature;
- Water capacity;
- Inspecting agency.
LIST OF REFERENCED DOCUMENTS
1) NFPA 58 : 2001 Liquefied Petroleum Gas Code.
2) AS 1596 - 1989 LP Gas - Storage and Handling / Australian Standard.
3) API 2510 - 2001 : Design and Construction of LPG Installations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực