Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 41/2010/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 30/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2011 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2010/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Trường tiểu học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: tổ chức và quản lí nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Điều lệ này áp dụng cho trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục cấp tiểu học.
Điều 2. Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
1. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
2. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, gồm:
a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học;
b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em khuyết tật;
d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng, trung tâm học tập cộng đồng và lớp tiểu học trong trường thực hành sư phạm.
3. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm : lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn, lớp dành cho trẻ khuyết tật không được đi học ở nhà trường.
Điều 5. Tên trường, biển tên trường
1. Tên trường được quy định như sau: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch.
2. Biển tên trường:
a) Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và tên huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
- Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
b) Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
c) Cuối cùng: ghi địa chỉ, số điện thoại của trường.
3. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.
1. Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lí.
2. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Điều lệ này do cấp có thẩm quyền thành lập quản lí.
3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với mọi loại hình trường, lớp tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn.
Điều 7. Tổ chức và hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu học
Tổ chức và hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu học theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, các quy định của Điều lệ này và Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 8. Tổ chức và hoạt động trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, các lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt
1. Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học thực hiện các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc bán trú.
2. Tổ chức và hoạt động của các lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học thực hiện các quy định của Điều lệ này và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
3. Tổ chức và hoạt động của các lớp tiểu học trong trường chuyên biệt thực hiện các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.
Điều 9. Điều kiện thành lập trường tiểu học và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục
1. Trường tiểu học được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.
2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
b) Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
c) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
d) Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học;
e) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi.
Điều 10. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
Điều 11. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường gồm:
a) Đề án thành lập trường;
b) Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;
c) Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng;
d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường;
e) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
2. Trình tự, thủ tục thành lập trường:
a) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường đối với trường công lập hoặc cho phép thành lập trường đối với trường tư thục; trường hợp chưa quyết định thành lập trường hoặc chưa cho phép thành lập trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lí do và hướng giải quyết.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:
a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này.
4. Trình tự, thủ tục cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:
a) Trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 3 của Điều này;
b) Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết.
Điều 12. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Vì quyền lợi học tập của học sinh;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
c) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên;
e) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học.
2. Trình tự, hồ sơ, thủ tục sáp nhập, chia, tách trường tiểu học để thành lập trường tiểu học mới được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này.
Điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học
1. Trường tiểu học, cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này và không đảm bảo điều kiện hoạt động bình thường của giáo dục tiểu học;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định cho phép kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
e) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
g) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học, cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học phải ghi rõ lí do, thời hạn đình chỉ; biện pháp đảm bảo quyền lợi của học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai.
3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học hoặc cho phép hoạt động giáo dục tiểu học trở lại:
a) Khi trường tiểu học, các cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm;
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
c) Sau thời hạn đình chỉ, nếu đơn vị bị đình chỉ đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ và có hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục tiểu học trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết;
d) Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Điều lệ này.
Điều 14. Giải thể trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lí, tổ chức, hoạt động của trường tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục;
b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học.
2. Quyết định giải thể phải ghi rõ lí do giải thể, các biện pháp đảm bảo quyền lợi của học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. Quyết định giải thể trường tiểu học phải được công bố công khai.
3. Trình tự, thủ tục giải thể trường tiểu học, cơ sở giáo dục khác:
a) Phòng giáo dục và đào tạo kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 của Điều này hoặc xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Uỷ ban nhân cấp huyện ra quyết định giải thể;
b) Uỷ ban nhân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều 15. Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường tiểu học
1. Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
b) Biên bản kiểm tra;
2. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách:
a) Đề án về sáp nhập, chia, tách;
b) Tờ trình về đề án sáp nhập, chia, tách;
c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;
d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
3. Hồ sơ giải thể:
a) Trường tiểu học giải thể theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 14 của Điều lệ này, hồ sơ gồm:
- Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm điểm a khoản 1 Điều 14 của Điều lệ này;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra;
- Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo.
b) Trường tiểu học giải thể theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 14 của Điều lệ này, hồ sơ gồm:
- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo.
Điều 16. Điều kiện và trình tự, thủ tục đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
1. Tổ chức, cá nhân đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Hỗ trợ yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương;
b) Được một trường tiểu học nhận bảo trợ và giúp cơ quan có thẩm quyền quản lí về các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Điều lệ này;
c) Có giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 36 của Điều lệ này;
d) Có phòng học theo quy định tại Điều 46 của Điều lệ này.
2. Trình tự, thủ tục đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học:
a) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ đăng kí với Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm : tờ trình đề nghị thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục đó, văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, xem xét, có văn bản cho phép thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập phải được trả lời bằng văn bản, trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.
Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.
3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung.
4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường.
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;
b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;
c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
e) Lưu trữ hồ sơ của trường.
3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Điều 22. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
1. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổng phụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.
2. Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trư¬ờng tiểu học.
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường:
a) Đối với trường tiểu học công lập:
Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.
Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người;
b) Đối với trường tiểu học tư thục:
- Trường tiểu học tư thục có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị có thể đề nghị thành lập Hội đồng trường mở rộng;
- Trường tiểu học tư thục không có Hội đồng quản trị: Nhà đầu tư đề nghị thành lập và tham gia Hội đồng trường.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập:
a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học;
b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
4. Hoạt động của Hội đồng trường tiểu học công lập:
Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.
Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.
5. Thủ tục thành lập Hội đồng trường tiểu học công lập:
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm; hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường đối với trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc các cấp học phổ thông.
Điều 24. Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn
1. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học.
2. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lí. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 25. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.
Điều 26. Quản lí tài chính, tài sản
Quản lí tài chính, tài sản của trường tiểu học tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 27. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học
1. Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
2. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường cụ thể hoá các hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học, xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương.
Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Học sinh khuyết tật học hoà nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người khuyết tật.
Điều 28. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa sử dụng trong giảng dạy học tập theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
2. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo.
1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
Điều 30. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ;
b) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học;
c) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có);
d) Học bạ của học sinh;
e) Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác;
g) Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên;
h) Sổ khen thưởng, kỉ luật;
i) Sổ quản lí tài sản, tài chính;
k) Sổ quản lí các văn bản, công văn.
2. Đối với giáo viên:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ;
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
3. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn.
Điều 31. Đánh giá, xếp loại học sinh
1. Trường tiểu học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện theo Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức cho giáo viên bàn giao chất lượng giáo dục học sinh cuối năm học cho giáo viên dạy lớp trên của năm học sau.
2. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ Hoàn thành chương trình tiểu học.
3. Đối với cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Hiệu trưởng trường tiểu học được giao trách nhiệm bảo trợ cơ sở giáo dục đó xác nhận trong học bạ Hoàn thành chương trình tiểu học. Đối với học sinh do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, theo học ở cơ sở khác trên địa bàn, học sinh ở nước ngoài về nước, được Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức kiểm tra cấp giấy xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học.
Điều 32. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường
1. Trường tiểu học có phòng truyền thống lưu giữ những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Trường tiểu học chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường.
Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học.
3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
1. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
2. Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục. Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ đào tạo để bố trí công việc phù hợp.
Điều 37. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm.
Điều 38. Các hành vi giáo viên không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Điều 39. Khen thưởng và xử lí vi phạm
1. Giáo viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
2. Giáo viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lí theo quy định.
Điều 40. Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm).
2. Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.
3. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;
b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội;
c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định.
4. Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
5. Học sinh lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp.
Điều 41. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Các hành vi học sinh không được làm
1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác.
2. Gian dối trong học tập, kiểm tra.
3. Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
Điều 44. Khen thưởng và kỉ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục khen thưởng theo các hình thức:
a) Khen trước lớp;
b) Khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu học sinh tiến tiến; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt cuối năm học về môn học hoặc hoạt động giáo dục khác;
c) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp sau :
a) Nhắc nhở, phê bình;
b) Thông báo với gia đình.
1. Địa điểm đặt trường phải đảm bảo yêu cầu dưới đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương;
b) Độ dài đường đi của học sinh đến trường: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư không quá 500m; đối với khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km;
c) Môi trường xung quanh không có tác động tiêu cực đối với việc giáo dục, giảng dạy, học tập và an toàn của giáo viên và học sinh.
2. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 6m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện. Mẫu thiết kế trường tiểu học được thực hiện cho từng vùng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng trường và hàng rào bảo vệ phải đảm bảo yêu cầu an toàn, thẩm mỹ. Tại cổng chính của trường phải có biển trường ghi bằng chữ rõ ràng, trang nhã, dễ đọc, theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 của Điều lệ này. Ngoài các khẩu hiệu chung, mỗi trường có thể chọn khẩu hiệu mang tính giáo dục và phù hợp với yêu cầu cụ thể của nhà trường trong từng năm học.
4. Cơ cấu khối công trình
a) Khối phòng học: số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng;
b) Khối phòng phục vụ học tập:
- Phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;
- Phòng giáo dục nghệ thuật;
- Phòng học ngoại ngữ;
- Phòng máy tính;
- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập (nếu có);
- Thư viện;
- Phòng thiết bị giáo dục;
- Phòng truyền thống và hoạt động Đội.
c) Khối phòng hành chính quản trị:
- Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng;
- Phòng họp, phòng giáo viên;
- Văn phòng;
- Phòng y tế học đường;
- Kho;
- Phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường.
d) Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh học bán trú (nếu có);
e) Khu đất làm sân chơi, sân tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát. Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh;
g) Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; có khu vệ sinh riêng cho học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích xây dựng khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học;
h) Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.
5. Đối với những trường chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều này thì Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cải tạo trường lớp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường công lập hoặc đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị giải quyết đối với trường tư thục.
1. Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi.
2. Phòng học có các thiết bị sau đây:
a) Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh;
b) Bàn, ghế giáo viên;
c) Bảng lớp;
d) Hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện);
e) Hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
1. Thư viện trường phải phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Nhà trường tổ chức cho học sinh, theo từng loại đối tượng, được mượn sách giáo khoa, bảo đảm tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập; tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường.
2. Mỗi trường có một thư viện với các phương tiện, thiết bị cần thiết theo quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1. Trường được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục, tự làm đồ dùng dạy học theo các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Điều 49. Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trường tiểu học có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 50. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan, nhằm:
a) Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt;
b) Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi;
c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
2. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để: thông báo kết quả học tập của từng học sinh; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 41/2010/TT-BGDDT |
Hanoi, December 30, 2010 |
ON THE CHARTER OF PRIMARY SCHOOL
Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005; Law on amendments to certain articles of the Education Law dated November 25, 2009;
Pursuant to the Government’s Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 03, 2007 on functions, tasks, power and organizational structures of ministries and ministerial authorities;
Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 on functions, tasks, power and organizational structures of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 specifying and providing guidance on implementation of certain articles of the Education Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010 on state management of education;
At the request of the Director of the Department of Primary Education,
The Minister of Education and Training hereby decides:
Article 1. The Charter of primary school is promulgated together with this Circular.
Article 2. This Circular comes into force from February 15, 2011. The Decision No. 51/2007/QD-BGDDT dated August 31, 2007 by the Minister of Education and Training on the Charter of primary school shall be superseded by this Circular from the date of its entry into force. Any regulation against the provisions of this Circular shall be annulled.
Article 3. Chief of Ministry Offices, Director of Department of Primary Education, heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, Chairpersons of People’s Committees of provinces/central-affiliated cities, Directors of provincial Departments of Education and Training shall implement this Circular.
|
PP. MINISTER |
OF PRIMARY SCHOOL
(Attached to the Circular No. 41/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 by the Minister of Education and Training)
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Charter deals with the organization and operation of primary schools, including such main contents as school organization and management; educational programs and activities; primary school teachers; primary schoolers; school property; the school, family and society.
2. This Charter shall apply to primary schools; primary education classes of high schools having multiple levels of public education, specialized schools and other educational institutions providing primary education; organizations and individuals involving in primary education.
Article 2. Roles of a primary school in the national education system
Each primary school plays its role as a general education establishment that forms a part of the national education system, and is treated as a juridical person with its own seal and bank account.
Article 3. Duties and powers of a primary school
1. Organize qualified teaching, learning and other educational activities that conform to primary education targets and programs issued by the Minister of Education and Training.
2. Enable school-age children to attend school, encourage disabled children and children skipping school to go back to school; ensure universal access to education and eliminate illiteracy. Sponsor and assist entities having competence in managing the educational activities of other educational institutions to provide primary education programs as assigned by competent authorities. Set exams and recognize the primary education completion for primary schoolers in each school and children living in the area where the school is charged with providing primary education.
3. Build and develop the school in accordance with regulations of the Ministry of Education and Training and objectives for local educational development.
4. Conduct educational quality accreditation.
5. Manage school administrative officers, teachers, employees and primary schoolers.
6. Manage and use properties, facilities, equipment and financial resources in accordance with regulations of law.
7. Cooperate with family, organizations and individuals in the community in carrying out educational activities.
8. Enable administrative officers, teachers, employees and primary schoolers to participate in social activities in the community.
9. Implement other duties and powers according to regulations of law.
Article 4. Primary schools; primary education classes of high schools having multiple levels of public education, specialized schools and other educational institutions providing primary education
1. There are two types of primary schools: public primary schools and private primary schools.
a) Public primary schools are established, equipped with proper facilities by the State and funded for their regular operations by state budget allocations;
b) Private primary schools are established, equipped with proper facilities by social organizations, socio-professional organizations, business entities or individuals and funded for their regular operations by non-state budget allocations.
2. Primary education classes of high schools with multiple levels of public education or in specialized schools may include:
a) Primary education classes in a high school with multiple levels of public education;
b) Primary education classes in a semi-boarding school for ethnic minority children;
c) Primary education classes in a school for disabled children;
d) Primary education classes in a reformatory, community learning center or pedagogical practice high school.
3. Other educational institutions providing primary education, including: classes for children with learning difficulties or disabled children.
Article 5. School names and signs
1. The name of a primary school shall be composed of the school type (that is, primary school) and proper name. The name of the school shall be stated in the decision on the establishment of the school, the stamp, school sign and other transaction documents.
2. The school sign is displayed as follows:
a) On the left corner of the sign:
- The first line: People's Committee (otherwise urban district, town or provincially-governed city) and the name of the district (otherwise urban district, town or provincially-governed city);
- The second line: Education and Training Sub-department
b) In the middle: The school name as specified in Clause 1 this Article;
c) At the bottom: The address and phone number of the school.
3. The name and sign of a specialized school having different regulations on organization and operation shall be prescribed by its own regulations.
Article 6. Delegation of authority
1. Primary schools shall be managed by a People’s Committee of district, town or provincially-governed city (hereinafter referred to as “district”).
2. Primary education classes and other educational institutions providing primary education programs specified in Clause 2 and Clause 3 Article 4 of this Charter shall be managed by competent authorities having jurisdiction over establishment of these ones.
3. Education and Training Sub-departments shall exercise the function of state management of all types of primary schools and classes and other educational institutions.
Article 7. Organization and provision of inclusive education for disabled primary schoolers
Organization and provision of inclusive education for disabled primary schoolers in primary schools shall be subject to regulations of the Law on the Disabled, documents on guidelines for the implementation of the Law on the Disabled, provisions of this Charter and regulations on providing inclusive education for the disabled issued by the Ministry of Education and Training.
Article 8. Organization and operation of semi-boarding schools for ethnic minority children, primary education classes of high schools with multiple levels and specialized schools
1. Organization and operation of semi-boarding schools for ethnic minority children shall be subject to provisions of this Charter and regulations on organization and operation of semi-boarding schools.
2. Primary education classes of high schools with multiple levels of public education shall be organized and operated according to provisions of this Charter and charters of middle schools, high schools and high schools with multiple levels of public education.
3. Primary education classes in specialized schools shall be organized and operated in accordance with provisions of this Charter and regulations on organization and operation of specialized schools.
Article 9. Requirements for establishment of primary schools and eligibility for provision of primary education
1. A primary school shall be established when the following requirements are satisfied:
a) The proposal for establishment of the school is in line with the planning of the educational institution network to meet local socio-economic development demands, provide favorable conditions for children to go to school and ensure primary education universalization;
b) The project on school establishment shall clearly identify objectives, tasks and strategies for the school construction and development; the school’s educational programs and contents; school’s properties, facilities, equipment and expected school construction site; organizational structure, available and financial resources.
2. The primary school shall be eligible for provision of primary education when the following requirements are satisfied:
a) The decision on school establishment or a permit for school establishment;
b) The school construction site shall ensure that it will provide an educational environment and safety for primary schoolers, teachers and employees;
c) The school’s properties, facilities and equipment meet the regulatory eligibility requirements for provision of primary education;
d) Teaching syllabus and learning materials are suitable for each educational grade or level as prescribed by regulations;
e) The staff of teachers and administrative officers is qualified and adequate to provide the primary education and organize educational activities;
g) Financial resources are sufficient to maintain and develop educational activities in accordance with regulations;
h) Regulations on the school’s organization and operation are available.
3. Within a prescribed time limit, if the school satisfies all the requirements specified in Clause 2 this Article, it will be granted permission to carry out educational activities by a competent authority; upon expiry of that time limit, if such school fails to meet the aforesaid requirements, the establishment decision or the decision on permission for school establishment shall be revoked.
Article 10. Power to establish or grant permission to establish; to permit and suspend educational activities; to merge, division, split-up and dissolve a primary school
1. Chairpersons of People’s Committees of districts are entitled to decide to establish, merge, division, split-up and dissolve public primary schools and grant permission to establish, merge, division, split-up and dissolve private primary schools.
2. Heads of Education and Training Sub-departments are entitled to grant permission to carry out and suspend educational activities of primary schools.
Article 11. Procedures and documentation requirements for application for establishment or permission to establish primary schools; permission to carry out educational activities of a primary school
1. Documentation requirements for application for establishment or permission to establish a primary school shall consist of:
a) The proposal for school establishment;
b) The statement of the proposal for school establishment, the draft of charter or regulations of the school;
c) The curriculum vitae together with a valid copy of any of the lawful degrees or certificates obtained by the recommended school principal;
d) The written document stating opinions of relevant entities on school establishment;
e) The explanatory report on response to opinions of relevant authorities and a supplementary report prepared at the request of the People’s Committee of district (if any).
2. Procedures and documentation requirements for application for school establishment:
a) The People’s Committee of commune, ward or town (hereinafter referred to as "commune"), or a requesting organization or individual shall make and be responsible for preparing the application for school establishment or for school permission, respectively, according to provisions of Clause 1 this Article;
b) The Education and Training Sub-department shall receive the application for establishment and consider whether it conforms to requirements for school establishment in accordance with provisions of Clause 1 Article 9 of this Charter. Within 20 working days of receipt of all required documents, in case of determining that all requirements are met, the Education and Training Sub-department shall give its written opinions and send the application to the People’s Committee of district;
c) The People’s Committee of district shall receive the application for establishment and consider requirements for school establishment as prescribed in Clause 1 Article 9 of this Charter. Within 20 working days of receipt of all required documents, in case of determining that all requirements are met, the People’s Committee of district shall make a decision on establishment of the public primary school or a decision on permission to establish a private primary school; in case of refusal to make such decision, the People’s Committee of district shall send the Education and Training Sub-department a written notification specifying explanations and recommended solutions.
3. Documentation requirements for application for permission to carry out educational activities shall include:
a) Application form for permission granted to carry out educational activities;
b) The decision on school establishment or the decision on permission to establish the school;
c) The written document stating inspection of the school’s conformity with requirements specified in Clause 2 Article 9 of this Charter made by a relevant competent authority.
4. Procedures and documentation requirements for application for permission to carry out educational activities:
a) Public primary schools, organizations or individuals of private primary schools shall submit the application for carrying out educational activities according to provision of Clause 3 this Article;
b) The Education and Training Sub-department shall receive the application and consider requirements for carrying out educational activities in accordance with provisions of Article 9 of this Charter. Within 20 working days of receipt of all required documents, in case of determining that all requirements are met, the Education and Training Sub-department shall allow the school to carry out educational activities; if the application is invalid, the Education and Training Sub-department shall send the school a written notification specifying explanations and recommended solutions.
Article 12. Merger, division and split-up of a primary school
1. Merger, division and split-up of a primary school shall satisfy the following requirements:
a) Provide benefits for primary schoolers;
b) Ensure consistency with the planning for development of the network of educational institutions;
c) Meet socio-economic development requirements;
d) Ensure that interests of administrative officers, teachers and employees are respected;
e) Contribute to enhancing the quality and effectiveness of primary education.
2. Procedures and documentation requirements for merger, division and split-up of primary schools to establish new ones shall be subject to provisions of Article 11 of this Charter.
Article 13. Suspension of primary educational activities
1. A primary school or primary educational institution shall be suspended if:
a) It commits any fraudulent act to obtain permission to carry out its educational activities;
b) It fails to meet any of the requirements specified in Clause 2 Article 9 of this Charter or requirements as normally applied to primary educational activities;
c) Permission to carry out educational activities is granted ultra vires;
d) It fails to officially carry out educational activities within the allowable time limit from the day on which it is granted permission to carry out educational activities.
e) It commits violations against regulations of law on education to the extent that it is subject to a penalty imposed in the form of suspension of its activities;
g) It commits other violations prescribed in regulations of law.
2. The decision on suspension of educational activities of the primary school or primary educational institution shall specify clear explanation and the period of suspension; measures for protecting rights and benefits of primary schoolers, administrative officers, teachers and employees and such decision shall be made publicly available.
3. Procedures and documentation requirements for imposition of suspension or permission for restoration/resumption of primary educational activities shall be as follows:
a) If a primary school or any other primary education institution violates regulations laid down in Clause 1 of this Article, Educational and Training Sub-department conducts an inspection to assess the extent of violation;
b) The head of Education and Training Sub-department makes the decision on suspension of primary educational activities and reports it to the People’s Committee of district according to the extent of the violation;
c) After the period of suspension expires, if the violating primary school or primary educational institution has successfully corrected causes leading to such suspension and submits an application for continuing to carry out primary educational activities, the head of Education and Training Sub-department shall issue the decision on permission to continuing to carry out primary educational activities to the school or educational institution. In case of refusing to issue that decision, the head of Education and Training Sub-department shall send a written notification specifying clear explanation for such refusal to the school or educational institution;
d) The application for continuing to carry out primary educational activities shall be subject to provisions of Clause 3 Article 11 of this Charter.
Article 14. Dissolution of primary schools
1. A primary school shall be dissolved if:
a) It seriously violates regulations on management, organization and operation of primary school or seriously impairs the educational quality;
b) The school fails to correct causes leading to suspension of educational activities after the period of suspension expires;
c) Objectives and activities specified in the decision on school establishment or permission for establishment of the school has no longer matched socio-economic development requirements;
d) The school dissolution is requested by an organization or individual applying for permission for establishment of the school.
2. The decision on school dissolution shall specify reasons for such dissolution and measures for protecting rights and benefits of primary schoolers, administrative officers, teachers and employees, and shall be made publicly available.
3. Procedures and documentation requirements for dissolution of primary schools or other primary education institutions:
a) The Education and Training Sub-department shall examine the extent of the violation specified in Point a, Point b and Point c Clause 1 this Article or the request for dissolution made by the organization or individual establishing the school; and make a written report to request the People’s Committee of district to issue the decision on school dissolution;
b) At the request of the head of the Education and Training Sub-department, the People’s Committee of district shall issue the decision on school dissolution within 20 working days from the day on which all required documents are received.
Article 15. Documentation requirements for suspension of educational activities; merger, division or split-up of a primary school
1. A documentation requirement for suspension of educational activities shall include:
a) The decision on founding an inspectorate;
b) The record on the inspection;
2. The documentation requirements for merger, division or split-up of a primary school shall contain:
a) The proposal for merger, division or split-up:
b) The statement of the proposal for merger, division or split-up;
c) Written confirmatory documents regarding finance, school’s properties, loans, liabilities and other relevant issues;
d) The written document stating opinions of relevant entities.
3. Documentation requirements for dissolution of a primary school:
a) The documentation requirement for dissolution of the primary school specified in Point a and Point d Clause 1 Article 14 of this Charter shall include:
- The written request for school dissolution made by the organization/individual or proof of the violation specified in Point a Clause 1 Article 14 of this Charter;
- The decision on founding the inspectorate;
- The record on the inspection;
- The written request for school dissolution made by the Education and Training Sub-department.
b) An application for dissolution of the primary school specified in Point b and Point c Clause 1 Article 14 of this Charter shall include:
- The application for suspension of educational activities;
- Documents on failure to correct causes leading to suspension of educational activities;
- The written request for school dissolution made by the Education and Training Sub-department.
Article 16. Eligibility conditions, procedures and documentation requirements for application for establishment of an educational institution providing primary education
1. Any entity or individual applying for registration of establishment of an educational institution providing primary education shall be granted permission for establishment of that institution by a competent authority if the following requirements are satisfied:
a) The institution, once being established, will match the local demand of primary education universalization;
b) It receives sponsorship from another primary school and provides aids for a competent authority charged with management of educational activities specified in Article 27, Article 28, Article 29, Article 30 and Article 31 of this Charter;
c) The institution hires teachers meeting qualification standards prescribed in Article 36 of this Charter;
d) The institution provides adequate classrooms conforming to Article 46 of this Charter.
2. Procedures and documentation requirements for application for establishment of other educational institutions providing educational programs:
a) Each entity or individual shall submit a documentation requirement for application for establishment to the People’s Committee of commune, including: the written request for establishment of another educational institution providing educational program together with a valid copy of any of the lawful degrees or certificates of the recommended person charged with management of such institution and the written document certifying acceptance of sponsorship from a primary school located within the same district;
b) The Chairperson of the People's Committee of commune shall receive the application and consider granting a permission to establish an educational institution providing primary education. The decision as to whether application for permission to establish the educational institution providing primary education is approved or refused shall be made in writing and sent to the applicant within 20 working days from the day on which all required documents are received.
Article 17. Classes, groups of primary schoolers, group of same-level classes and branches of a primary school
1. Primary schoolers shall be divided into classes. Each class shall have 1 class monitor, 1 - 2 assistant monitor(s) voted by all primary schoolers or assigned on a rotational basis by a head teacher of the class in a school year. The number of primary schoolers of each class shall not exceed 35 children.
Each class shall have a head teacher teaching one or some subjects. Tenure of a teacher per class shall be subject to regulations of applicable law.
Combined classes may be organized in extremely disadvantaged areas to encourage school-going children to attend school. The number of primary schoolers and number of educational grade levels in a combined class may vary according to the teacher’s qualifications, competencies and conditions of each local area.
2. Each class shall be divided into groups of primary schoolers. Each group has a leader and a vice leader voted by members of the group or assigned in rotation by the head teacher in a school year.
3. The classes where primary schoolers have the same level of education may be arranged into groups to carry out common activities.
4. Depending on conditions of each local area, each primary school may build various branches in different areas for primary schooler’s convenience. A principal shall assign a vice principal or a head teacher to manage each branch of a primary school.
1. A specialized team shall include a teacher(s) library officers and equipment officers. Each team shall have at least 3 members with a team leader. If the team has at least 7 members, there will be a vice team leader.
2. Duties of the specialized team
a) Make weekly, monthly and school year-based plans for common activities of the team to carry out the educational program, teaching plan and educational activities;
b) Provide refresher courses, set exams and assess the quality and effectiveness of education and training, manage and use books and equipment of the team members according to the school schedules;
c) Participate in assessment and ranking of teachers according to regulations on the code of professional conduct of primary school teachers and introduce the team leader and vice team leader.
3. The specialized team shall hold the meeting every two weeks and other gatherings if necessary.
1. Each primary school shall have an office team, including school medical officers, file clerks, accountants, cashier and other employees. Each office team shall have a monitor and a assistant monitor.
2. Duties of an office team:
a) Make weekly, monthly and school year-based plans for common activities of the team to carry out the educational program, teaching plan and educational activities;
b) Assist the principal to manage financial resources, property of the school, accounting and statistics reports;
c) Provide refresher courses, set exams and assess the working quality and effectiveness of the team members according to the school schedules;
d) Participate in assessment and ranking of personnel; introduce the team leader and vice team leader;
e) Keep school archives.
3. The office team shall hold the meeting every two weeks and other gatherings if necessary.
1. Each principal of each primary school shall organize and manage educational activities and quality of the school. The principal of the public primary school shall be appointed by the head of Education and Training Sub-department and the principal of the private primary school shall be recognized according to procedures for appointment or recognition of school principals implemented by a competent authority.
2. The appointed or recognized primary school principal shall meet qualification and conduct standards as applied to a primary school principal.
3. The term in office of the principal shall be 5 years. After 5 years, the principal shall be subject to assessment, and may be re-appointed or re-recognized. The principal of the public primary school shall manage the school not exceeding two terms. Each principal shall manage only one primary school.
4. The principal shall be subject to assessment of his/her management of educational activities and quality of the school carried out by administrative officers, teachers and competent authorities every year and every term.
5. Duties and powers of the principal:
a) Make plans for school development; prepare and coordinate the implementation of educational and teaching plans; give a report and assessment of his/her performance to the school board and competent authorities;
b) Set up specialized teams, office team and advisory boards for the school; appoint team leaders and vice team leaders;
c) Assign, manage, assess and rank; recruit, transfer; reward or discipline teachers or employees;
d) Undertake administrative management tasks; manage and use financial resources and school assets effectively;
e) Manage primary schoolers and organize educational activities of the school; receive and introduce transferred primary schoolers; give rewards, impose disciplinary actions and approve assessment and ranking results and the list of grade-promoting or grade-repeating primary schoolers; organize exams and recognition of the primary school completion for school primary schoolers and others within the school’s remit;
g) Participate in training courses in political knowledge, professional and managerial skills; teach an average of 2 periods/week; enjoy allowances and incentive policies;
h) Implement grassroots democracy practices and provide favorable conditions for socio-political organizations of the school to carry out their activities with the aim of enhancing the educational quality of the school;
i) Mobilize and cooperate with organizations and private sectors to involve in educational activities and promote the roles of the school in the community.
1. The vice principal shall serve as an assistant to the principal and be hold accountable to the principal. The vice principal of the public primary school shall be appointed by the head of Education and Training Sub-department and the vice principal of the private primary school shall be recognized according to procedures for appointing or recognizing vice principals or by a competent authority. Each primary school shall have 1 - 2 vice principals or more in case of special cases.
2. The appointed or accredited primary school vice principal shall be required to gain a high level of qualification standards of primary school teacher and fulfill the duties assigned by the principal.
3. Duties and powers of the vice principal:
a) Bear responsibility for undertaking the tasks assigned by the principal;
b) Direct school activities according to the authorization given by the principal;
c) Participate in training courses in political knowledge, professional and managerial skills; teach an average of 4 periods/week; enjoy allowances and incentive policies.
Article 22. General superintendent of the Ho Chi Minh Young Pioneer Organization
1. A general superintendent of the Ho Chi Minh Young Pioneer Organization (HCMYPO) shall be a primary school teacher that has completed training courses in the HCMYPO and Ho Chi Minh Children Stars (HCMCS).
2. The general superintendent of the HCMYPO shall organize and manage activities of the HCMYPO and the HCMCS at the school and extra-curricular activities.
3. Each primary school shall have one HCMYPO's general superintendent appointed by the head of Education and Training Sub-department at the request of the principal.
1. The school board of the public primary school or the executive board of the private primary school (hereinafter referred to as “school board”) shall be an organization responsible for making a decision on the operation of the school, mobilizing and supervising the use of school resources, building connection between the school, the community and society and ensuring the fulfillment of educational targets.
2. The organizational structure of the school board:
a) In the pubic primary school:
The school board is composed of representative(s) of the Communist Party of Vietnam, the principal and vice principal, representative(s) of the Labor Union, representative(s) of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, HCMYPO’s general superintendent, representative(s) of specialized teams and the office team.
Each school board may have 7 – 11 members with a chair and a secretary;
b) In the private primary school:
- If an executive board is already organized in the private primary school, the executive board shall act as the school board or may make a request for establishment of an expanded school board;
- If the executive board is not already organized in the private primary school, any investor shall request establishment of and participate in the school board.
3. Duties and powers of the school board of public primary school:
a) Resolve on objectives, strategies, projects and plans for the school development in each stage and each school year;
b) Resolve on regulations or amendments to regulations on organization and operation of the school prior to request for a competent authority’s approval thereof;
c) Resolve on policies on the use of financial resources and assets of the school;
d) Supervise school activities, the implementation of the school board's resolutions and grassroots democracy practices in school activities.
4. Activities of the school board of the public school primary:
The school board shall regularly hold at least 3 meetings/year. The chair of the school board is entitled to call an ad-hoc meeting in order to resolve issues arising in the course of implementing duties and powers of the school upon the request of either the principal or at least one third of the school board members if necessary. The chair of school board may invite a representative(s) of the local authority and local unions to participate in the meeting if necessary.
The meeting is considered to be valid if there are at least three quarters of the school board members present (including the chair of the school board). The school board’s resolutions shall be adopted and brought into effect if at least two thirds of the present school board members give their uncontentious opinions, and shall be made publicly available.
The principal shall be responsible for implementing resolutions or conclusions issued by the school board in relation to contents prescribed in Clause 3 this Article. Unless the principal agrees on a resolution made by the school board, he/she shall promptly notify and receive advice from the entity taking direct control of the school. While awaiting such advice, the principal shall be obliged to comply with the resolution of the school board to deal with issues without committing any breach of the regulations of applicable law and this Charter.
5. Procedures for establishment of the school board of the public school primary:
According to the organizational structure, tasks, entitlements and activities of the school board, the principal shall compile the list of personnel recommended by teachers, organizations and unions of the school and send a request form to the head of the Education and Training Sub-department to seek its decision on the establishment of the school board. The chair of the school board shall be voted by its members; the secretary of the school board shall be appointed by the chair. The term of the school board is 5 years. Every year, in case of any change in the board’s personnel, the principal shall request a competent authority in writing to make its decision to assign supplementary personnel for the board
6. Tasks, entitlements, procedures for the establishment and operation of the board of private primary school shall be subject to regulations on organization and operation of private schools at all levels of general education.
Article 24. Emulation, reward and advisory boards
1. The principal shall set up an emulation board at the beginning of every school year and act as the chair of the emulation board. The members of the emulation board shall include: the vice principal, secretary of the Communist Party of Vietnam, chair of the Labor Union, secretary of the Ho Chi Minh Communist Youth Union (HCMCYU), general superintendent of the HCMYPO, head teachers, leaders of specialized teams and leader of the office team.
The emulation board shall assist the principal to organize emulation campaigns, propose the list of administrative officers, teachers, employees and primary schoolers of the school eligible for rewards.
The emulation board shall hold a meeting at the end of each semester and at the end of the school year.
2. The principal may set up advisory boards to assist him/her in educational and managerial aspects. Tasks, entitlements, participants and operating period of each advisory board shall be decided by the principal.
Article 25. Intra-school Communist Party organization and union
1. The intra-school Communist Party organization in the primary school shall direct the school and operate within the framework of the Constitution and regulations of law.
2. The Labor Union, the HCMCYU, the HCMYPO, the HCMCS and other social organizations operating in the primary school to assist the school in reaching targets and applying educational principles.
Article 26. Management of school financial resources and property
Management of financial resources and assets of the primary school shall abide by regulations of applicable laws and of the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training. Each member in the school shall preserve and protect property of the school.
EDUCATIONAL PROGRAMS AND ACTIVITIES
Article 27. Education programs and teaching plans
1. The primary school shall develop educational programs and teaching plans promulgated by the Minister of Education and Training; implement the academic year calendar according to guidelines of the Ministry of Education and Training and where suitable under specific conditions of local areas.
2. According to the educational plan and academic year calendar, the school shall provide detailed educational and training activities, establish different timetables that suit physical and psychological conditions of primary schoolers and particular conditions of specific local areas.
Teaching and learning written and spoken languages of ethnic minorities shall be subject to the Government’s regulations.
Disabled primary schoolers who are provided with inclusive education shall have access to flexible teaching plans that suit the ability of each primary schooler and conform to regulations on inclusive education for the disabled.
Article 28. Textbooks and reference materials
1. Textbooks used for teaching and learning purposes that are designed in conformity with the general education program at the level of primary education shall be subject to regulations of the Minister of Education and Training.
2. The school shall provide reference materials for teaching and research activities of teachers and encourage teachers to use reference materials to enhance the educational quality. Any organization or individual shall not be allowed to force primary schoolers to buy reference materials.
Article 29. Educational activities
1. Educational activities shall include in-class and out-of-class activities to practice morals, develop capacity, foster talents and support weak primary schoolers in compliance with psychophysiology of each primary school primary schooler’s age.
2. In-class activities shall be carried out through teaching compulsory and optional subjects in the general education program at the level of primary education promulgated by the Ministry of Education and Training.
3. Out-of-class activities may include extra-curricular, recreational, sports, sightseeing, tourism and cultural exchange activities; environmental protection activities; social works and other social responsibility activities.
Article 30. Documents used for carrying out educational activities
1. For the school:
a) The registration book;
a) The record on universalization of primary education;
c) The logbook of results of primary schooler examinations and assessments; files recording educational activities of disabled primary schoolers (if any);
d) The school report of primary schooler;
e) The record of resolutions and working plans;
g) Records on the management of administrative officers, teachers and employees;
h) The record of reward or discipline ;
i) Property and financial resource book;
k) The record of documents and official dispatches.
2. For teachers:
a) Lesson plan record;
b) Logbook;
c) head teacher’s record (for head teachers);
d) HCMYPO activity logbook (for HCMYPO’s general superintendent).
3. For specialized teams: Record of minutes of specialized team meetings.
Article 31. Primary schooler assessment and ranking
1. The primary school shall examine, assess and rank primary schoolers during their study and training process according to regulations on assessment and ranking of primary school primary schoolers promulgated by the Minister of Education and Training; transfer study results of primary schoolers at a lower grade to teachers in charge of them at a higher one at the end of school year.
2. The principal shall confirm that the primary schooler has completed primary education in the school report after he/she finishes their primary education program according to regulations of the Minister of Education and Training.
3. The principal of the primary school responsible for sponsoring another educational institution shall confirm the completion in primary education on school reports of primary schoolers after they finish their study at such facility according to regulations of the Minister of Education and Training. In the cases where primary schoolers are unable to attend school due to their hardship, enroll in other primary education institutions or come back to Vietnam from overseas countries, they shall receive certificates of primary education completion from the principal of the primary school organizing exams for them .
Article 32. Maintenance of school tradition
1. The primary school shall have a traditional room to store documents and exhibits related to the establishment and development of the school.
2. The primary school shall choose a day as its traditional day.
Teachers shall be tasked with teaching and educating primary schoolers of primary schools or other educational institutions providing primary education.
Article 34. Duties of teachers
1. Provide qualified training and education in line with predetermined educational programs and teaching plans; plan lessons, teach, set exams, assess and rank primary schoolers; manage primary schoolers when they participate in educational activities organized by the school; join in professional activities; take responsibility for teaching and educational quality and efficiency.
2. Improve moral values, increase a sense of responsibility of their own, preserve personal qualities, dignity, honor and prestige of the teacher; set a good example for primary schoolers, love, treat them fairly and respect the personality of the primary schooler; protect the legitimate rights and interests of primary schoolers; support and cooperate with colleagues.
3. Get themselves involved in training to improve their health, political knowledge, awareness, teaching qualifications and skills and apply new teaching methods.
4. Participate in activities related to primary education universalization at the local areas where they are teaching.
5. Fulfill civil obligations, comply with regulations of law and education-related authorities and the principal’s decision; perform tasks assigned by the principal, facilitate the inspection and assessment carried out by the principal and educational managing authorities.
6. Cooperate with the HCMYPO, families of primary schoolers and relevant social organizations in organizing educational activities.
Article 35. Rights of teachers
1. Enjoy good conditions to perform the task of teaching and educating primary schoolers.
2. Have access to training courses and refresher courses, and receive a full amount of salary, allowances and other subsidies when teachers are sent to participate in such courses.
3. Receive salary, education-specific allowance, seniority allowance and other allowances prescribed in regulations of law; enjoy all material and spiritual interests and have access to health care benefits according to policies applied to teachers.
4. Have their dignity and honor protected.
5. Exercise other rights according to regulations of law.
Article 36. Standards of teachers
1. The required minimum qualification standard of a primary school teacher shall be at least an associate degree in pedagogy. The qualification of the teacher shall be assessed according to standards of primary school teachers.
2. The teacher who has his/her qualification higher than the required standard shall be entitled to policies specified by the State; favorable conditions to enhance effectiveness in training and education. The teacher who fails to reach the required standard shall be provided with favorable conditions to study and join in refresher courses.
Article 37. Behavioral, communication and dress codes of teachers
1. The teacher shall behave and communicate properly to set a good example for primary schoolers.
2. The teacher shall dress neatly and appropriately.
1. Insult honor and dignity, infringe bodies of primary schoolers and colleagues.
2. Distort educational contents; teach wrong contents or knowledge; provide training against the educational views and paths of the Communist Party and the State of Vietnam.
3. Assess study results of primary schoolers wrongly on purpose.
4. Enforce primary schoolers to participate in extra classes for profitable purposes.
5. Drink, smoke or use a mobile phone while teaching primary schoolers in the class.
6. Skip periods or reduce educational programs improperly.
Article 39. Rewards and disciplinary actions
1. Teacher performing their work well shall be rewarded and granted emulative and other honorable titles for their achievements.
2. Teachers violating regulations specified in this Charter shall be subject to disciplinary actions imposed depending on the extent of the violation.
Article 40. Primary school age
1. Children shall start primary education at the age of 6 - 14 (as per year).
2. Children shall enroll the 1st grade at the age of six; disabled or disadvantaged children and overseas children coming back to Vietnam may enroll the 1st grade at the age of 7 – 9.
3. Primary schoolers with good physical and intellectual development may be promoted to the next class at an early age. Specific procedures:
a) Parents or guardians of the primary schooler shall submit an application to the school;
b) The principal shall set up the advisory board, including: representative(s) of the school board and the parents board; the current head teacher of the primary schooler and head teacher of the next class, medical practitioners and the HCMYPO’s leader;
c) The principal shall consider the application according to survey results carried out by the advisory board.
4. Overseas children at the age of attending primary schools coming back to Vietnam and children of foreigners working in Vietnam are entitled to study in primary schools within or out of the places where they reside. Specific procedures:
a) Parents or guardians of the primary schooler shall submit an application to the school;
b) The principal shall set an exam to assess the level of the primary schooler and place the primary schooler in the right class.
5. The principal shall set exams and classify homeless children who are eligible for studying in primary schools.
Article 41. Duties of primary schoolers
1. Study well; comply with regulations of the school; go to school regularly and on time; keep books and office supplies in good conditions.
2. Be polite to families; respect teachers, employees of the school and the elderly; unite, love and help friends, disabled and disadvantaged people.
3. Do exercise and stay healthy.
4. Take part in extra-curricular activities; maintain public assets; participate in environmental protection activities and comply with regulations on traffic safety.
5. Contribute to maintain the tradition of the school and local authority.
Article 42. Rights of primary schoolers
1. Study in a school, a class or another educational institution providing primary education within or out of the places where the primary schooler resides.
2. Attend a class at the level higher than the primary schooler's age, repeat the class; receive confirmation of primary education completion.
3. Be protected, respected and treated equally; be provided with time, facilities, hygiene and safety.
4. Participate in activities to foster talents; receive health care and reintegration education (in case of disabled primary schoolers).
5. Receive scholarships and social policies.
6. Execute other rights according to regulations of law.
1. Be impolite, insult honor and dignity, infringe bodies of primary schoolers and colleagues.
2. Cheat in study and exams.
3. Disobey orders in the school and public places.
Article 44. Rewards and disciplinary actions
1. Primary schoolers performing study and activities well at school shall be:
a) rewarded in front of their class;
b) given the title of good or very good primary schooler; rewarded for their good performance in a particular subject or another educational activity;
c) rewarded in another form.
2. Depending on the extent of the violations committed by primary schoolers, they shall be:
a) reprimanded; or
b) given a notice from the school to their families.
1. The location of the school shall satisfy the following requirements:
a) The location shall match the plan for educational development of local authority;
b) The distance from the primary schooler’s house to the school shall not exceed 500 m for an urban area, industrial zone or relocation area; 1 km for a suburb or a rural area; 2 km for an extremely disadvantaged area;
c) The surrounding environment shall not cause adverse impacts on educational activities and safety of teachers and primary schoolers.
2. The ground area used for building the school shall be determined on the basis of the number of classes, number of primary schoolers and characteristics of different regions with a space of at least 10 m2 per a primary schooler in the rural or mountainous area; 6 m2 per a primary schooler in the urban area. The ground area shall be increased to serve educational activities if the school provides 2 sessions/day. The school design shall vary in different regions according to regulations of the Ministry of Education and Training.
3. The school campus shall be protected by a fence (concrete wall or tree fence) with at least 1.5 m in height. The school gate and protection fence shall ensure safety and esthetic appearance. The school sign mounted onto the main school gate shall be displayed with clear, elegant and easy-to-read scripts as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Charter. In addition to the school slogan, each school may choose another slogan having educational contents and satisfying particular requirements of the school in each school year.
4. Construction structure
a) Blocks of classrooms: the number of classrooms shall be built in line with the number of classes of the school and ensure that each class has one separate classroom;
b) Blocks of support rooms:
- Gymnasium or multi-purpose hall;
- Arts education room;
- Foreign language education room;
- Computer lab;
- Reintegration room to provide disabled primary schoolers with inclusive education (if any);
- Library;
- Educational equipment room;
- Traditional room and HCMYPO activity room.
c) Blocks of rooms for administrative works:
- Principal’s office and vice principal’s office;
- Meeting room and teacher’s office;
- Offices;
- Medical room;
- Warehouse;
- Security room, reception room located next to the school gate.
d) Canteen, rest facilities for semi-boarding primary schoolers (if any);
e) Playground or school field occupying 30% of the total ground area of the school. The playground shall be smooth with toys and equipment serving primary schoolers’ recreation in green spaces. The physical activity field shall ensure safety for primary schoolers;
g) Separate male and female restrooms for teachers and primary schoolers; restrooms for disabled primary schoolers; garbage storage area and water supply and drainage systems. It is recommended that each restroom be built for each floor or each row of classrooms;
h) Parking lots for primary schoolers, teachers and employees.
5. In the cases where the school fails to satisfy requirements specified in this Article, the principal shall make plans to improve the school, request the People's Committee of commune and the head of Education and Training Sub-department to report plan to the People's Committee of district to settle the issue of the public primary school or request the chair of the school board to settle the issue of the private primary school.
1. Classrooms shall be built in conformity with prescribed technical requirements, provide enough lighting and shall be cool in the summer and warm in the winter as well as ensure safety for teachers and primary schoolers according to regulations on school hygiene; provide basic conditions and amenities for disabled primary schoolers.
2. Each classroom shall be equipped with:
a) Sets of primary schooler desks and chairs meeting stated standards and providing enough space for primary schoolers;
b) A set of table and chair for the teacher;
c) Class board;
d) Lighting and fan systems (if the electricity is available);
e) File cabinets and teaching aids.
1. The school library shall be used for teaching purposes of teachers and learning purposes of primary schoolers. The school shall enable primary schoolers of specific classes to borrow textbooks and make sure that all primary schoolers have access to an adequate number of textbooks to facilitate their learning; carry mobile bookshelves to different school branches.
2. Each school shall have one library furnished with necessary facilities and equipment according to regulations on standards of libraries of general education institutions promulgated by the Ministry of Education and Training.
Article 48. Educational equipment
1. The school shall be provided with sufficient educational equipment; shall effectively manage and use educational equipment during the teaching and learning process according to regulations of the Ministry of Education and Training.
2. Teachers shall be responsible for using education equipment and making teaching aids on their own conformable to requirements regarding teaching contents and methods specified in educational programs.
THE SCHOOL, FAMILY AND SOCIETY
Article 49. Representative boards of parents
The primary school shall maintain a representative board of parents at the class- and school-level that are organized and operated according to the charter of representative board of parents promulgated by the Ministry of Education and Training.
Article 50. Relationship between the school, family and society
1. The school shall cooperate with local authorities and unions, representative board of parents of the school and socio-political organizations and relevant individuals in:
a) Ensuring the consistency in respect of the scale and plan for school development, primary schooler education approaches and due care for backward primary schoolers;
b) Mobilizing all forces and resources in the community contributed to building educational institutions, providing educational equipment, paying attention to education developments, creating a healthy and safe educational environment; enabling primary schoolers to have access to age-appropriate play, cultural and sports activities;
c) Encouraging organizations and individuals to sponsor and support the educational development. Earning contributions in cash or in kind under the guise of educational sponsorship or support shall be banned.
2. Head teachers shall keep in touch with their primary schoolers’ parents to notify the learning performance of each primary schooler; ensure the consistency of plans for supporting weak primary schoolers and teaching backward primary schoolers; promptly reward primary schoolers that perform well in the class and in other activities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực