Thông tư 32/2003/TT-BTC hướng dẫn Điều 29, 30 Luật Hải quan, Điều 8 Nghị định 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 32/2003/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 16/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 30/05/2003 |
Ngày công báo: | 15/05/2003 | Số công báo: | Số 38 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 32/2003/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2003 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 32/2003/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU 29, 30 LUẬT HẢI QUAN, ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH 101/2001/NĐ-CP NGÀY 31/12/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HẢI QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001-QH10 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001.
Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan như sau:
A. QUY ĐỊNH CHUNG
Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải được cơ quan Hải quan kiểm tra bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 30 Luật Hải quan.
Việc kiểm tra thực tế hàng hoá do công chức hải quan kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ khác.
Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm tổ chức thu thập, trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng, chính sách quản lý xuất nhập khẩu (XNK), tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá XNK, và các thông tin khác liên quan đến hàng hoá XNK để dự kiến hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
Căn cứ vào cơ sở dữ liệu đã có nói trên và các thông tin về chủ hàng, lô hàng nắm được từ bản lược khai hàng hoá do tàu cung cấp, Chi cục trưởng hải quan phân tích từng trường hợp và dự kiến trước hình thức kiểm tra thực tế đối với mỗi lô hàng. Nếu tại thời điểm chủ hàng làm thủ tục hải quan cho lô hàng mà không có thông tin gì khác thì lô hàng được áp dụng hình thức kiểm tra như dự kiến.
Nếu có các thông tin mới đến mức cần phải thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá thì Chi cục trưởng quyết định hình thức kiểm tra phù hợp.
B. CÁC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
I. CĂN CỨ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU:
Khi xem xét, quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá, Chi cục trưởng phải căn cứ vào:
Quá trình chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
Chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;
Tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Hồ sơ hải quan;
Các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong các căn cứ trên thì căn cứ trước hết, bao trùm là quá trình chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng. Khi quyết định chọn hình thức kiểm tra cụ thể trước hết phải xem xét đến căn cứ này, sau đó mới tiếp tục xem xét đến các căn cứ khác.
II. CĂN CỨ CỤ THỂ VÀ CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA THỰC TẾ:
1. Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá:
a) Đối với hàng xuất khẩu:
a.1. Chủ hàng hoá xuất khẩu có quá trình một (1) năm xuất khẩu tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu không bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt trong thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan; và tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, hải quan không có thông tin gì khác về việc chấp hành pháp luật của chủ hàng và lô hàng.
a.2. Mặt hàng xuất khẩu sau đây của chủ hàng đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a.1 trên đây được miễn kiểm tra thực tế: Hàng nông sản, thuỷ sản; hàng dệt may; giày dép, cao su tự nhiên; hàng thực phẩm tươi sống; hàng thực phẩm chế biến; hàng hóa cần phải bảo quản đặc biệt; hàng cơ khí điện máy, hàng lỏng, hàng rời và các mặt hàng mà việc xác định khối lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá phải căn cứ vào kết luận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định; hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp trong Khu chế xuất, hàng hoá xuất khẩu thường xuyên; hàng hoá khác do Chính phủ quy định.
a.3. Trường hợp doanh nghiệp mới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn, chưa đủ thời gian để xem xét quá trình chấp hành pháp luật theo quy định tại điểm a.1 nhưng mặt hàng xuất khẩu thuộc đối tượng quy định tại điểm a.2 trên đây thì Hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá một số lần đầu xuất khẩu, nếu doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan thì các lần sau đó được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Đối với hàng hoá xuất khẩu khác: Thực hiện việc kiểm tra theo đúng quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 101/2001/NĐ-CP.
a.4. Đối với sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế thì khi làm thủ tục hải quan cũng được miễn đối chiếu mẫu nguyên liệu nhập. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về sử dụng đúng nguyên liệu nhập để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó.
b) Đối với hàng nhập khẩu:
b.1. Chủ hàng hoá nhập khẩu có quá trình hai (2) năm nhập khẩu tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu không bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt trong thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan, và tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu, hải quan không có thông tin gì khác về việc chấp hành pháp luật của chủ hàng và lô hàng.
b.2. Mặt hàng nhập khẩu sau đây của chủ hàng đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.1 trên đây được miễn kiểm tra thực tế: Thiết bị, máy móc; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa cần phải bảo quản đặc biệt; hàng gửi kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng nhập khẩu đưa vào khu chế xuất, kho bảo thuế hoặc khu vực ưu đãi hải quan khác; hàng lỏng, hàng rời và các mặt hàng mà việc xác định khối lượng, chất lượng, chủng loại phải căn cứ vào kết luận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định, hàng hoá nhập khẩu thường xuyên; hàng hoá khác do Chính phủ quy định.
b.3. Trường hợp doanh nghiệp mới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn, chưa đủ thời gian để xem xét quá trình chấp hành pháp luật theo quy định tại điểm b.1 nhưng mặt hàng nhập khẩu thuộc đối tượng quy định tại điểm b.2 trên đây thì Hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá một số lần đầu nhập khẩu, nếu doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan thì các lần sau đó Hải quan thực hiện việc kiểm tra đột xuất bằng hình thức kiểm tra xác suất theo quy định.
Đối với hàng hoá nhập khẩu khác: Thực hiện việc kiểm tra theo đúng quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 101/2001/NĐ-CP.
b.4. Đối với nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu, nếu thuộc diện được miễn kiểm tra thực tế thì vẫn phải lấy mẫu để làm cơ sở cho kiểm tra khi xuất và kiểm tra sau thông quan. Chi cục trưởng Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định phải lấy mẫu nguyên liệu nào. Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện việc lấy mẫu và niêm phong mẫu theo quy định về lấy mẫu nguyên liệu gia công.
2. Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá:
a. Hình thức kiểm tra xác suất được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp không thuộc diện được miễn kiểm tra theo quy định tại điểm 1 trên đây;
- Trường hợp không thuộc diện phải kiểm tra toàn bộ theo quy định tại điểm 3 dưới đây;
- Trường hợp chủ hàng thuộc diện được miễn kiểm tra, nhưng hàng hoá không thuộc danh mục được miễn kiểm tra thực tế.
b. Tỷ lệ kiểm tra thực tế:
- Đối với hàng xuất khẩu: Tỷ lệ kiểm tra là 3% hoặc 5% đối với mỗi lô hàng xuất khẩu.
- Đối với hàng nhập khẩu: Tỷ lệ kiểm tra là 5% hoặc 10 % đối với mỗi lô hàng nhập khẩu.
3. Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng:
Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng được áp dụng trong trường hợp sau:
a) Trường hợp 1:
- Chủ hàng đã trên 03 (ba) lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong thời hạn 02 (hai) năm tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu và 01 (một) năm tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan.
- Chủ hàng, trong thời hạn quy định (hai năm đối với hàng nhập khẩu và một năm đối với hàng xuất khẩu), đã 01(một) lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Trường hợp 2:
Trường hợp phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng không thuộc diện nhiều lần vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại tiết c mục 6 Điều 8 Nghị định 101.
4. Đối với những doanh nghiệp bị phát hiện lợi dụng được hưởng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá để xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan, thì ngay sau đó không cho hưởng hình thức miễn kiểm tra này nữa và tiến hành kiểm tra toàn bộ các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu các lần sau của doanh nghiệp theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 30 Luật Hải quan.
Đối với những doanh nghiệp bị phát hiện lợi dụng việc kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan thì áp dụng ngay biện pháp kiểm tra toàn bộ.
Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu bị phát hiện lợi dụng được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc kiểm tra theo tỷ lệ để xuất thiếu hoặc nhập thừa hàng hoá so với khai hải quan thì Hải quan các tỉnh, thành phố cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các hồ sơ đã thanh khoản hoặc hoàn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp này nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm quyền quyết định và thay đổi hình thức kiểm tra:
a) Căn cứ vào các tiêu chí quy định taị mục 1, 2, 3 trên đây, Chi cục trưởng Hải quan quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
b) Trường hợp lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện thì, căn cứ vào tình hình kiểm tra thực tế hàng hoá, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu có thể quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ kiểm tra, nhưng không thay đổi hình thức kiểm tra.
c) Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu có các thông tin mới đến mức cần phải thay đổi hình thức kiểm tra thì:
- Chi cục trưởng quyết định thay đổi hình thức kiểm tra do mình quyết định trước đó.
- Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thay đổi hình thức kiểm tra do Chi cục trưởng Hải quan quyết định (kể cả Chi cục trưởng Hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác).
6. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên quy định tại Điều 30 Luật Hải quan và Điều 8 Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 được hiểu là mặt hàng mà doanh nghiệp chuyên xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm cả nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Việc áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá và kiểm tra xác suất phải gắn liền với các biện pháp nghiệp vụ sau:
a. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phải tổ chức ngay việc phúc tập hồ sơ để kịp thời phát hiện và xử lý sai sót, nhầm lẫn, gian lận, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo; tổ chức lực lượng và tăng cường công tác giám sát, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu để hỗ trợ cho việc làm thủ tục hải quan đúng pháp luật.
b. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải tổ chức lực lượng và đẩy mạnh công tác tham mưu chống buôn lậu, kiểm soát hải quan, thu thập, phân tích thông tin để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, vượt thẩm quyền thì báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
c. Trên cơ sở phúc tập hồ sơ của Chi cục Hải quan cửa khẩu và thông tin do các đơn vị tham mưu trực thuộc Cục cung cấp và các nguồn thông tin khác, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải kịp thời xem xét, ra quyết định kiểm tra sau thông quan đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có sai sót, nhầm lẫn khi làm thủ tục thông quan hàng hoá.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế quy định tại Quyết định 1557/2001/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2001, Điều 8 Quyết định số 19/2002/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2002 và các văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan về vấn đề này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
|
Trương Chí Trung (Đã ký) |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 32/2003/TT-BTC |
Hanoi, April 16, 2003 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF ARTICLES 29 AND 30 OF THE CUSTOMS LAW AND ARTICLE 8 OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 101/2001/ND-CP OF DECEMBER 31, 2001 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE CUSTOMS LAW REGARDING CUSTOMS PROCEDURES AND CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION REGIME
Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10 passed on June 29, 2001 by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session;
Pursuant to the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures and customs inspection and supervision regime;
The Ministry of Finance hereby guides customs procedures and customs inspection and supervisions regime as follows:
A. GENERAL PROVISIONS
1. All export and import goods must be inspected by the customs offices in one of the forms specified in Article 30 of the Customs Law.
2. The actual inspection of goods shall be conducted by customs officers directly or by means of machinery and technical devices and other professional measures.
3. The customs offices at all levels shall have to collect and exchange information with one another in order to build up a database on the process of customs legislation observance by goods owners, on export and import management policies, nature, categories and origin of export and import goods, and other information related thereto, so as to anticipate the inspection forms and percentages of goods to be actually inspected.
4. On the basis of the above-said database and information on goods owners and goods lots from the manifests provided by the ships, the Customs Sub-Department directors shall analyze cases one by one and anticipate the form of actual inspection applicable to each goods lot. At the time when the goods owners carry out customs procedures for their goods lots, if no more information arises, the goods lots shall be inspected in the forms as anticipated.
If there is new information which renders it necessary to change the inspection forms or the percentages of goods to be actually inspected, the Customs Sub-Department directors shall decide on appropriate inspection forms.
B. SPECIFIC GUIDANCE
I. BASES FOR DECIDING ON FORMS OF ACTUAL INSPECTION OF EXPORT AND IMPORT GOODS
When considering and deciding on the forms of actual inspection of goods, the Customs Sub-Department directors shall base themselves on:
1. The process of observance of the customs legislation by goods owners with regard to export and/or import goods;
2. Current export and import management policies;
3. The nature, categories and origin of export and import goods;
4. Customs dossiers;
5. Other information related to export and import goods.
Of the above bases, the primary base is the process of observance of the customs legislation by goods owners. This base must be considered first and foremost before other bases when deciding and selecting the specific inspection forms.
II. SPECIFIC BASES AND FORMS OF ACTUAL INSPECTION
1. Exemption from actual inspection of goods:
a/ For export goods:
a.1. Export goods owners must, within one export year counting to the date the customs procedures are carried out for their export goods lots, not be handled for customs-related administrative violations or have been handled for customs-related administrative violations subject to fine levels falling within the sanctioning competence of the Customs Sub-Department directors; and at the time the customs procedures are carried out, the customs offices have no other information on law observance by the goods owners and on their goods lots.
a.2. The following export goods items of goods owners which satisfy the conditions specified at Point a.1 above shall be exempt from actual inspection: farm and aquatic goods; textiles and garments; footwear, natural rubber; fresh and raw foodstuffs; processed foodstuffs; goods requiring special preservation; mechanical engineering and electric goods; liquid goods, bulk goods and goods items whose volumes, quality and categories must be determined on the basis of conclusions of competent State bodies or expertise organizations; export goods of export-processing zone enterprises, regularly exported goods; other goods prescribed by the Government.
a.3. For enterprises which have been engaged in export and/or import activities for a short period of time not long enough for consideration of their law observance process under the provisions at Point a.1 while their export goods fall into the subjects specified at Point a.2 above, the customs offices shall conduct actual inspection of goods for a number of first exportations; if the enterprises observe the customs legislation well, their goods exported subsequently shall be exempt from actual inspection.
For other export goods, the inspection thereof shall comply with the provisions of the Customs Law and Decree No. 101/2001/ND-CP .
a.4. For products processed for export which are exempt from actual inspection, they are also exempt from comparison with samples of imported raw materials thereof when their customs procedures are carried out. Enterprises shall be answerable to law for the correct use of imported raw materials to produce such export goods.
b/ For import goods:
b.1. Import goods owners must, within two export years counting to the date the customs procedures are carried out for their import goods lots, not be handled for customs-related administrative violations or have been handled for customs-related administrative violations subject to fine levels falling within the sanctioning competence of the Customs Sub-Department directors; and at the time the customs procedures are carried out, the customs offices have no other information on law observance by the goods owners and on their goods lots.
b.2. The following import goods items of goods owners which satisfy the conditions specified at Point b.1. above shall be exempt from actual inspection: equipment and devices; fresh and raw foodstuffs; goods requiring special preservation; goods deposited in bonded warehouses and tax-suspension warehouses; import goods to be taken into export-processing zones, tax-suspension warehouses or other customs-privilege zones; liquid goods, bulk goods and goods items whose volumes, quality and categories must be determined on the basis of conclusions of competent State bodies or expertise organizations; regularly imported goods; other goods prescribed by the Government.
b.3. For enterprises which have been engaged in export and/or import activities for a short period of time not long enough for consideration of their law observance process under the provisions at Point b.1 while their import goods fall into the subjects specified at Point b.2 above, the customs offices shall conduct actual inspection of goods for a number of first importations; if the enterprises observe the customs legislation well, for their subsequently imported goods, the customs offices shall conduct unexpected inspection by the probability method according to regulation.
For other import goods, the inspection thereof shall comply with the provisions of the Customs Law and Decree No. 101/2001/ND-CP .
b.4. For raw materials imported for export processing, if they fall into the subjects exempt from actual inspection, their samples must still be taken for use as a basis for inspection upon export and post-customs clearance inspection. The directors of the Customs Sub-Departments which manage processing contracts shall decide on which raw materials to be sampled. The customs offices of the import border gates shall take samples and seal them up according to the regulations on sampling of processing raw materials.
2. Actual inspection of goods by the probability method:
a/ The form of probability inspection shall apply to the following cases:
- Cases not exempt from inspection as prescribed at Point 1 above;
- Cases not subject to inspection of the whole of goods lots as prescribed at Point 3 below;
- Cases where goods owners are exempt from inspection but their goods are not on the list of those exempt from actual inspection.
b/ Actual inspection percentages:
- For export goods: The inspection percentage is 3% or 5% for each export goods lot.
- For import goods: The inspection percentage is 5% or 10% for each import goods lot.
3. Actual inspection of the whole of goods lots:
Actual inspection of the whole of goods lots shall apply to the following cases:
a/ Case 1:
- Goods owners have been handled for customs-related administrative violations for more than three times within a period of two years counting to the time of carrying out customs procedures for the import goods lots or within a period of one year counting to the time of carrying out customs procedures for the export goods lots with fine levels falling beyond the sanctioning competence of the Customs Sub-Department directors.
- Within the prescribed time limits (two years for import goods and one year for export goods), goods owners have been once handled for customs-related administrative violations with fine levels beyond the sanctioning competence of the directors of the provincial/municipal Customs Departments.
b/ Case 2:
If detecting that the export or import goods lots of goods owners who have not committed many violations show signs of violation of the customs legislation, the customs offices shall inspect the whole of such export or import goods lots under the provisions at paragraph c, Item 6, Article 8 of Decree No. 101/2001/ND-CP .
4. If enterprises are detected to have abused their entitlement to exemption from actual inspection of goods to export or import goods at variance with their customs declarations, they shall be immediately not allowed to enjoy this form of exemption from inspection and their subsequent export or import goods lots shall be wholly inspected under the provisions at Point c, Clause 1, Article 30 of the Customs Law.
If enterprises are detected to have abused the goods inspection by probability method to export or import goods at variance with their customs declarations, their export or import goods shall be wholly inspected immediately.
If enterprises which process goods for export or import raw materials for production of export goods are detected to have abused their entitlement to exemption from actual inspection of goods or percentage inspection to export goods less than or import goods in excess of their customs declarations, the provincial/municipal Customs Departments shall inspect and scrutinize all liquidated dossiers or refunded import tax amounts of these enterprises and, if detecting any violations, sanction them according to the law provisions.
5. Competence to decide on and change the inspection forms:
a/ Basing themselves on the criteria stated at Points 1, 2 and 3 above, the Customs Sub-Department directors shall decide on the forms of actual inspection of goods.
b/ If the export or import goods lots have been registered at the outside-border gate Customs Sub-Departments but the actual inspection thereof is conducted by the border-gate Customs Sub-Departments, the border-gate Customs Sub-Department directors shall base themselves on the situation of actual inspection of goods to decide to increase or reduce the inspection percentages while keeping unchanged the inspection form.
c/ In the process of clearing customs procedures for export or import goods lots, if new information arises, which renders it necessary to change the inspection form, then
- The Customs Sub-Department directors shall decide to change the inspection form previously decided by themselves.
- The provincial/municipal Customs Department directors shall decide to change the inspection form decided by the Customs Sub-Department directors (even by those of other provinces or cities).
6. Regularly exported or imported goods items prescribed in Article 30 of the Customs Law and Article 8 of Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31. 2001 are understood as goods items which the enterprises specialize in exporting and/or importing, including also imported raw materials and products processed for export, imported raw materials for the production of export goods and export products.
C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The application of the forms of exemption from actual inspection of goods and probability inspection must be effected in combination with the following professional measures:
a/ The Customs Sub-Department directors must promptly organize the review of dossiers so as to detect and handle in time errors, mistakes and frauds, or report on those falling beyond their competence to the provincial/municipal Customs Department directors for direction; organize forces and intensify supervision and control in border-gate areas so as to support the customs procedure clearance in accordance with law.
b/ The provincial/municipal Customs Department directors must organize forces and step up the advisory work against smuggling, the customs control, collect and analyze information so as to detect and handle in time cases of law violation, and report on those cases falling beyond their competence to the General Director of Customs.
c/ Basing themselves on the review of dossiers processed by the border-gates Customs Sub-Departments as well as information supplied by advisory units under the Customs Departments and other information sources, the directors of the Customs Departments shall consider and decide in time on the post-customs clearance inspection of cases which show signs of law violation or errors and/or mistakes detected when the customs clearance procedures are carried out for the goods.
2. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces Decision No. 1557/2001/QD-TCHQ of December 28, 2001, Article 8 of the Decision No. 19/2002/QD-TCHQ of January 10, 2002 and other guiding documents of the General Department of Customs regarding this matter.
If facing any problems in the course of implementation, units and business establishments should report them to the Ministry of Finance for study and additional guidance.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực