Số hiệu: | 71/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 10/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 10/11/2018 | Số công báo: | Từ số 1029 đến số 1030 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Đây là quy định tại Thông tư 71/2018/TT-BTC về chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
Theo đó, mức chi tiếp khách tăng so với quy định hiện hành tại Thông tư 01/2010/TT-BTC đơn cử như sau:
Đối với đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam do Việt Nam chi toàn bộ chi phí trong nước:
- Tiêu chuẩn về chỗ ở đối với Đoàn khách hạng C:
+ Trưởng đoàn: 2.500.000 đồng/người/ngày (tăng 100.000 đồng);
+ Đoàn viên: 1.800.000 đồng/người/ngày (tăng 100.000 đồng).
- Tiêu chuẩn ăn hàng ngày (bao gồm 2 bữa trưa, tối)
+ Đoàn là khách hạng A: 1.500.000 đồng/ngày/người (tăng 700.000 đồng);
+ Đoàn là khách hạng B: 1.000.000 đồng/ngày/người (tăng 460.000 đồng);
+ Đoàn là khách hạng C: 800.000 đồng/ngày/người (tăng 400.000 đồng);
+ Khách mời quốc tế khác: 600.000 đồng/ngày/người (tăng 330.000 đồng).
Đối với chi tiếp khách trong nước:
- Chi giải khát, mức chi: 30.000 đồng/buổi (nửa ngày)/người (quy định hiện hành là tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày);
- Mức chi mời cơm: 300.000 đồng/suất, đã bao gồm đồ uống (tăng 100.000 đồng).
Thông tư 71/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
1. Mức chi mời cơm: 300.000 đồng/suất (đã bao gồm đồ uống).
2. Thẩm quyền quy định đối tượng được mời cơm
a) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các cơ quan trực thuộc Bộ, ngành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm đối với từng loại hình cơ quan thuộc tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
c) Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành văn bản quy định cụ thể đối tượng được mời cơm, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ mức chi quy định tại Thông tư này quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm cho phù hợp với chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của từng loại hình đơn vị. Các cơ quan, đơn vị chỉ được sử dụng từ nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để chi mời cơm khách và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, đơn vị;
d) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đối tượng khách được mời cơm do thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp phải đi thuê phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại, mức thuê phiên dịch áp dụng bằng mức thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực