Chương I Thông tư 41/2017/TT-BTTTT: Quy định chung
Số hiệu: | 41/2017/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Trương Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 19/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/02/2018 |
Ngày công báo: | 15/01/2018 | Số công báo: | Từ số 43 đến số 44 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về ký số, kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử; yêu cầu kỹ thuật và chức năng của phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.
2. Thông tư này không quy định việc sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
1. Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức (bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước) và tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử của cơ quan nhà nước.
2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức khác áp dụng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chứng thư số cơ quan, tổ chức" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. "Chứng thư số cá nhân" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
3. "Khóa bí mật con dấu" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cơ quan, tổ chức.
4. "Khóa bí mật cá nhân" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân.
5. "Chữ ký số cơ quan, tổ chức" là chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật con dấu.
6. "Chữ ký số cá nhân" là chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật cá nhân.
7. "Phần mềm ký số" là chương trình phần mềm có chức năng ký số vào văn bản điện tử.
8. "Phần mềm kiểm tra chữ ký số" là chương trình phần mềm có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn bản điện tử.
9. "Tính xác thực của văn bản điện tử ký số" là văn bản điện tử thông qua chữ ký số được ký số gắn với văn bản điện tử xác định được người ký số hoặc cơ quan, tổ chức ký số vào văn bản điện tử.
10. "Tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số" là văn bản điện tử sau khi được ký số nội dung không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ.
11. "Hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến" (OCSP) là hệ thống cung cấp dịch vụ cho phép xác định trạng thái hiện thời của chứng thư số.
12. "Thiết bị lưu khóa bí mật" là thiết bị vật lý chứa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao.
1. Chữ ký số phải gắn kèm văn bản điện tử sau khi ký số.
2. Văn bản điện tử được ký số phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn xuyên suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ văn bản điện tử được ký số.
1. Người có thẩm quyền ký số có trách nhiệm bảo quản an toàn khóa bí mật cá nhân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho nhân viên văn thư quản lý, sử dụng khóa bí mật con dấu theo quy định.
3. Thiết bị lưu khóa bí mật con dấu phải được cất giữ an toàn tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
1. This Circular set forth file-based signing and validation of digital signatures on electronic documents (e-documents); technical and functional requirements of digital signature software, digital signature validation software for electronic documents of regulatory agencies.
2. This Circular does not provide for the use of digital signatures for electronic documents containing information on the list of state secrets.
1. This Circular applies to agencies and organizations (including: ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People's Committees at all levels, and public sector entities funded by state budget) and related organizations and individuals using digital signatures for electronic documents of regulatory agencies.
2. Other agencies and organizations are recommended to apply this Circular.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:
1. “corporate digital certificate” means a digital certificate issued by a certificate authority (CA) to the head of a corporate as per the law.
2. “private digital certificate” means a digital certificate issued by a CA to a person holding title in a regulatory agency, a competent person in a corporate as per the law on management and use of seals.
3. “seal secret key” means a secret key corresponding to a corporate digital certificate.
4. “private key” means a secret key corresponding to a private digital certificate.
5. “corporate digital signature” means a digital signature created when using a seal secret key.
6. “private digital signature” means a digital signature created when using a private secret key.
7. “digital signature software” means software used to digitally sign an e-document.
8. “digital signature validation software” means a software used to verify the validity of the digital signature of the e-document.
9. “authenticity of a digitally-signed document” means that an e-document with a digital signature thereto can identify the digital signer, either personal signer or corporate signer, of the e-document.
10. “integrity of a digitally-signed document” means that the content of an e-document, after digitally signed, does not alter throughout the exchange, process and storing process.
11. “online certificate status protocol” (OCSP) means a protocol which enable applications to determine the state of digital certificates.
12. “security device” means a physical device to store digital certificate and private key of a subscriber.
Article 4. Rules for using digital signatures for electronic documents
1. A digital signature must be attached to the e-document after digitally signing.
2. A digitally-signed document must ensure authenticity and integrity throughout the process of exchanging, processing and storing the digitally-signed document.
Article 5. Management of private key and seal secret key
1. The person authorized to digitally sign document is responsible for securing the private key.
2. The head of corporate is responsible for assigning the clerical staff to manage and use the seal secret key as prescribed.
3. The device to store the seal secret key must be safely kept at the head office of the corporate.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực