Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH chế độ ăn giữa ca công ty nhà nước
Số hiệu: | 22/2008/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/10/2008 | Ngày hiệu lực: | 13/11/2008 |
Ngày công báo: | 29/10/2008 | Số công báo: | Từ số 587 đến số 588 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2008/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA TRONG CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Thực hiện Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 6526/BTC-TCDN ngày 06 tháng 06 năm 2008, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại công văn số 917/TLĐ ngày 30 tháng 5 năm 2008 và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong các công ty nhà nước như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
a) Công ty nhà nước được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:
- Tổng công ty nhà nước;
- Công ty nhà nước độc lập;
- Công ty mẹ là công ty nhà nước trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt đề án thành lập và giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
- Công ty mẹ là công ty nhà nước trong Tổng công ty hoặc công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn kinh tế trong thời gian chưa chuyển đổi và đăng ký lại theo quy định tại Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
- Công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
b) Tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính.
Các công ty, tổ chức, đơn vị nêu trên gọi chung là công ty.
a) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động trong các công ty;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng:
c) Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể làm việc trong các công ty.
Các đối tượng nêu trên gọi chung là người lao động.
Riêng đối với người lao động làm việc ở một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước đang áp dụng chế độ ăn định lượng và phụ cấp đi biển quy định tại khoản 1 và khoản 4, điều 1 Quyết định 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các doanh nghiệp nhà nước, khoản 1 và khoản 3, điều 1 Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg nêu trên và Thông tư liên tịch số 35/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005, Thông tư liên tịch số 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thì không áp dụng chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.
1. Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty, Giám đốc công ty sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định mức ăn cho một bữa ăn giữa ca nhưng tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng.
2. Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh mức ăn giữa ca cho phù hợp.
III. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA.
1. Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8 giờ/ngày theo quy định tại khoản 1, điều 3, chương II Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi);
2. Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
3. Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;
4. Ngoài những nguyên tắc nêu trên, công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
5. Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.
1. Căn cứ vào mức ăn giữa ca quy định, công ty có trách nhiệm phải tổ chức ăn giữa ca cho người lao động, không được phát tiền. Trường hợp đặc biệt không thể tổ chức ăn giữa ca được thì sau khi đã thống nhất ý kiến với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, công ty cấp tiền cho người lao động tự lo ăn ca.
2. Chi phí ăn giữa ca được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.
3. Căn cứ nội dung hướng dẫn của Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ăn giữa ca tại các công ty thuộc quyền quản lý nhằm bảo đảm chế độ ăn giữa ca có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
4. Đối với các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do Nhà nước chỉ định thầu, căn cứ vào đặc điểm, quy mô, điều kiện thực tế của từng công trình, sau khi trao đổi ý kiến với các nhà thầu, chủ đầu tư đề nghị Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính giải quyết mức ăn giữa ca đối với người lao động cho phù hợp với từng công trình.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ áp dụng các quy định tại Thông tư này.
6. Các công ty nhà nước đã chuyển đổi theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp và công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, được vận dụng các quy định tại Thông tư này.
7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Thông tư số 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 1999 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công ty phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 22/2008/TT-BLDTBXH |
Hanoi, October 15, 2008 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF MID-SHIFT MEAL REGIME IN THE STATE-OWNED COMPANIES
To implement the Decree No.199/2004/ND-CP dated December 03, 2004 of the Government promulgating the Regulation of finance management of the State owned companies and management of State capital invested in other enterprises, after collecting opinions of the Ministry of Finance in the Official Dispatch No.6526/BTC-TCDN dated June 06, 2008, the Vietnam General Federation of Labor in the Official Dispatch No.917/TLD dated May 30, 2008 and the Ministries, Branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guides the implementation of mid-shift meal regime in the state-owned companies as follows:
I. SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION:
1. Scope of application:
a) The State owned companies established, organized the management and operation under the Law on State owned Enterprise:
- State owned corporations;
- Independent State owned companies;
- Parent companies being State owned companies in the economic Group decided to establish by the Prime Minister or the Prime Minister approves the project of establishment and assigns the Minister, heads of Ministerial-level agencies, heads of the Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, cities directly under the central government to decide the establishment.
- Parent companies being State owned companies in the corporations or the companies operated under the model of parent-subsidiary company;
- The Corporations, independent cost-accounting member companies with 100% state owned to be of economic Groups in the time of not yet converted and re-registered as prescribed in Decree No.139/2007/ND-CP dated September 05, 2007 of the Government detailing guidelines for implementation of a number of Articles of Law on Enterprises ;
- The independent cost-accounting member companies with 100% state owned to be of the corporations decided to invest by the State.
b) Organizations, units allowed operating production and business and services belonging to the administrative agencies, business units, Party, unions, mass associations of self-financing.
The above mentioned companies, organizations, units collectively called as the companies.
2. Subject of application:
a) Employees working under labor contract regime stipulated in the Decree No.44/2003/ND-CP dated May 9, 2003 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on labor contract in the companies;
b) The Board of Management’s members, members of the inspection Committee, members of the members’ Council (or the company’s President), inspectors, members of the Management Council, General Director, Director, Deputy General Director, Deputy Director and chief Accountant:
c) Those who are the main responsible officials of the Party, Associations working in the companies.
The above mentioned subjects collectively called as employees.
Separately, for the employees working in certain branches and occupations in the State owned companies applying the quantitative meal regime and sea travel allowance prescribed in clause 1 and clause 4 Article 1 of the Decision No.234/2005/QD-TTg dated September 26, 2005 on the characteristics regime for workers, employees, officers working in some branches, business lines in the State enterprises, clause 1 and clause 3, Article 1 of the Decision No.72/2008/QD-TTg dated 30/5/2008 of the Prime Minister on amending and supplementing a number of Articles of the above Decision 234/2005/QD-TTg and the Joint Circular No.35/2005/TTLT- BLDTBXH-BTC dated December 16, 2005, the Joint Circular No.16/2008/TTLT-BLDTBXH-BTC dated August 15, 2008 of Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs - Ministry of Finance guiding the implementation shall not apply the mid-shift meal regime as prescribed in this Circular.
II. MID-SHIFT MEAL
1. Pursuant to the diet to ensure the health of workers, living cost index and the affordability of the company, after consulting opinions of the grassroots trade union executive Board, company Director decide on food level for a mid-shift meal but the maximum money spent on the mid-shift meals calculated by working day in a month per person not exceeding 450,000VND/month.
2. When the food price index announced by the General Department of Statistics increases from15% or more compared with the latest adjustment, after consulting with the Ministry of Finance, the Vietnam General Confederation of Labor and a number of relative Ministries and Branches, the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs guides the adjustment of the mid-shift meal’s food level to suit to the situation.
III. PRINCIPLE OF MID-SHIFT MEAL REGIME IMPLEMENTATION.
1. Following the actual working days, including extra working days (sufficient working hours by standard per day selected by the company but the maximum hours per day does not exceed 8 hours as stipulated in clause 1, Article 3, Chapter II of Decree No.195/CP December 31, 1994 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on working time, rest time);
2. Non-working days, including sick leave, maternity, on leave, leave without enjoying wages shall not have mid-shift meal regime and not be paid.
3. The insufficient- hour working days by standard (less than 50% of standard hours) shall not have mid-shift meal regime;
4. Apart from the above principles, the company may stipulate other additional rules, if deemed beneficiary to the improvement of the responsibility of each individual with production efficiency, the company's business.
5. For the business, manufacturing companies that meet difficulties unable to count mid-shift meal costs into company’s cost price or business expenses, the company must seek all possible measures to reduce other costs to have source for holding mid-shift meal. In cases the companies have found every measure to save other costs but still not enough sources, the company director shall exchange, agree with the grassroots trade union executive Committee to decide on not implementing temporarily the mid-shift meal regime as prescribed in this Circular.
IV. ORGANIZATION IMPLEMENTATION
1. Based on the prescribed mid-shift meal level, the company is responsible for holding mid-shift meals for laborers, not to provide money. In the special cases that are unable to hold mid-shift meals, then after consulting with the executive Committee of grassroots trade unions, companies provide money for laborers to prepare shift meals by themselves.
2. Cost for mid-shift meals are accounted into cost price or business expenses.
3. Based on the guidance of this Circular, the branch managing Ministries, the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, the economic groups, corporations especially direct, inspect and supervise the implementation of mid-shift meal in the companies under their management competence to ensure the mid-shift meal effecting actively to promotion of increasing labor productivity, improving production efficiency, reducing cost and ensuring health for laborers.
4. For construction projects from State budget appointed contractors by the State, based on the characteristics and scale, the actual conditions of each project, after consulting with contractors, investor requests the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs – the Ministry of Finance to solve the mid-shift meal level for the laborers to suit each project.
5. The one member limited liability company with 100% State-owned charter capital applies provisions in this Circular.
6. The state-owned companies have transformed the model of limited liability companies with two members or more and shareholding companies under the Enterprise Law and the company, enterprises to be of different economic sectors are applied the provisions in This Circular.
7. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Annulling the Circular No.15/1999/TT-BLDTBXH dated June 22, 1999 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guides the mid-shift meal regime for workers, officials working in the State owned enterprises.
During the course of implementation, if any problems arise, the Ministries, Branch managing Ministries, the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government and the companies need to promptly reflect to the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.
|
MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực