Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT tổ chức hoạt động nhóm trẻ độc lập loại hình dân lập và tư thục
Số hiệu: | 49/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Ngô Thị Minh |
Ngày ban hành: | 31/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2022 |
Ngày công báo: | 27/01/2022 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện mở lớp trông trẻ tại nhà từ ngày 15/02/2022
Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.
Cụ thể, bổ sung điều kiện về tổ chức nhóm trẻ độc lập (lớp trông trẻ tại nhà) như sau:
- Với nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ em:
+ Mỗi nhóm trẻ có không quá 01 trẻ em khuyết tật.
+ Một người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tối đa 02 trẻ em từ 03 - 12 tháng tuổi hoặc tối đa 03 trẻ em từ 12 - 36 tháng tuổi.
- Với nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ em, số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 03 - 12 tháng tuổi: 12 trẻ em.
+ Nhóm trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em.
+ Nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em.
Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2021/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP, LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP LOẠI HÌNH DÂN LẬP VÀ TƯ THỤC
Căn cứ Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Thông tư này thay thế các quy định đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục và Điều 1 Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2018 về sửa đổi bổ sung điều 14 của Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; chủ nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP, LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP LOẠI HÌNH DÂN LẬP VÀ TƯ THỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và quản lý nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục (được gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập); tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tài chính, tài sản; giáo viên và nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; trẻ em; trách nhiệm của các cấp quản lý và cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.
Điều 2. Vị trí của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do nhà đầu tư hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
3. Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em.
4. Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.
5. Quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật (nếu có).
6. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tên, biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Đặt tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập
a) Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập gồm:
- Nhóm trẻ độc lập hoặc lớp mẫu giáo độc lập hoặc lớp mầm non độc lập;
- Tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập được ghi trên quyết định thành lập, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
b) Tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và không trùng với tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non khác trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập gồm những nội dung sau:
a) Bên trên: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và tên đơn vị cấp xã;
b) Ở giữa: Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt;
c) Bên dưới: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định cho phép thành lập.
Mục 1. NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP QUY MÔ TỐI ĐA 07 TRẺ
Điều 5. Điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, cho phép hoạt động giáo dục trở lại, giải thể nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ
Thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
1. Chủ nhóm trẻ là cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ.
2. Tiêu chuẩn
- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phẩm chất, đạo đức tốt;
- Dưới 65 tuổi;
- Sức khỏe tốt;
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Nhiệm vụ
- Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Đối xử công bằng, tôn trọng trẻ em và người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Chỉ đạo, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;
- Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Bảo đảm các chế độ, chính sách cho trẻ em và người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định;
- Thực hiện công khai theo quy định.
b) Quyền hạn
- Được ký hợp đồng lao động với người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định;
- Được đồng thời làm người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
- Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em;
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Điều 7. Người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
1. Người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ theo sự thỏa thuận, phân công của chủ nhóm trẻ.
2. Tiêu chuẩn người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Nhiệm vụ
- Bảo vệ an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ;
- Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
- Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Thực hiện quy định của nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ và các quy định khác của pháp luật.
b) Quyền hạn
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định;
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật (nếu tiếp nhận trẻ khuyết tật).
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ có độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.
2. Một người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tối đa 02 trẻ em từ 03 - 12 tháng tuổi hoặc tối đa 03 trẻ em từ 12 - 36 tháng tuổi.
3. Mỗi nhóm trẻ có không quá 01 trẻ em khuyết tật.
Mục 2. NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP QUY MÔ TRÊN 07 TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP, LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP
Điều 9. Điều kiện, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, cho phép hoạt động giáo dục trở lại, giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập
Thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Cơ cấu, tổ chức nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập bao gồm: chủ cơ sở; quản lý chuyên môn; giáo viên, nhân viên (nếu có) và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Chủ cơ sở là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Tiêu chuẩn
- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phẩm chất, đạo đức tốt;
- Dưới 65 tuổi;
- Sức khỏe tốt;
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Nhiệm vụ
- Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em, giáo viên và nhân viên;
- Chỉ đạo, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực;
- Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo quy định;
- Bảo đảm các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Thực hiện công khai theo quy định.
b) Quyền hạn
- Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Được đồng thời làm quản lý chuyên môn, giáo viên, nhân viên nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
- Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em;
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
1. Quản lý chuyên môn do chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Quản lý chuyên môn có thể được thực hiện kiêm nhiệm bởi chủ cơ sở, giáo viên hoặc nhân viên nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
2. Tiêu chuẩn
- Phẩm chất đạo đức tốt;
- Có sức khỏe tốt;
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên;
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non, bao gồm:
- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo Chương trình giáo dục mầm non;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
- Đề xuất phân công giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn; tổ chức hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên;
- Tham gia đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động với chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
1. Tiêu chuẩn
a) Giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe theo quy định.
b) Giáo viên phải được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật (nếu tiếp nhận trẻ khuyết tật).
2. Nhiệm vụ
a) Nhiệm vụ của giáo viên
- Bảo vệ an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em trong thời gian trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
- Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định đạo đức nhà giáo theo quy định;
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Thực hiện quy định của cơ sở giáo dục mầm non độc lập và các quy định khác của pháp luật.
b) Nhiệm vụ của nhân viên
- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
- Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong ăn, uống và sinh hoạt tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập; tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ em;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và cơ sở giáo dục mầm non độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định;
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Thực hiện quy định của cơ sở giáo dục mầm non độc lập và các quy định khác của pháp luật.
c) Ngoài các nhiệm vụ trên, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
3. Quyền của giáo viên, nhân viên
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định;
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của quản lý chuyên môn và cơ sở giáo dục mầm non độc lập; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Được đồng thời làm quản lý chuyên môn nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
- Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 - 12 tháng tuổi: 12 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em.
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a, b khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép có không quá 22 trẻ em.
3. Mỗi nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo có không quá 01 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
4. Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại khoản 1 của Điều này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
- Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 03 trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi;
- Đối với lớp mẫu giáo: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
5. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có tối thiểu 02 giáo viên.
6. Tổng số trẻ em trong một cơ sở giáo dục mầm non độc lập không quá 70 trẻ em.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
Điều 15. Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
1. Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cơ sở giáo dục mầm non độc lập xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhu cầu của trẻ; bảo đảm tổ chức đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; linh hoạt tổ chức các hoạt động vui chơi, tập thể, giao lưu, trải nghiệm cho trẻ hằng ngày.
2. Tổ chức kiểm tra sức khỏe trẻ em: tối thiểu 01 lần trong một năm học.
3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng theo quy định: mỗi tháng 01 lần đối với trẻ em dưới 24 tháng, 03 tháng 01 lần đối với trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ em theo quy định.
5. Đối với trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.
Điều 16. Hồ sơ phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
1. Hồ sơ phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập gồm:
- Đơn xin học của cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em; Giấy khai sinh;
- Sổ quản lý trẻ em;
- Sổ kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Sổ tính khẩu phần ăn của trẻ;
- Sổ quản lý giáo viên, nhân viên;
- Sổ quản lý tài sản, tài chính;
- Sổ hoạt động chuyên môn.
2. Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Vị trí đặt cơ sở giáo dục mầm non độc lập bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
2. Các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em cao không quá 03 tầng.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu
a) Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: bảo đảm mỗi nhóm, lớp một phòng; diện tích ít nhất 1,5 m2/trẻ em nhưng không nhỏ hơn 24m2;
b) Phòng vệ sinh: bảo đảm mỗi nhóm, lớp một phòng; diện tích ít nhất 0,4m2/trẻ em; trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. Trường hợp phòng vệ sinh sử dụng chung phải liên kết với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng hành lang giao thông, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;
c) Chỗ chơi (trong nhà) diện tích ít nhất 0,5m2/trẻ em hoặc sân chơi (ngoài trời) diện tích ít nhất 1,0m2/trẻ em;
d) Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em, nhà bếp diện tích ít nhất 0,3 m2/trẻ em nhưng không nhỏ hơn 10m2; độc lập hoặc có cửa ngăn cách với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
đ) Có phòng vệ sinh riêng cho giáo viên, nhân viên;
e) Chấn song cửa sổ, lan can cầu thang và các thiết bị điện bảo đảm an toàn;
g) Có đủ nước uống và nước sinh hoạt hằng ngày cho trẻ em, chất lượng nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
2. Đối với nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ, tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu: có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng, mát, có diện tích ít nhất 24m2; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; chấn song cửa sổ, lan can cầu thang và các thiết bị điện bảo đảm an toàn; có đủ nước uống và nước sinh hoạt hằng ngày cho trẻ em, chất lượng nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 19. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu và thiết bị dạy học
1. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải trang bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu và thiết bị dạy học tối thiểu cho trẻ em, giáo viên và phục vụ dùng chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với độ tuổi và số lượng trẻ em mỗi nhóm, lớp.
2. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hằng năm; nhu cầu thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em để lựa chọn, sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phù hợp, bảo đảm chất lượng.
3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non độc lập đầu tư đồ dùng, đồ chơi, học liệu và thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Điều 20. Quản lí tài chính, tài sản
1. Quản lý tài sản của cơ sở giáo dục mầm non độc lập tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên cơ sở giáo dục mầm non độc lập có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.
2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của cơ sở giáo dục mầm non độc lập thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non độc lập thực hiện công khai về cơ sở vật chất và thu chi tài chính theo quy định.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
4. Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các cơ sở giáo dục mầm non độc lập và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục tại địa phương.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, đình chỉ hoạt động giáo dục nếu thấy có biểu hiện vi phạm pháp luật tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Hướng dẫn quản lý nhà nước về giáo dục cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập; chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.
5. Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng cơ sở giáo dục mầm non độc lập và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục.
6. Xử lý theo thẩm quyền đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.
7. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non và huy động trẻ em ra nhóm, lớp đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo nhu cầu thực tế của địa phương.
8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và đột xuất về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non độc lập; kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.
2. Sắp xếp nhân sự quản lý cơ sở giáo dục mầm non độc lập; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
3. Vận động các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân hỗ trợ công tác tổ chức hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập; xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo hướng dựa vào cộng đồng, nhằm tạo cơ chế khuyến khích người dân tham gia giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại địa phương.
4. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc khen thưởng, động viên, thực hiện chế độ chính sách cho cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn; huy động các nguồn lực để hỗ trợ nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền được giao theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em về mọi hoạt động của giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và trẻ em trong thời gian ở cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Có trách nhiệm đầu tư và bổ sung đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu và trang thiết bị hằng năm bảo đảm chất lượng và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
3. Có trách nhiệm phối hợp với gia đình trẻ em và địa phương để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Tham gia các hoạt động hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn theo quy định; phối hợp thực hiện công tác điều tra, thống kê phổ cập giáo dục mầm non trên địa bàn.
5. Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng.
Điều 25. Trách nhiệm của gia đình và xã hội
1. Gia đình có trách nhiệm liên hệ, trao đổi, phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non độc lập về tình hình của trẻ em nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà; tham gia tích cực các hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, kinh phí, vật chất phục vụ việc tăng cường cơ sở vật chất và các hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, thực hiện quyền giám sát để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
3. Tham gia và tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia các hoạt động của cộng đồng với nội dung và hình thức phù hợp góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 49/2021/TT-BGDDT |
Hanoi, December 31, 2021 |
CIRCULAR
ON PROMULATION OF REGULATIONS ON ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE INDEPENDENT DAYCARE GROUPS, INDEPENDENT KINDERGARTEN CLASSES, INDEPENDENT NURSERY CLASSES
Pursuant to Law on Education No. 43/2019/QH14 dated June 6, 2019;
Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
At the request of the Director General of the Preschool Education Department;
The Minister of Education and Training issues a Circular on promulgation of Regulations on organization and operation of independent daycare groups, independent kindergarten classes, independent nursery classes, in public and private form.
Article 1. Issue together with this Circular Regulations on organization and operation of private independent daycare groups, independent kindergarten classes, independent nursery classes.
Article 2. This Circular comes into force as of February 15, 2022. This Circular replaces regulations on private independent daycare groups, independent kindergarten classes, independent nursery classes in Article 14, Article 15 of Circular No. 13/2015/TT-BGDDT dated June 30, 2015 promulgating the organizational and operational regulations of private nursery schools and Article 1 of Circular No. 13/2018/TT-BGDDT dated May 30, 2018 on amendments to Article 14 of regulations on organization and operation of private nursery schools issued together with Circular No. 13/2015/TT-BGDDT dated June 30, 2015 of Minister of Education and Training.
Article 3. Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities; Directors of Departments of Education and Training; Director of Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu province; Manager of Education and Training Division; the owners of private independent daycare groups, independent kindergarten classes, independent nursery classes; and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.
|
PP. MINISTER |
REGULATION
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE INDEPENDENT DAYCARE GROUPS, INDEPENDENT KINDERGARTEN CLASSES, INDEPENDENT NURSERY CLASSES
(Issued together with Circular No. 49/2021/TT-BGDDT dated December 31, 2021 of the Minister of Education and Training)
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Regulation set forth position, duties and entitlements, organization and management of independent daycare groups, independent kindergarten classes, independent nursery classes, in public and private form (hereinafter referred to as independent nursery education institutions); organization of children’s care and education; finance and assets; teachers and staff; childcare workers; children; responsibilities of authorities and independent nursery education institutions.
2. This Regulation applies to independent nursery education institutions; organizations and individuals engaged in nursery education.
Article 2. Position of independent nursery education institutions
Independent nursery education institution is a type of nursery education institution in the national education system that investors or community invest facilities therein and maintain its eligibility for operation.
Article 3. Duties and entitlements of independent nursery education institutions
1. Make a plan for implementation of the nursery education program issued by the Minister of Education and Training; mobilize, use, and manage resources to fulfill the goal of nursery education; and promote the cause of education together with the State and meet the requirements of society.
2. Take care of and educate children from 03 months to 06 years old in conformity with the nursery education program.
3. Ensure that children may exercise their rights and fulfill their obligations.
4. Manage and train teachers and staff; childcare workers; ensure quality of children’s care and education and children’s physical and mental safety.
5. Manage children; provide mainstream education for children in special circumstances, children with disabilities (if any).
6. Send periodical and ad-hoc reports as regulated and at the requests of relevant authorities.
7. Discharge other duties and exercise other rights in compliance with prevailing laws.
Article 4. Name and sign board of independent nursery education institution
1. Naming an independent nursery education institution
a) The name of an independent nursery education institution includes:
- Type of institution: independent daycare group, independent kindergarten class, or independent nursery classes;
- Business name of the independent nursery education institution.
The name of the independent nursery education institution shall be written on the establishment decision, sign board and transaction papers.
b) The business name of the independent nursery education institution must be clear and transparent and do not cause misapprehension about the organization and operation of the independent nursery education institution; in conformity with historical tradition, culture, ethics, fine customs and traditions of Vietnam and do not coincide with the business name of other nursery education institution in the same commune, ward, or town.
2. The sign board of an independent nursery education institution includes:
a) Upper line: The People’s Committee of commune, ward, town (hereinafter referred to as the People’s Committee of commune) and the commune’s name;
b) Middle line: Name of the independent nursery education institution as prescribed in clause 1 of this Article, if a foreign name is used, add that foreign name below the Vietnamese name with a smaller font size;
c) Lower line: Address, phone number, website (if any), email address, number of the decision on approval for establishment.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT
Section 1. INDEPENDENT DAYCARE GROUPS UP TO 7 CHILDREN
Article 5. Requirements and procedures for registration of operation, merger, total division, partial division, mandatory suspension, approval for resumption of operation, dissolution of independent daycare groups up to 7 children
Comply with regulations of the Government on requirements for investment and operation in educational sector.
Article 6. Owner of daycare group
1. Owner of daycare group is a person who establishes an independent daycare group up to 7 children in his/her name.
2. Qualifications
- Be a citizen of the Socialist Republic of Vietnam;
- Have good moral qualities;
- Under 65 years old;
- Fit for work;
- Have a high school diploma or higher.
3. Duties and entitlements
a) Duties
- Direct and administer the children’s care and education;
- Give fairness and respect to children and childcare workers;
- Give guidelines and build an educational environment that is safe and free from accidents and injuries;
- Purchase and manage facilities, equipment, utensils, toys, learning materials and documents catering for the children’s care and education;
- Ensure benefits and policies for children and childcare workers as per regulations;
- Comply with regulations on disclosure.
b) Entitlements
- Sign employment contracts with childcare workers as prescribed;
- Play as a childcare worker if fully qualified as prescribed;
- Agree a given tuition fee with children’s parents or guardians;
- Attend refresher courses in politics, professional practices, administration;
- Receive benefits as prescribed.
1. Childcare worker is a person who directly take care of and educate children in an independent daycare group up to 7 children as agreed with or assigned by the owner of daycare group.
2. Qualifications for a childcare worker in an independent daycare group up to 7 children are governed by the Government in regulations on conditions for investment and operation in education sector.
3. Duties and entitlements
a) Duties
- Ensure that children are physically and mentally safe during their stay in an independent daycare group up to 7 children;
- Take care of and educate children in conformity with the nursery education program;
- Give fair treatment and respect personality of children; protect legitimate rights and interests of children;
- Help parents and guardians build their scientific knowledge of parenting practices; actively coordinate with families of children to take care of and educate children;
- Self-learn and improve professional practices in children’s care and education;
- Comply with regulations pertaining to independent daycare groups up to 7 children and other regulations of law.
b) Entitlements
- Receive respect and protection of dignity and honor and bodies; receive physical and mental benefits as prescribed;
- Exercise autonomy in taking care of and educating children; receive facilitation to take care of and educate children;
- Receive wages, salaries and participate in social insurance and receive other benefits as prescribed by law;
- Receive facilitation to attend refresher courses in children’s care and education; attend refresher courses in mainstream education for children with disabilities (if children with disabilities are admitted).
- Receive commendation, emulation titles and other titles as prescribed;
- Other rights in compliance with prevailing laws.
Article 8. Organization of daycare group
1. The age of children in an independent daycare group up to 7 children ranges from 3 months old to 36 months old.
2. A childcare worker may directly take care of and educate up to 2 children of 3 to 12 months old or up to 3 children of 12 to 36 months old.
3. Each daycare group has no more than 01 child with disabilities.
Section 2. INDEPENDENT DAYCARE GROUPS MORE THAN 07 CHILDREN, INDEPENDENT KINDERGARTEN CLASSES, INDEPENDENT NURSERY CLASSES
Article 9. Requirements and procedures for registration of operation, merger, total division, partial division, mandatory suspension, approval for resumption of operation, dissolution of independent nursery education institutions
Comply with regulations of the Government on requirements for investment and operation in educational sector.
Article 10. Organizational structure
Organizational structure of an independent daycare group more than 07 children, independent kindergarten class, independent nursery class includes: owner; specialized manager; teachers, staff (if any) and daycare groups and kindergarten classes.
1. Owner is a person or authorized person for the account of an organization who applies for establishment of an independent nursery education institution.
2. Qualifications
- Be a citizen of the Socialist Republic of Vietnam;
- Have good moral qualities;
- Under 65 years old;
- Fit for work;
- Have a high school diploma or higher.
3. Duties and entitlements
a) Duties
- Direct and administer the children’s care and education;
- Give fair treatment and respect personality of children, teachers and staff;
- Direct and build an environment that is safe, healthy, friendly and free of violence;
- Purchase and manage facilities, equipment, utensils, toys, learning materials and documents catering for the children rearing, care and education;
- Ensure benefits and polies for teachers and staff as prescribed;
- Comply with regulations on disclosure.
b) Entitlements
- Sign employment contracts with teachers and staff as prescribed;
- Also play as specialized manager, teacher or staff member if fully qualified as prescribed;
- Agree a given tuition fee with children’s parents or guardians;
- Attend refresher courses in politics, professional practices, administration;
- Receive benefits as prescribed.
Article 12. Specialized manager
1. Specialized manager is designated by the owner of the independent nursery education institution in an employment contract. The owner, a teacher or staff member may concurrently hold the specialized manager position if fully qualified as prescribed.
2. Qualifications
- Have good moral qualities;
- Fit for work;
- Obtain at least a level 5 of VQF Advanced Diploma in nursery pedagogy;
- Have at least 3 years' experience in nursery education.
3. Duties and entitlements
Manage the taking care and education of children in conformity with the nursery education program, including:
- Make and initiate the plan for children’s care and education of the independent nursery education institution in conformity with the nursery education program;
- Inspect and supervise how teachers and staff in the independent nursery education institution take care of and educate children;
- Suggest assignment of teachers and staff in performing specialized tasks;
- Make plans for specialized activities; provide training in specialized and professional guidelines for teachers and staff;
- Participate in evaluation, grading, suggest commendation for and disciplinary actions against teachers and staff as prescribed;
- Be liable for every professional activities, records in service of the children’s care and education and implementation of the nursery education program;
- Self-learn and improve the managerial capability;
- Perform tasks and exercise entitlement as agreed in the employment contract with the owner of the independent nursery education institution.
1. Qualifications
a) Teachers and staff in an independent nursery education institution must meet all standards for professional ethics; academic education; proficiency and fitness as prescribed.
b) Teachers must be trained in mainstream education for children with disabilities (if children with disabilities are admitted).
2. Duties
a) Duties of teachers
- Ensure that children are physically and mentally safe during their stay in the independent nursery education institution;
- Take care of and educate children in conformity with the nursery education program;
- Preserve the virtue, dignity, and prestige of a teacher; give fair treatment and respect personality of children; protect legitimate rights and interests of children; show solidarity and support to colleagues; follow the code of conduct for teachers; regulations on teachers' ethics as prescribed;
- Help parents and guardians build their scientific knowledge of parenting practices; actively coordinate with families of children to take care of and educate children;
- Self-learn and improve professional practices in children’s care and education;
- Comply with regulations of the independent nursery education institution and other regulations of law.
b) Duties of staff
- Perform the duties in question and as assigned by the owner of the independent nursery education institution;
- Ensure the safety in food, beverage and daily activities of children at the independent nursery education institution; comply with regulations governing food safety and hygiene, prevent any case of poisoning in children;
- Preserve their own virtue, dignity, and prestige of the independent nursery education institution; show solidarity and support to colleagues; follow the code of conduct for staff as prescribed;
- Attend refresher courses in professional practices to improve the quality of children’s care and education;
- Comply with regulations of the independent nursery education institution and other regulations of law.
c) Apart from the foregoing duties, the teachers and staff of an independent nursery education institution must perform the duties in the employment contract signed with the independent nursery education institution.
3. Rights of teachers and staff
- Receive respect and protection of dignity and honor and bodies; receive physical and mental benefits as prescribed;
- Exercise autonomy in performing professional duties under support of the specialized manager and the independent nursery education institution; receive facilitation to take care of and educate children;
- Also play as specialized manager if fully qualified as prescribed;
- Receive wages, salaries and participate in social insurance and receive other benefits as prescribed by law;
- Attend refresher courses to improve the professional practices;
- Receive commendation, emulation titles and other titles as prescribed;
- Other rights in compliance with prevailing laws.
Article 14. Organization of daycare groups, kindergarten classes
1. Children in an independent nursery education institution are categorized into daycare groups or kindergarten classes.
a) For daycare groups: Children from 03 to 36 months old shall be placed in daycare groups. The maximum number of children in a daycare group:
- Daycare group from 03 to 12 months old: 12 children;
- Daycare group from 13 to 24 months old: 20 children;
- Daycare group from 25 to 36 months old: 25 children.
b) For kindergarten classes: Children from 03 years to 06 years old shall be placed in kindergarten classes. The maximum number of children in a kindergarten class:
- Kindergarten class from 3 to 4 years old: 25 children;
- Kindergarten class from 4 to 5 years old: 30 children;
- Kindergarten class from 5 to 6 years old: 35 children.
2. If the number of children in a category of daycare group or kindergarten class is less than a half of the maximum number mentioned in points a, b clause 1 of this Article, then mix categories of daycare group or kindergarten class provided up to 20 children in a mixed-category daycare group, up to 30 children in a mixed-category kindergarten class, or up to 22 children in a mixed-category nursery class.
3. Each daycare group or kindergarten class has no more than 01 child with disabilities who receives mainstream education.
4. If a facility has not enough children to place in a daycare group or a kindergarten class as prescribed in this Article, the number of nursery teachers required shall be determined based on the average number of children by their ages of each category of daycare group or kindergarten class, in specific:
- For daycare groups: 01 teacher shall be in charge of 03 children from 3 to 12 months old or 08 children from 13 to 24 months old or 10 children from 25 to 36 months old;
- For kindergarten classes: 01 teacher shall be in charge of 11 children from 3 to 4 years old or 14 children from 4 to 5 years old or 16 children from 5 to 6 years old;
5. Each daycare group or kindergarten class has at least 02 teachers.
6. The number of children in an independent nursery education institution does not exceed 70 children.
CHILDREN’S CARE AND EDUCATION
Article 15. Implementation of the nursery education program
1. Based on the nursery education program issued by the Minister of Education and Training, the independent nursery education institution shall plan and implement the children’s care and education in conformity with the culture and conditions of the locality, their facility, and the needs of children; fully perform the activities of taking care and education; flexibly organize pleasure and social activities, networking and experiences for children on a daily basis.
2. Hold health checkups for children: at least once in an academic year.
3. Assess the nutritional status of children based on growth charts as prescribed: at least once a month for children under 24 months old, once every 03 months for children at least 24 months old.
4. Assess the children development as prescribed.
5. Regarding children with disabilities who receive mainstream education, they shall be taken care of and educated in conformity with their capacity and in accordance with regulations on mainstream education for children with disabilities.
Article 16. Records of children’s care and education
1. Records of children’s care and education in an independent nursery education institution include:
- Application for enrollment filed by parents or guardians; birth certificates;
- Register of children;
- Logbook of plan for taking care and education;
- Logbook of serving sizes for children;
- Register of teachers and staff;
- Record of assets and finance;
- Record of professional activities.
2. E-documents shall be used in substitution of paper documents by roadmap in line with conditions of the locality and the independent nursery education institution and these types of e-documents must be legitimate. The management of e-documents shall be governed by the Department of Education and Training in accordance with regulations on standards for connection and data of the Ministry of Education and Training.
FINANCE AND ASSETS
1. The independent nursery education institution shall be located in a place that meets requirements pertaining to safety, environment hygiene, fire safety and rescue as prescribed.
2. The work items in service of the taking care and education of children are up to 03 storeys.
Minimum facility standards
a) Rooms for children’s care and education (hereinafter referred to as childcare rooms): Each group or class may exclusively use a room; at least 1,5m2 per child but not smaller than 24m2;
b) Restrooms: Each group or class may exclusively use a restroom; at least 0,4m2 per child; sanitary ware and appliances shall be installed in a manner easily accessible to children. In case a shared restroom must be linked to the childcare room by a corridor, it must be convenient for use and easy to observe;
c) The area of indoor playground must be at least 0,5m2 per child or that of outdoor playground must be at least 1,0m2 per child;
d) Places where children's meals are provided or kitchens must be at least 0.3 m2 per child but not less than 10m2; and they must be independent or installed a door separated from the childcare rooms;
dd) There are separate restrooms for teachers and staff;
e) Window bars, stair railings and electrical equipment to ensure safety;
g) There is enough drinking water and tap water for children for use on daily basis, the quality of water sources must meet the prescribed standards.
2. Minimum facility standards for independent daycare groups up to 07 children: Childcare rooms must be safe, enough natural light, airy, cool, with an area of at least 24m2; have restrooms and sanitary ware suitable for children; window bars, stair railings and adequately safe electrical equipment; have enough drinking water and tap ware for children to use on daily basis, the quality of water sources must meet the prescribed standards.
Article 19. Teaching utensils, toys, learning materials, teaching materials and equipment
1. The independent nursery education institution must equip minimum teaching utensils, toys, learning materials, teaching materials and equipment for children, teachers and for common use as prescribed by the Ministry of Education and Training, suitable for the age and number of children per group and class.
2. The independent nursery education institution must, based on requirements and principles of selection of toys and materials; the school year plan; annual thematic plan; practical needs of children’s care and education activities to select and use appropriate utensils, toys, learning materials with quality assurance.
3. Encourage independent nursery education institutions to purchase modern and advanced utensils, toys, learning materials and teaching aids to improve the quality of children’s care and education.
Article 20. Management of finance and assets
1. The assets of an independent nursery education institution shall be managed in accordance with laws. Each members of the independent nursery education institution shall preserve and protect common assets.
2. The proceeds and expenses from sources of finance of the independent nursery education institution shall be managed in accordance with laws in force.
3. Annually, the independent nursery education institution shall make disclosure of facilities and their proceeds and expenses as prescribed.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS
Article 21. Responsibilities of Department of Education and Training
1. Guide, supervise, and inspect the implementation of the regulations prescribed in this Circular by independent nursery education institutions and organizations and individuals according to their competence.
2. Guide Committee divisions of Education and Training to perform professional tasks in relation to independent nursery education institutions.
3. Give counsel to the People's Committee of province on policies on support the improvement of quality of children’s care and education of independent nursery education institutions.
4. Give commendation or request competent authorities to give commendation to independent nursery education institutions and individuals who have many achievements in local educational activities.
5. Implement the inspection, settlement of complaints and whistleblowing reports and actions against violations as per the law.
6. Release statistics and send periodical and ad-hoc reports on independent nursery education institutions to the People's Committee of province and the Ministry of Education and Training as prescribed.
Article 22. Responsibilities of Committee division of Education and Training
1. Guide, supervise, and inspect the implementation of the regulations prescribed in this Circular by independent nursery education institutions and organizations and individuals according to their competence.
2. Cooperate with the People’s Committee of commune in inspecting and imposing mandatory suspension on independent nursery education institutions if they show signs of violations against law; reporting the violations to competent authorities to have timely actions against violations.
3. Give guidelines for state management of education to the People’s Committee of commune
4. Guide professional practices for independent nursery education institutions; direct public nursery schools to support professional practices and supervise independent nursery education institutions in the locality.
5. Give commendation or request competent authorities to give commendation to independent nursery education institutions and individuals who have many achievements in educational activities.
6. Take actions against breaches of the regulations of this Circular committed by independent nursery education institutions, organizations and individuals.
7. Give counsel to the People’s Committee of district on universalization of nursery education and mobilize children to attend groups and classes in independent nursery education institutions based on practical needs of the locality.
8. Release statistics and send periodical and ad-hoc reports on independent nursery education institutions to the People's Committee of district and the Department of Education and Training as prescribed.
Article 23. Responsibilities of the People’s Committee of commune
1. Cooperate with the Committee division of Education and Training in managing independent nursery education institutions; inspect if independent nursery education institutions in the commune meet the requirements for quality of children’s care and education.
2. Arrange personnel to manage independent nursery education institutions; be held liable for educational activities within its scope of management.
3. Mobilize associations, unions, organizations and individuals to support the operation of independent nursery education institutions; develop a monitoring mechanism for the operation of independent nursery education institutions in a community-based way, in order to enable the people to participate in supervising the children’s care and education in the locality.
4. Give counsel to the People’s Committee of district on commendation, encouragement and policies for independent nursery education institutions in the locality; mobilize various resources to improve the quality of children’s care and education of independent nursery education institutions.
5. Settle complaints and whistleblowing reports; take actions against independent nursery education institutions, organizations, individuals who commit violations against law.
6. Release statistics and send periodical and ad-hoc reports related to field of education under its management to the People's Committee of district.
Article 24. Responsibilities of independent nursery education institutions
1. Be held accountable to the law and education authorities, parents or guardians of children for any activities of teachers, staff; childcare workers and children during their stay at independent nursery education institutions.
2. Invest and provide extra adequately qualified utensils, toys, learning materials, teaching materials and aids on annual basis, implement the nursery education program as prescribed.
3. Cooperate with children’s families and local governments in providing children’s care and education.
4. Participate in courses in professional guidelines and development as prescribed; coordinate with authorities in investigation and statistics on universalization of nursery education in the locality.
5. Cooperate with relevant agencies, socio-political organizations in promoting the cause of nursery education, disseminating child parenting knowledge to the parents and the community.
Article 25. Responsibilities of families and society
1. Each family shall contact and exchange with the independent nursery education institution to keep informed on the child to cooperate in the child’s care and education at home; actively join activities of the independent nursery education institution.
2. Voluntarily contribute wisdom, effort, funding and materials to improve the facilities and strengthen activities of independent nursery education institutions, exercise the oversight right to make effective use of resources.
3. Participate in and enable children to participate in community activities with suitable contents and forms so as to improve the quality of children’s care and education.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực