Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu: | 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ | Người ký: | Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Nghĩa |
Ngày ban hành: | 14/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2015 |
Ngày công báo: | 27/09/2015 | Số công báo: | Từ số 1007 đến số 1008 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non
Theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non được quy định như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2015
Văn bản tiếng việt
Tiêu đề | Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành | Mục lục |
---|---|---|
BỘ GIÁO DỤC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV |
Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 |
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là trường mầm non).
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức là giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1. Giáo viên mầm non hạng II Mã số: V.07.02.04
2. Giáo viên mầm non hạng III Mã số: V.07.02.05
3. Giáo viên mầm non hạng IV Mã số: V.07.02.06
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
2. Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
1. Nhiệm vụ:
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
b) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp huyện trở lên;
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
b) Thực hiện sáng tạo, linh hoạt chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non;
c) Tích cực chủ động phối hợp có hiệu quả với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên;
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng III lên chức danh giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III từ đủ 01 (một) năm và thời gian tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên.
1. Nhiệm vụ:
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên mầm non hạng III còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp trường trở lên;
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
b) Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non;
c) Chủ động tổ chức và phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng IV lên chức danh giáo viên mầm non hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 (ba) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên.
1. Nhiệm vụ:
a) Bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách;
b) Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
c) Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
d) Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
e) Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
b) Thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non;
c) Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trường.
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch này.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
1. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên mầm non cao cấp (mã số 15a.205);
2. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên mầm non chính (mã số 15a.206);
3. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên mầm non (mã số 15.115).
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
2. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và quy định tại Khoản 5 Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, y tế và quản lý thị trường được thực hiện như sau:
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm (%) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A, đã xếp ngạch giáo viên mầm non cao cấp (mã số 15a.205), bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
3. Việc thăng hạng viên chức giáo viên mầm non được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên mầm non quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.
2. Bãi bỏ tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo đối với giáo viên mầm non quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo.
3. Bãi bỏ các quy định về chức danh và mã số ngạch viên chức giáo viên mầm non tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 ngày 6 tháng 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin.
4. Bãi bỏ các quy định về danh mục ngạch viên chức giáo viên mầm non thuộc Danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức ban hành kèm theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được bổ nhiệm.
2. Viên chức đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn (mã số 15c.210) theo quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin tính đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà không đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV thì được bảo lưu và thực hiện các chế độ, chính sách ở ngạch hiện giữ trong thời gian không quá 05 (năm) năm kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành. Đối với giáo viên mầm non hiện đang giữ ngạch giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ trung cấp), mã số 15c.210 tính đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành có tuổi đời dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức phải bố trí cho viên chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Nếu viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào chức danh giáo viên mầm non hạng IV. Trường hợp viên chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.
1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức là giáo viên trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Các trường mầm non ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên mầm non tại cơ sở.
3. Người đứng đầu các trường mầm non công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng trong trường mầm non thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng trong trường mầm non công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng trong trường mầm non thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập theo thẩm quyền quy định;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên trong các trường mầm non công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng trong trường mầm non công lập quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng trong các trường mầm non công lập theo thẩm quyền.
d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên trong các trường mầm non công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
|
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING – MINISTRY OF HOME AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 20/2015/TTLT-BGDDT-BNV |
Hanoi, September 14, 2015 |
CODES AND STANDARDS OF VARIOUS RANKS OF PRESCHOOL TEACHERS
Pursuant to the Law of public employees dated November 15, 2010;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2012/ND-CP dated April 12, 2012 on employment and management of public employees;
Pursuant to the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salaries of officials, public employees and the armed forces; the Government's Decree No. 17/2013/ND-CP dated December 19, 2013 on amendments to the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government's Decree No. 58/2014/ND-CP dated June 16, 2014 on functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Home Affairs,
The Minister of Education and Training and the Ministry of Home Affairs promulgates a Joint Circular on codes and standards of various ranks of preschool teachers.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for codes and standards of various ranks of preschool teachers; designation and salaries of preschool teachers in public preschool education institutions in the national education system, including: preschools, kindergartens, daycare centers (hereinafter referred to as “preschools").
2. This Circular applies to public employees who work as preschool teachers in public preschools that belong to the national education system.
Article 2. Ranks of preschool teachers and codes thereof
Preschool teachers in preschools that belong to the national education system are ranked as follows:
1. Rank II – Code: V.07.02.04
2. Rank III – Code: V.07.02.05
3. Rank IV – Code: V.07.02.06
Article 3. Professional ethics
1. Comply with policies of the Communist Party, the law, regulations on preschool education imposed by education authorities and local governments.
2. Have love for children; have patience, self-control and responsibility; have adequate knowledge and skills, including educational skills.
3. Maintain teachers’ dignity, good qualities and trustworthiness; treat children fairly and respect their personalities; protect rightful rights and interests of children; be helpful to co-workers.
4. Adhere to other code of ethics specified in the Law on Education and the Law on Public employees.
STANDARDS OF VARIOUS RANKS OF PRESCHOOL TEACHERS
Article 4. Preschool teachers in Rank II – Code: V.07.02.04
1. Duties:
Apart from fulfilling the duties of preschool teachers in Rank III, a preschool teacher in Rank II shall:
a) Participate in editing or drafting refresher training materials for preschool teachers at district-level or above;
b) Participate in provision of refresher training for teachers at school-level or above;
c) Participate as examiners in teachers’ initiatives and competitions at district-level or above;
d) Participate in external educational inspectorates at district-level or above.
2. Required qualifications:
a) At least a bachelor’s degree in preschool education;
b) A Level 2 diploma in foreign language according to Circular No. 01/2014/TT-BGDDT or a diploma in ethnic language if the teacher’s position involves the use of an ethnic language.
c) Basic knowledge about information technology according to Circular No. 03/2014/TT-BTTTT.
d) A certificate of completion of training for Rank II preschool teachers.
3. Professional requirements:
a) Encourage implementation of policies of the Communist Party, the law, regulations on preschool education imposed by education authorities and local governments.
b) Run preschool education programs creatively and flexibly; instruct co-workers to implement preschool education programs and plans;
c) Cooperate with co-workers, parents and the community in provision of education and care for children;
d) Be awarded the title “excellent employee of the organization” or “excellent teacher of the district” or above;
dd) A public employee who wishes to be promoted from Rank III to Rank II has to hold Rank III for at least 6 years or an equivalent title for at least 6 years and Rank III for at least 1 year and has obtained the bachelor’s degree in preschool education for at least 1 year before applying for such promotion.
Article 5. Preschool teachers in Rank III – Code: V.07.02.05
1. Duties:
Apart from fulfilling the duties of preschool teachers in Rank IV, a preschool teacher in Rank III shall:
a) Act as a speaker or demonstrator at refresher training classes at school-level or above; instruct co-workers to provide care and education for children;
b) Propose contents of refresher training classes and thematic activities in their groups;
c) Participate as examiners in teachers’ initiatives and competitions at school-level or above;
d) Participate in external educational inspectorates at school-level or above; participate in instructing and assessing interns (if any).
2. Required qualifications:
a) At least a college degree in preschool education;
b) A Level 2 diploma in foreign language according to Circular No. 01/2014/TT-BGDDT or a diploma in ethnic language if the teacher’s position involves the use of an ethnic language.
c) Basic knowledge about information technology according to Circular No. 03/2014/TT-BTTTT.
d) A certificate of completion of training for Rank III preschool teachers.
3. Professional requirements:
a) Completely understand policies of the Communist Party, the law, regulations on preschool education imposed by education authorities and local governments;
b) Effectively implement the preschool education program;
c) Cooperate with co-workers, parents and the community in provision of education and care for children;
d) Be awarded the title “excellent employee of the organization” or “excellent teacher of the school” or above;
dd) A public employee who wishes to be promoted from Rank IV to Rank III has to hold Rank IV for at least 3 years or an equivalent title for at least 3 years and Rank IV for at least 1 year and has obtained the college degree in preschool education for at least 1 year before applying for such promotion.
Article 6. Preschool teachers in Rank IV – Code: V.07.02.06
1. Duties:
a) Protect health and life of children during the class;
b) Provide care and education for children in the class; take responsibility for the quality of care and education provided; adhere to the preschool education program;
c) Maintain health; complete refresher training courses; maintain dignity and self-improve professional skills; participate in professional activities; protect and properly use educational equipment provided;
d) Cooperate with families and the community in provision of care and education for children;
e) Fulfill citizens’ duties; comply with the law, regulations of the school and decisions of the principal.
2. Required qualifications:
a) At least an associate degree in preschool education;
b) A Level 1 diploma in foreign language according to Circular No. 01/2014/TT-BGDDT or a diploma in ethnic language if the teacher’s position involves the use of an ethnic language.
c) Basic knowledge about information technology according to Circular No. 03/2014/TT-BTTTT.
3. Professional requirements:
a) Understand policies of the Communist Party, the law, regulations on preschool education imposed by education authorities and local governments;
b) Correctly implement the preschool education program;
c) Cooperate with co-workers, parents and the community in provision of education and care for children;
d) Manage, use and protect property of the class and school.
Article 7. Rules for designation and salary payment
1. The ranking of public employees in this Circular depends on their positions and duties and shall comply with Article 8 of this Circular.
2. The designation of a public employee as a preschool teacher in the same rank does not results in a raise or rank promotion.
Article 8. Designation of preschool teacher ranks
Each public employee who was designated as a preschool teacher under Decision No. 202/TCCP-VC dated June 08, 1994 or Decision No. 61/2005/QD-BNV dated June 15, 2005 shall be designated a rank under this Circular as follows:
1. Public employees holding the position of high-rank preschool teachers (15a.205) shall be designated as Rank II preschool teacher (V.07.02.04)
2. Public employees holding the position of principal preschool teachers (15a.206) shall be designated as Rank III preschool teacher (V.07.02.05)
3. Public employees holding the position of ordinary preschool teachers (15.115) shall be designated as Rank IV preschool teacher (V.07.02.06).
1. Preschool teachers shall receive the salaries of officials and public employees of public service agencies specified in Table 3 in the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004. To be specific:
a) Preschool teachers in Rank II shall receive the salaries of class A1 public employees (coefficient from 2.34 to 4.98);
b) Preschool teachers in Rank III shall receive the salaries of class A0 public employees (coefficient from 2.10 to 4.89);
c) Preschool teachers in Rank IV shall receive the salaries of class B public employees (coefficient from 1.86 to 4.06);
2. Salaries of preschool teachers specified in Clause 1 of this Article shall comply with Decision No. 202/TCCP-VC dated June 08, 1994 or Decision No. 61/2005/QD-BNV dated June 15, 2005 and Clause 5 Section II of Joint Circular No. 81/2005/TTLT-BNV-BTC dated August 10, 2005 of the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Finance. To be specific:
A public employee who is designated as a preschool teacher to which the same coefficient applies shall receive the same salary and seniority pay (if any).
Example: Ms. A was designated as a high-rank preschool teacher (15a.205) and applied the coefficient of 3.33 from February 01, 2013. She is now designated as a preschool teacher in Rank II (V.07.02.04) and applies the coefficient of 3.33 from the day on which the decision on designation is signed. The period that is the basis for pay raise begins on February 01, 2013.
3. A preschool teacher shall be promoted after a competent authority designates a rank in accordance with this Circular and pay salary in accordance with Clause 1 Section II of Circular No. 02/2007/TT-BNV.
1. This Circular comes into force as of November 01, 2015.
2. Professional standards applied to preschool teachers specified in Decision No. 202/TCCP-VC dated June 08, 1994 are annulled.
3. Regulations on titles of preschool teachers and codes thereof in Decision No. 61/2005/QD-BNV dated June 15, 2005 are annulled.
4. The list of titles of preschool teachers promulgated together with Decision No. 78/2004/QD-BNV dated November 03, 2004 is annulled.
Article 11. Application clause
1. When a public employee who was designated as a preschool teacher under Decision No. 202/TCCP-VC dated June 08, 1994 or Decision No. 61/2005/QD-BNV dated June 15, 2005 is designated a preschool teacher rank under this Circular, the managing or employing body shall enable him/her to fulfill the standards for the rank designated.
2. In the cases where an unqualified preschool teacher (15c.210) specified in Decision No. 61/2005/QD-BNV dated June 15, 2005 has not fulfilled the standards for preschool teachers in Rank IV by the effective date of this Circular, his/her current benefits shall remain unchanged for up to 05 years from the effective date of this Circular. An unqualified preschool teacher (15c.210) aged under 55, for males, or under 50, for females, shall be enabled by the managing or employing body to receive training in order to fulfill preschool teacher standards. When a public employee fulfills the standards for preschool teachers in Rank IV, his/her employer shall request the managing body to consider designating him/her as a preschool teacher in Rank IV. In the cases where a public employee fails to attend or pass a refresher training course as requested, his/her employer shall request the supervisory body to consider designating another position or removing him/her from the payroll.
1. This Circular is the basis for employment and management of public employees working as preschool teachers in public preschools that belong to the national education system.
2. Non-public preschools may apply this Circular to employment and management of their preschool teachers.
3. The head of each public preschool shall:
a) Review the positions; prepare a plan for designation of preschool teacher ranks in the school and submit the plan to a competent authority for approval;
b) Decide designation of preschool teacher ranks after the plan for designation of preschool teacher ranks is approved by a competent authority.
4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, the People’s Committees of provinces shall:
a) Request inferior units to prepare plans for designation of preschool teacher ranks and salaries of public preschool teachers;
b) Consider approving the plans for designation of ranks and salaries of teachers of public preschools under their management who are designated preschool teacher ranks under this Circular; handle enquiries about designation of ranks and salaries.
c) Decide designation of ranks and salaries of public preschool teachers under their management.
d) Submit reports on designation of ranks and salaries of public preschool teacher under their management to the Ministry of Education and Training and the Ministry of Home Affairs.
Article 13. Responsibility for implementation
1. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the People’s Committees of provinces are responsible for implementation of this Circular.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Education and Training and the Ministry of Home Affairs for consideration./.
PP MINISTER OF INTERNAL AFFAIRS |
PP MINISTER OF THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực