Thông tư 54/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 sửa đổi Thông tư 30/2011/TT-BGTVT quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 54/2014/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 20/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2014 |
Ngày công báo: | 14/11/2014 | Số công báo: | Từ số 983 đến số 984 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2014/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 30/2011/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE CƠ GIỚI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT
1. Sửa đổi khoản 8, khoản 11 và khoản 13 Điều 3
a) Sửa đổi khoản 8 Điều 3 như sau:
“8. Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;”
b) Sửa đổi khoản 11 Điều 3 như sau:
“11. Cơ sở thiết kế là tổ chức đã đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ thiết kế xe cơ giới hoặc cơ sở sản xuất tự thiết kế xe cơ giới do đơn vị mình sản xuất, lắp ráp;”
c) Sửa đổi khoản 13 Điều 3 như sau:
“13. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới để thực hiện thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;”
2. Sửa đổi điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:
“a) Bản vẽ kỹ thuật của xe (có xác nhận của cơ sở sản xuất nước ngoài): Bản vẽ kỹ thuật của xe phải thể hiện được bố trí chung của sản phẩm; các kích thước cơ bản của xe; bố trí và kích thước lắp đặt ghế ngồi, giường nằm; vị trí và kích thước lắp đặt đèn, gương chiếu hậu; chiều rộng toàn bộ ca bin và kích thước lòng thùng xe (đối với xe chở hàng);
b) Bản sao (có xác nhận của cơ sở sản xuất nước ngoài) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;”
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”
“Điều 7. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
1. Hồ sơ kiểm tra đối với linh kiện (thuộc đối tượng phải kiểm tra quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm:
a) Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện;
b) Bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
c) Ảnh chụp sản phẩm; Bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
d) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (trừ trường hợp xin cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại linh kiện nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu).
Miễn nộp tài liệu quy định tại các điểm a, b và d đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài có Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đính kèm theo báo cáo thử nghiệm (test report) thể hiện kiểu loại linh kiện nhập khẩu thỏa mãn quy định ECE của Liên hiệp quốc phiên bản tương đương hoặc cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu thể hiện kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất (Conformity of Production, gọi tắt là đánh giá COP) còn hiệu lực theo quy định ECE, EC được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.
2. Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới bao gồm:
a) Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;
b) Hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
c) Ảnh chụp kiểu dáng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
e) Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
g) Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.
3. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL và Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.”
“Điều 8. Đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất
1. Để đảm bảo duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có quy trình và hướng dẫn nghiện vụ kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn cho tới khâu kiểm soát việc bảo hành, bảo dưỡng;
b) Có các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất. Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; hàng năm, các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng này phải được Cơ quan QLCL kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động;
c) Có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng xuất xưởng xe cơ giới được Nhà sản xuất nước ngoài (bên chuyển giao công nghệ) hoặc Cơ quan QLCL bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với loại sản phẩm sản xuất, lắp ráp.
2. Cơ quan QLCL thực hiện việc đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) tại Cơ sở sản xuất theo các phương thức sau:
a) Đánh giá lần đầu được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949 “Yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và linh kiện xe cơ giới”, bao gồm việc xem xét, đánh giá các nội dung: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; Nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm; Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng xuất xưởng và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
b) Đánh giá hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm để kiểm tra việc duy trì các điều kiện kiểm tra chất lượng tại Cơ sở sản xuất. Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với các chỉ tiêu chất lượng đăng ký trong hồ sơ kiểm tra sản phẩm tại Cơ sở sản xuất được thực hiện theo phương thức kiểm tra xác suất. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được thực hiện khi có sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng.
c) Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc trường hợp được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Miễn thực hiện đánh giá COP trong các trường hợp sau:
a) Kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra tương tự hoặc không có sự thay đổi cơ bản so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó;
b) Linh kiện nhập khẩu sản xuất tại Cơ sở sản xuất linh kiện nước ngoài có tài liệu thể hiện kết quả đánh giá COP (còn hiệu lực) theo quy định ECE, EC tại Cơ sở sản xuất linh kiện được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.”
6. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Cơ quan QLCL căn cứ hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại linh kiện nhập khẩu chỉ có giá trị đối với các linh kiện cùng kiểu loại thuộc tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu nếu không thực hiện việc đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 8 hoặc không được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.”
“Điều 10. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt
1. Sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận, Cơ sở sản xuất tiến hành sản xuất hàng loạt, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, lắp ráp cho từng sản phẩm và phải đảm bảo các sản phẩm này đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình đã được chứng nhận.
2. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng.
3. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng) theo một trong hai hình thức kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan QLCL hoặc tự kiểm tra xuất xưởng:
a) Kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan QLCL
Cơ quan QLCL thực hiện giám sát việc kiểm tra xuất xưởng (sau đây gọi tắt là giám sát) tại các Cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới trong các trường hợp sau: Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp xe cơ giới; Cơ sở sản xuất có chất lượng sản phẩm không ổn định (chất lượng sản phẩm được coi là không ổn định nếu tỷ lệ giữa số sản phẩm không đạt yêu cầu, phải giám sát lại và tổng số sản phẩm được giám sát lớn hơn 5% tính cho cả đợt giám sát hoặc lớn hơn 10% tính cho một tháng bất kỳ của đợt giám sát); Cơ sở sản xuất xuất xưởng sản phẩm không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình của kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận; Cơ sở sản xuất không có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này hoặc có kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng xuất xưởng nhưng kỹ thuật viên chưa nắm vững nghiệp vụ kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới được đảm nhiệm; Cơ sở sản xuất có các vi phạm liên quan đến việc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; Cơ sở sản xuất tự ý tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung (số VIN), số động cơ xe cơ giới sản xuất, lắp ráp. Nội dung giám sát kiểm tra chất lượng quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian của một đợt giám sát là 06 tháng (có sản phẩm xuất xưởng) hoặc 500 sản phẩm tùy theo yếu tố nào đến trước. Sau đợt giám sát, nếu chất lượng sản phẩm ổn định và Cơ sở sản xuất thực hiện đúng quy định liên quan đến kiểm tra chất lượng thì sẽ được áp dụng hình thức tự kiểm tra xuất xưởng theo quy định tại điểm b khoản này.
b) Tự kiểm tra xuất xưởng
Các Cơ sở sản xuất không thuộc diện phải giám sát quy định tại điểm a khoản này được tự thực hiện việc kiểm tra xuất xưởng theo các quy định hiện hành. Cơ quan QLCL có thể kiểm tra đột xuất. Nếu kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc phải áp dụng hình thức giám sát như quy định tại điểm a khoản này.
4. Hồ sơ xuất xưởng đối với xe cơ giới
a) Đối với xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận và có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát của lô xe đã thực hiện, Cơ sở sản xuất được nhận phôi phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này) tương ứng với số lượng của lô xe đó. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng sản phẩm, Cơ sở sản xuất cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là Phiếu xuất xưởng) cho xe cơ giới. Phiếu xuất xưởng phải do người có thẩm quyền (cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được ủy quyền bằng văn bản của thủ trưởng Cơ sở sản xuất) ký tên, đóng dấu. Phiếu xuất xưởng cấp cho xe cơ giới nêu trên dùng để làm thủ tục đăng ký xe cơ giới.
b) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng xe cơ giới xuất xưởng các hồ sơ bao gồm: Phiếu xuất xưởng (bản chính) theo quy định tại điểm a khoản này để làm thủ tục đăng ký; phiếu xuất xưởng (bản sao) để làm thủ tục khi kiểm định (lần đầu) tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; tài liệu hướng dẫn sử dụng, trong đó có các thông số kỹ thuật chính và hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn của xe; số bảo hành hoặc phiếu bảo hành sản phẩm, trong đó ghi rõ điều kiện bảo hành và địa chỉ các Cơ sở bảo hành.
c) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo và truyền dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra xe xuất xưởng tới Cơ quan QLCL.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận
1. Cơ quan QLCL tiến hành đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá hàng năm kiểu loại sản phẩm;
b) Đánh giá khi có sự thay đổi của sản phẩm so với kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận;
c) Đánh giá khi có sự thay đổi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan.
2. Căn cứ để đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
a) Kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;
b) Sự phù hợp của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc sự phù hợp của sản phẩm khi có sự thay đổi so với kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc sự phù hợp của sản phẩm khi có sự thay đổi của các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan.
3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra, thử nghiệm bổ sung tại các Cơ sở thử nghiệm. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cơ quan QLCL các tài liệu sau:
a) Tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;
b) Báo cáo kết quả thử nghiệm sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc Báo cáo kết quả thử nghiệm bổ sung các hạng mục thay đổi của sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Cơ quan QLCL sẽ tiếp nhận, kiểm tra các tài liệu bổ sung để xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.
4. Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận
Cơ quan QLCL sẽ đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm đã cấp trong thời gian 03 tháng và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất có vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
b) Sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình của kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận và Cơ sở sản xuất không thực hiện khắc phục các sản phẩm đã xuất xưởng không phù hợp;
c) Cơ sở sản xuất không thực hiện các quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 của Thông tư này về việc triệu hồi hoặc không có biện pháp khắc phục lỗi kỹ thuật của kiểu loại sản phẩm đối với các sản phẩm đang sản xuất, lắp ráp tại Cơ sở sản xuất;
d) Cơ sở sản xuất tự ý tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung (số VIN), số động cơ của xe cơ giới sản xuất, lắp ráp.
Trong thời gian Giấy chứng nhận bị đình chỉ hiệu lực, Cơ sở sản xuất phải thực hiện khắc phục các lỗi vi phạm. Cơ quan QLCL sẽ xem xét, kiểm tra sau khi Cơ sở sản xuất thông báo về việc đã khắc phục các lỗi vi phạm; nếu các lỗi vi phạm đã được khắc phục thì Cơ quan QLCL hủy bỏ việc đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất; nếu hết thời gian bị đình chỉ mà Cơ sở sản xuất vẫn chưa khắc phục được các lỗi vi phạm thì Cơ quan QLCL sẽ tiếp tục đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận với thời gian 03 tháng. Trường hợp Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi vi phạm sau khi hết hạn đình chỉ 2 lần liên tiếp thì Giấy chứng nhận đã cấp cho kiểu loại sản phẩm sẽ bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận
Cơ quan QLCL sẽ thông báo bằng văn bản về việc thu hồi và chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Khi sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm bổ sung theo quy định;
b) Kết quả đánh giá COP cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
c) Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại Chương III của Thông tư này;
d) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm bị đình chỉ hiệu lực 02 lần liên tiếp theo quy định tại khoản 4 Điều này mà Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi của kiểu loại sản phẩm vi phạm.”
9. Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 13 như sau:
“đ) Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận trong trường hợp Cơ sở sản xuất vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 của Thông tư này. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện việc triệu hồi mà Cơ sở sản xuất không thực hiện triệu hồi sản phẩm theo kế hoạch đã công bố và không có báo cáo về việc thực hiện triệu hồi sản phẩm thì Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi.
10. Bổ sung Chương Ill-a như sau:
“CHƯƠNG III-a
XỬ LÝ ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI CÓ SỐ KHUNG, SỐ VIN, SỐ ĐỘNG CƠ BỊ TẨY XÓA, ĐỤC SỬA, ĐÓNG LẠI
Điều 15a. Xử lý đối với trường hợp xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu (khung xe, thân vỏ xe hoặc động cơ) có số khung, mã nhận dạng phương tiện giao thông (số VIN) hoặc số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại
Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra, chứng nhận), nếu phát hiện xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu có số khung, số VIN hoặc số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan QLCL tiến hành như sau:
1. Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận xe ô tô sản xuất, lắp ráp;
2. Lập Biên bản ghi nhận tình trạng xe cơ giới vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu có số khung, số VIN hoặc số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại;
3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, Cơ quan QLCL có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi tới Cơ sở sản xuất và Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết theo quy định.
Điều 15b. Xử lý đối với trường hợp xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước bị đóng sai, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại
Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận, nếu phát hiện xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước bị đóng sai, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan QLCL sẽ tiến hành như sau:
1. Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận xe cơ giới sản xuất, lắp ráp;
2. Lập Biên bản ghi nhận về tình trạng số khung hoặc số động cơ;
3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, Cơ quan QLCL có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi tới Cơ sở sản xuất yêu cầu Cơ sở sản xuất khắc phục lỗi vi phạm hoặc triệu hồi sản phẩm, đồng thời áp dụng hình thức giám sát kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này đối với Cơ sở sản xuất có sản phẩm vi phạm và đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp đối với kiểu loại sản phẩm đó theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Thông tư này.
Điều 15c. Xử lý đối với các trường hợp khác
1. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, chứng nhận nếu có nghi vấn về tình trạng số khung, số VIN hoặc số động cơ của xe cơ giới bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan QLCL phải tạm dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận đối với xe cơ giới đó và tiến hành trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên môn có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan giám định kết luận số khung, số VIN hoặc số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì xử lý theo quy định tại Điều 15a hoặc Điều 15b của Thông tư này.
2. Trường hợp xe cơ giới sản xuất, lắp ráp có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước nhưng bị sai do thao tác của nhân viên hoặc bị mờ, khó đọc thì Cơ sở sản xuất phải giữ nguyên trạng số đã đóng sai và thông báo bằng văn bản tới Cơ quan QLCL. Cơ quan QLCL kiểm tra nếu không có dấu hiệu vi phạm thì thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất và thực hiện việc giám sát đóng lại số khung (số VIN) hoặc số động cơ.”
11. Bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:
“4. Cơ sở sản xuất không được sử dụng linh kiện (khung xe, thân vỏ xe hoặc động cơ) hoặc xe cơ giới có số khung, số VIN hoặc số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại để sản xuất, lắp ráp thành xe cơ giới.”
12. Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi các Phụ lục: IV, V, VII và VIII ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT tương ứng các Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bổ sung Phụ lục XI vào Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT tương ứng Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với kiểu loại xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì các linh kiện nhập khẩu sử dụng để lắp ráp kiểu loại xe này thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT sẽ phải thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện theo lộ trình như sau:
1. Đối với đèn chiếu sáng phía trước: áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
2. Đối với gương chiếu hậu, kính chắn gió phía trước, kính bên, kính sau, kính nóc xe, lốp xe: áp dụng từ ngày 17 tháng 5 năm 2016.
3. Các linh kiện khác: áp dụng theo lộ trình quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
SỬA ĐỔI PHỤ LỤC IV BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ 30/2011/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
HẠNG MỤC VÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢI KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Stt |
Hạng mục kiểm tra(*) |
Đối tượng kiểm tra |
||||
Ô tô |
Rơ moóc và Sơ mi rơ moóc |
Ô tô sát xi |
Linh kiện (**) |
|||
Có buồng lái |
Không có buồng lái |
|
||||
1 |
Số nhận dạng (VIN) |
X |
X |
X |
X |
- |
2 |
Yêu cầu an toàn chung |
X |
X |
X |
X |
- |
3 |
Khối lượng và kích thước |
X |
X |
X |
X |
- |
4 |
Hệ thống phanh |
X |
X |
X |
X(1) |
X(2) |
5 |
Đèn chiếu sáng phía trước |
X |
- |
X |
- |
X |
6 |
Đèn tín hiệu |
X |
X |
X(3) |
- |
- |
7 |
Đồng hồ đo tốc độ |
X(4) |
- |
X |
- |
- |
8 |
Còi |
X |
- |
X |
- |
- |
9 |
Khí thải |
X |
- |
X |
X |
- |
10 |
Độ ồn |
X |
- |
X |
X |
- |
11 |
Kính chắn gió phía trước, kính bên, kính sau, kính nóc xe |
X |
- |
X |
- |
X |
12 |
Gương chiếu hậu |
X |
- |
X |
- |
X |
13 |
Lốp xe |
X |
X |
X |
X |
X |
14 |
Vành bánh xe (hợp kim nhẹ) |
X |
X |
X |
X |
X |
15 |
Kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới |
X(5) |
X |
X |
- |
- |
16 |
An toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất của xe cơ giới |
X(6) |
- |
- |
- |
X(6) |
14 |
Chạy thử |
X |
X |
X(7) |
X(7) |
- |
15 |
Thử kín nước |
X(8) |
- |
- |
- |
- |
Ghi chú:
X Áp dụng;
- Không áp dụng;
(*) Theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định hiện hành;
(**) + Áp dụng đối với linh kiện thay thế, linh kiện sử dụng lắp ráp xe cơ giới;
+ Không áp dụng đối với linh kiện đã được lắp trên xe cơ giới nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước mà các xe này đã được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận (xe cơ sở) khi thực hiện kiểm tra, chứng nhận các loại xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ các xe cơ sở này;
(1) Chỉ áp dụng kiểm tra tình trạng lắp đặt và hoạt động của các cơ cấu của hệ thống phanh;
(2) Chỉ áp dụng kiểm tra đối với bình chứa khí nén của hệ thống phanh;
(3) Chỉ áp dụng kiểm tra đối với các loại đèn của ô tô sát xi có buồng lái bao gồm:
+ Đèn tín hiệu phía trước;
+ Đèn tín hiệu sau (nếu lắp hoàn chỉnh).
(4) Không áp dụng kiểm tra, thử nghiệm đối với xe cơ giới sản xuất từ xe cơ sở (trừ ô tô sát xi không có buồng lái);
(5) Không áp dụng kiểm tra, thử nghiệm đối với xe cơ giới sản xuất từ xe cơ sở;
(6) Chỉ áp dụng kiểm tra đối với ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 5 tấn và số người cho phép chở (kể cả người lái) trên 22 người (không áp dụng đối với ô tô khách thành phố);
(7) Đối với ô tô sát xi, việc chạy thử chỉ thực hiện khi xe đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm;
(8) Áp dụng kiểm tra đối với ô tô chở người.
SỬA ĐỔI PHỤ LỤC V BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ 30/2011/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mẫu - BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN ĐĂNG KÝ CÁC THÔNG SỐ, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Ô TÔ
1. |
Thông tin chung |
|||||||||||||
1.1. |
Cơ sở sản xuất: |
|||||||||||||
1.1.1. |
Địa chỉ: |
|||||||||||||
1.1.2. |
Điện thoại: |
Fax: |
||||||||||||
1.1.3. |
Người đại diện: |
Chức danh: |
||||||||||||
1.2. |
Xưởng lắp ráp: |
|||||||||||||
1.2.1. |
Địa chỉ xưởng lắp ráp: |
|||||||||||||
1.3. |
Loại phương tiện: |
|||||||||||||
1.4. |
Nhãn hiệu: |
Số loại: |
||||||||||||
1.5. |
Mã nhận dạng phương tiện (VIN) |
|||||||||||||
1.5.1. |
Mã số VIN: |
|||||||||||||
1.5.2. |
Vị trí: |
|||||||||||||
1.6. |
Nơi đóng số khung (số VIN): |
Nơi đóng số động cơ: |
||||||||||||
2. |
Các thông số và tính năng kỹ thuật cơ bản |
|||||||||||||
2.1. |
Khối lượng |
|||||||||||||
2.1.1. |
Khối lượng bản thân: |
(kg) |
|
|||||||||||
2.1.1.1. |
Phân bố lên trục 1: |
(kg) |
2.1.1.3. Phân bố lên trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.1.2. |
Phân bố lên trục 2: |
(kg) |
2.1.1.4. Phân bố lên trục 4: |
(kg) |
||||||||||
|
|
|
2.1.1.5. Phân bố lên trục 5: |
(kg) |
||||||||||
2.1.2. |
Khối lượng hàng chuyên chở(*): |
|||||||||||||
2.1.2.1. |
Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.2.2. |
Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.3. |
Số người cho phép chở kể cả người lái: |
(người) |
||||||||||||
2.1.4. |
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông |
(kg) |
||||||||||||
2.1.4.1. |
Phân bố lên trục 1: |
(kg) |
2.1.4.3. Phân bố lên trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.4.2. |
Phân bố lên trục 2: |
(kg) |
2.1.4.4. Phân bố lên trục 4: |
(kg) |
||||||||||
|
|
|
2.1.4.5. Phân bố lên trục 5: |
(kg) |
||||||||||
2.1.5. |
Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.5.1. |
Phân bố lên trục 1: |
(kg) |
2.1.5.3. Phân bố lên trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.5.2. |
Phân bố lên trục 2: |
(kg) |
2.1.5.4. Phân bố lên trục 4: |
(kg) |
||||||||||
|
|
|
2.1.5.5. Phân bố lên trục 5: |
(kg) |
||||||||||
2.1.6. |
Khối lượng cho phép lớn nhất trên trục: |
|||||||||||||
2.1.6.1. |
Trục 1: |
(kg) |
2.1.6.3. Trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.6.2. |
Trục 2: |
(kg) |
2.1.6.4. Trục 4: |
(kg) |
||||||||||
|
|
|
2.1.6.5. Trục 5: |
(kg) |
||||||||||
2.1.7. |
Khối lượng kéo theo (*): |
|||||||||||||
2.1.7.1. |
Khối lượng kéo theo thiết kế: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.7.2. |
Khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.8. |
Tỷ lệ giữa công suất động cơ và khối lượng toàn bộ |
|||||||||||||
2.1.8.1. |
Tỷ lệ giữa công suất động cơ và khối lượng toàn bộ theo thiết kế |
(kW/kg) |
||||||||||||
2.1.8.2. |
Tỷ lệ giữa công suất động cơ và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông: |
(kW/kg) |
||||||||||||
2.2. |
Kích thước |
|||||||||||||
2.2.1. |
Kích thước (dài x rộng x cao): x x |
(mm) |
||||||||||||
2.2.2. |
Khoảng cách trục: |
(mm) |
||||||||||||
2.2.3. |
Kích thước lòng thùng xe/bao ngoài xi téc: (dài x rộng x cao) (*) x x |
(mm) |
||||||||||||
2.2.4. |
Chiều dài đầu/đuôi xe: / |
(mm) |
||||||||||||
2.2.5. |
Khoảng cách từ tâm lỗ lắp chốt kéo đến điểm đầu tiên của ô tô đầu kéo: |
(mm) |
||||||||||||
2.2.6. |
Vết bánh xe trước/sau: / |
(mm) |
||||||||||||
2.2.7. |
Khoảng sáng gầm xe: |
(mm) |
||||||||||||
2.3. |
Động cơ |
|||||||||||||
2.3.1. |
Nhà sản xuất động cơ: |
|||||||||||||
2.3.2. |
Kiểu: |
|||||||||||||
2.3.3. |
Loại: |
|||||||||||||
2.3.4. |
Đường kính xi lanh, hành trình piston: (mm) x (mm) |
|||||||||||||
2.3.5. |
Thể tích làm việc: (cm3) |
|||||||||||||
2.3.6. |
Tỷ số nén: |
|||||||||||||
2.3.7. |
Công suất lớn nhất/tốc độ quay: |
(kW/vòng/phút) |
Theo tiêu chuẩn: |
|||||||||||
2.3.8. |
Mô men lớn nhất/tốc độ quay: |
(N.m/vòng/phút) |
|
|||||||||||
2.3.9. |
Tốc độ không tải nhỏ nhất: |
(Vòng/phút) |
|
|||||||||||
2.3.10. |
Vị trí lắp động cơ: |
|||||||||||||
2.3.11. |
Loại nhiên liệu: |
|||||||||||||
2.3.12. |
Một số thông số liên quan đến khí thải của xe (**) |
|||||||||||||
2.3.12.1. |
Đối với xe lắp động cơ diesel |
|||||||||||||
2.3.12.1.1. |
Bơm cao áp (Feed pump): |
|||||||||||||
2.3.12.1.2. |
Bộ nạp tăng áp (Turbocharger): |
|||||||||||||
2.3.12.1.3. |
Thiết bị làm mát trung gian (Intercooler): |
|||||||||||||
2.3.12.1.4. |
Bộ tuần hoàn khí xả (EGR): |
|||||||||||||
2.3.12.1.5. |
Bộ xử lý xúc tác (Catalytic converter): |
|||||||||||||
2.3.12.1.6. |
Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm khác (Other pollution control devices): |
|||||||||||||
2.3.12.2. |
Đối với xe lắp động cơ xăng |
|||||||||||||
2.3.12.2.1. |
Hệ thống cung cấp nhiên liệu (Fuel feed): |
|||||||||||||
2.3.12.2.2. |
Bộ điều khiển (ECU): |
|||||||||||||
2.3.12.2.3. |
Bộ nạp tăng áp (Turbocharger): |
|||||||||||||
2.3.12.2.4. |
Bộ xử lý xúc tác (Catalytic converter): |
|||||||||||||
2.3.12.2.5. |
Cảm biến ô xy (Oxygen sensor): |
|||||||||||||
2.3.12.2.6. |
Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm khác (Other pollution control devices): |
|||||||||||||
2.3.12.3. |
Đối với xe lắp động cơ sử dụng LPG/CNG |
|||||||||||||
2.3.12.3.1 |
Bộ điều khiển điện từ cấp nhiên liệu LPG/CNG cho động cơ: |
|||||||||||||
2.3.13. |
Thùng nhiên liệu |
|||||||||||||
2.3.13.1. |
Thùng nhiên liệu chính |
|||||||||||||
2.3.13.1.1. |
Thể tích: |
(cm3) |
2.3.13.1.2. Vị trí lắp đặt: |
|||||||||||
2.3.13.2. |
Thùng nhiên liệu phụ |
|||||||||||||
2.3.13.2.1. |
Thể tích: |
(cm3) |
2.3.13.2.2. Vị trí lắp đặt: |
|||||||||||
2.3.14. |
Hệ thống điện: |
|||||||||||||
2.3.14.1. |
Máy phát điện: |
|||||||||||||
2.3.14.1.1. |
Kiểu: |
2.3.14.1.2. Điện áp ra danh nghĩa: (V) |
||||||||||||
2.3.14.2. |
Máy khởi động: |
|||||||||||||
2.3.14.3. |
Ắc quy: |
|||||||||||||
2.3.15. |
Tiêu hao nhiên liệu: (l/100km) tại tốc độ km/h. |
|||||||||||||
2.4. |
Hệ thống truyền lực |
|||||||||||||
2.4.1. |
Ly hợp: |
|||||||||||||
2.4.1.1. |
Kiểu và loại: |
2.4.1.2. Dẫn động: |
||||||||||||
2.4.2. |
Hộp số: |
|||||||||||||
2.4.2.1. |
Kiểu và loại: |
2.4.2.2. Điều khiển hộp số: |
||||||||||||
2.4.3. |
Hộp số phụ/Phân phối: |
|||||||||||||
2.4.3.1. |
Kiểu và loại: |
2.4.3.2. Điều khiển hộp số phụ: |
||||||||||||
2.4.4 |
Tỷ số truyền ở các tay số: |
|||||||||||||
|
I1: ……; II1 …………; ……………. |
Số lùi: ………….. Số phụ I: ………………. |
||||||||||||
|
I2: ……; II2 …………; …………… |
Số lùi: ………….. Số phụ II: ……………… |
||||||||||||
2.4.5. |
Công thức bánh xe: |
|||||||||||||
2.4.6. |
Cầu chủ động: |
|||||||||||||
2.4.7. |
Loại cầu xe: |
|||||||||||||
2.4.7.1. |
Trục 1: |
2.4.7.3. Trục 3: |
||||||||||||
2.4.7.2. |
Trục 2: |
2.4.7.4. Trục 4: |
||||||||||||
|
|
2.4.7.5. Trục 5: |
||||||||||||
2.4.8. |
Truyền động tới các cầu chủ động: |
|||||||||||||
2.4.9. |
Tỷ số truyền lực cuối cùng: |
|||||||||||||
2.4.10. |
Vận tốc lớn nhất khi toàn tải ở tay số cao nhất: (km/h) |
|||||||||||||
2.4.11. |
Độ dốc lớn nhất xe vượt được: (%) |
|||||||||||||
2.5. |
Hệ thống treo |
|||||||||||||
2.5.1. |
Kiểu treo trục 1: |
Giảm chấn trục 1: |
||||||||||||
2.5.2. |
Kiểu treo trục 2: |
Giảm chấn trục 2: |
||||||||||||
2.5.3. |
Kiểu treo trục 3: |
Giảm chấn trục 3: |
||||||||||||
2.5.4. |
Kiểu treo trục 4: |
Giảm chấn trục 4: |
||||||||||||
2.5.5. |
Kiểu treo trục 5: |
Giảm chấn trục 5: |
||||||||||||
2.5.6. |
Bộ phận hướng: |
|||||||||||||
2.5.7. |
Số lượng lá nhíp (chính + phụ) trên trục 1/2/3/4/5: |
|||||||||||||
2.5.8. |
Bánh xe và lốp: |
|||||||||||||
2.5.8.1. |
Trục 1: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị: ….) |
||||||||||
2.5.8.2. |
Trục 2: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị: ….) |
||||||||||
2.5.8.3. |
Trục 3: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị: ….) |
||||||||||
2.5.8.4. |
Trục 4: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị: ….) |
||||||||||
2.5.8.5. |
Trục 5: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị: ….) |
||||||||||
2.6. |
Hệ thống lái |
|||||||||||||
2.6.1. |
Kiểu và loại cơ cấu lái: |
|||||||||||||
2.6.2. |
Tỷ số truyền: |
|||||||||||||
2.6.3. |
Dẫn động và trợ lực lái: |
|||||||||||||
2.6.4. |
Góc quay lớn nhất của bánh xe dẫn hướng |
|||||||||||||
2.6.4.1. |
Về bên phải: |
Số vòng quay vô lăng lái: (vòng) |
||||||||||||
2.6.4.2. |
Về bên trái: |
Số vòng quay vô lăng lái: (vòng) |
||||||||||||
2.6.5. |
Góc đặt bánh xe |
|||||||||||||
2.6.5.1. |
Độ chụm bánh trước: |
(mm) |
||||||||||||
2.6.5.2. |
Góc nghiêng ngoài bánh trước: |
(độ) |
||||||||||||
2.6.5.3. |
Góc nghiêng trong mặt phẳng dọc/ngang của trụ quay lái: |
(độ) |
||||||||||||
2.6.6. |
Bán kính quay vòng nhỏ nhất: |
(m) |
||||||||||||
2.7. |
Hệ thống phanh |
|||||||||||||
2.7.1. |
Phanh chính: |
|||||||||||||
2.7.1.1. |
Trục 1: |
2.7.1.3. Trục 3: |
||||||||||||
2.7.1.2. |
Trục 2: |
2.7.1.4. Trục 4: |
||||||||||||
|
|
2.7.1.5. Trục 5: |
||||||||||||
2.7.2. |
Dẫn động phanh chính: |
|||||||||||||
2.7.3. |
Áp suất làm việc (đối với phanh khí nén): (kG/cm2) |
|||||||||||||
2.7.4. |
Phanh đỗ xe: |
|||||||||||||
2.7.4.1. |
Kiểu: |
|||||||||||||
2.7.4.2. |
Dẫn động phanh đỗ xe: |
|||||||||||||
2.7.5. |
Hệ thống phanh dự phòng: |
|||||||||||||
2.7.6. |
Trang thiết bị trợ giúp điều khiển hệ thống phanh (ABS, EBD, …) |
|||||||||||||
2.8. |
Thân xe |
|||||||||||||
2.8.1. |
Kiểu thân xe/cabin: |
|||||||||||||
2.8.2. |
Cửa sổ/cửa thoát hiểm: |
|||||||||||||
2.8.2.1 |
Số lượng: |
2.8.2.2. Loại kính: |
||||||||||||
2.8.3. |
Gương chiếu hậu lắp trong/ngoài xe: |
Số lượng: |
||||||||||||
2.8.4. |
Hệ thống thông gió: |
|||||||||||||
2.8.5. |
Hệ thống điều hòa: |
|||||||||||||
2.8.6. |
Dây đai an toàn: |
|||||||||||||
2.8.6.1. |
Dây đai an toàn cho người lái: |
|||||||||||||
2.8.6.2. |
Dây đai an toàn cho hành khách: |
Số lượng: |
||||||||||||
2.8.7. |
Gạt mưa và phun nước rửa kính: |
|||||||||||||
2.9. |
Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị khác |
|||||||||||||
2.9.1. |
Đèn chiếu sáng phía trước (xa/gần): |
|||||||||||||
2.9.1.1. |
Số lượng: |
2.9.1.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.2. |
Đèn sương mù: |
|||||||||||||
2.9.2.1 |
Số lượng: |
2.9.2.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.3. |
Đèn soi biển số phía sau: |
|||||||||||||
2.9.3.1 |
Số lượng: |
2.9.3.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.4. |
Đèn phanh: |
|||||||||||||
2.9.4.1. |
Số lượng: |
2.9.4.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.5. |
Đèn lùi: |
|||||||||||||
2.9.5.1. |
Số lượng: |
2.9.5.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.6. |
Đèn kích thước trước/sau: |
|||||||||||||
2.9.6.1. |
Số lượng: |
2.9.6.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.7. |
Đèn báo rẽ trước/sau/bên: |
|||||||||||||
2.9.7.1. |
Số lượng: |
2.9.7.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.8. |
Đèn đỗ xe: |
|||||||||||||
2.9.8.1. |
Số lượng: |
2.9.8.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.9. |
Tấm phản quang: |
|||||||||||||
2.9.9.1. |
Số lượng: |
2.9.9.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.9.10. |
Đèn cảnh báo nguy hiểm: |
|||||||||||||
2.9.10.1. |
Số lượng: |
2.9.10.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.10. |
Trang thiết bị chuyên dùng |
|||||||||||||
2.10.1. |
Cơ cấu chuyên dùng: |
|||||||||||||
2.10.2. |
Các trang thiết bị khác: |
|||||||||||||
2.11. |
Mức tiêu chuẩn khí thải |
|||||||||||||
|
Kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp thỏa mãn mức khí thải tương đương mức khí thải … quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia …… |
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Các chỉ tiêu và mức chất lượng (***)
Stt |
Tên chỉ tiêu chất lượng |
Đơn vị |
Mức chất lượng đăng ký |
Phương pháp thử |
3.1. |
Lực phanh chính |
N |
≥ |
|
3.1.1. |
Trục 1 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.1.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.2. |
Trục 2 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.2.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.3. |
Trục 3 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.3.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.4. |
Trục 4 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.4.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.5. |
Trục 5 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.5.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.2. |
Phanh đỗ xe |
N |
≥ |
|
3.3. |
Độ trượt ngang bánh dẫn hướng |
m/km |
|
|
3.4. |
Cường độ sáng đèn chiếu xa |
cd |
≥ |
|
3.5. |
Âm lượng còi |
dB(A) |
|
|
3.6. |
Sai số đồng hồ tốc độ (ở tốc độ 40 km/h) |
% |
|
|
3.7. |
Thành phần khí xả |
% CO |
≥ |
|
ppm HC |
≥ |
|
||
% HSU |
≥ |
|
||
3.8. |
Độ ồn |
dB(A) |
≥ |
|
Ghi chú:
(*) Không bắt buộc đối với ô tô con.
(**) Phục vụ cho việc nhận dạng xe liên quan đến khí thải; các nội dung không có thì ghi dấu “-”.
(***) Không dưới mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
|
Đại diện cơ sở sản xuất |
BẢN ĐĂNG KÝ CÁC THÔNG SỐ, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC
1. |
Thông tin chung |
|||||||||||||
1.1. |
Cơ sở sản xuất: |
|||||||||||||
1.1.1. |
Địa chỉ: |
|||||||||||||
1.1.2. |
Điện thoại: |
Fax: |
||||||||||||
1.1.3. |
Người đại diện: |
Chức danh: |
||||||||||||
1.2. |
Xưởng lắp ráp: |
|||||||||||||
1.2.1. |
Địa chỉ xưởng lắp ráp: |
|||||||||||||
1.3. |
Loại phương tiện: |
|||||||||||||
1.4. |
Nhãn hiệu: |
Số loại: |
||||||||||||
1.5. |
Mã nhận dạng phương tiện (VIN) |
|||||||||||||
1.5.1. |
Mã số VIN: |
|||||||||||||
1.5.2. |
Vị trí: |
|||||||||||||
1.6. |
Nơi đóng số khung (số VIN): |
|||||||||||||
2. |
Các thông số và tính năng kỹ thuật cơ bản |
|||||||||||||
2.1. |
Khối lượng |
|||||||||||||
2.1.1. |
Khối lượng bản thân: |
(kg) |
|
|||||||||||
2.1.1.1. |
Phân bố lên trục 1 (/chốt kéo): |
(kg) |
2.1.1.3. Phân bố lên trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.1.2. |
Phân bố lên trục 2: |
(kg) |
2.1.1.4. Phân bố lên trục 4: |
(kg) |
||||||||||
2.1.2. |
Khối lượng hàng chuyên chở: |
|||||||||||||
2.1.2.1. |
Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.2.2. |
Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.3. |
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông |
(kg) |
||||||||||||
2.1.3.1. |
Phân bố lên trục 1 (/chốt kéo): |
(kg) |
2.1.3.3. Phân bố lên trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.3.2. |
Phân bố lên trục 2: |
(kg) |
2.1.3.4. Phân bố lên trục 4: |
(kg) |
||||||||||
2.1.4. |
Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: |
(kg) |
||||||||||||
2.1.4.1. |
Phân bố lên trục 1 (/chốt kéo): |
(kg) |
2.1.4.3. Phân bố lên trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.4.2. |
Phân bố lên trục 2: |
(kg) |
2.1.4.4. Phân bố lên trục 4: |
(kg) |
||||||||||
2.1.5. |
Khối lượng cho phép lớn nhất trên trục: |
|||||||||||||
2.1.5.1. |
Trục 1 (/chốt kéo): |
(kg) |
2.1.5.3. Trục 3: |
(kg) |
||||||||||
2.1.5.2. |
Trục 2: |
(kg) |
2.1.5.4. Trục 4: |
(kg) |
||||||||||
2.2. |
Kích thước, khung xe, sàn và cầu xe |
|||||||||||||
2.2.1. |
Kích thước (dài x rộng x cao): x x |
(mm) |
||||||||||||
2.2.2. |
Khoảng cách trục: |
(mm) |
||||||||||||
2.2.3. |
Kích thước lòng thùng xe/bao ngoài xi téc: (dài x rộng x cao) x x |
(mm) |
||||||||||||
2.2.4. |
Chiều dài đầu/đuôi xe: |
|
/ |
(mm) |
||||||||||
2.2.5. |
Vết bánh xe trước/sau: |
|
/ |
(mm) |
||||||||||
2.2.6. |
Khoảng sách gầm xe: |
|
|
(mm) |
||||||||||
2.2.7. |
Khung xe (chassis) và sàn: |
|||||||||||||
2.2.7.1 |
Chiều cao mặt dầm chính: |
|
|
(mm) |
||||||||||
2.2.7.2. |
Khoảng cách giữa hai dầm chính: |
|
|
(mm) |
||||||||||
2.2.7.3. |
Kích thước tiết diện dầm chính (D x R x dày): |
x |
x |
(mm) |
||||||||||
2.2.8. |
Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc chở container: |
|||||||||||||
2.2.8.1. |
Số lượng chốt hãm: |
|||||||||||||
2.2.8.2. |
Khoảng cách giữa các chốt hãm theo đường chéo lớn của khung xe (trái/phải): |
x |
x |
(mm) |
||||||||||
2.2.9. |
Loại cầu xe: |
|||||||||||||
2.2.9.1. |
Trục 1: |
2.2.9.3. Trục 3: |
||||||||||||
2.2.9.2. |
Trục 2: |
2.2.9.4. Trục 4: |
||||||||||||
2.3. |
Hệ thống treo |
|||||||||||||
2.3.1. |
Kiểu treo trục 1: |
Giảm chấn trục 1: |
||||||||||||
2.3.2. |
Kiểu treo trục 2: |
Giảm chấn trục 2: |
||||||||||||
2.3.3. |
Kiểu treo trục 3: |
Giảm chấn trục 3: |
||||||||||||
2.3.4. |
Kiểu treo trục 4: |
Giảm chấn trục 4: |
||||||||||||
2.3.5. |
Bộ phận hướng: |
|||||||||||||
2.3.6. |
Số lượng lá nhíp (chính + phụ) trên trục 1/2/3/4/5: |
|||||||||||||
2.3.7. |
Bánh xe và lốp: |
|||||||||||||
2.3.7.1. |
Trục 1: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị ….) |
||||||||||
2.3.7.2. |
Trục 2: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị ….) |
||||||||||
2.3.7.3. |
Trục 3: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị ….) |
||||||||||
2.3.7.4. |
Trục 4: Số lượng: |
Cỡ lốp: |
Áp suất: |
(đơn vị ….) |
||||||||||
2.4. |
Hệ thống phanh |
|||||||||||||
2.4.1. |
Phanh chính: |
|||||||||||||
2.4.1.1. |
Trục 1: |
2.4.1.3. Trục 3: |
||||||||||||
2.4.1.2. |
Trục 2: |
2.4.1.4. Trục 4: |
||||||||||||
2.4.2. |
Dẫn động phanh chính: |
|||||||||||||
2.4.3. |
Áp suất làm việc (đối với phanh khí nén): (kG/cm2) |
|||||||||||||
2.4.4. |
Phanh đỗ xe: |
|||||||||||||
2.4.4.1. |
Kiểu: |
|||||||||||||
2.4.4.2. |
Dẫn động phanh đỗ xe: |
|||||||||||||
2.4.5. |
Hệ thống phanh dự phòng: |
|||||||||||||
2.4.6. |
Trang thiết bị trợ giúp điều khiển hệ thống phanh (ABS, EBD, …): |
|||||||||||||
2.5. |
Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị khác |
|||||||||||||
2.5.1. |
Đèn soi biển số phía sau: |
|||||||||||||
2.5.1.1. |
Số lượng: |
2.5.1.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.2. |
Đèn phanh: |
|||||||||||||
2.5.2.1. |
Số lượng: |
2.5.2.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.3. |
Đèn lùi: |
|||||||||||||
2.5.3.1. |
Số lượng: |
2.5.3.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.4. |
Đèn kích thước trước/sau: |
|||||||||||||
2.5.4.1. |
Số lượng: |
2.5.4.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.5. |
Đèn báo rẽ trước/sau/bên: |
|||||||||||||
2.5.5.1. |
Số lượng: |
2.5.5.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.6. |
Đèn đỗ xe: |
|||||||||||||
2.5.6.1. |
Số lượng: |
2.5.6.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.7. |
Tấm phản quang: |
|||||||||||||
2.5.7.1. |
Số lượng: |
2.5.7.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.5.8. |
Đèn cảnh báo nguy hiểm: |
|||||||||||||
2.5.8.1. |
Số lượng: |
2.5.8.2. Màu sắc: |
||||||||||||
2.6. |
Trang thiết bị chuyên dùng |
|||||||||||||
2.6.1. |
Chân chống (nếu có): |
|||||||||||||
2.6.1.1. |
Kiểu: |
2.6.1.2. Khả năng chịu tải lớn nhất: (kg) |
||||||||||||
2.6.1.3. |
Khoảng cách giữa 2 chân chống: (mm) |
|||||||||||||
2.6.2. |
Chốt kéo: |
|||||||||||||
2.6.2.1. |
Ký hiệu: |
2.6.2.2. Đường kính: Ø (mm) |
||||||||||||
2.6.3. |
Cơ cấu chuyên dùng: |
|||||||||||||
2.6.4. |
Các trang thiết bị khác: |
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Các chỉ tiêu và mức chất lượng (*)
Stt |
Tên chỉ tiêu chất lượng |
Đơn vị |
Mức chất lượng đăng ký |
Phương pháp thử |
3.1. |
Lực phanh chính |
N |
≥ |
|
3.1.1. |
Trục 1 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.1.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.2. |
Trục 2 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.2.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.3. |
Trục 3 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.3.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.1.4. |
Trục 4 (2 bên) |
N |
≥ |
|
3.1.4.1. |
Chênh lệch giữa 2 bên bánh |
% |
≤ |
|
3.2. |
Phanh đỗ xe |
N |
≥ |
|
Ghi chú: (*) Không dưới mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
|
Đại diện cơ sở sản xuất |
SỬA ĐỔI PHỤ LỤC VII BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ 30/2011/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ TỐI THIỂU CẦN THIẾT ĐỂ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Tên thiết bị |
Cơ sở sản xuất (1) |
|
Ô tô |
Rơ moóc và Sơ mi rơ moóc |
||
1 |
Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang |
x |
- |
2 |
Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe |
x(2) |
- |
3 |
Thiết bị kiểm tra góc quay lái của bánh xe dẫn hướng |
x |
- |
4 |
Thiết bị kiểm tra lực phanh |
x |
x |
5 |
Thiết bị kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ |
x(3) |
- |
6 |
Thiết bị kiểm tra đèn pha (kiểm tra được cường độ sáng và độ lệch chùm sáng) |
x |
- |
7 |
Thiết bị kiểm tra khí thải |
x |
- |
8 |
Thiết bị kiểm tra âm lượng còi và độ ồn |
x |
- |
9 |
Thiết bị phun mưa kiểm tra độ kín nước từ bên ngoài |
x(4) |
- |
10 |
Cầu nâng hoặc hầm kiểm tra gầm xe |
x |
- |
Ghi chú:
x Áp dụng
- Không áp dụng
(1) Các cơ sở sản xuất xe cơ giới từ xe cơ sở đã được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận có thể kiểm tra xe bằng thiết bị tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới;
(2) Áp dụng bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất các loại xe có hệ thống treo độc lập;
(3) Không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp các loại xe từ ô tô cơ sở (trừ ô tô sát xi không có buồng lái);
(4) Áp dụng bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất các loại xe ô tô con, ô tô khách.
SỬA ĐỔI PHỤ LỤC VIII BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ 30/2011/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mẫu - GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cơ quan QLCL quy định cụ thể
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RƠ MOÓC VÀ SƠ MI RƠ MOÓC SẢN XUẤT, LẮP RÁP
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN Loại xe (Vehicle Type):
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất (Name and address of manufacturer): Tên, địa chỉ xưởng lắp ráp (Name and address of assembly plant): Kiểu loại xe nói trên thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN …/ …/BGTVT.
|
Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cơ quan QLCL quy định cụ thể
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LINH KIỆN Ô TÔ
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN Kiểu loại sản phẩm (System/Component type):
(Các nội dung liên quan tới thông số kỹ thuật và chất lượng cho từng đối tượng sản phẩm sẽ do Cơ quan QLCL quy định cụ thể)
Sản phẩm nói trên thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN…/…./BGTVT.
|
Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cơ quan QLCL quy định cụ thể
BỔ SUNG PHỤ LỤC XI VÀO THÔNG TƯ SỐ 30/2011/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mẫu - BIÊN BẢN GHI NHẬN TÌNH TRẠNG XE CƠ GIỚI VI PHẠM QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN GHI NHẬN TÌNH TRẠNG XE CƠ GIỚI VI PHẠM
QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP
Theo đề nghị của: ........................................................................................................
Hôm nay, ngày.... tháng ….. năm.... tại .......................................................................
.....................................................................................................................................
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành kiểm tra phương tiện sau:
- Nhãn hiệu / số loại: ....................................................................................................
- Số khung: ………………………………. Số động cơ: .................................................
- Số tờ khai nhập khẩu bộ linh kiện có số khung và/ hoặc số động cơ nêu trên: .........
.......................................................................................................................................
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, các giấy tờ có liên quan và đối chiếu với quy định hiện hành, Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận thấy phương tiện nêu trên đã vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, cụ thể là:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Biên bản này được lập thành hai (02) bản chính, Cơ quan kiểm tra giữ một (01) bản và Cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới giữ một (01) bản.
Đại diện cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới |
Đại diện Cơ quan kiểm tra |
MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 54/2014/TT-BGTVT |
Hanoi October 20, 2014 |
AMENDING, SUPPLEMENTING SOME ARTICLES OF THE CIRCULAR NO. 31/2011/TT-BGTVT DATED APRIL 15, 2011 BY THE MINISTER OF TRANSPORT STIPULATING THE INSPECTION OF TECHNICAL SAFETY, QUALITY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION IN MANUFACTURING AND ASSEMBLING MOTOR VEHICLES
Pursuant to the Law on road traffic dated November13, 2008;
Pursuant to the Law on product and goods quality dated November 21, 2007;
Pursuant to the Decree No.132/2008/NĐ-CP dated December 31, 2008 by the Goverment stipulating in detail the enforcement of some articles of the Law on product and goods quality;
Pursuant to the Decree No. 187/2013/NĐ-CP dated November 20, 2013 by the Goverment stipulating in detail the enforcement of the Commercial Law on activities of buying, purchasing, processing and transit of goods with foreign partners;
Pursuant to the Decree No. 107/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012 by the Goverment stipulating functions, duties, authorities and organizational structures of the Ministry of Transport;
At the proposal of the Head of the Service of Science and Technology and Head of Vietnam Register,
The Minister of Transport has promulgated the Circular amending, supplementing some articles of the Circular No. 30/2011/Circular-BGTVT dated April 15, 2011 by the Minister of Transport stipulating the inspection of technical safety, quality and environmental protection in manufacturing and assembling motor vehicles (hereinafter referred to as the Circular No. 30/2011/TT-BGTVT).
Article 1. Amending and supplementing some articles of the Circular No. 30/2011/TT-BGTVT
1. Amending Paragraphs 8, 11 and 13 of Article 3
a) Amending Paragraph 3 of Article 3 as follows:
“8. Certification of type approval is a process of inspection, testing, examination, assessment and certification of the comformity of a particular type of product with standards, technical regulations and applicable regulations of the Ministry of Transport on technical safety, quality and environmental protection;”
b) Amending Paragraph 11 of Article 3 as follows:
“11. Design entity is an organization that has registered business on motor vehicle engineering services or the workshop that carries out engineering, assembling and production by itself ;”
c) Amending Clause 13 of Article 3 as follows:
“13. The testing center is an organization that operates in testing of components or motor vehicles to test components and motor vehicles in accordance with respective national standards and technical regulations and relevant legal documents;”
2. Amending Points a, b, Paragraph 2 of Article 4 as follows:
“a) Technical drawing of a vehicle (confirmed by a foreign manufacturer); Technical drawing must show general layout of the product; fundamental dimensions of the vehicle; positions and dimensions of seats, beds, lights, rear-view mirrors; width of entire cabin and dimensions of trunks (with respect to cargo trucks);
b) Copy (confirmed by a foreign manufacturing company) of the type approval certificate granted by a foreign competent agency;”
3. Amending Paragraph 1 of Article 6 as follows:
“1. The workshop is responsible for transferring typical sample to the testing center. Items and objects subject to inspection and testing are stipulated in Addendum IV issued together with this Circular.”
4. Amending Article 7 as follows:
“Article 7. Product inspection dossier
1. Inspection dossier for components (within the scope of inspection as stipulated in Addendum IV enclosed herewith) includes:
a) Original copy of test report on components;
b) Technical drawing, inclusive of product specifications; Registration of technical specifications according to respective national standards, technical regulations;
c) Photos of product; Explanation of signs and numbers stamped on product (if any);
d) Description of production technology and product quality inspection processes (except application for certificate of quality on imported component type according to the customs declaration of imports or exports)
Materials defined in Points a, b, d are exempt from submission in respect of the imported components that are accompanied by Type-Approval Certificate issued by a foreign competent agency, and a test report showing conformance of imported component type to equivalent or higher version of UNECE (United Nations Economic Commission for Europe) regulations, compared to national technical regulations, and the capability of an manufacturer to meet applicable Conformity of Production (COP) requirements according to the regulations of ECE, EC, which is conducted by a foreign competent agency or any independent appraising organization certified by a foreign competent agency.
2. Documentation required for the inspection of motor vehicles includes:
a) Original copy of test report on technical safety, quality and environmental protection in accordance with applicable national technical regulations with respect to motor vehicles;
b) Design documentation appraised by the quality management agency or alternative materials as stated in Paragraph 2, Article 4 hereof;
c) Product Photos; Registration of technical specifications according to form stipulated in Addendum V promulgated together with this Circular;
d) Statistics of components, domestic and imported manufacturing equipment used for production, assembling of products according to the form stipulated in Addendum VI promulgated together with this Circular;
đ) Description of process of production technology, assembly and product quality inspection;
e) Explanation of methods, and position of vehicle identification number (VIN) and engine number;
g) Product user guide and maintenance manual;
3. Product inspection dossier must be retained at the quality management agency and workshop at least two years since the manufacturing company has notified the quality management agency of suspension of production and assembly of the certified product type workshop.
5. Amending Article 8 as follows:
“Article 8. Comformity of Production
1. To ensure products manufactured through the mass production process achieve the accepted quality, the workshop must meet the following requirements:
a) Having the quality inspection process and professional instructions for each type of product from incoming component quality control, in-process quality control to quality assurance of the maintenance and warranty services;
b) Having necessary test equipment for each production stage. List of equipment that meet the minimum requirements for the outgoing quality assurance of finished motor vehicles as stipulated in Addendum VII issued together with this Circular; Annually, these equipment must be inspected and confirmed in terms of its working conditions by the quality management agency;
c) Having technicians responsible for outgoing quality assurance of finished motor vehicles which are assessed by a foreign manufacturer (licensor) or the professional training quality management agency in terms of the conformity of such products to the type-approval requirements.
2. The quality management agency carries out the assessment of COP by means of the following methods:
a) Initial assessment is carried out before the Certificate is granted under ISO/TS 16949 “Particular requirements for quality management systems of automotive production and relevant service part organizations”, including examination and assesement of processes of manufacturing and assembling technology, product quality inspection; Regulations on storage and control of quality documents; Staff for production, assembly and quality control; facilitites for inspection of finished product quality; Operation of in-process quality control during the product manufacturing and assembly stage and outgoing quality assurance during the launch of product into the market.
b) Annual assessment is carried out on an annual basis in order to ensure the manufacturer’s conformance to COP requirements. Inspection of storage of inspection dossier and conformity of finished products with quality criteria as registered in the product inspection dossier at the workshop is carried out through a method of probability. Extended scope of inspection, assessment is carried out when non-conformity is detected during the process of production, assembly and quality control.
c) Unexpected assessment is carried out in case the workshop shows signs of violations against the regulations concerning the inspection of quality or there are complaints about product quality or in case of COP assessment according to this Article.
3. Exemption from COP assessment in the following cases:
a) Types of products manufactured, assembled according to technological process or similar inspection process or proved no fundamental change versus the technological process and inspection process of product types previously assessed.
b) Imported components from foreign manufacturers must have documents showing the results of COP assessment still in force according to regulations of ECE, EC at the components manufacturing establishments implemented by a foreign competent agency or an independent entity certified by a foreign competent agency.”
6. Amending Paragraph 1 of Article 9 as follows:
“1. Quality management agency shall rely on the product inspection dossier as defined in Article 7 hereof and test report of COP as in Article 8 hereof to award the cerificate of technical safety, quality and environmental protection (hereinafter referred to as the Certificate) for product types according to respective forms stipulated in Addendum VIII promulgated together with this Circular. The certificate granted for imported component types is only valid with respect to components of the same type under the customs declaration of imported goods if there is no test report of COP as defined in Paragraph 2, Article 8 or no exemption from COP assessment as defined in Paragraph 3, Article 8 hereof.”
7. Amending Article 10 as follows:
“Article 10. In-process quality control during the mass production and assembly
1. After the product is granted the Certificate, the workshop shall start mass production, inspection of quality during production, assembly for each product and must ensure that all these products must meet the standard, technical regulations the same way as the product inspection dossier and certified typical sample.
2. The workshop must be responsible for origin and quality of finished products.
3. Each product from mass production must be inspected as a finished product by the workshop (hereinafter referred to as the outgoing quality assurance) in either of the following manners: inspection under the quality management agency’s supervision and self-inspection:
a) The finished product inspection under the quality management agency’s supervision
The quality management agency shall carry out the supervision on the finished production inspection (hereinafter referred to as The supervision) at motor vehicle manufacturing and assembling establishments in the following cases: Those involved in the production, assembly of motor vehicles for the first time; Those turning out unstable products (Quality of a product is seen as unstable if the ratio of the products unacceptable and to be re-supervised to the total number of products under the supervision is higher than 5% for the entire phase of supervision or higher than 10% for any month of the supervision phase); Those turning out products showing unconformity with the product inspection dossier and typical sample of the certified product types; Those having no technician in charge of the finished product inspection according to regulations in Point c, Paragraph 1, Artice 8 hereof or having technicians who are not qualified for the finished product inspection; Those committing some violation relating to use of finished product inspection note; Workshops erasing, modifying, and re-stamping VIN and engine number on their own choice. Content of the supervision is defined in Addendum IX issued together with this Circular. Period of a supervision phase is 6 months (finished products coming out) or 500 products depending on what come first. After the supervision phase, in case quality of product proves stable and workshop meets the regulations on quality inspection, finished product self-inspection shall be used according to regualtions in Point b of this Paragraph.
b) Finished product self-inspection
Workshops out of the list of subjects under supervision as stipulated in Point a set out in this Paragraph are permitted to perform finished product self-inspection according applicable regulations. Quality management agencies may carry out unexpectedly investigation. If the workshops are found to have violated the regulations concerning quality inspection, depending on the seriousness of violation, the Certificate shall be suspended, revoked or application of supervision to be exercised according to Point a of this Paragraph.
4. Finished product dossier for motor vehicles
a) For motor vehicles being granted the Certificate and having report on results of testing and supervision for the batch of launched vehicles, the workshop is given a foil of the finished product inspection note (according to the form stipulated in Addendum X issued together with this Circular) corresponding to the number of vehicles of that batch. Based on test results of each product, the workshop issues finished product quality inspection note (hereinafter referred to as the factory dispatch note for short) for motor vehicles. The factory dispatch note must be signed and affixed seal by a competent person (Heads, deputies or subordinates who are empowered by the head of the workshop). Finished product note issued to motor vehicles mentioned above is used to process procedures for motor vehicle registration.
b) The workshop is responsible for preparing and issuing to each finished motor vehicle the documents: Finished product note (original) according to regulations in Point a of this Paragraph for registration procedures; Finished product note (copy) for inspection procedures (first time) at motor vehicle registration centers; manuals specifying key technical specifications and use of vehicle safety equipment; waranty card specifying warranty conditions and addresses of warranty bases.
c) The workshop is responsible for reporting and transmitting data concerning finished vehicle inspection to the quality management agency.”
8. Amending, supplementing Article 11 as follows:
“Article 11. Assessment of product types granted the Certificate; suspension and revocation of the Certificate
1. The quality management agency carries out the following assessments of product types granted the Certificate:
a) Annual assessment of product types;
b) Change assessment, in case of any changes to the product versus product types granted the Certificate that occur;
c) Change assessment, in case of any changes to national standards and technical regulations concerned that occur.
2. Foundations for assessment of product types granted the Certificate include:
a) Results of COP assessment at the workshop according to regulations set out in Paragraph 2, Article 8 hereof;
b) Conformity of products granted the Certificate with respective national standard and technical regulations or compatibility of products under changes with product types granted the Certificate or Compliance of products under changes with national standard, technical regulations concerned.
3. As changes to national standard, technical regulations governing product types are endorsed or as changes to the product affect the compatibility of that product with respective national standard, technical regulations, the workshop must carry out inspection and additional testing at the Testing center. In this case, the workshop must present to the quality management agency the additional documents as below:
a) Materials concerning changes to the product;
b) Test report of products in accordance with new national standard, technical regulations or test report supplemented with changed items of the product in accordance with national standard, technical regulations.
Quality management agency shall receive and examine supplemented materials to consider, assess and award the Certificate.
4. Suspension of the Certificate’s validity
Quality management agency shall suspend validity of the Certificate for a period of three months and send a written notice to workshops for the following cases:
a) The workshop that violates regulations concerning the inspection of product quality or employment of the finished product quality note.
b) Any finished product that shows unconformity with the product inspection dossier and typical sample of product types which are granted the Certificate and the workshop fails to remedy finished products of non-conformity;
c) The workshop that fails to exercise the regulations stated in Points a, b and c, Paragraph 1, Article 13 hereof concerning revocation or fails to put forward measures to remedy technical errors of product types with respect to the products which are being manufactured and assembled at the workshop;
d) The workshop that erases falsifies and stamps the VIN, engine numbers of the assembled motor vehicle at their discretion.
During the suspension of the Certificate’s validity, the workshop must carry out the remedy for its faults. The quality management agency shall carry out the examination and inspection after the remedy of the faults is notified; if the faults are remedied, the quality manamgement agency shall cancel the revocation of the Certificate’s validity and send a written notice to the workshop; in case the duration of suspension is expired and the workshop still fails to remedy its faults, the quality management agency shall continue to suspend validity of the Certificate for a period of three months. In case the workshop insists on failing to remedy its faults after the expiration of the second suspension, the Certificate granted to the product types shall be revoked in accordance with the regulations in Point d, Clause 5 of this Artice.
5. Revocation of Certificate
The quality management agency shall give a written notification of the revocation and termination of the Certificate for the following cases:
a) When the product no longer meets applicable national standards, regulations or the product has some change and is uncomformable with the product inspection dossier and the granted Certificate but the workshop fails to carry out the inspection and testing in accordance with the regulation;
b) Results of COP assessment have shown that the workshop has committed a serious violation of relevant regulations on product quality inspection and use of finished product inspection note;
c) The workshop fails to carry out the recall of products of technical defects in accordance with the regulations in Chapter III hereof;
d) Validity of type approval certificate has been suspended for two consecutive times as stipulated in Paragraph 4 of this Article but the workshop still fails to remedy the defects of that product type.”
9. Amending Point đ, Clause 2 of Article 13 as follows:
“đ) Suspending validity of the Certificate in case the workshop violates the regulations in Point a, Clause 4, Article 11 hereof. Within a period of three months since the last day to carry out the recall, the workshop fails to carry out the recall of products of defects according to the published plan and fails to report on the recall, the Certificate shall be revoked.
10. Supplementing Chapter III-a as follows:
“CHAPTER III-a
HANDLING OF MOTOR VEHICLES WITH ERASED, MODIFIED AND RE-STAMPED VIN, ENGINE NUMBER
Article 15a. Handling of automobiles manufactured, assembled from imported spare-parts (frame, body or engine) of which VIN or engine numbers are erased, modified and re-stamped.
During the inspection and certification of technical safety and environmental protection (hereafter referred to as the inspection and certification), in case the frame numbers, engine numbers or VINs of the automobiles manufactured, assembled from the imported spare-parts are found to be erased, modified and re-stamped, the quality management agency shall take the following actions:
1. Withholding procedures of inspecting and certifying manufactured, assembled automobiles;
2. Establishing a written record of the motor vehicle’s status of violating the regulations in the Decree No.187/2013/NĐ-CP in accordance with the form stipulated in Addendum XI issued together with this Circular with respect to automobiles manufactured, assembled from the imported spare-parts of which frame numbers, engine numbers or VINs has been erased, modified and re-stamped
3. Within a period of no later than 03 working days since the date on which the conclusion on violations has been released, the quality management agency is responsible for giving a written notification to the workshop and Customs Agency where import procedures are made for settlement in accordance with the regulation.
Article 15b. Handling cases of motor vehicles being manufactured, assembled from components with VIN or engine number erroneously stamped, erased, modified or re-stamped.
During the inspection and certification, in case the automobiles manufactured, assembled from spare-parts of domestic VINs or engine numbers which are detected as being erroneously stamped, erased, modified and re-stamped, the quality management agency shall proceed:
1. Withholding procedures of inspecting, certifying manufactured, assembled motor vehicles;
2. Establishing a written record of the current status of the frame numbers and engine numbers;
3. Within a period of no later than 03 working days since the day of being concluded as a violation, the quality managemnet agency shall be resonsible for issuing a written notification to the workshop asking for the remedy of its faults or recall of the defected products, and at the same time using the way of quality supervision and inspection as mentioned in the regulations in Point a, Clause 3, Article 10 hereof with respect to any workshop which produces defected products and suspending validity of the Certificate granted for that product type in accordance with the regulations in Paragraph 4, Article 11 hereof.
Article 15c. Handling of other cases
1. During the inspection and certification, in case there is some doubt about the frame numbers, VINs or engine numbers of motor vehicles being erased, modified or re-stamped, the quality management agency shall postpone procedures of inspection and certification to that motor vehicle and carry out a poll of appraisal at the authorized professional appraising agency.
2. In case any motor vehicle being manufactured and assembled from domestic VIN or engine number which are detected as being mis-stamped due to staff manipulation or being blurred, unreadable, the workshop shall retain the wrongly stampted number and give a written notification to the quality management agency. The quality management agency shall carry out the inspection and if no sign of violations is shown, give a written notification to the workshop and carry out the supervision of the modified VIN or engine number .
11. Supplementing Paragraph 4, Article 18 as follows:
“4. The workshop is not permitted to use spare-parts (frame, body or engine) or any motor vehicle of which frame number, VIN or engine number is erased, modified and re-stamped for the manufacturing and assempling of motor vehicle.”
12. Amending, supplementing some addenda of the Circular No.30/2011/TT-BGTVT as follows:
a) Amending addenda IV, V, VII and VIII issued together with the Circular No.30/2011/TT-BGTVT corresponding to the addenda I, II, III and IV issued together with this Circular.
b) Supplementing the Addendum XI to the Circular No.30/2011/TT-BGTVT corresponding to the Addendum V issued together with this Circular.
Article 2. Transitional clause
For motor vehicle type which is granted the Certificate before the effective date of this Circular, the imported spare-parts being used for the assembly of this vehicle type subject to inspection and testing as stipulated in the Addendum IV issued together with Circular 30/2011/TT-BGTVT shall undergo the inspection and granting of the Certificate for the spare-part type according to the plan as follows:
1. For front lights: applied from July 01, 2015.
2. For rearview mirror, front windshield, side and rear windows, glass panel roof and tire: applied from May 17, 2016.
3. Other spare-parts: applied according to the plan as stipulated in respective national technical regulations.
Article 3. Effect and implementation
1. This Circular is effective from December 15, 2014.
2. Chief of Ministerial Secretariat, Chief of Ministerial Investigation, Heads of Vietnam Registration Services and Departments, Heads of relevant bodies, organizations and individuals are responsible for implementing this Circular./.
|
MINISTER |
AMENDING ADDENDUM IV PROMULGATED TOGETHER WITH THE CIRCULAR 30/2011/TT-BGTVT DATED APRIL 15, 2011 BY THE MINISTER OF TRANSPORT
(Promulgated together with the Circular 54/2014/TT-BGTVT dated October 20, 2014 by the Minister of Transport)
Addendum IV
ITEMS AND OBJECTS SUBJECT TO INSPECTION, TESTING AND CERTIFICATION
(Promulgated together with the Circular 30/2011/TT-BGTVT dated April 15, 2011 by the Minister of Transport)
No. |
Items to be inspected |
Objects to be inspected |
||||
Automobile |
Trailer and semi-trailer |
Chassis |
Spare-parts |
|||
With cabin |
Without cabin |
|
||||
1 |
VIN |
X |
X |
X |
X |
- |
2 |
General safety requirements |
X |
X |
X |
X |
- |
3 |
Weight and size |
X |
X |
X |
X |
- |
4 |
Brakes |
X |
X |
X |
X(1) |
X(2) |
5 |
Front lights |
X |
- |
X |
- |
X |
6 |
Signal lights |
X |
X |
X(3) |
- |
- |
7 |
Speedometer |
X(4) |
- |
X |
- |
- |
8 |
Horns |
X |
- |
X |
- |
- |
9 |
Exhaust gas |
X |
- |
X |
X |
- |
10 |
Noise |
X |
- |
X |
X |
- |
11 |
Front windshield, side and rear windows, glass panel roof |
X |
- |
X |
- |
X |
12 |
Rearview mirror |
X |
- |
X |
- |
X |
13 |
Tires |
X |
X |
X |
X |
X |
14 |
Rims (light alloy) |
X |
X |
X |
X |
X |
15 |
flameproof safety structures |
X(5) |
X |
X |
- |
- |
16 |
Flameproof safety of materials used in interior decoration |
X(6) |
- |
- |
- |
X(6) |
14 |
Test run |
X |
X |
X(7) |
X(7) |
- |
15 |
Water tightness test |
X(8) |
- |
- |
- |
- |
Notes:
X Applied;
- Not applied;
(*) According to national standards, technical regulations and applicable regulations;
(**) + Applied to spare-parts and other components used for the assembly of motor vehicle.
+ Not applied to spare-parts assembled to imported motor vehicles or domestically manufactured, assembled vehicles which have been inspected, certified (standard vehicles) when the inspection and certificate is carried out for motor vehicles manufactured and assembled from these standard vehicles;
(1) Only applied to the inspection of assemblying and operation of mechanisms of the braking system.
(2) Only applied to the inspection of compressed air container of the braking system;
(3) Only applied to the inspection of lights of chassis with cabin including:
+ Front signal lights;
+ Back signal lights (if completely assembled)
(4) Not applied to the inspection and testing of motor vehicles manufactured from standard vehicles (except chassis without cabin)
(5) Not applied to the inspection and testing of motor vehicles manfuctured from standard vehicles.
(6) Only applied to the inspection of passenger cars with designed total mass being over 5 tons and the number of passengers allowable (including the driver) being over 22 (not applied to passenger cars operating in the city)
(7) For chassis, test drive is carried out only if the requirements of testing are met;
(8) Applied to the inspection of people-carriers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực