Thông tư 31/2024/TT-BTC Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 31/2024/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Lê Tấn Cận |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 16/06/2024 | Số công báo: | Từ số 723 đến số 724 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá
Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.
Các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá
Theo đó, có nhiều cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá như: Đề nghị tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp đầy đủ và kịp thời các hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá; Khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá; Sử dụng ý kiến tư vấn từ các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn giám định, thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản thẩm định giá;…
Đơn cử, cách thức “khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá” được hướng dẫn như sau:
Người thu thập thông tin trực tiếp tiến hành khảo sát và ghi chép đầy đủ các đặc điểm và hiện trạng của tài sản, các thông tin và yếu tố có ảnh hưởng lớn đến giá trị của tài sản; chụp ảnh tài sản và những hình ảnh để minh chứng về hiện trạng của tài sản; lập biên bản khảo sát hiện trạng tài sản. Biên bản khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá phải có chữ ký của người thu thập thông tin và tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.
Đối với tài sản thẩm định giá là doanh nghiệp, tài sản vô hình, tài sản tài chính, dịch vụ, tài sản hình thành trong tương lai: người thu thập thông tin tiến hành khảo sát hiện trạng những tài sản, bộ phận cấu thành tài sản mà có thể thực hiện được việc khảo sát trực tiếp trong thực tế.
Các trường hợp không cần thực hiện khảo sát hiện trạng tài sản nếu người thu thập thông tin nêu được đầy đủ lý do về việc không thể khảo sát tài sản, gồm:
- Tài sản thẩm định giá là máy móc, thiết bị, dụng cụ mới hoặc dịch vụ mà trên bảng danh mục đề nghị thẩm định giá hoặc trên nhãn mác hoặc tài liệu đính kèm đề nghị thẩm định giá có ghi đầy đủ thông tin về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản; đồng thời, có các tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá đang giao dịch, mua bán trên thị trường;
- Tài sản thẩm định giá bị mất, thất lạc hoặc bị hủy hoại hoàn toàn;
- Tài sản thẩm định giá trong trường hợp không thể tiếp cận trực tiếp vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng và người thu thập thông tin phải nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá (nếu có). Người thực hiện thẩm định giá có trách nhiệm nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá (nếu có) tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá;
Xem chi tiết tại Thông tư 31/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024 |
BAN HÀNH CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VỀ THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN VỀ TÀI SẢN THẨM ĐỊNH GIÁ
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VỀ THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN VỀ TÀI SẢN THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 31/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
1. Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).
1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá là thẩm định viên về giá hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
2. Người thu thập thông tin là người thực hiện hoạt động thẩm định giá hoặc cá nhân giúp việc cho thẩm định viên về giá hoặc thành viên giúp việc cho hội đồng thẩm định giá.
3. Thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá là quá trình tìm kiếm, lựa chọn và tập hợp các thông tin về tài sản thẩm định giá nhằm phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản.
4. Phân tích thông tin là quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá toàn bộ các thông tin đã thu thập được phục vụ cho quá trình thẩm định giá, qua đó đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đến quá trình thẩm định giá và giá trị tài sản thẩm định giá cuối cùng.
1. Thông tin cần thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm thông tin về các đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật, thông tin về thị trường và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá.
Trường hợp tài sản thẩm định giá là quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai, cần thu thập thông tin về việc xác lập sở hữu và hình thành các tài sản này, về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện thẩm định giá tài sản. Việc thu thập thông tin phải khách quan, đúng thực tế, phải có tính hệ thống, phù hợp với tài sản thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá và phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
3. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thu thập thông tin và phải thể hiện kết quả thu thập thông tin trong hồ sơ thẩm định giá theo quy định.
Trường hợp người thu thập thông tin không phải là người thực hiện hoạt động thẩm định giá thì người thực hiện hoạt động thẩm định giá có trách nhiệm phân công và hướng dẫn để người thu thập thông tin thực hiện việc thu thập thông tin theo quy định.
4. Người thu thập thông tin chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của thông tin, số liệu do mình đã thu thập. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá chịu trách nhiệm về việc xem xét, đánh giá, phân tích và sử dụng thông tin được thu thập để thực hiện thẩm định giá tài sản theo quy định.
5. Thông tin về tài sản thẩm định giá được thu thập tại thời điểm thẩm định giá. Các thông tin thu thập sau thời điểm thẩm định giá chỉ được sử dụng để tham khảo nhằm phân tích, đánh giá những biến động về giá của tài sản thẩm định giá (nếu cần).
6. Trường hợp phát sinh những hạn chế mà không thể khắc phục đối với việc thu thập thông tin vì lý do khách quan, bất khả kháng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá và việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá, người thu thập thông tin phải báo cáo với người thực hiện hoạt động thẩm định giá để người thực hiện hoạt động thẩm định giá phản ánh rõ nội dung này tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá.
7. Đối với những thông tin thu thập thuộc danh mục thông tin phải bảo đảm bí mật hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi nhất định theo các quy định của pháp luật, như các thông tin chưa được phép công bố, các thông tin là bí mật nhà nước, người thu thập thông tin cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khi thu thập và sử dụng các thông tin này.
Điều 5. Các nguồn thông tin thu thập
1. Các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm:
a) Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý (như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền quản lý và các quyền khác liên quan đến tài sản), đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (bao gồm quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, sửa chữa và nâng cấp tài sản) và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin này;
b) Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá;
c) Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có);
d) Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá;
đ) Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
e) Các nguồn thông tin khác (nếu có).
2. Nguồn thông tin thu thập cần được nêu rõ trong hồ sơ thẩm định giá kèm theo lý do và đánh giá về sự phù hợp của nguồn thông tin này với yêu cầu thẩm định giá tài sản.
Điều 6. Cách thức thu thập thông tin
1. Các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá:
a) Đề nghị tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp đầy đủ và kịp thời các hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá, bao gồm cả tài liệu về quá trình sử dụng, vận hành và khai thác tài sản, các tài liệu về sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá xác nhận bằng văn bản đối với các nội dung thông tin do mình cung cấp;
b) Khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá:
Người thu thập thông tin trực tiếp tiến hành khảo sát và ghi chép đầy đủ các đặc điểm và hiện trạng của tài sản, các thông tin và yếu tố có ảnh hưởng lớn đến giá trị của tài sản; chụp ảnh tài sản và những hình ảnh để minh chứng về hiện trạng của tài sản; lập biên bản khảo sát hiện trạng tài sản. Biên bản khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá phải có chữ ký của người thu thập thông tin và tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.
Đối với tài sản thẩm định giá là doanh nghiệp, tài sản vô hình, tài sản tài chính, dịch vụ, tài sản hình thành trong tương lai: người thu thập thông tin tiến hành khảo sát hiện trạng những tài sản, bộ phận cấu thành tài sản mà có thể thực hiện được việc khảo sát trực tiếp trong thực tế.
Các trường hợp không cần thực hiện khảo sát hiện trạng tài sản nếu người thu thập thông tin nêu được đầy đủ lý do về việc không thể khảo sát tài sản, gồm:
- Tài sản thẩm định giá là máy móc, thiết bị, dụng cụ mới hoặc dịch vụ mà trên bảng danh mục đề nghị thẩm định giá hoặc trên nhãn mác hoặc tài liệu đính kèm đề nghị thẩm định giá có ghi đầy đủ thông tin về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản; đồng thời, có các tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá đang giao dịch, mua bán trên thị trường;
- Tài sản thẩm định giá bị mất, thất lạc hoặc bị hủy hoại hoàn toàn;
- Tài sản thẩm định giá trong trường hợp không thể tiếp cận trực tiếp vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng và người thu thập thông tin phải nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá (nếu có). Người thực hiện thẩm định giá có trách nhiệm nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá (nếu có) tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá;
c) Sử dụng ý kiến tư vấn từ các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn giám định, thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản thẩm định giá;
d) Căn cứ đặc điểm của tài sản thẩm định giá, cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành được người thực hiện hoạt động thẩm định giá dự kiến lựa chọn, việc khảo sát thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản tại thời điểm thẩm định giá được thực hiện theo một trong các cách thức sau:
- Phỏng vấn bằng một trong các hình thức sau: trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua email đối với các cá nhân, tổ chức có các thông tin về việc sở hữu, sử dụng và chuyển nhượng tài sản, như: chủ sở hữu; người sử dụng, vận hành, khai thác, bảo trì, sửa chữa tài sản; khách hàng; nhà cung cấp; nhà sản xuất; người tiêu dùng. Quá trình phỏng vấn và kết quả phỏng vấn phải được lập thành phiếu khảo sát và lưu trữ theo quy định tại Thông tư này;
- Thu thập thông tin trên tờ khai hải quan hoặc hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua bán, báo giá, danh mục, tài liệu, báo cáo của các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan;
- Thu thập thông tin qua phương tiện thông tin và truyền thông, như sách báo, tạp chí, ấn phẩm, bài viết, đánh giá của tổ chức nghiên cứu khoa học, các hiệp hội ngành hàng, các chuyên gia, các tổ chức đánh giá, xếp hạng trong nước và quốc tế; trên mạng internet; cổng thông tin điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình;
đ) Thu thập thông tin qua cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin từ các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; các đơn giá, định mức chuyên ngành có liên quan đến tài sản thẩm định giá; các số liệu về kinh tế - xã hội, môi trường, quy hoạch và những nội dung khác có tác động đến giá trị của tài sản thẩm định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc quy định (nếu có);
e) Sử dụng các cách thức thu thập thông tin khác theo quy định.
2. Người thu thập thông tin thực hiện lưu trữ các bằng chứng thể hiện việc thu thập thông tin của mình theo quy định tại Chuẩn mực này và các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.
a) Trường hợp quá trình thu thập thông tin sử dụng các phiếu khảo sát, phiếu điều tra, phiếu thu thập, phiếu đánh giá thì phải lưu trữ các phiếu này ghi rõ họ tên, chữ ký của người thu thập thông tin; trường hợp các thông tin thu thập về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá thì ghi rõ họ tên, chữ ký của bên yêu cầu thẩm định giá;
b) Trường hợp sử dụng ý kiến tư vấn của các chuyên gia, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn thì phải lưu trữ văn bản tư vấn có kèm chữ ký của chuyên gia hoặc ký, đóng dấu của tổ chức tư vấn và hợp đồng dịch vụ tư vấn (nếu có);
c) Trường hợp sử dụng những thông tin thu thập từ trên mạng internet, thì phải dẫn chiếu cụ thể các đường dẫn liên kết đến thông tin thu thập, lưu trữ các hình ảnh để minh chứng cho việc đã thu thập, đồng thời lập phiếu thu thập thông tin về nội dung này. Phiếu thu thập thông tin phải có chữ ký của người thu thập thông tin.
Điều 7. Xem xét, đánh giá thông tin thu thập
1. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, người thực hiện hoạt động thẩm định giá xem xét và sử dụng các thông tin, số liệu tin cậy, phù hợp để đưa vào phân tích thông tin và áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
2. Đối với những thông tin từ hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp, trường hợp có sự khác nhau giữa các thông tin này với kết quả khảo sát hiện trạng tài sản hoặc trường hợp phát hiện tài liệu, hồ sơ không hoàn chỉnh, không đầy đủ và cần làm rõ hơn các nội dung thông tin để phục vụ cho việc thẩm định giá, cần kịp thời trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ.
Quá trình trao đổi để bổ sung tài liệu, hồ sơ hoặc làm rõ các nội dung thông tin phải bảo đảm tính khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, nghiêm cấm mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá và giá trị tài sản thẩm định giá.
3. Đối với những thông tin khác, cần có sự thẩm định, xem xét và đánh giá thận trọng việc sử dụng các thông tin này trên cơ sở phân tích, đánh giá về mức độ tin cậy, phù hợp của nguồn thông tin, đối tượng cung cấp thông tin, nội dung thông tin, thời điểm thu thập và cách thức thu thập thông tin đối với tài sản thẩm định giá.
1. Nội dung về phân tích thông tin phải được thể hiện trong báo cáo thẩm định giá. Trong quá trình phân tích thông tin, có thể đưa ra những giả thiết, giả thiết đặc biệt; nội dung về giả thiết, giả thiết đặc biệt thực hiện theo các quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá.
2. Các thông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung sau:
a) Phân tích những thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá;
b) Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá;
c) Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá;
d) Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (chỉ áp dụng với tài sản là bất động sản).
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là việc sử dụng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản có thể là việc tiếp tục sử dụng tài sản với mục đích hiện tại hoặc với mục đích khác thay thế; do đó, cần phân tích và trình bày các lập luận chứng minh về khả năng sử dụng tài sản cho phù hợp với các yếu tố pháp lý, kinh tế - xã hội và tài chính để xác định mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản.
đ) Phân tích thông tin về các nội dung có liên quan khác./.
MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 31/2024/TT-BTC |
Hanoi, May 16, 2024 |
ISSUANCE OF VIETNAM’S VALUATION STANDARD ON THE COLLECTION AND ANALYSIS OF INFORMATION ON SUBJECT ASSETS
Pursuant to the Price Law dated June 19, 2023;
Pursuant to Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the Price Management Department;
The Minister of Finance issues a Circular on promulgation of Vietnam’s Valuation Standard on collection and analysis of information on subject assets.
Article 1. Issuance of Vietnam’s Valuation Standard on the collection and analysis of information on subject assets.
1. This Circular comes into force as of July 1, 2024.
2. Relevant organizations and individuals shall implement Vietnam’s Valuation Standards issued together with this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.
|
PP. MINISTER |
ISSUANCE OF VIETNAM’S VALUATION STANDARD ON THE COLLECTION AND ANALYSIS OF INFORMATION ON SUBJECT ASSETS
(Issued together with Circular No. 30/2024/TT-BTC dated May 16, 2024 of the Minister of Finance)
This Vietnam’s Valuation Standard prescribes and guides on the collection and analysis of information on subject assets when conducting valuation in accordance with the price laws.
1. Valuers, valuation firms that provide valuation services in accordance with the price laws.
2. Organizations and individuals that perform state valuation in accordance with the price laws.
3. Organizations or individuals requesting valuations, third parties that use valuation reports under valuation contracts (if any).
Article 3. Interpretation of terms
1. “valuation professional” refers to a valuer or an individual conducting state valuation activities in accordance with the price laws.
2. “information collector” refers to a valuation professional, an individual assisting a valuation professional, or a member assisting a valuation council in collecting information.
3. “collection of information on subject asset” is the process of searching for, selecting, and gathering information on the subject asset for the purpose of valuing the asset.
4. “information analysis” is the process of synthesizing, reviewing, and evaluating all collected information for the purpose of the valuation process, thereby assessing the potential impact of factors on the valuation process and the final value of the subject asset.
Article 4. Information collection
1. Information to be collected about the subject asset shall include information on legal and economic-technical characteristics, market information, and other information related to the subject asset.
In the case where the subject asset is a property right or off-plan property, it is necessary to collect information on the establishment of ownership and formation of such asset, on land use planning and construction planning (if any) of competent authorities in accordance with relevant laws.
2. Collection of information on the subject asset is a mandatory requirement when conducting valuation of the asset. The collection of information must be objective, true to reality, systematic, consistent with the subject asset, valuation purpose, valuation basis, and consistent with the valuation approaches and methods in the Vietnam’s Valuation Standards promulgated by the Ministry of Finance.
3. The valuation professional shall be responsible for organizing the collection of information and must reflect the results of information collection in the valuation documentation in accordance with regulations.
In the case where the information collector is not the valuation professional, the valuation professional shall be responsible for assigning and instructing the information collector to collect information in accordance with regulations.
4. The information collector shall be responsible for the objectivity and honesty of the information and data collected by him/her. The valuation professional shall be responsible for reviewing, evaluating, analyzing, and using the collected information to conduct valuation of the asset in accordance with regulations.
5. Information on the subject asset shall be collected on the valuation date. Information collected after the valuation date shall only be used for reference purposes to analyze and assess price fluctuations of the subject asset (if necessary).
6. In case of unresolvable limitations in information collection due to objective and force majeure reasons that may affect valuation activities and the estimation of the subject asset's value, the information collector shall report to the valuation professional so that the valuation professional can clearly reflect this content in the valuation report and valuation certificate or valuation result notice.
7. For information collected that falls under the category of information that must be kept confidential or only used within a certain scope according to legal regulations, such as information that has not been authorized for disclosure, information that is a state secret, the information collector must comply with the law on information security when collecting and using such information.
Article 5. Information sources
1. Sources of information to be collected about the subject asset include:
a) Information provided by the organization or individual requesting the valuation, reflecting the legal characteristics (such as ownership rights, usage rights, exploitation rights, management rights, and other rights related to the asset), economic-technical characteristics (including the process of use, operation, exploitation, repair, and upgrading of the asset), and other information related to the subject asset (if any). The organization or individual requesting the valuation shall be responsible for the accuracy and honesty of this information;
b) Information from the results of the current condition survey of the subject asset;
c) Information from experts, inspection organizations, design and construction consulting organizations, and other organizations and individuals with knowledge and experience in understanding the subject asset (if any);
d) Information from the results of surveys, collecting market information and market participants of the subject asset;
dd) Information from national price databases, information from competent regulatory agencies (if any);
e) Other sources of information (if any).
2. The sources of information collected must be clearly stated in the valuation documentation along with the reasons and assessment of the suitability of this information source for the valuation requirements of the asset.
Article 6. Methods of information collection
1. Methods of collecting information about the subject asset:
a) Request the organization or individual requesting the valuation to provide complete and timely records and documents related to the subject asset, including documents on the process of use, operation, and exploitation of the asset, documents on the repair and upgrade of the asset (if any). The organization or individual requesting the valuation shall confirm in writing the contents of the information provided by them;
b) Survey the current condition of the subject asset:
The information collector shall directly conduct a survey and record in full the characteristics and current condition of the asset, the information and factors that significantly affect the value of the asset; take pictures of the asset and the images to illustrate the current condition of the asset; and prepare a survey report on the current condition of the asset. The survey report on the current condition of the subject asset must be signed by the information collector and the organization or individual requesting the valuation.
For subject assets that are businesses, intangible assets, financial assets, services, and off-the-plan assets: The information collector shall conduct a survey of the current condition of those assets and asset components that can be physically inspected in actuality.
A current condition survey of the asset is not required in the following circumstances if the information collector provides a comprehensive explanation as to why the asset cannot be surveyed:
- The subject asset is new machinery, equipment, or tools or a service for which the list of assets proposed for valuation or the label or attached documents of the valuation request fully specify the economic and technical characteristics of the asset; and there are assets identical to the subject asset that are being traded or sold in the market;
- The subject asset is lost, missing, or completely destroyed;
- The subject asset cannot be directly accessed due to objective or force majeure reasons, and the information collector must clearly state the potential impact on valuation activities (if any). The valuation professional shall clearly outline the potential impact on the valuation of the subject asset (if any) in the valuation report and valuation certificate or valuation result notice;
c) Use consulting advice from experts, organizations, and individuals providing appraisal, design, construction, technical, and other services related to the subject asset;
d) Based on the characteristics of the subject asset, the valuation approach and method expected to be selected by the valuation professional as issued by the Ministry of Finance, the survey to collect market information and market participants of the asset on the valuation date is carried out in one of the following ways:
- Interviews in one of the following forms: face-to-face, by telephone, or by email with individuals and organizations that have information about the ownership, use, and transfer of the asset, such as: owners; users, operators, exploiters, maintainers, repairers of the asset; customers; suppliers; manufacturers; consumers. The interview process and results must be recorded in a survey form and stored in accordance with the provisions of this Circular;
- Collect information on customs declarations or contracts, invoices, bills, purchase documents, quotes, catalogs, documents, reports of importers, manufacturers, suppliers, investors, and other related entities;
- newspapers, magazines, publications, articles, assessments of scientific research organizations, industry associations, experts, domestic and international rating and evaluation organizations; on the internet; electronic portals; radio; television;
dd) Collect information through national price databases, information from documents of competent regulatory agencies, including price levels regulated by competent regulatory agencies; specialized unit prices and norms related to the subject asset; economic - social, environmental, planning data and other contents that affect the value of the subject asset as published or regulated by competent regulatory agencies (if any);
e) Use other methods of information collection as prescribed.
2. The information collector shall archive the evidence of his/her information collection in accordance with this Standard and the Vietnam’s Valuation Standards.
a) In cases where the information collection process uses questionnaires, surveys, collection forms, or evaluation forms, these forms must be stored with the full name and signature of the information collector; in cases where the collected information relates to the legal and economic-technical characteristics of the subject asset, it must clearly state the full name and signature of the party requesting the valuation;
b) In cases where the consulting opinions of experts, organizations, and individuals providing consulting services are used, the consulting documents must be stored with the signature of the expert or the signature and seal of the consulting organization and the consulting service contract (if any);
c) In cases where information collected from the internet is used, specific links to the collected information must be cited, images must be stored to demonstrate that the information has been collected, and an information collection form must be prepared for this content. The information collection form must be signed by the information collector.
Article 7. Review and evaluation of collected information
1. Based on the collected information, the valuation professional shall review and use reliable and relevant information and data for information analysis and application of valuation approaches and methods.
2. For information from the records and documents of the subject asset provided by the organization or individual requesting the valuation, in case there is a difference between this information and the results of the current condition survey of the asset or in case it is found that the documents and records are incomplete or inaccurate and further clarification of the information content is required for the valuation, the valuation professional shall promptly discuss with the organization or individual requesting the valuation to request additional information or clarification.
The process of exchanging information to supplement documents and records or to clarify information content must ensure objectivity and compliance with relevant legal regulations, and any act of influencing valuation activities and the value of the subject asset is strictly prohibited.
3. For other information, it is necessary to carefully review, consider, and evaluate the use of this information based on an analysis and assessment of the reliability and relevance of the information source, the information provider, the information content, the time of collection, and the method of information collection for the subject asset.
Article 8. Information analysis
1. The content of information analysis must be reflected in the valuation report. In the process of information analysis, assumptions and special assumptions may be made; the content of assumptions and special assumptions shall be made in accordance with the Vietnam’s Valuation Standard on the bases of valuation.
2. The collected information shall be analyzed according to the following groups of content:
a) Analysis of basic information about the organization or individual requesting the valuation; purpose of valuation; valuation date; legal basis for valuation; basis of valuation value;
b) Analysis of information on the legal and economic-technical characteristics of the subject asset;
c) Analysis of information on the market of the subject asset;
d) Analysis of the best and most efficient use of the asset (only applies to real estate assets).
The best and most efficient use of the asset is the use of the asset that complies with legal regulations, physical and technical conditions, and generates the highest economic efficiency.
The best and most efficient use of the asset may be to continue using the asset for its current purpose or for an alternative purpose; therefore, it is necessary to analyze and present arguments to support the possibility of using the asset in accordance with legal, socio-economic, and financial factors to determine the best and most efficient use of the asset.
dd) Analyze information on other relevant content./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực