Thông tư 26/2016/TT-BXD quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
Số hiệu: | 26/2016/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Lê Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 26/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2016 |
Ngày công báo: | 30/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1215 đến số 1216 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 26/2016/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng gồm: trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công trình, trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, kiểm định xây dựng...
1. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư
2. Nội dung giám sát thi công xây dựng theo Thông tư 26/2016
3. Nghiệm thu và chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
4. Giám định xây dựng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2016/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng áp dụng với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư
1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng do nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong quá trình thi công xây dựng. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh.
3. Đối với khảo sát xây dựng:
a) Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có);
c) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (nếu có);
d) Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu khảo sát xây dựng so với các quy định trong hợp đồng;
đ) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát công tác khảo sát xây dựng;
e) Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định;
g) Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát khi cần thiết.
4. Đối với thiết kế xây dựng công trình:
a) Xác định nhiệm vụ thiết kế theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; hình thức văn bản xác định nhiệm vụ thiết kế tham khảo theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) so với các quy định trong hợp đồng;
c) Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết;
d) Kiểm tra và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thẩm định thiết kế;
đ) Phê duyệt hoặc trình người quyết định đầu tư phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
e) Tổ chức thực hiện điều chỉnh thiết kế (nếu có) theo quy định tại Điều 84 Luật Xây dựng năm 2014;
g) Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
5. Đối với công tác thi công xây dựng công trình:
a) Tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng;
b) Tổ chức thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
c) Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan;
d) Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình xây dựng (nếu có);
đ) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
e) Việc giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thi công về chất lượng thi công xây dựng công trình do nhà thầu thực hiện.
6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
7. Tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014; tổ chức bảo trì hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
8. Tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định tại Điều 34 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
9. Lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư với tổng thầu EPC
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 4, Điểm đ Khoản 5, Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều 2 Thông tư này;
b) Thỏa thuận trong hợp đồng với tổng thầu EPC để phân định trách nhiệm thực hiện các nội dung còn lại quy định tại Điều 2 Thông tư này.
2. Tổng thầu EPC có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công việc do mình thực hiện và các công việc do nhà thầu phụ thực hiện, bao gồm:
a) Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định;
b) Thực hiện các quy định nêu tại Điều 2 Thông tư này trừ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án) có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 2 Thông tư này;
b) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có) trước khi doanh nghiệp dự án phê duyệt theo quy định trong hợp đồng dự án;
c) Tham gia nghiệm thu giai đoạn (nếu có), nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
d) Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn, thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo quy định trong hợp đồng dự án;
đ) Đối với hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ, cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án tổ chức kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án;
e) Xác định giá trị, tình trạng công trình, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại và yêu cầu doanh nghiệp dự án tổ chức thực hiện việc sửa chữa các hư hỏng (nếu có). Nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và các nội dung khác quy định trong hợp đồng dự án;
g) Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình;
h) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và quy định trong hợp đồng dự án.
2. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này trừ các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 2 Thông tư này;
b) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thực hiện dự án;
c) Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì và quản lý sử dụng công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng dự án và pháp luật có liên quan.
3. Việc phân định trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp dự án và cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng dự án.
Điều 5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình
Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.
Điều 6. Chế độ và trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
2. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu EPC phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình.
3. Việc giám sát thi công xây dựng có thể do một cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thực hiện đối với các công trình có quy mô như sau:
a) Công trình xây dựng cấp IV;
b) Công trình thuộc dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc công trình thuộc dự án có sự tham gia của cộng đồng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng;
c) Công trình thuộc dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
4. Khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng thì tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Nội dung chủ yếu của báo cáo bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;
b) Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
c) Đánh giá công tác kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có);
đ) Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có), điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
e) Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có);
g) Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giá nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định;
h) Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;
i) Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
k) Kết luận về điều kiện nghiệm thu (đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện nghiệm thu) hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Điều 7. Nội dung giám sát thi công xây dựng
1. Giám sát chất lượng thi công xây dựng:
Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
2. Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng:
a) Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt;
b) Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công của các nhà thầu thi công xây dựng trên công trường. Khi cần thiết, kiến nghị với chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng có biện pháp đảm bảo tiến độ thi công của công trình;
c) Đánh giá, xác định các nguyên nhân, báo cáo bằng văn bản để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án đối với trường hợp tổng tiến độ của dự án bị kéo dài;
d) Kiểm tra năng lực thực tế thi công của nhà thầu thi công xây dựng về nhân lực, thiết bị thi công so với hợp đồng xây dựng; báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư các giải pháp cần thiết để đảm bảo tiến độ.
3. Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình:
a) Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định;
b) Báo cáo chủ đầu tư về khối lượng phát sinh so với hợp đồng xây dựng.
4. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường:
Giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Điều 8. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
4. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Điều 9. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;
e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
h) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Điều 10. Nhật ký thi công xây dựng công trình
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
3. Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.
Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 13. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP
1. Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng:
a) Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày khởi công công trình, chủ đầu tư phải báo cáo thông tin công trình bằng văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Căn cứ vào loại và cấp của từng công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra khi công trình kết thúc các giai đoạn thi công quan trọng.
Ví dụ: đối với công trình xây dựng dân dụng, các giai đoạn thi công quan trọng gồm móng và phần ngầm - kết cấu phần thân - cơ điện (thiết bị) và hoàn thiện; đối với công trình cầu, các giai đoạn gồm móng, mố trụ - dầm cầu - hoàn thiện; đối với công trình đường, các giai đoạn gồm nền đường (các lớp nền) - móng đường - áo đường; ...
c) Kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
2. Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
a) Chủ đầu tư gửi văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư;
c) Sau khi nhận được thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát và tổ chức khắc phục các tồn tại (nếu có), tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; gửi biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng;
d) Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) của chủ đầu tư nêu tại Điểm c Khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo Mẫu số 03 Phụ lục V Thông tư này.
3. Trường hợp chủ đầu tư đề xuất tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau thì chủ đầu tư được tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng theo quy định tại Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt; quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng không thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu.
5. Việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chi phí thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 5 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình, địa điểm nơi xây dựng công trình, thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia, tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký và thanh toán hợp đồng theo quy định đối với các chi phí tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này.
Điều 15. Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng
1. Công trình có một chủ sở hữu:
a) Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình;
b) Công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư công trình có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho nhà nước quản lý;
c) Công trình đầu tư theo hình thức BOT, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác kinh doanh quy định trong hợp đồng dự án.
2. Công trình có nhiều chủ sở hữu:
a) Đối với nhà ở, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đối với công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình phải được các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tài sản.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng công trình phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân này về trách nhiệm bảo trì công trình.
4. Trường hợp công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo trì công trình.
5. Đối với công trình chưa xác định chủ sở hữu thì người đang khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
Điều 16. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình quy định tại Phụ lục VI Thông tư này và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc. Các bộ phận công trình cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,...).
2. Nội dung quan trắc đối với các công trình tại Phụ lục VI Thông tư này được quy định trong quy trình bảo trì bao gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng,...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
3. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Nhà thầu quan trắc lập phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này; trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt;
b) Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc, các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.
Trường hợp số liệu quan trắc quy định tại Khoản 2 Điều này vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 17. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Danh mục các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP phải đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục VII Thông tư này. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với các công trình thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Nội dung, tần suất đánh giá được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật (nếu có) hoặc trong quy trình bảo trì công trình xây dựng.
3. Việc đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
1. Lĩnh vực kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng và kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng;
b) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
2. Lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng:
a) Tổ chức thực hiện kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định và được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử theo quy định. Cá nhân chủ trì kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định;
b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 29, Điểm đ Khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.
Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Trình tự thực hiện kiểm định theo yêu cầu của cơ quan nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều này như sau:
a) Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận;
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức phê duyệt đề cương, dự toán chi phí kiểm định do tổ chức kiểm định lập và ký hợp đồng với tổ chức này theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức kiểm định thực hiện theo đề cương kiểm định được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan yêu cầu và chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
d) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình và tổ chức kiểm định tiến hành nghiệm thu báo cáo kết quả kiểm định và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
4. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;
b) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm và thiết bị được sử dụng để thực hiện kiểm định (nếu có);
d) Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm định;
đ) Tiến độ thực hiện kiểm định;
e) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.
5. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện kiểm định;
b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;
c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;
d) Các kết quả thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;
đ) Kết luận về những nội dung theo yêu cầu của đề cương kiểm định được phê duyệt và các kiến nghị (nếu có).
Điều 19. Chi phí kiểm định xây dựng
1. Chi phí kiểm định được xác định bằng cách lập dự toán theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định, bao gồm một số hoặc toàn bộ các khoản chi phí sau:
a) Khảo sát hiện trạng đối tượng kiểm định;
b) Lập đề cương, thẩm tra đề cương và dự toán kiểm định;
c) Thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến việc kiểm định;
d) Thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;
đ) Chi phí vận chuyển phục vụ việc kiểm định;
e) Lập báo cáo kết quả kiểm định;
g) Các chi phí cần thiết khác phục vụ việc kiểm định.
2. Trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định:
a) Trong quá trình thi công xây dựng, trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
b) Trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân này phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.
1. Lĩnh vực giám định xây dựng:
a) Giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng;
c) Giám định chất lượng, nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng và giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng;
d) Giám định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng quy định tại Điều 52, Điều 53 và Điều 54 Nghị định 46/2015/NĐ-CP hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng được ủy quyền tổ chức giám định xây dựng (gọi chung là cơ quan giám định).
3. Trình tự thực hiện giám định xây dựng:
a) Cơ quan giám định thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan tới đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;
c) Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu và số liệu kỹ thuật có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Thông tư này để thực hiện kiểm định theo trình tự quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư này hoặc xem xét sử dụng kết quả kiểm định đã có để phục vụ công tác giám định;
d) Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.
4. Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện giám định;
b) Thông tin chung về đối tượng giám định;
c) Nội dung giám định;
d) Trình tự tổ chức thực hiện giám định;
đ) Kết quả giám định;
e) Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).
Điều 21. Chi phí giám định xây dựng
1. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khác phục vụ cho công tác giám định;
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
2. Trách nhiệm chi trả chi phí giám định xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Điều 22. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, bộ phận công trình và công trình xây dựng, biện pháp khắc phục khiếm khuyết về chất lượng công trình.
Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình hoặc giữa các chủ thể này với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác.
2. Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình được tiến hành theo trình tự như sau:
a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp;
b) Lựa chọn, thỏa thuận và thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục.
Các bên có tranh chấp có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
c) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp có tranh chấp về kết quả kiểm định giữa các chủ thể có liên quan đối với các trường hợp kiểm định quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 29 và Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, việc giải quyết được tiến hành theo trình tự quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng
Khi công trình xảy ra sự cố, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điều 47 Nghị định 46/2015/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình, vị trí xây dựng.
2. Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình.
3. Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố.
4. Thiệt hại sơ bộ về người và vật chất.
Điều 24. Báo cáo về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Bộ Xây dựng chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình trong phạm vi cả nước.
2. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 01 Phụ lục II Thông tư số 18/2016/TT-BXD; báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng do Bộ quản lý gửi về Bộ Xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục VIII Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 02 Phụ lục II Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn gửi về Bộ Xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục VIII Thông tư này.
Điều 25. Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Khi phát hiện vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục các vi phạm;
b) Trường hợp cần thiết, lập biên bản gửi Thanh tra xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Thanh tra xây dựng xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
c) Công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn về xây dựng;
d) Tạm dừng thi công xây dựng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng. Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình:
a) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình;
b) Giám đốc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trên địa bàn.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình;
d) Thủ trưởng cơ quan quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc khắc phục của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng; quyết định cho phép tiếp tục thi công bằng văn bản sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu có báo cáo về việc khắc phục các tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn của công trình.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016 và thay thế Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 02/2012/TT-BXD ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
1. Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
2. Mục tiêu xây dựng công trình;
3. Địa điểm xây dựng công trình;
4. Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
5. Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
Người lập(1) |
Người đại diện của tổ chức được
|
Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
_______________
Ghi chú:
(1) Người chủ trì bộ phận được giao lập nhiệm vụ thiết kế ký tên trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện lập nhiệm vụ thiết kế;
Cá nhân được thuê lập nhiệm vụ thiết kế ký tên trong trường hợp chủ đầu tư thuê cá nhân lập nhiệm vụ thiết kế;
Người chủ trì bộ phận được giao lập nhiệm vụ thiết kế ký tên trong trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
1. Lập bản vẽ hoàn công:
a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;
b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.
2. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công:
Mẫu số 1:
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG |
||
BẢN VẼ HOÀN CÔNG Ngày….. tháng….. năm….. |
||
Người lập
|
Chỉ huy trưởng công trình |
Tư vấn giám sát trưởng |
Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.
Mẫu số 2:
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG |
|||
BẢN VẼ HOÀN CÔNG Ngày….. tháng….. năm….. |
|||
Người lập
|
Chỉ huy trưởng của nhà thầu phụ |
Chỉ huy trưởng của tổng thầu |
Tư vấn giám sát trưởng |
Ghi chú: áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
I. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG
1. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).
5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
6. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.
II. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.
4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
5. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
III. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.
5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành.
6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
8. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
9. Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.
10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) An toàn môi trường;
d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
13. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình vào sử dụng.
14. Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
15. Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
DANH MỤC HỒ SƠ PHỤC VỤ
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2. Nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.
3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.
4. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan.
6. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
7. Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.
8. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
9. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư.
10. Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
Mẫu số 01 Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Mẫu số 02 Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
Mẫu số 03 Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Mẫu số 01. Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng
……… (1) ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ................. |
.........., ngày......... tháng......... năm......... |
BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi: .…… (2) ....…..
..... (1)..... báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng như sau:
1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng: .........................................................
2. Địa điểm xây dựng: .................................................................... .................................
3. Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư: ........................................................................
4. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của hạng mục công trình, công trình xây dựng).
5. Danh sách các nhà thầu chính và nhà thầu phụ (nếu có): (tổng thầu, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).
6. Nhiệm vụ quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư.
7. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).
8. Tiến độ thi công tổng thể của hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Đề nghị .…… (2) ....….. tổ chức kiểm tra hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT |
Ghi chú:
(1) Tên của chủ đầu tư.
(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Mẫu số 02. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
……… (1) ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ................. |
.........., ngày......... tháng......... năm......... |
BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi : ………………. (2)………………………….
..... (1)...... báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung sau:
1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng:……………………………………
2. Địa điểm xây dựng …………………………………………………….....................
3. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).
4. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).
5. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).
6. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.
7. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.
8. Báo cáo về việc đủ điều kiện để đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
9. Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
Đề nghị ….(1)…. tổ chức kiểm tra hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú:
(1) Tên của chủ đầu tư.
(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Mẫu số 03. Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
……… (1) ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ................. V/v: Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng |
.........., ngày......... tháng......... năm......... |
Kính gửi : .......…(2)...............
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Ngày ..........., ……..(1)…… đã thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng ....(tên công trình)..... Trên cơ sở báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng số ..... (3)..... ngày ..... tháng ..... năm … của Chủ đầu tư và báo cáo của các bên liên quan; biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng số ….. ngày …. tháng …. năm …; ………..(1)…… thông báo kết quả kiểm tra như sau:
1. Thông tin chung về hạng mục công trình, công trình xây dựng
(Nêu tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được kiểm tra; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; các chủ thể tham gia xây dựng công trình)
2. Hiện trạng chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng
(Nêu hiện trạng thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng được kiểm tra; về tình hình chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng)
3. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật
(Nêu các đánh giá về năng lực các chủ thể tham gia xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng, sự tuân thủ quy định về quản lý chất lượng và các quy định khác có liên quan, công tác lập và lưu trữ hồ sơ, ... thông qua kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình.)
4. Các yêu cầu đối với Chủ đầu tư
(Yêu cầu khắc phục các tồn tại nếu có; các yêu cầu khác).
5. Kết luận
(nêu ý kiến chấp thuận hoặc chấp thuận có điều kiện hoặc không chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư)
Nơi nhận: |
……………. (1) ………….. |
Ghi chú:
(1)Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
(2) Tên của chủ đầu tư.
(3) Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục này.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG, CÔNG NGHIỆP NHẸ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ BẮT BUỘC PHẢI THỰC HIỆN QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG
Mã số |
Loại công trình |
Cấp công trình (1) |
|
1 |
Nhà ở |
Nhà chung cư, ký túc xá. |
Cấp I trở lên |
2 |
Công trình giáo dục |
|
Cấp I trở lên |
3 |
Công trình y tế |
|
Cấp I trở lên |
4 |
Công trình thể thao |
Sân vận động, nhà thi đấu. |
Cấp I trở lên |
5 |
Công trình văn hóa |
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; bảo tàng, thư viện, triển lãm; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác. |
Cấp I trở lên |
6 |
Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp |
Công trình đa năng, khách sạn; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp. |
Cấp I trở lên |
Trung tâm thương mại, siêu thị. |
Cấp I trở lên |
||
7 |
Cáp treo vận chuyển người |
|
Mọi cấp |
8 |
Nhà ga |
Nhà ga hàng không. |
Mọi cấp |
Nhà ga đường thủy, nhà ga đường sắt, bến xe ô tô. |
Cấp I trở lên |
||
9 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
Silô, bồn chứa. |
Cấp II trở lên |
Ống khói, nhà máy, tháp trao đổi nhiệt. |
Cấp I trở lên |
||
10 |
Công trình công nghiệp nhẹ |
Kết cấu dạng nhà, kết cấu nhịp lớn dạng khung |
Cấp I trở lên |
11 |
Cấp nước |
Đài nước. |
Cấp II trở lên |
12 |
Công trình thông tin, truyền thông |
Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS. |
Cấp II trở lên |
13 |
Bãi đỗ xe ô tô, xe máy |
Bãi đỗ xe ngầm. |
Cấp II trở lên |
Bãi đỗ xe nổi. |
Cấp II trở lên |
||
14 |
Công trình giao thông trong đô thị |
Cầu đường bộ. |
Cấp I trở lên |
Hầm đường bộ. |
Cấp I trở lên |
Ghi chú:
(1) Cấp công trình xác định theo loại và quy mô kết cấu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG, CÔNG NGHIỆP NHẸ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ PHẢI ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ VẬN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Mã số |
Loại công trình |
Cấp công trình (1) |
|
1 |
Nhà ở |
Nhà chung cư, nhà ở tập thể, ký túc xá. |
Cấp II trở lên |
2 |
Công trình giáo dục |
|
Cấp II trở lên |
3 |
Công trình y tế |
|
Cấp II trở lên |
4 |
Công trình thể thao |
Sân vận động, nhà thi đấu. |
Cấp II trở lên |
5 |
Công trình văn hóa |
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; bảo tàng, thư viện, triển lãm; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác. |
Cấp II trở lên |
6 |
Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp |
Công trình đa năng, khách sạn; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp. |
Cấp II trở lên |
Trung tâm thương mại, siêu thị. |
Cấp II trở lên |
||
7 |
Cáp treo vận chuyển người. |
|
Mọi cấp |
8 |
Nhà ga |
Nhà ga hàng không. |
Mọi cấp |
Nhà ga đường thủy, nhà ga đường sắt, bến xe ô tô. |
Cấp I trở lên |
||
9 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
|
Cấp I trở lên |
10 |
Công trình công nghiệp nhẹ |
Kết cấu dạng nhà, kết cấu nhịp lớn dạng khung |
Cấp I trở lên |
11 |
Cấp nước |
|
Cấp I trở lên |
12 |
Công trình thông tin, truyền thông |
Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS. |
Cấp II trở lên |
13 |
Bãi đỗ xe ô tô, xe máy |
Bãi đỗ xe ngầm. |
Cấp II trở lên |
Bãi đỗ xe nổi. |
Cấp II trở lên |
||
14 |
Công trình giao thông trong đô thị |
Đường trong đô thị. |
Cấp I trở lên |
Cầu đường bộ. |
Cấp I trở lên |
||
Hầm đường bộ. |
Cấp I trở lên |
Ghi chú:
(1) Cấp công trình xác định theo loại và quy mô kết cấu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
(Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
Mẫu số 01 Báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quản lý.
Mẫu số 02 Báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Mẫu số 01. Báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quản lý
TÊN CƠ QUAN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......./....... |
.................., ngày ...... tháng ....... năm …… |
BÁO CÁO
Về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng
do ...... (1)........ quản lý
Năm .......(2).........
Kính gửi: Bộ Xây dựng
I. Số lượng công trình xây dựng
Thống kê số lượng các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu:
Loại công trình |
Đang tổ chức kiểm tra |
Đã chấp thuận nghiệm thu |
Không chấp thuận nghiệm thu (3) |
||||||||||||
Cấp công trình |
Cấp công trình |
Cấp công trình |
|||||||||||||
Đặc biệt |
I |
II |
III |
IV |
Đặc biệt |
I |
II |
III |
IV |
Đặc biệt |
I |
II |
III |
IV |
|
Dân dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
1. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương: ....... công trình.
2. Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác: ..... công trình.
II. Sự cố công trình xây dựng
Thống kê số lượng sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng:
Loại công trình |
Công trình đang thi công xây dựng |
Công trình đang khai thác, sử dụng |
||||
Cấp sự cố |
Cấp sự cố |
|||||
I |
II |
III |
I |
II |
III |
|
Dân dụng |
|
|
|
|
|
|
Công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
Giao thông |
|
|
|
|
|
|
Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
|
|
Hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
III. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
Ghi chú:
(1) Tên Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
(2) Năm báo cáo.
(3) Thống kê số lượng những công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận nghiệm thu.
Mẫu số 02. Báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../........... |
.................., ngày ...... tháng ....... năm …… |
BÁO CÁO
Về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố ..... (1)......
Năm ..... (2).....
Kính gửi: Bộ Xây dựng
I. Số lượng công trình xây dựng
1. Thống kê số lượng công trình thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo thẩm quyền.
Loại công trình |
Đang tổ chức kiểm tra |
Đã chấp thuận nghiệm thu |
Không chấp thuận nghiệm thu (3) |
|||||||||
Cấp công trình |
Cấp công trình |
Cấp công trình |
||||||||||
I |
II |
III |
IV |
I |
II |
III |
IV |
I |
II |
III |
IV |
|
Dân dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
a) Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương: ....... công trình;
b) Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương: ........ công trình;
c) Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác: ..... công trình.
2. Thống kê số lượng công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý (trừ các công trình đã được thống kê tại Khoản 1).
II. Sự cố công trình xây dựng
Thống kê số lượng sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng:
Loại công trình |
Công trình đang thi công xây dựng |
Công trình đang khai thác, sử dụng |
||||
Cấp sự cố |
Cấp sự cố |
|||||
I |
II |
III |
I |
II |
III |
|
Dân dụng |
|
|
|
|
|
|
Công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
Giao thông |
|
|
|
|
|
|
Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
|
|
Hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
III. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định.
(2) Năm báo cáo.
(3) Thống kê số lượng những công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận nghiệm thu.
MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No:26/2016/TT-BXD |
Hanoi, October 26, 2016 |
ON ELABORATION OF A NUMBER OF ASPECTS OF CONSTRUCTION QUALITY CONTROL AND MAINTENANCE
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No.46/2015/ND-CP on quality control and maintenance of construction works dated May 12, 2015 (hereinafter referred to as “Decree No.46/2015/ND-CP);
Pursuant to the Government’s Decree No.59/2015/ND-CP on construction project management dated June 18, 2015 (hereinafter referred to as “Decree No.59/2015/ND-CP);
Pursuant to the Government’s Decree No.37/2015/ND-CP dated April 22, 2015 on elaboration of construction contracts;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on PPP investment;
Pursuant to Government’s Decree No.62/2013/ND-CP on functions, rights, responsibilities and organizational structure of the Ministry of Construction dated June 25, 2013;
Upon request of the director of the State Authority for Construction Quality Inspection;
The Minister of Construction hereby issues this Circular on elaboration of a number of aspects of construction quality control and maintenance.
Article 1. Scope and subjects of application
This Circular specifies a number of aspects of maintenance and control of quality of construction works within the territory of Vietnam and applies to domestic and overseas entities.
Article 2. Responsibilities for construction quality control by investors
1. Select qualified entities to carry out construction activities; allow subcontractors recommended by the main contractors or EPC contractors to participate in construction activities according to the construction contract.
2. The language used in relevant construction documents shall be mutually agreed. The applicable language of documents having the presence of foreign elements shall be Vietnamese and a foreign language mutually agreed by both parties. In case it fails to reach the agreement, Vietnamese and English shall be used.
3. For construction surveying:
a) Set construction survey objectives;
b) Approve and supplement (if any) construction survey objectives;
c) Approve construction surveying techniques; adjust and supplement construction surveying techniques (if any);
d) Inspect the implementation of construction surveying contractors according to the contract;
dd) Supervise construction surveying on their own or hire qualified entities to supervise the construction surveying;
e) Accept and approve construction survey reports under regulations of laws;
g) Hired qualified entities to assess construction surveying techniques and submit detailed survey reports, where necessary.
4. For engineering design:
a) Determine engineering objectives as stipulated in Article 18 of the Decree No.46/2015/ND-CP. The engineering objective shall be specified in writing using form I attached hereto;
b) Inspect the implementation of assigned duties by design contractors and design assessors (if any) according to the contract;
c) Hire qualified entities to assess engineering documents where necessary;
d) Examine and request the State competent authorities specified in the Decree No.59/2015/ND-CP to assess the engineering design;
dd) Approve or request the investment decision-maker to approve the engineering documents according to the authority as stipulated in the Decree No.59/2015/ND-CP;
e) Revise to the engineering design (where necessary) as stipulated in Article 84 of 2014's Law on Construction;
g) Accept engineering documents as stipulated in Article 5 hereof.
5. For construction:
a) Conduct construction supervision as stipulated in Article 26 of the Decree No.46/2015/ND-CP and others according to the contract;
b) Carry out control experiments, quality assessment and testing of bearing capacity of the work structure as stipulated in Article 29 of the Decree No.46/2015/ND-CP;
c) Take charge of and cooperate with relevant parties to cope with difficulties and issues arising during the construction and take remedial measures as stipulated in the Decree No.46/2015/ND-CP and relevant regulations of laws;
d) Carry out the partial acceptance, acceptance of work items (if any);
dd) Carry out the acceptance of construction works and construction items (if any);
e) The supervision of construction and acceptance carried out by the investor or construction supervisors neither substitutes nor relieves the construction contractor’s responsibilities for construction quality.
6. Inspect and accelerate the construction maintenance shall be conducted in accordance with Article 35 and Article 36 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
7. Prepare and approve the construction maintenance process as stipulated in point b clause 1 Article 126 of the 2014’s Law on Construction; maintain work items and construction works as stipulated in clause 4 Article 15 hereof.
8. Transfer and operate the construction works as stipulated in Article 34 of the Decree No.46/2015/ND-CP; transfer maintenance –related documents to the works’ owner, managers / users.
9. Retain documents in accordance with Article 12 hereof and other relevant regulations of laws.
10. Fully comply with the State competent authority‘s requirements for construction.
Article 3. Responsibilities for construction quality control by investors and EPC contractors
1. Every investor shall:
a) Take on responsibilities specified in clause 1, clause 2, point a of clause 4, point dd of clause 5, clause 6, 8, 9 and 10 of Article 2 hereof;
b) Negotiate with the EPC contractor to define responsibilities for implementing the remainders specified in Article 2 hereof.
2. Every EPC contractor shall take charge of controlling the quality of work it carries out and those carried out by its sub-contractors, including:
a) Select subcontractors that meet eligibility regulatory requirements;
b) Take on responsibilities specified in Article 2 of this Circular, except for those stipulated in clause 1 of this Article.
Article 4. Responsibilities for control of quality of construction works under PPP projects
1. The State competent authority concluding and executing project contracts shall:
a) Take on responsibilities specified in point a clause 4 Article 2 hereof;
b) Verify contractors’ qualifications and experiences presented in the invitation to bid or request for proposals and bidding result for work packages (if any) before it is approved by the project management enterprises according to the project contracts.
c) Participate in partial acceptance (if any), acceptance of work items and construction works;
d) Supervise and evaluate the compliance with obligations to fulfill requirements for planning, objectives, scale, applicable technical standards and regulations, construction quality, financial mobilization progress, fulfillment of projects and environmental protection and other according to the project contract by project management enterprises;
dd) Carry out quality assessment prior to handover as stipulated in the project contract for BOT, BLT contracts;
e) Assess the value and situation of the construction works; formulate the list of transferred assets, identify injuries and damage and request the project management enterprises to repair injuries (if any). Only take delivery of transferred operation-related equipment and assets if they are repaired according to technical requirements and other provisions in the project contract;
g) Cooperate with project management enterprises to prepare project handover records;
h) Inspect the construction maintenance under regulation of laws and the project contract.
2. Every project management enterprise shall:
a) Take on responsibilities specified in Article 2 of this Circular, except for those stipulated in point a clause a Article 2 hereof.
b) Cooperate with the competent authority that has the power to sign the project contract in construction quality management during the process of the project;
c) Transfer technologies, provide training, maintain and manage the utilization of the construction works according to the project contract;
d) Take on other responsibilities as stipulated in the project contract and relevant regulations of laws.
3. The responsibilities for construction quality management by the project management enterprise and competent authority signing the project contract shall be specified and clarified in the contract project.
Article 5. Acceptance of engineering design
After the engineering design document is assessed and approved, the investor shall check the completed workload, its specifications, and the bomber of copies of engineering documents according to the construction contract and notify the design contractor in writing if the engineering document is accepted.
Article 6.Regime and responsibilities for construction supervision
1. Investors and EPC contractors shall supervise or hire qualified entities to supervise a part or whole construction aspects specified in clause 1 Article 26 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
2. Where an investor or EPC contractor simultaneously carries out the supervision and construction activities itself, that investor or EPC contractor shall set up a supervisory team that is independent from the team directly participating in construction activities.
3. The construction supervision may be conducted by an individual who acquires the practice certificate in construction supervision if:
a) It is a grade IV construction works;
b) The construction works is parts of a renovation project or project having the participation of the community with the total investment of less than 05 billion dong;
c) The construction works’ total investment is less than 02 billion dong invested by the People’s Committee of the commune.
4. As the construction works, work item is certified finished by the investor and comes into operation, the supervisor shall prepare a supervision report and shall take on responsibilities for the accuracy, reliability and objectivity of the report. The supervision report shall contain:
a) The assessment of the construction contractor’s capacity according to the bid and construction contract;
b) The assessment of finished workload and its progress, construction and occupational safety during the construction;
c) The assessment of the inspection of building materials, products, components and equipment installed in the construction works;
d) The assessment of the inspection, monitoring and control experiment (if any) and their results.
dd) The assessment of the process of acceptance of work items and construction works, partial acceptance (if any) and requirements for acceptance of work items and construction works;
e) Revisions of the engineering design, assessment and approval for the revised engineering design (if any);
g) Quality defects, construction incidents (if any), causes of incidents, remedial measures and results;
h) The assessment of conformity of the construction quality management records, operation and maintenance records;
i) The assessment of compliance with regulations on environmental protection, fire safety and relevant regulations of laws;
k) The conclusion of acceptance of work items and construction works. (whether or not it qualifies for being accepted)
Article 7. Construction supervision
1. Construction quality supervision:
The construction quality supervision shall conform to clause 1 Article 26 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
2. Supervision of construction progress:
a) Inspect and verify the overall and detail progress of construction of work items to assure that it is consistent with the approved progress.
b) Carry out on-site inspection and accelerate construction activities implemented by the construction contractor. Petition the investor to request the construction contractor to endeavor to achieve the construction progress, where necessary;
c) Assess and determine causes for the delay and notify the investor in writing for consideration of adjustment to the construction progress in case the overall progress is slow down;
d) Verify the construction contractors ‘actual capacity, its manpower, construction equipment according to the construction contract; and propose construction measures to keep up with the progress.
3. Construction workload supervision:
a) Inspect and verify the accepted workload under regulations of laws;
b) Notify the investor of the increased workload according to the construction contract.
4. Supervision of occupational safety and environmental protection:
Supervise the compliance with regulations on management of occupational safety and environmental protection in the process of construction as stipulated in Article 34, Article 35 of the Decree No.59/2015/ND-CP and regulations on occupational safety and environmental protection.
Article 8. Acceptance of building tasks
1. The acceptance record may be separately made for each specific building task or may aggregate multiple building tasks of a work item according to the construction process. The acceptance record shall specify:
a) Name of the accepted building tasks;
b) Date and location of acceptance;
c) Signatories to the acceptance record;
d) Conclusion (the building task is accepted or rejected, agree to execute the next step; request to complete or repair and other requirements, if any);
dd) Signature, full name, title of the signatory;
e) Appendices (if any).
2. Signatories to the acceptance record are:
a) Investor’s construction supervisor(s);
b) Construction technicians of construction contractor or EPC contractor and prime contractor;
c) Subcontractor’s construction technicians if the project is awarded to an EPC contract or prime contractor.
3. Signatories to the acceptance record in case of EPC contract:
a) The EPC contractor’s construction supervisor(s) or investor’s construction supervisor(s) for the building tasks they supervise.
b) EPC contractor's construction technicians.
If the EPC contractor hires subcontractors, the EPC contractor’s technicians and subcontractors’ technicians shall sign the acceptance record;
c) The investor’s representative as agreed with the EPC contractor (if any).
4. In case of the contractor consortium, the persons directly taking charge of construction of each member of the consortium shall sign the record of acceptance of their building tasks.
Article 9. Acceptance of construction works and construction items prior to operation
1. The record of acceptance of work items and construction works contains:
a) Name of the accepted construction works and construction items;
b) Date and location of acceptance;
c) Signatories to the acceptance record;
d) The assessment of quality of the finished work item and construction works according to the engineering objectives, engineering instructions and other requirements specified in the construction contract;
dd) The assessment of fulfillment of requirements of fire protection authorities, the State management of environment and construction authority and other requirements under regulations of laws;
e) Conclusion (whether the work item and construction works is accepted or refused to be accepted; requirements for completion or remedy and other proposals, if any);
g) Signature, full name, title and seal of the signatory;
h) Appendices (if any).
2. Signatories to the acceptance record are:
a) The investor’s legal representative or authorized person;
b) The design contractor’s legal representative and design manager upon request of the investor;
c) The construction supervision contractor’s legal representative;
d) The legal representative of the construction prime contractor or EPC contractor where the EPC contract is concluded. In case of contractor consortium, the legal representatives of the consortium’s members shall sign the acceptance record, unless otherwise is stipulated in other agreements; The design contractor’s representative upon request of the investor;
dd) The legal representative of the competent authority signing the project contract or the authorized person in case of PPP projects.
Article 10. Construction logbooks
1. The construction contractor shall prepare a construction logbook for each construction package or for the whole project. Where the subcontractor is hired, the EPC contractor or prime contractor shall negotiate with the subcontractor on preparation of logbooks of construction activities that the subcontractor carries out.
2. The investor shall negotiate with the construction contractor on the format and content of the construction logbook prior to construction.
3. The construction logbook shall include the following main information:
a) Natural conditions during the process of construction (temperature, weather and relevant information); the quantity of on-site workers and construction equipment; name of building tasks daily accepted on the construction site.
b) Detail description of incidents, occupational accidents, injuries, other arising issues and remedial measures during the construction (if any);
c) Construction and supervision contractors’ proposals (if any);
d) Relevant parties’ proposals to tackle issues arising from the construction.
4. In case the investor and contractors participating in construction activities issue written proposals to tackle on-site technical incidents; such proposals shall be attached to the construction logbook.
1. The construction contractor shall prepare as-built drawings for work items or construction works it carries out. Obscure parts of the construction works shall be presented in the as-built drawing or their dimensions and actual parameters shall be accurately measured before carrying out the next step.
2. In case of contractor consortium, each member of the consortium shall prepare as-built drawings of work item it carries out and the authorization to other member shall not allow.
3. Preparation and certification of as-built drawings shall be conducted in accordance with the Annex II attached hereto.
Article 12.Retention of as-built documents and construction maintenance and operation documents
1. The investor shall prepare and retain as-built documents prior to the acceptance of the work item or construction woks according to Annex III attached hereto. Contractors participating in construction activities shall prepare and retain documents related to the building tasks they carry out. In case of absence of the original documents, the certified copies shall be used.
2. Class-A project documents shall be retained for at least 10 years from the date of operation; class-B and class-C project documents shall be retained for at least 07 years and 05 years from the date of operation, respectively.
3. The investor shall prepare documents for the purpose of management maintenance and operation of the construction works using Annex IV attached hereto and shall transfer such documents to the operator. The owner or operator shall retain such records during the operation and use of the construction works.
4. In case of piecemeal operation, the investor shall prepare as-built documents, management, maintenance and operation document for the operating work items.
5. Such documents shall be submitted to the Storage Center in accordance with regulations of laws.
Article 13. Inspection of acceptance of construction works as stipulated in Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP
1. The inspection of the acceptance process shall be carried out as follows:
a) Within 15 days from the date of commence, the investor shall submit a written report using form 1 in Annex V attached hereto to the construction authority as stipulated in clause 2 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP;
b) The construction authority shall conduct no more than 03 inspections within the period from its commence to completion for special grade and grade I construction works and no more than 02 inspection for the remaining construction works; except where the construction works contains quality defects or its investor carries out the acceptance as stipulated in clause 3 Article 31 of the Decree No.46/2015/ND-CP. According to the category and grade of the construction works, the construction authority shall decide the date of inspection when main construction phases end.
E.g.: For civil construction, the main construction phases include the construction of foundation - substructure -superstructure- M&E and completion; the main phases of construction of bridges are construction of foundation-abutment-girder-completion. Main phases of construction of roads are construction of roadbed (substrate layers) - base –pavement; etc.
c) After the inspection is finished, the construction authority shall notify the investor of the inspection result in writing.
2. The inspection of the progress of acceptance of construction works and construction items prior to operation shall be conducted as follows:
a) The investor shall submit form 2 in Annex V attached hereto to the construction authority as stipulated in point c clause 4 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP;
b) The construction authority shall carry out the inspection of aspects specified in clause 3 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP and notify the inspection results to the investor in writing;
c) After receipt of the notification of the construction authority, the investor shall examine, review and remedy defects (if any); carry out the acceptance of work items and construction works as stipulated in regulations of laws; submit the acceptance records and reports on defect remedy to the construction authority;
d)According to the acceptance records and report on defect remedy as stipulated in point c of this clause, the construction authority shall give its consent to the acceptance result using form 03 in Annex V attached hereto.
3. In the event that the investor proposes to carry out the acceptance of work item or construction works when it has yet to be finished, that work item or construction works may undergo the acceptance procedure as stipulated in clause 3, point b clause4 Article 31 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
The investor shall conduct the construction and acceptance of the uncompleted building tasks according to the approved engineering design. Safety measure shall be applied in the process of construction and the construction shall not affect the normal operation of the accepted construction works and work items.
4. The construction authority shall not inspect the acceptance process of works that is inspected by the State Council for Acceptance.
5. The inspection by the construction authority shall not replace or relieve the investor’s responsibilities for construction quality management and construction contractor’s responsibilities for the quality of their building tasks.
Article 14. Expenses for inspection of acceptance process
1. The expenses for acceptance inspection during and after the construction process shall be conformable to clause 5 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP, including:
a) The expenses for inspection by the construction authority including business travel expenses and other expenses for the purpose of the inspection;
b) expenses for specialists employed by the construction authority including travel expenses, accommodation expenses and wages/salaries;
c) Expenses for hiring organizations to conduct the acceptance inspection;
2. The expenses for acceptance inspection shall be specified in the "miscellaneous expenses” and shall be included in the total investment estimate.
The cost estimate specified in clause 1 of this Article shall be made according to the characteristics of the project, its location and duration of construction, quantity of officers, specialist and entities participating in the acceptance inspection and the compulsory workload. The expenses for acceptance inspection shall be prepared, assessed and approved under clause 3 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
3. The investor shall pay all expenses stipulated in point a clause 1 of this Article after the inspection is finished. Where the construction authority hires qualified entities to participate in the inspection, the investor shall conclude contracts and settle expenses specified in point b and point c clause 1 of this Article.
Article 15. Responsibilities for construction maintenance
1. For the construction works owned by sole proprietor:
a) The entities designated to manage and operate the State-owned construction works shall be responsible for the maintenance of such construction works.
b) The investors of the construction works other than state-own construction works shall be responsible for the maintenance of their construction works.
The investor shall be responsible for the maintenance of urban infrastructures until it is transferred to the State authority.
c) The project management enterprise's legal representative shall be responsible for the maintenance of the construction works of BOT projects during the operation as stipulated in the project contract.
2. For construction works owned by multiple proprietors:
a) For housing, occupiers shall be responsible for the maintenance of their own apartments and agree to participate in the maintenance of shared areas under regulations of laws on housing;
b) For other construction works, the owner of parts of the construction works shall be responsible for the maintenance of their own parts and shared areas of the construction works. The responsibilities for maintenance of the shared areas of a construction works shall be negotiated and agreed by owners or authorized persons in writing or sale, purchase or leasing contracts.
3. The investor or person taking charge of managing of the construction works shall negotiate with operators about the maintenance of the construction works.
4. Where the construction works comes into operation but has yet to be transferred to its owner or manager, the investor shall be responsible for the maintenance of the construction works.
5. For the construction works whose owner is unidentified, the operator shall take on responsibility for the maintenance of the construction works.
Article 16.Monitoring of construction works and work items during the operation
1. The construction works specified in the Annex IV attached hereto and any construction works, during its operation, having signs of subsidence, crack, incline and other abnormalities which may threat the construction works must be monitored. The main bearing structure of the construction works (e.g. roof frames, main frame, chimneys, silos, etc.) shall undergo monitoring.
2. The monitoring of construction works stipulated in Annex VI attached hereto is specified in the maintenance process including the location and date of monitoring, monitored indicators and limits of such indicators, monitoring frequency and other necessary information.
3. General requirements for monitoring of construction works in operation:
a) Monitoring contractors shall prepare and submit the person in charge of maintenance of the construction works monitoring plans in accordance with clause 2 of this Article which specifies monitoring measures, equipment, layout and structure of monitoring milestones, implementing organization, monitored data processing methods and other necessary information
b) The monitoring contractor shall carry out monitoring according to the approved monitoring methods, notify the maintenance person of the monitoring results and compare the monitored figures with the limits stipulated by the design constructor or relevant technical standards and regulations.
If the value of a monitored figure stipulated in clause 2 of this Article exceeds its permissible limit or any abnormality occurs, the maintenance person shall assess the bearing capacity and operational safety of the construction works during its operation and take punctual remedial measures.
Article 17. Assessment of structural safety and operational safety
1. The list of construction works within the authority of the Ministry of Construction as stipulated in clause 1 Article 51 of the Decree No.46/2015/ND-CP undergoing the assessment of structural and operational safety is presented in the Annex VII hereof. The specialized construction authority, Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall stipulate regulations on assessment of structural and operational safety of construction works within their administration.
2. The scope and frequency of assessment shall be stipulated in the technical regulations (if any) or construction maintenance process.
3. The assessment of structural and operational safety shall be carried out by the qualified construction control agency.
Article 18. Construction control
1. The construction control covers:
a) The assessment of the quality and expiration of work components and construction works causes of defects and construction incidents;
b) The assessment of the quality of building materials, structures and construction works.
2. The assessment agencies shall be selected as follows:
a) The assessment agency shall meet qualifications requirements for assessment and publish their construction capacity information on the website as stipulated in regulations of laws. The person taking charge of assessment shall meet regulatory qualifications requirements;
b) In case of assessment upon request of the construction authority and State management authority as stipulated in point d clause 2 Article 29, point dd clause 5 Article 40 of the Decree No.46/2015/ND-CP (hereinafter referred to as “requesting authority”), the construction works’ investor, owner or manager shall select the assessment agency under point a clause 2 of this Article and obtain the requesting authority’s consent.
In this case, the assessment agency shall be independent, in both finance and legal status, from the investor, design contractors, construction surveying contractors, construction contractors, material-equipment suppliers, project management and supervision contractors.
3. The procedure for assessment upon request of authorities specified in point b clause 2 of this Article is as follows:
a) The assessment agency shall submit an assessment draft to the requesting authority for review and approval;
b) The construction works’ investor, owner and manager shall consider approving the draft and assessment cost estimate submitted by the assessment agency and conclude a contract under regulations of laws;
c) The assessment agency shall conduct the assessment according to the approved draft and submit the assessment report to the requesting authority and investor, owner or manager;
d) The construction works’ investor, owner or manager and assessment agency shall carry out the acceptance of assessment results and finalization of the contract under regulations of laws on contracts for construction activities
4. The assessment draft shall include:
a) The purpose, requirements, subjects and scope of assessment;
b) The list of applicable technical regulations and standards;
c) The information on the capacity of the person in-charge and assessors; laboratories and applicable equipment for the purpose of assessment (if any);
d) The procedures and methods of assessment;
dd) The assessment schedule;
e) Other requirements for assessment.
5. The assessment report shall include:
a) The basis of assessment;
b) General information of the construction works and inspected subjects;
c) The procedure and scope of assessment;
d) Results of experiments, calculation, analysis, monitoring and assessment;
dd) Conclusion, according to the approved draft and proposals (if any).
Article 19. Expenses for construction assessment
1. The assessment cost estimate shall be made in accordance with regulations on construction cost management and other relevant regulation of laws according the workload proposed in the assessment draft. Expenses for assessment include:
a) Expenses for survey of inspected subjects;
b) Expenses for preparation and verification of the assessment draft and cost estimates;
c) Expenses for collection and study of assessment-related documents;
d) Expenses for experiments, calculation, analysis, monitoring and assessment;
dd) Travel expenses;
e) Expenses for preparation of assessment reports;
g) Other expenses necessary for the assessment.
2. Responsibilities for paying assessment expenses are as follows:
a) The expenses for assessment in the process of construction shall be paid by entities stipulated in clause 4 Article 29 of the Decree No.46/2015/ND-CP;
b) The construction works’ owner, manager or operator shall pay expenses for assessment conducted within the operation period. In case the entity causing errors is identified by the assessment, such faulting entity shall pay the expense corresponding to the damage.
Article 20. Construction inspection
1. The construction inspection covers:
a) Inspection of the compliance with regulations of laws on construction investment;
b) Inspection of the quality of construction surveying and engineering;
c) Inspection of the quality and expiration of work items and construction works causes of defects and construction incidents;
d) Inspection of the quality of building materials, structures and construction works.
2. The competent authority stipulated in Article 53, 54 and 55 of the Decree No.46/2015/ND-CP or the construction authority that is authorized to conduct the construction inspection (hereinafter referred to as “inspecting authority”) shall take charge of the construction inspection.
3. The process of construction inspection is as follows:
a) The inspecting authority shall send the investor, owner or manager of the construction works a written notification which specifies the basis of inspection, subjects, date and scope of inspection;
b) The construction works’ investors, owners or managers shall gather documents and figures related to inspected subjects upon request of the inspecting authority;
c) The inspecting authority shall conduct the inspection according to theses above-mentioned documents and figures. Where necessary, the inspecting authority shall designate an assessment agency that meets requirements stipulated in point b clause 2 Article 18 hereof to carry out the assessment as prescribed in clause 3 Article 18 hereof or consider using the assessment results for the purpose of inspection;
d) The inspecting authority shall notify relevant parties of the inspection conclusions as stipulated in clause 4 of this Article. Where necessary, the inspecting authority shall collect relevant entities’ opinions of the inspection conclusion.
4. The inspection conclusion shall include:
a) The basis of inspection;
b) The general information on inspected subjects;
c) The scope of inspection;
d) The procedure for inspection;
dd) The inspection conclusion;
e) Responsibilities of relevant entities and remedial measures (if any).
Article 21. Expenses for construction inspection
1. The inspection expenses include:
a) Expenses for the construction inspection conducted by the inspecting authority including the business trip expenses and other necessary expenses.
b) Expenses for specialists to participate in the inspection including travel expenses, accommodation expenses and wages/salaries;
c) Expenses for assessment agencies for the purpose of the inspection as stipulated in clause 1 Article 19 hereof;
d) Other expenses necessary for the inspection.
2. The liabilities for settlement of inspection expenses shall conform to clause 4 Article 49 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
Article 22. Settlement of disputes about construction quality
1. Disputes may arise where opinions on assessment of the quality of the construction works, work items and remedial measures conflict.
Construction quality disputes may arise between entities participating in construction activities or between these entities with the owner or persons managing and operating the adjacent construction works and involved parties.
2. Such disputes shall be settled by:
a) Amicably negotiating between conflicting parties;
b) Selecting, negotiating and hiring qualified entities to assess the quality of the construction works or work items and suggest remedial measures.
Conflicting parties may request the State management authority specialized in construction to give instruction s on dispute settlement;
c) Bring the dispute to a court. The procedure for dispute settlement by arbitration shall conform to relevant regulations of laws.
3. In case of conflicts occurred between involved parties over the results of assessment as required in point a, b and c clause 2 Article 29 and point a, b, c and d clause 5 Article 40 of the Decree No.46/2015/ND-CP, such conflicts shall be settled as stipulated in clause 2 of this Article.
Article 23. Construction incident brief reports
As an incident occurs, the investor, owner or operator shall immediately and briefly report on such accident as stipulated in Article 47 of the Decree No.46/2015/ND-CP. The report shall specify:
1. Name of the project, its location.
2. Name of entities participating in construction activities.
3. Description of the accidents and the construction works’ situation at the time of incident.
4. Preliminary assessment of injuries to human and properties.
Article 24. Reporting on construction quality and construction quality management
1. The Ministry of Construction shall take charge of aggregating and submitting reports on nationwide construction quality and construction quality management to the Prime Minister.
2. The Ministry in charge of management of specialized construction works ( hereinafter referred to as “specialized construction authority”), the Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall aggregate and submit reports on assessment of projects, engineering design and estimates of construction projects within the authority using form 01 in Annex II to the Circular No.18/2016/TT-BXD, and status reports on inspection of acceptance and construction incidents using form 01 of Annex VIII attached hereto.
3. The People’s Committees of provinces shall aggregate and submit reports on assessment of projects, engineering design and estimates of construction projects within the authority using form 02 in Annex II to the Circular No.18/2016/TT-BXD dated June 30, 2016 by the Ministry of Construction on elaboration and guidance on some aspects of assessment and approval for projects, engineering design and project estimates, and status reports on inspection of acceptance and construction incidents using form 02 of Annex VIII attached hereto.
Article 25. Action against violations against construction quality management
1. When a violation is found, construction entities and construction authorities, according to their rank, shall:
a) Request involved entities to remedy such violation;
b) Submit a violation record to the construction inspectorate to tackle such violation in accordance with laws on actions against administrative violations in the field of construction, where necessary. The construction inspection shall deal with violations in accordance with regulations of laws and notify the result to the construction authority;
c) Publish the name and violation of the faulting entity on the construction authority’s website;
d) Temporarily halt the construction in case of discovery of potential threats or safety incidents that may affect the safety of people, adjacent construction works and the community. The authority to temporarily halt the construction is stipulated in clause 2 of this Article.
2. The authority to temporarily halt the construction is as follows:
a) The heads of the construction authority affiliated to the Ministry of Construction and the specialized construction authority have the power to temporarily halt the construction.
Within 24 hours from the time of calling a temporary halt to construction, the heads of these above mentioned authorities shall notify the Minister of Construction and specialized construction authority of the temporary halt to their construction;
b) The Director of Departments of Construction and Departments managing specialized construction has the power to temporarily halt the construction within their administration.
Within 24 hours from the time of calling a temporary halt to construction, the heads of these above mentioned authorities shall notify the President of the People's Committee of the province of the temporary halt to their construction;
c) The head of the authority calling for a temporary halt to the construction as stipulated in point a and b of this clause shall be responsible to inspect the remedial actions of contractors and decide to resume the construction in writing after the investor and contractors submit a report on shortcoming remedy and meet construction safety requirements.
1. This Circular enters into force from December 15, 2016 and replaces the Circular No.03/2011/TT-BXD on guidelines for inspection, testing and certification of eligibility for bearing capacity and certification of conformity of construction works dated April 06, 2011 by the Minister of Construction; Circular No.02/2012/TT-BXD on guideline for maintenance of civil construction works, industrial construction works an urban infrastructures dated June 12, 2012; Circular No.10/2013/TT-BXD dated July 25, 2013 by the Minister of Construction on elaboration of a number of aspects of construction quality management; Circular No.09/2014/TT-BXD dated July 09, 2014 by the Minister of Construction on amendment and supplement to a number of articles of the Circular that provides guidance on implementation of the Decree No.15/2013/ND-CP dated February 06, 2013 on construction quality management.
2. Any issue and difficulty should be reported to the Ministry of Construction./.
|
PP. MINISTER |
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
The engineering objectives are as follows:
1. Basis of engineering objectives;
2. Purposes of the construction works;
3. Location;
4. Requirements for planning, landscape and architecture;
5. Requirements for scale and expiration of the construction works, its functions and other technical requirements.
Prepared by (1) |
Representative of design contractor (if any)
|
Legal representative of the investor
(Sign, full name, title and seal)
_______________
Notes:
(1) The person taking charge of setting engineering objectives shall sign this form in case it is prepared by the investor.
The individual preparing the engineering objective shall sign this form in case (s)he is hired to prepare the engineering objectives by the investor.
The person in charge of the preparation of engineering objectives shall sign this form in case the investor hires an organization to prepare the engineering objectives.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
1. Preparation of as-built drawings:
a) Where deviation of the actual dimensions and indicators of the work item or construction works do not exceed the permissible tolerance of the design dimensions and indicators, the construction drawings shall be photocopied , signed and sealed by relevant entities for the use as as-built drawings. If the actual dimensions and indicators exceed the design dimensions and indicators, the construction contractor shall record the actual dimensions and indicators in writing in brackets beside or next to the existing figures in the construction drawings.
b) Where necessary, the construction contractor may produce a new as-built drawing with the name frame presented as the same as that of the as-built drawing as follows:
2. The name frame of as-built drawing:
Form 1:
[NAME OF THE CONSTRUCTION CONTRACTOR] |
||
AS-BUILT DRAWING [Date] |
||
Prepared by
|
Site manager |
Superintendent |
Notes: The EPC contract shall not apply. The dimensions of this form depend on the size of letters.
Form 2:
[NAME OF THE CONSTRUCTION CONTRACTOR] |
|||
AS-BUILT DRAWING [Date] |
|||
Prepared by
|
Site manager of subcontractor |
Site manager of the EPC contractor |
Superintendent |
Notes: The EPC contract is allowed. The dimensions of this form depend on the size of letters.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
DOCUMENTS RELATED TO PREPARATION OF THE INVESTMENT AND CONTRACTS
1. The decision on investment and pre-feasibility study report.
2. The Decision on approval for the construction project and feasibility study report or technical-economic report.
3. Engineering objectives, assessment records, opinions of authorities related to the assessment of the construction projects and basic design.
4. Plans for compensation for site clearance and relocation (if any).
5. The written agreement on planning, agreements or approval for use or connection to technical amenities outside the construction site issued by the State competent authority; environmental impact assessment report, safety report (traffic safety and the safety of adjacent construction works) and other relevant documents.
6. The competent authority’s decision on grant or lease of land or land lease agreement where it is not granted.
7. The construction permit, except where it is exempted.
8. The decision on direct contracting, written approval for contractor selection and construction contractors between the investor and contractors.
9. Proofs of contractor's capacity.
10. Other relevant documents on preparation of the construction project.
II. CONSTRUCTION SURVEYING AND ENGINEERING DOCUMENTS
1. Survey objectives, surveying techniques and construction surveying reports.
2. The written notification of acceptance of construction survey results.
3. The conclusions of assessment of the engineering design; decision on approval for engineering design enclosed with approved engineering documents and engineering instructions.
4. The written notification of acceptance of the engineering design.
5. Other relevant documents.
III. CONSTRUCTION QUALITY DOCUMENTS
1. Revisions to the design during the construction and the competent authority’s written assessment or approval.
2. As-built drawings ( enclosed with the list of as-built documents).
3. Construction quality control plans and measures.
4. Certificates of origins, product labels, written announcement of applicable standards; certificates and declaration of conformity and professional authority’s announcement of receipt of declaration of conformity under the Law on Goods quality.
5. Results of monitoring, measurements and experiment in construction process and monitoring results in the process of operation .
6. Records of acceptance of building tasks and partial acceptance (if any) during the construction.
7. Results of control experiments, quality assessment and testing of the bearing capacity of the construction structure (if any).
8. Briefs of installed equipment .
9. Construction works’ operation and maintenance manuals.
10. The State competent authority’s written agreement , approval or confirmation (if any) about:
a) Relocation of residents from reservoirs, survey of cultural and historical remains;
b) Fire safety;
c) Environmental protection;
d) Occupational safety and technology and equipment operation manual;
dd) Construction permit (where it is required);
e) Permission to connect to infrastructures and other relevant construction works;
g) Other documents under regulations of laws.
11. Construction incident records (if any).
12. Records of acceptance of construction works and work items prior to operation.
13. Annexes on shortcomings (if any) after the construction comes into operation.
14. Other documents related to construction and acceptance of construction works.
15. The construction authority’s written notifications of the results of acceptance inspection in the process of construction and written notification of approval for acceptance result of work item and construction works.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
LIST OF DOCUMENTS FOR PURPOSES OF MANAGEMENT, OPERATION AND MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS
1. The Decision on approval for the construction project and feasibility study report or technical-economic report.
2. Survey objectives and construction surveying reports.
3. Engineering documents approved by the investor (enclosed with a list of drawings) and revisions to the design in the process of construction.
4. As-built drawings ( enclosed with the list of as-built documents).
5. Results of monitoring, measurement and assessment of construction quality, the bearing capacity of construction structure (if any), list of equipment, components and reserved materials and other relevant documents.
6. Briefs of installed equipment.
7. Operation and maintenance manuals.
8. Construction incident records (if any).
9. The investor’s records of acceptance of construction works and work items prior to operation.
10. The construction authority’s written notifications of approval for acceptance of work item and construction works.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
Form 01:General information of construction works and work items
Form 02: As-built report
Form 03: The construction authority’s written notification of conclusion of acceptance inspection of work item and construction works.
Form 01:General information of construction works and work items
……… (1) ……… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: ................. |
.........., [Location and date] |
GENERAL INFORMATION OF CONSTRUCTION WORKS AND WORK ITEMS
To: .…… (2) ....…..
..... (1)…………specifies the general information of the construction works and work items as follows:
1. Name of the construction works and work item; .........................................................
2. Location: .................................................................... .................................
3. Name and address of the investor : ........................................................................
4. The scale of the construction works and work item (give a brief description of primary technical indicators of the construction works and work item).
5. The list of prime contractor and subcontractors (if any): (the EPC contractor and prime contractors in charge of construction survey, engineering, construction and supervision).
6. Rights and responsibilities of individuals for quality control
7. The expected date of commence and date of completion.
8. The overall construction schedule.
Hereby request …………(2)……….to inspect the construction works and work item within the authority./.
|
INVESTOR’S LEGAL REPRESENTATIVE |
Notes:
(1) Name of the investor.
(2) Name of the construction authority inspecting the process of acceptance of the construction works as stipulated in clause 2 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
……… (1) ……… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: ................. |
.........., [Location and date] |
AS-BUILT REPORT
To: ………………. (2)………………………….
..... (1)…………..hereby reports the results of the acceptance of construction works and work item as follows:
1. Name of the construction works and work item:……………………………………
2. Location:…………………………………………………….....................
3. The scale of the construction works and work item (briefly specify primary technical indicators).4. The list of contractors (EPC contractor and prime contractors in charge of construction surveying, engineering, construction and supervision).
5. The expected date of commence and date of completion.
6. The workload of main building tasks completed.
7. The assessment of the quality of the construction works and work item according to engineering objectives.
8. Report on the eligibility to put the work item and construction works into operation.
9. The list of as-built documents.
We hereby request……….(1) ……to inspect the construction works and work item within the authority./.
|
INVETSOR’S LEGAL REPRESENTATIVE |
Notes:
(1) Name of the investor.
(2) Name of the construction authority inspecting the process of acceptance of the construction works by the investor as stipulated in clause 2 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
Form 03. The construction authority’s written notification of conclusion of acceptance inspection of work items and construction works.
……… (1) ……… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: ................. Re: Notification of conclusion of acceptance inspection |
..........[Location and date] |
To: .......…(2)...............
Pursuant to the Government’s Decree No.46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on construction quality control and maintenance; Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Minister of Construction detailing a number of Articles on construction quality control and maintenance;
(1)………….has conducted an inspection of acceptance of [the name of the construction works and work item] According to the as-built report No………dated …………..submitted by the investor and relevant entities’ reports; the acceptance record No…………dated…………, ………..(1)…… hereby notifies the inspection results as follows:
1. General information on the construction works and work item
(Specify the name of the inspected construction works and work items; their location, scale and capacity and entities participating in construction actives)
2. Quality of the construction works and work item
(Specify the current construction progress and quality of the inspected construction works and work items)
3. Compliance with regulations of laws
(Assess the construction capacity of entities participating construction, the compliance with regulations on construction quality control and other relevant regulations of laws, preparation and retention of documents).
4. Requirements for investors
( Remedy shortcomings, if any; and other requirements).
5. Conclusion
(Approve, approve with the provisos or refuse to approve the investor's acceptance conclusion).
|
……………. (1) ………….. |
Notes:
(1) Name of the construction authority inspecting the process of acceptance of the construction works carried out by the investor as stipulated in clause 2 Article 32 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
(2) Name of the investor.
(3) The as-built report shall be made by using Form 02 of this Annex.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
CIVIL CONSTRUCTION WORKS, BUIDING MATERIALS, LIGHT INDUSTRY FACILITIES, INFRASTRUCTURES AMD TRANSPORT INFRASTRUCTURES MANDATORILY UNDERGOING MONITORING IN THE PROCESS OF OPERATION
No. |
Types of construction works |
Grade (1) |
|
1 |
Housing |
Apartment buildings, dorms |
Grade I or higher |
2 |
Construction works for the purpose of education |
|
Grade I or higher |
3 |
Health facilities |
|
Grade I or higher |
4 |
Sport facilities |
Stadiums, sporting event halls |
Grade I or higher |
5 |
Cultural facilities |
Convention centers, heaters, cultural houses, clubs, theaters, circuses, dance halls; museums, libraries, exhibitions; recreation centers and other cultural facilities |
Grade I or higher |
6 |
Commercial and service facilities, offices of social and professional organizations and enterprises’ premises |
Multifunctional facilities, hotels, offices of social and professional organizations and enterprises’ premises. |
Grade I or higher |
Shopping malls, supermarkets |
Grade I or higher |
||
7 |
Cable cars for transport of people |
|
All grades |
8 |
Stations |
Airport terminals |
All grades |
Waterway terminals, train stations, bus stops |
Grade I or higher |
||
9 |
Building-material production facilities |
Silos, storage tanks |
Grade II or higher |
Chimneys, factories, preheaters |
Grade I or higher |
||
10 |
Light industry facilities |
House structures, long-span frame structures |
Grade I or higher |
11 |
Water supply |
Fountains |
Grade II or higher |
12 |
Communication works |
Antennas, Base Transceiver Stations |
Grade II or higher |
13 |
Parking lots |
Underground parking lots |
Grade II or higher |
Above-ground parking lots |
Grade II or higher |
||
14 |
Urban transport infrastructures |
Road bridges |
Grade I or higher |
Road tunnels |
Grade I or higher |
Notes:
(1) The construction works is ranked by its type and structure as stipulated in Annex 2 of Circular No.03/2016/TT-BXD dated March 10, 2016 by the Minister of Construction.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
CIVIL CONSTRUCTION WORKS, BUIDING MATERIALS, LIGHT INDUSTRY, INFRASTRUCTURES AND URBAN TRANSPORT INFRASTRUCTURES MANDATORILY UNDERGOING ASSESSENT OF BEARING CAPACITY DURING OPERATION
No. |
Types of construction works |
Grade (1) |
|
1 |
Housing |
Apartment buildings, tenements |
Grade II or higher |
2 |
Construction works for the purpose of education |
|
Grade II or higher |
3 |
Health facilities |
|
Grade II or higher |
4 |
Sport facilities |
Stadiums, sporting event halls |
Grade II or higher |
5 |
Cultural facilities |
Convention centers, heaters, cultural houses, clubs, theaters, circuses, dance halls; museums, libraries, exhibitions; recreation centers and other cultural facilities |
Grade II or higher |
6 |
Commercial and service facilities and offices of social and professional organizations. Enterprises’ premises |
Multifunctional facilities, hotels, offices of social and professional organizations and enterprises’ premises. |
Grade II or higher |
Shopping malls, supermarkets |
Grade II or higher |
||
7 |
Cable cars for transport of people |
|
All grades |
8 |
Stations |
Airport terminals |
All grades |
Waterway terminals, train stations, bus stops |
Grade I or higher |
||
9 |
Building-material production facilities |
|
Grade I or higher |
10 |
Light industry facilities |
House structures, long-span frame structures |
Grade I or higher |
11 |
Water supply |
|
Grade I or higher |
12 |
Communication works |
Antennas, Base Transceiver Stations |
Grade II or higher |
13 |
Parking lots |
Underground parking lots |
Grade II or higher |
Above-ground parking lots |
Grade II or higher |
||
14 |
Urban transport infrastructures |
Municipal roads |
Grade I or higher |
Road bridges |
Grade I or higher |
||
Road tunnels |
Grade I or higher |
Notes:
(1) The construction works is ranked by its type and structure as stipulated in Annex 2 of Circular No.03/2016/TT-BXD dated March 10, 2016 by the Minister of Construction.
(Issue together with the Circular No.26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Ministry of Construction)
Form 1: Report on inspection of acceptance process and construction incidents within the administration of specialized construction authority.
Form 02: Report on inspection of acceptance process and construction incidents by the People’s Committee of provinces
Form 1: Report on acceptance inspection and construction incidents within the administration of specialized construction authority.
[NAME OF AUTHORITY (1)] |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: ......./....... |
..................[Location and Date] |
REPORT
On inspection of acceptance process and construction incidents within the administration of…………………(1)…..
[Year (2)]
To: The Ministry of Construction
I. Quantity of construction works
Prepare a statistics of construction works within the administration after the acceptance inspection:
Types of construction works |
In progress of inspection |
Approve the acceptance conclusion |
Reject the acceptance conclusion |
||||||||||||
Grade of construction works |
Grade of construction works |
Grade of construction works |
|||||||||||||
Special |
I |
II |
III |
IV |
Special |
I |
II |
III |
IV |
Special |
I |
II |
III |
IV |
|
Civil construction works |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Industrial construction works |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Transport infrastructures |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Agriculture and urban development infrastructures |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Infrastructures |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Including:
1. The number of construction works funded by the central budget:……………
2. The number of construction works funded by the other sources of finance:
II. Construction incidents
The statistics on construction incidents occurring in the process of construction and operation:
Types of construction works |
In progress |
In operation |
||||
Severity of incidents |
Severity of incidents |
|||||
I |
II |
III |
I |
II |
III |
|
Civil construction works |
|
|
|
|
|
|
Industrial construction works |
|
|
|
|
|
|
Transport infrastructures |
|
|
|
|
|
|
Agriculture and urban development infrastructures |
|
|
|
|
|
|
Infrastructures |
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
III. Other information and proposals
|
HEAD OF THE AUTHORITY |
Notes:
(1) Name of the specialized construction works as stipulated in clause 2 Article 51 of the Decree No.46/2015/ND-CP.
(2) Reported year.
(3) The quantity of as-built construction works but ineligible to be accepted.
Form 02: Report on inspection of acceptance process and construction incidents by the People’s Committee of provinces
[PEOPLE’S COMMITTEE OF PROVINCE (1)] |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: ........../........... |
..................[Location and Date] |
REPORT
ON INSPECTION OF ACCEPTANCE PROCESS AND CONSTRUCTION INCIDENTS IN [ NAME OF THE PROVINCE] (1)......
[Year] (2).....
To: The Ministry of Construction
I. Quantity of construction works
1. Statistics on the quantity of construction works passing the acceptance inspection
Types of construction works |
In progress of inspection |
Approved the acceptance conclusion |
Reject the acceptance conclusion (3) |
|||||||||
Grade of construction works |
Grade of construction works |
Grade of construction works |
||||||||||
I |
II |
III |
IV |
I |
II |
III |
IV |
I |
II |
III |
IV |
|
Civil construction works |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Industrial construction works |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Transport infrastructures |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Agriculture and urban development infrastructures |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Infrastructures |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Including:
a)The number of construction works funded by the central budget:……………
b)The number of construction works funded by the local budget:……………
c)The number of construction works funded by the other sources of finance:
2. Prepare a statistics on the quantity of construction works granted the construction permit within the administration (except for those specified in clause 1).
II. Construction incidents
The statistics on construction incidents occurring in the process of construction and operation:
Types of construction works |
In progress |
In operation |
||||
Severity of incidents |
Severity of incidents |
|||||
I |
II |
III |
I |
II |
III |
|
Civil construction works |
|
|
|
|
|
|
Industrial construction works |
|
|
|
|
|
|
Transport infrastructures |
|
|
|
|
|
|
Agriculture and urban development infrastructures |
|
|
|
|
|
|
Infrastructures |
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
III. Other information and proposals
|
HEAD OF THE AUTHORITY |
Notes:
(1)Name of the province issuing this Decision.
(2) Reported year.
(3) The quantity of as-built construction works butt ineligible to be accepted.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực