Thông tư 18/2023/TT-BCT sửa đổi và bãi bỏ một số điều của Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
Số hiệu: | 18/2023/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Ngày ban hành: | 31/10/2023 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2023 |
Ngày công báo: | 09/11/2023 | Số công báo: | Từ số 1109 đến số 1110 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa đổi hình thức huấn luyện, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Ngày 31/10/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 18/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Sửa đổi hình thức huấn luyện, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Theo Thông tư 18/2023/TT-BCT thì hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
- Sát hạch sau huấn luyện, áp dụng đối với: Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên lần đầu, kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ, kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn.
- Sát hạch sau bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ
Hiện nay, theo Thông tư 09/2017/TT-BCT thì hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
- Huấn luyện, sát hạch lần đầu áp dụng đối với cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định viên quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2017/TT-BCT .
- Huấn luyện, sát hạch lại áp dụng đối với Kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn hoặc Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ.
- Bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ sau 30 tháng kể từ thời điểm cấp chứng chỉ.
Sửa đổi đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động nhóm B
Theo đó, đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động nhóm B bao gồm:
- Đối tượng kiểm định nhóm B1 (nhóm B1) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar;
- Đối tượng kiểm định nhóm B2 (nhóm B2) là bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng.
Hiện nay, theo Thông tư 09/2017/TT-BCT thì đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng.
Thông tư 18/2023/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2023/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2023 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 4/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2017/TT-BCT)
1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như như sau:
“2. Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) bao gồm:
- Đối tượng kiểm định nhóm B1 (nhóm B1) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar.
- Đối tượng kiểm định nhóm B2 (nhóm B2) là bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng”.
2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Kiểm định viên
Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.
3. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch
1. Sát hạch sau huấn luyện, áp dụng đối với: Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên lần đầu, kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ, kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn.
2. Sát hạch sau bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ”.
4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng
1. Nội dung huấn luyện
a) Lý thuyết chung
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định.
- Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định.
- Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định.
- Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.
- Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.
b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng.
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.
- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn.
- Nguyên lý vận hành, quy trình kiểm tra các cơ cấu đo lường điều khiển chính.
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định.
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng, các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định.
- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị.
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn.
- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.
- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).
- Hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng chống cháy nổ; Các thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố rò rỉ khí cháy nổ (đối với nhóm C).
c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm D
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng đối với chai LPG.
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.
- Đặc tính của LPG.
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sử dụng chai LPG.
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng, các sự cố thường gặp đối với chai LPG.
- Tính toán bền chai LPG.
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn; Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với chai LPG.
- Các dạng hư hỏng và tiêu chuẩn loại bỏ khi kiểm định chai LPG.
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.
- Huấn luyện thực hành thực hiện quy trình kiểm định chai LPG.
d) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị E, G:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng.
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.
- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn.
- Nguyên lý vận hành, quy trình kiểm tra các cơ cấu đo lường điều khiển chính.
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định.
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng, các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định.
- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị.
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn.
- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.
- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).
đ) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H, I
Như quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và:
- Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm.
- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, đại tu và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí và bụi nổ.
2. Nội dung bồi dưỡng
a) Cập nhật các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định mới liên quan đến nội dung huấn luyện tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Cập nhật kiến thức chuyên ngành.
c) Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định mới trang bị.
d) Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng
Căn cứ vào đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng tổ chức huấn luyện nghiệp vụ kiểm định xây dựng nội dung chi tiết và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nhưng không ít hơn 06 ngày đối với huấn luyện và không ít hơn 02 ngày đối với bồi dưỡng”.
5. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm các nội dung chính sau:
- Thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng học viên dự kiến.
- Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng.
- Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (có chuyên ngành, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động kiểm định phù hợp).
- Kế hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng.
b) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, con người, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.
c) Xây dựng tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với quy định tại Điều 11 của Thông tư này”.
6. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Tổ chức sát hạch
1. Hội đồng sát hạch thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên do Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp quyết định thành lập.
2. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. Hội đồng sát hạch có ít nhất 05 thành viên, trong đó có đại diện của đơn vị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và có trách nhiệm như sau:
a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
b) Xây dựng, điều chỉnh đề sát hạch phù hợp với đối tượng tham dự khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
c) Tổ chức sát hạch lý thuyết và thực hành.
d) Thành lập Tổ chấm sát hạch, chấm điểm và đánh giá kết quả sát hạch.
đ) Tổng hợp kết quả sát hạch.
3. Nội dung sát hạch
Nội dung sát hạch phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
4. Hình thức sát hạch
a) Đối với hình thức sát hạch cấp chứng chỉ kiểm định viên:
- Sát hạch lý thuyết theo hình thức viết và vấn đáp.
- Sát hạch thực hành được thực hiện trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng.
b) Đối với hình thức sát hạch sau bồi dưỡng: sát hạch lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm.
5. Đánh giá kết quả sát hạch:
a) Đối với hình thức sát hạch cấp chứng chỉ kiểm định viên: Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên và điểm thực hành đạt từ 75 điểm trở lên (theo thang điểm 100).
b) Đối với hình thức sát hạch sau bồi dưỡng: Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên.
c) Học viên được sát hạch lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Thời gian và địa điểm do Hội đồng sát hạch quyết định.
6. Cá nhân có kết quả sát hạch đạt yêu cầu được xem xét cấp Chứng chỉ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương
1. Nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định gồm:
a) Tên, địa chỉ, mã số của Tổ chức kiểm định.
b) Danh mục đối tượng kiểm định.
c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
d) Các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức kiểm định (nếu có).
2. Nội dung đăng tải thông tin theo đề nghị của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định.
b) Đối tượng kiểm định được huấn luyện, bồi dưỡng”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 nội dung sau:
“1. Tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định của pháp luật và Thông tư này.
Trường hợp thực hiện kiểm định trên cơ sở rủi ro, phải tuân thủ các quy định đối với công tác kiểm định trên cơ sở rủi ro tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng”.
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT, Thông tư số 37/2018/TT-BCT ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về quản lý an toàn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 37/2018/TT-BCT) và Thông tư số 12/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2020/TT-BCT)
1. Thay thế cụm từ “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn” thành “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm” tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 12/2020/TT-BCT.
2. Thay thế cụm từ “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ và thẩm thấu” tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 37/2018/TT-BCT và cụm từ “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu” tại điểm d, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT thành “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ”.
3. Thay thế cụm từ “Thiết bị kiểm định van an toàn” thành “Thiết bị kiểm tra van an toàn” tại điểm a, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT.
4. Bãi bỏ cụm từ “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn” tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT.
5. Bãi bỏ khoản 6 Điều 15 Thông tư số 09/2017/TT-BCT.
6. Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 12/2020/TT-BCT.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2023.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 18/2023/TT-BCT |
Hanoi, October 31, 2023 |
CIRCULAR
AMENDING AND ANNULLING SEVERAL ARTICLES OF CIRCULARS ON OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;
Pursuant to Decree No. 96/2022/ND-CP dated November 29, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on detailing a number of Articles of the Law on occupational safety and hygiene for technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and hygiene, and monitoring of occupational environment;
Pursuant to Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam on amendments to Decrees related to requirements for investment and business and administrative procedures subject to the state management scope of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam;
Pursuant to Decree No. 4/2023/ND-CP dated February 13 of the Government of Vietnam on amendments to several Articles of Decrees on business conditions and administrative procedures within jurisdiction of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam;
At the request of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency,
The Minister of Industry and Trade of Vietnam hereby promulgates a Circular on amending and annulling several Articles of Circulars on occupational safety inspection under the management of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam.
Article 1. Amendments to several Articles of Circular No. 09/2017/TT-BCT dated July 13, 2017 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam on occupational safety inspection under the management of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam (hereinafter referred to as “Circular No. 09/2017/TT-BCT”)
1. Amendments to Clause 2 Article 3:
“2. Group B inspected objects (group B) include:
- Group B1 inspected objects (group B1), which are industrial boilers with a pressure of over 16 bars.
- Group B2 inspected objects (group B2), which are pressure vessels, steam and hot water piping systems”.
2. Amendments to Article 7:
“Article 7. Inspectors
Inspectors shall meet the standards specified in Article 9 of Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government of Vietnam and Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam”.
3. Amendments to Article 10:
“Article 10. Form of providing training courses, advanced training courses, and examinations
1. Examinations after training shall apply to individuals applying for certificates of inspectors for the first time, inspectors with revoked certificates, and inspectors with expired certificates.
2. Examinations after advanced training shall apply to inspectors with issued certificates for at least one time within 36 months from the issuance date of such certificates”.
4. Amendments to Article 11:
“Article 11. Training and advanced training content and period
1. Training content
a) General theory
- The system of legislative documents related to occupational safety and hygiene and inspection thereof.
- Overview of the system of national technical regulations on safety and national standards related to inspection thereof.
- Overview on the system of inspection procedures.
- Overview on machines and devices to which strict occupational safety requirements are applied and equipment and tools used for inspection thereof.
- Methods of risk assessment and safety measures related to the inspection.
b) Specialized theory and practice in inspection of groups A, B, and C
- Applied national technical regulations and national standards.
- Classification, structure principals, and basic particularities.
- Requirements for measurement equipment and safety.
- Operating principles and inspection procedures for main measurement and control structures.
- Requirements for safety techniques in the design, manufacture, installation, test, use, maintenance, and repair of inspected objects.
- Specific dangerous elements, elements that cause destruction and damage, and incidents commonly happening to inspected objects.
- Calculations related to safety assessment during inspections of machines and equipment.
- How to assess the quality of welds.
- How to inspect without destruction.
- Inspection process and implementation of inspections of inspected objects;
- Instructions on how to use inspection equipment;
- Practical training in skills and professions related to the inspection of each object (through on-site inspections, software, or simulation models).
- Systems, devices, and equipment for fire and explosion prevention and control; equipment for warning and handling risks of explosive gas leak incidents (regarding group C).
c) Specialized theory and practice in inspection of group D
- National technical regulations and national standards applicable to LPG cylinders.
- Classification, structure principals, and basic particularities.
- Particularities of LPG.
- Requirements for safety techniques in the design, manufacture, test, and use of LPG cylinders.
- Specific dangerous elements, elements that cause destruction and damage, and incidents commonly happening to LPG cylinders.
- Durability calculation of LPG cylinders.
- How to assess the quality of welds; How to inspect without destruction.
- Inspection process and implementation of inspections of LPG cylinders.
- Types of damage and discard standards during inspections of LPG cylinders.
- Instructions on how to use inspection equipment;
- Practical training in the implementation of the inspection process of LPG cylinders.
d) Specialized theory and practice in inspection of groups E and G:
- Applied national technical regulations and national standards.
- Classification, structure principals, and basic particularities.
- Requirements for measurement equipment and safety.
- Operating principles and inspection procedures for main measurement and control structures.
- Requirements for safety techniques in the design, manufacture, installation, test, use, maintenance, and repair of inspected objects.
- Specific dangerous elements, elements that cause destruction and damage, and incidents commonly happening to inspected objects.
- Calculations related to safety assessment during inspections of machines and equipment.
- How to assess the quality of welds.
- How to inspect without destruction.
- Inspection process and implementation of inspections of inspected objects;
- Instructions on how to use inspection equipment;
- Practical training in skills and professions related to the inspection of each object (through on-site inspections, software, or simulation models).
dd) Specialized theory and practice in inspection of groups H and I
As specified in Point d Clause 1 of this Article and:
- Flammable gas and explosive dust atmosphere: Characteristics and classification of danger zones.
- Inspection, maintenance, repair, and installation of electric equipment in explosive gas atmosphere.
2. Advanced training content
a) Update on regulations prescribed in National Technical Regulations, National Standards, and new regulations concerning the training content prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
b) Update on professional knowledge.
c) Instruction on how to use newly equipped inspection equipment.
d) Inspection process and implementation of inspections of inspected objects.
3. Training and advanced training content and period
Professional inspection training organizations shall, based on entities subject to training and advanced training, develop detailed contents and periods for training and advanced training with at least 6 days for a training course and at least 2 days for an advanced training course".
5. Amendments to Clause 1 Article 12:
“1. Units providing training and advanced training courses shall:
a) Develop plans for organizing training and advanced training courses for occupational safety inspection with the following main contents:
- Expected time, location, and number of learners.
- Contents of the training and advanced training courses.
- List of lecturers participating in training and advanced training in occupational safety inspection (with qualifications and experiences concerning the inspection).
- Plans for occupational safety inspection examinations after training and advanced training courses.
b) Prepare sufficient physical facilities and personnel and ensure safety and security throughout training and advanced training courses, theory examinations, and practice examinations.
c) Develop training and advanced training documents in conformity with Article 11 of this Circular”.
6. Amendments to Article 13:
“Article 13. Organization of examinations
1. The Examination Council for examinations of inspectors shall be established by the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency.
2. The Chairperson of the Council shall be the head of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency. The Examination Council shall have at least 5 members, including the representatives of the training and advanced training providers, and shall:
a) Approve the list of learners eligible for examinations in accordance with Article 7 of this Circular.
b) Develop and adjust tests suitable for the learners.
c) Organize the theory and practice examinations.
d) Establish Teams for marking and assessing the examination results.
dd) Summarize the examination results.
3. Examination content
The examination content shall be suitable for the inspected objects according to Article 11 of this Circular.
4. Examination forms
a) Regarding examinations for certificates of inspectors:
- Theory examinations shall be in written and oral forms.
- Practice examinations shall be conducted directly on inspected objects, software, or simulation models.
b) Regarding examinations after advanced training courses, theory examinations shall be in multiple-choice form.
5. Assessment of the examination results:
a) Regarding examinations for certificates of inspectors: an examination result shall be considered “Qualified” if the theory score is at least 80 and the practice score is at least 75 (on a scale of 100).
b) Regarding examinations after advanced training courses: an examination result shall be considered “Qualified” if the theory score is at least 80.
c) Learners shall have a 2nd examination if they fail the 1st one. The Examination Council shall decide the time and location.
6. Individuals who have “Qualified” examination results shall be considered for issuance of certificates according to Article 9 of this Circular".
7. Amendments to Article 14:
“Article 14. Disclosure of information on the website of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam
1. Disclosed information on an organization with an issued certificate of eligibility for inspection operations includes:
a) Name, address, and code of the inspection organization.
b) List of inspected objects.
c) Validity period of the certificate of eligibility.
d) Administrative violations committed by the inspection organization (if any).
2. Disclosed information at the request of a professional inspection training and advanced training organization meeting the requirements prescribed Clause 1 Article 12 of this Circular includes:
a) Name and address of the professional inspection training and advanced training organization.
b) Inspected objects included in the training or advanced training course”.
8. Amendments to Clause 1 Article 17:
“1. Carry out occupational safety inspection in compliance with laws and this Circular.
In case of carrying out the inspection based on risks, comply with regulations on risk-based inspections prescribed in the corresponding National Technical Regulation”.
Article 2. Replacement and annulment of several Articles of Circular No. 09/2017/TT-BCT, Circular No. 37/2018/TT-BCT dated October 25, 2018 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam (hereinafter referred to as “Circular No. 37/2018/TT-BCT”), and Circular No. 12/2020/TT-BCT dated June 18, 2020 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam (hereinafter referred to as “Circular No. 12/2020/TT-BCT”)
1. The phrase “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn” prescribed in Point a and Point d Clause 2 Article 4 of Circular No. 09/2017/TT-BCT and Clause 2 Article 1 of Circular No. 12/2020/TT-BCT is replaced with the phrase “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm”.
2. The phrase “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ và thẩm thấu” prescribed in Clause 1 Article 2 of Circular No. 37/2018/TT-BCT and the phrase “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu” prescribed in Point d Clause 2 Article 4 of Circular No. 09/2017/TT-BCT are replaced with the phrase “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ”.
3. The phrase “Thiết bị kiểm định van an toàn” prescribed in Point a Clause 2 Article 4 of Circular No. 09/2017/TT-BCT is replaced with the phrase “Thiết bị kiểm tra van an toàn”.
4. The phrase “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn” prescribed in Point b Clause 2 Article 4o f Circular No. 09/2017/TT-BCT is annulled.
5. Clause 6 Article 15 of Circular No. 09/2017/TT-BCT is annulled.
6. Point b Clause 5 Article 1 of Circular No. 12/2020/TT-BCT is annulled.
Article 3. Implementation provisions
1. This Circular comes into force as of December 20, 2023.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Industry and Trade of Vietnam for considerations and solutions./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực