Thông tư 25/2016/TT-BYT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 25/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 03/09/2016 | Số công báo: | Từ số 903 đến số 904 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 25/2016/TT-BYT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25/2016/BYT về điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
1. Quy định chung về mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc
2. Quy định kỹ thuật về mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc
3. Phương pháp xác định về mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc
4. Quy định quản lý về mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 25/2016/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 25/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Industrial Frequency Electromagnetic Fields - Permissible Exposure Level of Industrial Frequency Electromagnetic Fields in the Workplace
Lời nói đầu
QCVN 25:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Industrial Frequency Electromagnetic Fields - Permissible Exposure Level of Industrial Frequency Electromagnetic Fields in the Workplace
Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra hoặc chịu ảnh hưởng của điện từ trường tần số công nghiệp trong môi trường lao động.
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Điện từ trường (Electromagnetic): là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường.
3.2. Điện từ trường tần số công nghiệp (Industrial Frequency Electromagnetic Fields): Là sóng điện từ có tần số từ 50Hz đến 60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải điện và các thiết bị dùng điện.
3.3. Cường độ điện trường (Electric field intensity): Là độ lớn hiệu dụng của véctơ điện trường (E) tại một Điểm, xác định bằng lực (F) tác dụng lên một đơn vị điện tích (q) tại một Điểm trong trường, tính bằng vôn trên mét (V/m), nghĩa là.
3.4. Cường độ từ trường (Magnetic field intensity): Là độ lớn hiệu dụng của véctơ từ trường.
Cường độ từ trường được ký hiệu là H, đơn vị tính Ampe trên mét (A/m).
1. Mức tiếp xúc cho phép với điện trường
- Khi người lao động không có thiết bị phòng tránh tác động của điện trường, thời gian làm việc tại nơi có điện trường được quy định tại bảng 1.
Bảng 1. Mức tiếp xúc cho phép với điện trường tại nơi làm việc
Cường độ điện trường E |
<5 |
5≤ E≤ 20 |
20<E<25 |
≥25 |
Thời gian tiếp xúc cho phép |
Không hạn chế |
(50/E-2).60 |
10 |
Không được tiếp xúc |
- Khi người lao động sử dụng các thiết bị bảo hộ phòng tránh tác động của điện trường thì thời gian làm việc tại nơi có điện trường được thực hiện theo quy định riêng đối với từng loại thiết bị.
2. Mức tiếp xúc cho phép với từ trường
Mức tiếp xúc cho phép với từ trường được quy định tại bảng 2.
Bảng 2. Mức tiếp xúc cho phép với từ trường tại nơi làm việc
Thời gian tiếp xúc cho phép |
Cường độ từ trường - H |
8 |
400 |
<2 |
4000 |
Phương pháp đo điện từ trường tần số công nghiệp thực hiện như sau:
1. Nguyên tắc
- Đo đánh giá điện từ trường tại khu vực có nguồn phát sinh và khu vực người lao động làm việc chịu ảnh hưởng của điện từ trường tần số công nghiệp.
- Đo vào các thời Điểm: Khi mới đưa thiết bị vào vận hành, khi tổ chức nơi làm việc mới, khi có thay đổi kết cấu thiết bị và đo định kỳ.
- Khi đo phải tuân thủ tuyệt đối các quy phạm an toàn điện.
2. Thiết bị đo
- Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường và thiết bị đo điện từ trường tần số công nghiệp phải có đầu anten thu được điện từ trường tần số 50 - 60Hz.
- Giới hạn đo:
+ Điện trường: 0,1 V/m - tối thiểu 30 kV/m
+ Từ trường: 0,1 mA/m - tối thiểu 5000 A/m
- Độ nhạy tối thiểu: Điện trường 0,01 V/m; Từ trường: 0,01 mA/m.
3. Kỹ thuật đo
- Đo điện từ trường tại các thiết bị dùng điện: Máy phát điện, máy biến thế đặt trên mặt đất, sàn làm việc: Đo ngang ngực người làm việc (nếu đứng), ngang đầu (nếu ngồi); nếu ở các tư thế khác đo tại vị trí cơ thể tiếp xúc gần nguồn nhất.
- Đo điện từ trường tại các thiết bị cao thế, đường dây truyền tải điện:
+ Đối với đường dây truyền tải điện đo dưới đường dây hoặc Khoảng cách 1; 2; 5m vv... tính từ tim đường dây hoặc tại vị trí làm việc có ảnh hưởng của điện từ trường từ đường dây.
+ Đối với các trạm biến thế: Đo tại các vị trí trong trạm theo chức danh kỹ thuật.
+ Tại mỗi vị trí đo cần đo 3 Điểm ở độ cao 0,5m; 0,8m và 1,6m tính từ mặt đất hoặc sàn làm việc và cách bộ phận nối đất 0,5m, lấy kết quả trung bình.
- Tiến hành đo: Đặt máy trên giá hoặc cầm tay. Bật máy, đo điện trường và từ trường tại các Điểm trên. Khi màn hình hiển thị kết quả đo ổn định, đọc và ghi kết quả vào biên bản đo hiện trường.
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số công nghiệp phải định kỳ đo, đánh giá điện từ trường tần số công nghiệp tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Nếu điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện Điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp và Tiêu chuẩn cường độ điện trường tần số thấp trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp được viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các quy định tại văn bản mới.
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/2016/TT-BYT |
Hanoi, June 30, 2016 |
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON INDUSTRIAL-FREQUENCY ELECTROMAGNETIC FIELDS - PERMISSIBLE EXPOSURE LEVEL OF INDUSTRIAL-FREQUENCY ELECTROMAGNETIC FIELDS IN THE WORKPLACE
Pursuant to the Law on Labour Hygiene and Safety No. 84/2015/QH13 dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Technical regulations and standards No. 68/2006/QH13 dated June 29, 2006;
Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Technical regulations and standards;
Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of Director of Health Environment Management Agency;
The Minister of Health promulgates a Circular on the National Technical Regulation on Industrial-frequency electromagnetic fields - Permissible Exposure Level of Industrial-frequency electromagnetic fields in the Workplace
Article 1. National Technical Regulation on Industrial-frequency electromagnetic fields
The National Technical Regulation on “Industrial-frequency electromagnetic fields - Permissible Exposure Level of Industrial-frequency electromagnetic fields in the Workplace” is promulgated together with this Circular.
This Circular comes into force from December 01, 2016.
Article 3. Responsibility for implementation
The Director of Health Environment Management Agency, heads of other Departments and Agencies of the Ministry of Health, Directors of Provincial Departments of Health, heads of health authorities of other Ministries and central authorities are responsible for the implementation of this Circular./.
|
PP MINISTER |
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON INDUSTRIAL-FREQUENCY ELECTROMAGNETIC FIELDS - PERMISSIBLE EXPOSURE LEVEL OF INDUSTRIAL-FREQUENCY ELECTROMAGNETIC FIELDS IN THE WORKPLACE
Foreword
QCVN 25:2016/BYT is drafted by the Drafting Board specialized in labor-related National Technical Regulations, submitted by Health Environment Management Agency and promulgated together with Circular No. 25/2016/TT-BYT by the Minister of Health.
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON INDUSTRIAL-FREQUENCY ELECTROMAGNETIC FIELDS - PERMISSIBLE EXPOSURE LEVEL OF INDUSTRIAL-FREQUENCY ELECTROMAGNETIC FIELDS IN THE WORKPLACE
1. Scope
This document provides for the permissible exposure level of industrial-frequency electromagnetic fields in the workplace.
2. Regulated entities
This document applies to environment authorities, organizations and individuals performing monitoring of labor environments; organizations and individuals that cause or are affected by industrial-frequency electromagnetic fields in the workplace.
3. Definitions
For the purpose of the document, the terms below are construed as follows:
3.1. Electromagnetic field is a field of force characterized by interactions between charged particles, created by charged particles, and a combination of electric field and magnetic field.
3.2. Industrial-frequency electromagnetic fields are electromagnetic waves with a frequency of 50Hz to 60Hz created by electrostatic induction and electromagnetic fields from power sources, power lines and electric devices.
3.3. Electric field intensity is the effective magnitude of the electric field vector (E) at a point, determined by force (F) on a unit of area (q) at a point in the field, expressed as voltage per meter (V/m):
3.4. Magnetic field intensity (H) is the effective magnitude of the magnetic field vector, expressed as ampere per meter (A/m).
1. Permissible exposure to electric fields
- If workers are not provided with protective equipment, the permissible exposure periods in the workplace specified in Table 1 shall apply.
Table 1. Permissible exposure levels of electric fields in the workplace
Electric field intensity E |
<5 |
5≤ E≤ 20 |
20<E<25 |
≥25 |
Permissible exposure period |
Unlimited |
(50/E-2).60 |
10 |
No exposure |
- If workers are provided with protective equipment, the permissible exposure periods in the workplace shall vary according to the protective equipment provided.
2. Permissible exposure levels of magnetic fields
Table 2. Permissible exposure levels of magnetic fields in the workplace
Permissible exposure period |
Magnetic field intensity – H |
8 |
400 |
<2 |
4000 |
Industrial-frequency electromagnetic fields shall be measured as follows:
1. Principles
- Measure electromagnetic fields in the area where their sources are located and where workers are affected by industrial-frequency electromagnetic fields.
- Measurement time: When a new device is put into operation, a new workplace is established, changes are made to a device, periodic measurements.
- Electricity safety regulations must be strictly complied with during measurement.
2. Measuring devices:
- Measuring devices shall comply with regulations of law on measurements. A device for measuring industrial-frequency electromagnetic fields must have an antenna capable of receiving 50 – 60 Hz electromagnetic waves.
- Measurement limits:
+ Electric field: 0,1 V/m – at least 30 kV/m
+ Magnetic field: 0,1 mA/m – at least 5000 A/m
- Minimum sensitivity: Electric field: 0,01 V/m; Magnetic field: 0,01 mA/m.
3. Measurement techniques
- Measuring electromagnetic fields at electric devices: power generators, transformers on the ground or floor: Place the measuring device at the same level as the worker’s chest (if standing) or head (if sitting) or a point on the worker’s body that is closest to the source.
- Measuring electromagnetic field at high-voltage devices and power lines:
+ For power lines: Place the measuring device below the line or at a distich of 1, 2, 5, etc. meters from the line or from the worker’s position that is affected by electromagnetic field of the line.
+ For substations: Measure at various positions in the substation according to their technical positions.
+ At each position, measure at 3 heights of 0,5m, 0,8m and 1,6m from the ground or floor and at a distance of 0,5m from the earthing device, calculate the mean value.
- Place the measuring device on a holder or hold it in the hand. Turn on the device, measure electric field and magnetic field at the aforementioned positions. When a stable value is displayed on the screen, write it on the record.
1. Facilities in which workers are exposed to industrial-frequency electromagnetic fields shall periodically measure and assess industrial-frequency electromagnetic fields at least once a year in accordance with regulations of the Labor Code and the Law on Labour Hygiene and Safety.
2. Employers shall provide workers with adequate personal protective equipment that is suitable for their working environment as prescribed by the Law on Labour Hygiene and Safety.
3. If the industrial-frequency electromagnetic fields in the workplace exceeds the permissible levels, the employer shall promptly implement measures for improving working conditions and protect workers’ health.
V. ORGANIZING THE IMPLEMENTATION
1. This document replaces the Standard for Low-frequency Magnetic Field and Standard for Low-frequency Electric Field Intensity promulgated together with Decision No. 3733/2002/QD-BYT dated October 10, 2002 of the Minister of Health.
2. Health Environment Management Agency – Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant authorities in providing guidance and organizing the implementation of this document.
3. Health Environment Management Agency shall propose necessary revisions to this document to the Ministry of Health.
4. In case any of the national standards for industrial-frequency electromagnetic fields cited herein is revised or replaced, the newer document shall apply.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực