Chương IV Thông tư 55/2023/TT-BTC: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
Số hiệu: | 55/2023/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Võ Thành Hưng |
Ngày ban hành: | 15/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2023 |
Ngày công báo: | 22/09/2023 | Số công báo: | Từ số 1021 đến số 1022 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức chi đào tạo nâng cao năng lực cho CBCCVC theo Thông tư 55/2023/TT-BTC
Ngày 15/08/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Mức chi đào tạo nâng cao năng lực cho CBCCVC theo Thông tư 55/2023/TT-BTC
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người được cử tham gia lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực (được gọi là học viên):
* Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BTC . Đối với khoản chi hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học tập trung tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC ;
Riêng chi xây dựng, biên soạn tài liệu trong một số trường hợp đặc thù thực hiện như sau:
- Chi xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ các lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn có thời gian dưới 05 ngày:
+ Tiền công viết tài liệu: 70.000 đồng/trang chuẩn (trang A4, thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định hiện hành đối với văn bản hành chính);
+ Tiền công sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/trang chuẩn;
+ Tiền công thẩm định và nhận xét: 30.000 đồng/trang chuẩn;
Trường hợp xây dựng, biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số, mức chi cao hơn 30% so với các mức chi nêu trên;
- Chi số hóa tài liệu trong trường hợp đào tạo, bồi dưỡng từ xa: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 83/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông.
* Nguồn kinh phí bố trí trong dự toán thực hiện Chương trình của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực.
Trường hợp dự toán được giao cho cơ quan, đơn vị chủ trì đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực không đảm bảo để chi trả chi phí tiền ăn, đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho học viên thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản để cơ quan, đơn vị cử học viên thanh toán các khoản chi phụ cấp lưu trú, đi lại, tiền thuê phòng nghỉ theo quy định.
Thông tư 55/2023/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/08/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chi rà soát, điều chỉnh, lập mới (trong trường hợp quy hoạch đã hết thời hạn); triển khai, thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và rà soát, điều chỉnh lập quy hoạch xây dựng vùng huyện gắn với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới theo quy định của Luật quy hoạch; Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030; Quyết định số 263/QĐ-TTg; văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
1. Chi xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai. Mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
2. Chi hỗ trợ thành lập, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thủy lợi. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Thông tư số 124/2021/TT-BTC).
Chi mua sắm, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của đài truyền thanh xã, trang bị phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện để đảm bảo yêu cầu của công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật về đấu thầu và quản lý, sử dụng tài sản công. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với đài truyền thanh xã. Ngân sách địa phương hỗ trợ đối với cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện.
1. Chi hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu sản phẩm; thuê chuyên gia xây dựng đề án, kế hoạch. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi tối đa 100% chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng, vùng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các cá nhân tổ chức. Ưu tiên cấp mã vùng trồng cho vùng sản xuất đã được đánh giá chứng nhận vùng trồng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, điều kiện, thực tế của từng dự án, mô hình, kế hoạch, phương án, địa phương, quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này, cơ quan phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch, phương án tại địa phương quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, mô hình, kế hoạch, phương án nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Chi tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cá nhân, tổ chức tham gia; chi tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các địa phương. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này.
1. Việc lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, phương án, kế hoạch liên kết được xây dựng trên cơ sở các nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khoản 4 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP); hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nội dung, mức chi tương ứng tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 12 Thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
2. Nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khoản 4, khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP); hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
3. Nội dung, mức chi đặc thù thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 12 Thông tư này.
4. Việc thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
Nội dung cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho một (01) cơ sở, tổ chức, cá nhân theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, điều kiện, thực tế của từng dự án, mô hình, kế hoạch, phương án, địa phương, quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này, cơ quan phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch, phương án tại địa phương quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, mô hình, kế hoạch, phương án nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT).
2. Nội dung chi và mức chi:
a) Chi hỗ trợ xây dựng Đề án, Kế hoạch cấp tỉnh, huyện; hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm, xây dựng hồ sơ sản phẩm bao gồm chi hỗ trợ điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu sản phẩm, thuê chuyên gia tư vấn xây dựng đề án, kế hoạch, xây dựng câu chuyện sản phẩm. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này;
c) Chi hỗ trợ xây dựng bộ công cụ hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP; tài liệu hướng dẫn; tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp, cá nhân tham gia chu trình OCOP; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói (chi thuê chuyên gia). Mức chi thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 4 Thông tư này;
d) Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định tại Thông tư số 171/2014/TT-BTC, Thông tư số 11/2019/TT-BCT và Thông tư số 40/2020/TT-BCT;
đ) Chi hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách trung ương không quá 50% tổng kinh phí xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, điều kiện, thực tế của từng nhiệm vụ, địa phương, khả năng ngân sách, quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể (đối với nhiệm vụ hỗ trợ do trung ương thực hiện); cơ quan phê duyệt nhiệm vụ (đối với nhiệm vụ hỗ trợ do địa phương thực hiện) quyết định mức hỗ trợ cụ thể nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
e) Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP. Mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu;
g) Chi hỗ trợ chi phí bao bì, in tem. Mức hỗ trợ thực hiện theo hóa đơn thực tế và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
h) Chi tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, bao gồm:
- Chi thuê chuyên gia, chi vận chuyển và bảo quản sản phẩm dự thi. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 6 và khoản 10 Điều 4 Thông tư này;
- Chi họp Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:
+ Đối với mức chi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng các cấp (trung ương, tỉnh, huyện) được áp dụng theo mức chi họp tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
+ Đối với mức chi cho hoạt động của Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng theo mục b, khoản 4, Phụ lục II Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng theo mức chi hoạt động của Tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
- Chi công tác kiểm tra thực tế tại cơ sở; công tác tổ chức Hội nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
- Chi giải thưởng cho các sản phẩm đạt sao. Mức chi các giải thưởng đạt 5 sao, 4 sao, 3 sao tương ứng với 15 triệu đồng/giải; 10 triệu đồng/giải; 8 triệu đồng/giải. Số lượng các giải thưởng thực hiện theo quyết định công nhận sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi sản phẩm OCOP chỉ được nhận giải thưởng một (01) lần ở cùng mức độ sao được công nhận, trường hợp được công nhận nâng hạng sao thì được thưởng thêm phần chênh lệch giữa hai mức độ sao.
1. Chi hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây viết tắt là Nghị định số 52/2018/NĐ-CP) và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư này quy định một số nội dung chi cụ thể như sau:
a) Chi đào tạo nhân lực theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi hỗ trợ điều tra, khảo sát xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của các làng nghề; xây dựng tiêu chí và hướng dẫn công nhận, phát triển và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn thực hiện theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư này quy định một số nội dung chi cụ thể như sau:
a) Chi hỗ trợ rà soát, công nhận các làng nghề truyền thống (điều tra, rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại danh mục các làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được tiêu chí công nhận). Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi tổ chức đào tạo, truyền nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
1. Việc lập dự toán kinh phí thực hiện được xây dựng trên cơ sở các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP); hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nội dung, mức chi tương ứng tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 12 Thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
2. Nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ xây dựng mô hình, dự án, phương án, kế hoạch liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị: Thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP), hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án, mô hình, phương án, kế hoạch và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
3. Nội dung, mức chi đặc thù thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 12 Thông tư này.
4. Việc thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
1. Chi hỗ trợ lựa chọn, hoàn thiện và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương theo quy định tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2021 phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025 và văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 124/2021/TT-BTC.
1. Chi hỗ trợ thông tin thương mại và tuyên truyền theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung hỗ trợ và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn xúc tiến thương mại theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
3. Chi hỗ trợ tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư này.
4. Chi hỗ trợ tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại, các phiên chợ, tuần hàng nhằm giới thiệu, kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể trong từng trường hợp thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư số 171/2014/TT-BTC, Thông tư số 11/2019/TT-BCT, Thông tư số 40/2020/TT-BCT.
5. Chi hỗ trợ các hoạt động khảo sát, đánh giá thị trường, tháo gỡ vướng mắc, rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại, mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản tại các nước. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT.
2. Nguyên tắc thực hiện
a) Nội dung Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT;
b) Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện các đề tài, dự án, mô hình (sau đây gọi chung là nhiệm vụ khoa học công nghệ) của Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy hoạch việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
3. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC; Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Riêng đối với mức chi hỗ trợ nhiệm vụ xây dựng mô hình quy định tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT và được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Mức hỗ trợ tối đa 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình để thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Thông tư số 348/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” và tối đa 50% kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình khác. Mức hỗ trợ trên không bao gồm chi phí xây dựng, sửa chữa nhà xưởng.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung thực hiện theo quy định tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT.
2. Nội dung chi và mức chi:
a) Chi hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền. Nội dung cụ thể thực hiện theo Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT. Tùy thuộc điều kiện thực tế về tài nguyên du lịch của từng địa phương theo quy định của Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với các nhiệm vụ do trung ương thực hiện), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với các nhiệm vụ do địa phương thực hiện) quyết định nội dung, mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
b) Chi hỗ trợ truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư số 12/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch;
c) Chi tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
d) Chi hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách, tài liệu khác phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
3. Chi xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng: Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
4. Chi xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Thông tư này.
5. Chi phát triển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề: Nội dung và mức chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
6. Chi hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
1. Chi hỗ trợ công tác xóa mù chữ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
2. Chi hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nội dung, mức chi tương ứng thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
1. Chi hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của địa phương và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa như sau:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: 80 triệu đồng/thiết chế;
- Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: 30 triệu đồng/thiết chế;
2. Chi hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa như sau:
- Tủ sách xã: 30 triệu đồng/01 tủ sách;
- Tủ sách thôn: 20 triệu đồng/tủ sách;
3. Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mức hỗ trợ theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã là 50 triệu đồng/01 năm;
- Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp thôn là 30 triệu đồng/01 năm.
4. Chi sản xuất và cấp phát ấn phẩm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các mô hình tiêu biểu về bảo tồn văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
5. Chi tổ chức các lớp tập huấn và truyền dạy theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mức chi thực hiện theo các quy định khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Chi cho các hoạt động khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nội dung và mức chi tương ứng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 7 và 8 Điều 4 Thông tư này và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Chi cho các hoạt động xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới; bảo tồn văn hóa phi vật thể tại làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Nội dung và mức chi tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
1. Chi nghiên cứu, lập đề án/kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải trên địa bàn huyện. Tùy theo tính chất, quy mô, cấp có thẩm quyền quyết định sự cần thiết thực hiện hoạt động nghiên cứu. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC.
2. Chi hỗ trợ tổ chức thực hiện đề án/kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thí điểm và hỗ trợ nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn phát sinh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi hỗ trợ chi xây dựng các mô hình về thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, chất thải nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải nhựa theo nguyên lý tuần hoàn; mô hình cộng đồng dân cư không rác thải nhựa theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, chất thải nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải nhựa theo nguyên lý tuần hoàn; giảm thiểu phát thải chất thải nhựa. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Chi đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi nghiên cứu, lập kế hoạch về giữ gìn và xây dựng cảnh quan nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy theo tính chất, quy mô, cấp có thẩm quyền quyết định sự cần thiết thực hiện hoạt động nghiên cứu. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC.
Chi cho các hoạt động hỗ trợ tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư này quy định một số nội dung chi cụ thể sau:
1. Chi hỗ trợ tăng cường hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, tuyên truyền cho người dân về an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường: thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi hỗ trợ hoạt động tập huấn về an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thực hiện theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT.
2. Nội dung chi và mức chi:
a) Chi hỗ trợ xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT. Tùy thuộc vào nội dung của từng mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ các quy định chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn; xây dựng và triển khai thực hiện đề án/kế hoạch cấp huyện về cải tạo chất lượng và cảnh quan môi trường nước mặt khu vực công cộng; tổ chức theo dõi diễn biến chất lượng nước ao, hồ công cộng nằm trong khu dân cư nông thôn; cải tạo cảnh quan và khôi phục chất lượng môi trường nước khi bị ô nhiễm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
c) Chi tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn và vận hành các công trình cấp nước và xử lý chất thải; chuyển đổi tư duy nhận thức, kiến thức, pháp luật, hành động của người dân, cán bộ nông thôn mới các cấp về các tác động của môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch đến sức khỏe của con người và các hoạt động sản xuất. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Chi thông tin, tuyên truyền về tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; tổ chức các cuộc thi nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Nội dung và mức chi tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Nội vụ. Nội dung và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC và Thông tư số 06/2023/TT-BTC.
1. Chi bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã; nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi gắn mã địa chỉ số đến từng địa chỉ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông. Mức chi thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật về đấu thầu. Căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương và khả năng ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí dự toán kinh phí để thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Chi thực hiện các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cung cấp các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông và quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Chi hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT. Tùy thuộc vào nội dung của từng mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ các quy định chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, nội dung chi xây dựng, quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 924/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Chi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
1. Đối với phổ biến, giáo dục pháp luật, tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” trong xã nông thôn mới, tiêu chí “tiếp cận pháp luật” trong xã nông thôn mới nâng cao, tiêu chí “huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” trong huyện nông thôn mới: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP.
2. Đối với hòa giải ở cơ sở: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
1. Chi hỗ trợ thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, thông tin truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nội dung và mức chi tương ứng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh ở cộng đồng, nơi tạm trú an toàn tại cộng đồng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư số 03/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030.
3. Chi hỗ trợ tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
a) Chi hỗ trợ người cung cấp thông tin về trẻ em, người bị bạo lực trên cơ sở giới, người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội: 60.000 đồng/người;
b) Chi hỗ trợ tiền điện thoại cho cộng tác viên để tiếp nhận thông tin, kết nối dịch vụ thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp: 100.000 đồng/người/tháng;
c) Chi lập hồ sơ trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: 45.000 đồng/hồ sơ (bao gồm cả ảnh);
d) Chi hỗ trợ cho người đưa trẻ em, người bị bạo lực trên cơ sở giới cần bảo vệ khẩn cấp đến trung tâm, cơ sở:
- Hỗ trợ tiền ăn: 70.000 đồng/người/ngày, không quá 03 ngày và tối đa 02 người;
- Hỗ trợ chi phí đi lại (đi và về, tối đa không quá 02 người): Mức chi theo giá phương tiện công cộng áp dụng tại địa phương hoặc 0,2 lít xăng/km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm đi (trong trường hợp tự túc phương tiện).
1. Nội dung chi
a) Chi các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Chi khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích thực hiện Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”;
c) Chi hỗ trợ tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua các hình thức: tổ chức lấy ý kiến trực tiếp hoặc tổ chức các hội nghị, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm.
2. Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành và quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
a) Mức hỗ trợ: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, điều kiện, thực tế của từng mô hình, quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) mô hình (đối với mô hình do trung ương thực hiện); cơ quan phê duyệt mô hình (đối với mô hình do địa phương thực hiện) quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) mô hình nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Nội dung và mức chi xây dựng và quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên, nông dân theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
3. Chi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thực hiện theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”.
2. Nội dung chi và mức chi:
a) Chi giải thưởng cho hoạt động tổ chức Ngày phụ nữ khởi nghiệp tại các cấp Hội Phụ nữ. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 126/2018/TT-BTC;
b) Chi hỗ trợ thực hiện, nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi. Nội dung hỗ trợ, nhân rộng các mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nội dung chi và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
c) Chi hỗ trợ thành lập mô hình và duy trì sinh hoạt mô hình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại cấp trung ương, đại diện vùng miền và nhân rộng mô hình tại các cấp tỉnh/thành; mạng lưới cố vấn/tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và mới thành lập do phụ nữ làm chủ. Nội dung cụ thể xây dựng mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 116 Thông tư này.
1. Nội dung chi
a) Chi hỗ trợ thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế: đẩy mạnh các hình thức truyền thông về khởi nghiệp, lập nghiệp và phát triển kinh tế; triển khai các hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp vào thực tiễn; tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp, chuyển đổi số cho thanh niên;
b) Chi hỗ trợ triển khai hiệu quả Chương trình trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới: Tập huấn cho thành viên các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nông sản cho người dân.
2. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm, vai trò của phụ nữ và cộng đồng về vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam và xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương các điển hình thực hiện vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Nội dung, mức chi tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 8 và 9 Điều 4 Thông tư này.
3. Chi xây dựng, in ấn cẩm nang, tài liệu về giáo dục gia đình, vun đắp giá trị gia đình gắn với xây dựng nông thôn mới. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
4. Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng các mô hình sẵn có nhằm vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Nội dung cụ thể xây dựng mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 116 Thông tư này và tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
1. Nội dung chi
a) Chi tổ chức tuyên truyền về công tác công an thực hiện Chương trình;
b) Chi hỗ trợ xây dựng, củng cố, duy trì, sơ kết, tổng kết nhân rộng mô hình, điển hình về đảm bảo an ninh, trật tự xây dựng nông thôn mới;
c) Chi tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các mô hình bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực nông thôn;
d) Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo chuyên đề về công tác công an đảm bảo an ninh, trật tự địa bàn nông thôn;
đ) Chi tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công an.
2. Mức chi thực hiện theo quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và nội dung, mức chi tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
1. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, bảo đảm giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng nông thôn mới thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
2. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Điều 4 Thông tư này.
1. Chi kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các nội dung thuộc các nội dung thành phần của Chương trình và kiểm tra, giám sát, đánh giá chung Chương trình; giám sát phản biện chính sách xã hội của Chương trình; chi tổ chức khảo sát, thẩm tra, thẩm định thôn, xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Thông tư này.
Riêng đối với mức chi họp Hội đồng thẩm định thực hiện như sau:
- Hội đồng thẩm định cấp huyện, cấp tỉnh đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu: áp dụng theo mức chi họp tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC.
- Hội đồng thẩm định cấp thôn, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu: áp dụng tối đa bằng 50% mức chi của Hội đồng tư vấn đánh giá chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC.
2. Chi tổ chức Hội nghị, hội thảo triển khai thực hiện các nội dung thuộc các Nội dung thành phần của Chương trình; chi tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình; công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn của trung ương, tỉnh, huyện. Nội dung, mức chi tương ứng theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 4 Thông tư này.
3. Chi tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này và pháp luật về thi đua khen thưởng.
4. Chi mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, quy định pháp luật về đấu thầu và quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Chi xây dựng các Bộ chỉ tiêu, khung kết quả của Chương trình; xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư này.
6. Chi xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình, đặc biệt xây dựng hệ thống giám sát thông qua bản đồ số và cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức thực hiện Chương trình ở trung ương và địa phương: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
7. Chi thí điểm và nhân rộng mô hình giám sát an ninh hiện đại và giám sát của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 116 Thông tư này.
8. Căn cứ tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-TTg.
1. Nội dung chi:
a) Chi xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở;
b) Chi đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của người dân và cộng đồng;
c) Chi tổ chức đi học tập kinh nghiệm cho Ban Chỉ đạo, Tổ công tác và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp.
2. Mức chi: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 8 Điều 4 Thông tư này.
1. Chi thông tin, truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật cho các nội dung thuộc các nội dung thành phần của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới. Nội dung, mức chi tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Thông tư này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực