Thông tư 17/2019/TT-BXD về hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 17/2019/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 26/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 27/01/2020 | Số công báo: | Từ số 107 đến số 108 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2019/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019 |
HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng và Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
Thông tư này hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình làm cơ sở để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thực hiện theo quy định điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước của Luật điều ước quốc tế.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định khối lượng xây dựng công trình phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
1. Đo bóc khối lượng xây dựng công trình là việc xác định khối lượng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế hoặc từ yêu cầu triển khai dự án, thi công xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, các hồ sơ, chỉ dẫn khác có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. Việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình phải phù hợp với mục đích sử dụng, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định.
3. Khối lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và biện pháp thi công, đảm bảo đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng.
4. Đối với một số bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình, hạng mục công trình chưa thể đo bóc được khối lượng chính xác, cụ thể thì có thể đưa ra “khối lượng tạm tính”. Khối lượng tạm tính được xác định khi công việc có trong hồ sơ thiết kế, yêu cầu thực hiện của dự án nhưng không thể xác định được khối lượng chính xác theo những quy tắc đo bóc. Khối lượng tạm tính sẽ được đo bóc tính toán lại khi thực hiện nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hoặc thực hiện theo quy định cụ thể tại hợp đồng xây dựng.
5. Việc xác định khối lượng trong nghiệm thu, thanh toán và quyết toán chi phí xây dựng thực hiện theo các quy định trong hợp đồng và nguyên tắc đo bóc trong Thông tư này.
1. Hồ sơ đo bóc khối lượng xây dựng bao gồm: Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng, Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, các Bảng thống kê chi tiết (nếu có).
2. Yêu cầu đối với Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng
a) Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng là bảng tổng hợp kết quả công tác đo bóc khối lượng công tác xây dựng của công trình hoặc hạng mục công trình, cung cấp các thông tin về khối lượng và các thông tin có liên quan khác để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng.
b) Tất cả các công tác/nhóm công tác xây dựng cần thực hiện phải được ghi trong Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng. Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng được lập cho toàn bộ công trình hoặc lập riêng cho từng hạng mục công trình, gói thầu và theo kế hoạch tiến độ, yêu cầu thực hiện dự án.
c) Nội dung chủ yếu của Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng bao gồm: Danh mục các công tác/nhóm công tác, đơn vị tính, cách thức xác định khối lượng, kết quả xác định khối lượng, các thông tin mô tả công việc (nếu cần thiết). Việc bố trí và trình bày nội dung trong Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng phải đơn giản và ngắn gọn. Mẫu Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
3. Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình dùng để diễn giải chi tiết cách thức tính toán, kết quả xác định khối lượng trong quá trình đo bóc. Mẫu Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng theo Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục công việc cần thực hiện đo bóc khối lượng phù hợp với bản vẽ thiết kế, trình tự thi công xây dựng công trình, thể hiện được đầy đủ nội dung các công tác xây dựng cần xác định khối lượng, vị trí các bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình.
5. Đơn vị tính được lựa chọn theo yêu cầu quản lý và thiết kế thể hiện, phù hợp với đơn vị tính trong hệ thống định mức và đơn vị đo lường theo quy định hiện hành.
6. Các ký hiệu dùng trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối lượng theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ theo số liệu thống kê của thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
7. Kết quả đo bóc khối lượng công tác xây dựng từ Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình được tổng hợp vào Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng sau khi đã được xử lý theo nguyên tắc làm tròn các trị số. Trường hợp kết quả tính toán là số thập phân thì lấy đến ba số sau dấu phẩy.
1. Trường hợp sử dụng số liệu thống kê khối lượng từ các chương trình phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng tự động xác định khối lượng thì khối lượng các công tác này cần phải được ghi rõ về cách thức xác định trong Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xác định khối lượng từ phần mềm chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu này, có trách nhiệm giải trình cho cơ quan thẩm tra, thẩm định về sự phù hợp của số liệu và nguyên tắc đo bóc của phần mềm sử dụng. Các khối lượng thống kê từ phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng phải phù hợp với nguyên tắc xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Người tổng hợp các khối lượng từ chương trình phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng nêu tại khoản 1 điều này cần nắm rõ nội dung của các số liệu đó, bổ sung các thông tin mô tả phù hợp cho việc xác định chi phí hoặc áp dụng các đơn giá, định mức.
1. Đo bóc khối lượng theo diện tích, quy mô công suất hoặc năng lực phục vụ được thực hiện làm cơ sở để xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Đo bóc theo diện tích sàn xây dựng đối với công trình dân dụng và công nghiệp
a) Khối lượng diện tích sàn xây dựng công trình là tổng diện tích sàn xây dựng của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum (nếu có). Diện tích sàn xây dựng của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói.
b) Các thông tin mô tả bao gồm: chiều cao công trình (chiều cao từng tầng hoặc chiều cao toàn bộ tòa nhà), số lượng tầng (bao gồm tầng nổi, tầng hầm), tính chất kết cấu, vật liệu sử dụng chủ yếu, biện pháp gia cố nền đặc biệt và các thông tin khác có liên quan đến việc xác định chi phí (nếu có) cần được ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
3. Đo bóc theo diện tích cầu giao thông
a) Khối lượng diện tích cầu giao thông đường bộ tính theo chiều rộng là hết gờ lan can ngoài và chiều dài đến hết đuôi mố.
b) Các thông tin mô tả bao gồm: loại cầu, loại dầm cầu, bề rộng cầu, chiều dài nhịp, loại cọc, chiều dài cọc móng và các thông tin khác có liên quan đến việc xác định chi phí (nếu có) cần được ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
4. Đo bóc theo quy mô công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình
a) Đối với những công trình đã có trong danh mục suất vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền ban hành thì đơn vị tính sử dụng để đo bóc phù hợp với đơn vị tính tương ứng trong tập suất vốn đầu tư ban hành.
b) Khi đo bóc khối lượng theo quy mô công suất, theo thông số kỹ thuật hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình, các thông tin mô tả cần được thể hiện rõ về tính chất, đặc điểm và loại vật liệu sử dụng xác định từ thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác trong dự án.
1. Danh mục nhóm công tác, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu thực hiện công việc chính trong quá trình xây dựng.
2. Đơn vị tính
a) Xác định phù hợp với loại công tác xây dựng chính, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình, đảm bảo thuận tiện nhất trong việc đo đếm trên bản vẽ hoặc ngoài thực địa khi xây dựng công trình và phải phù hợp với đơn vị tính theo định mức đã được công bố (nếu có).
b) Đối với những nhóm công tác, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình đã có trong danh mục định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thì tên gọi, đơn vị tính ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng công trình, hạng mục công trình phù hợp với tên gọi, đơn vị tính trong tập định mức, đơn giá ban hành.
3. Khối lượng đo bóc theo nhóm công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng và thống kê trong hồ sơ thiết kế của công trình, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.
1. Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Chi tiết hướng dẫn do bóc khối lượng các công tác xây dựng chủ yếu theo Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Đối với những công tác đã có trong danh mục định mức hoặc đơn giá xây dựng được cấp có thẩm quyền ban hành thì tên gọi, đơn vị tính các công tác đó ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng công trình, hạng mục công trình phù hợp với tên gọi, đơn vị tính công tác xây dựng tương ứng trong hệ thống định mức hoặc đơn giá xây dựng công trình.
1. Khi lập hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư phải quy định rõ nguyên tắc, phương pháp đo bóc khối lượng khi nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng.
2. Nấu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì nguyên tắc đo bóc khối lượng các công tác xây dựng chủ yếu theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 và các quy định khác có liên quan.
3. Khối lượng thi công xây dựng hoàn thành được kiểm tra, tính toán, đo đạc, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công đã được quy định trong điều khoản của Hợp đồng xây dựng và phải được đối chiếu với khối lượng trong thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán. Đối với hợp đồng trọn gói không cần đo bóc khối lượng hoàn thành chi tiết. Khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán được duyệt phải được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng.
1. Chủ đầu tư có các quyền sau đây:
a) Trường hợp cần thiết, được thuê các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm theo quy định thực hiện công tác đo bóc, thẩm tra, kiểm soát khối lượng công tác xây dựng.
b) Được quyền yêu cầu tư vấn làm rõ kết quả đo bóc khối lượng, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến kết quả đo bóc khối lượng.
c) Các quyền khác liên quan đến quản lý khối lượng theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đo bóc khối lượng xây dựng khi thực hiện nghiệm thu hồ sơ lập dự án, thiết kế, dự toán xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, đảm bảo về thể thức, đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
b) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm theo quy định để thẩm tra phần khối lượng xây dựng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự toán, tổng mức đầu tư.
c) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
b) Từ chối ghi trong kết quả đo bóc các khối lượng không thể hiện trên thiết kế hoặc các chỉ dẫn kỹ thuật đi kèm.
c) Các quyền khác theo quy định trong hợp đồng với chủ đầu tư hoặc pháp luật khác có liên quan đến việc đo bóc, xác định khối lượng xây dựng công trình.
2. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình có các trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện do bóc khối lượng xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.
b) Cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ trì công tác đo bóc khối lượng và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng công tác đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
c) Cung cấp đầy đủ hồ sơ và giải trình, chỉnh sửa nội dung hồ sơ đo bóc khối lượng trình thẩm tra, thẩm định theo yêu cầu của chủ đầu tư.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về khối lượng công tác xây dựng do mình do bóc.
d) Cá nhân thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình có trách nhiệm phải nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ dẫn kèm theo khi thực hiện công việc đo bóc. Trường hợp cần thiết, yêu cầu người thiết kế giải thích rõ các vấn đề về thiết kế có liên quan đến việc đo bóc khối lượng công tác xây dựng.
e) Người chủ trì đo bóc khối lượng chịu trách nhiệm chính về nội dung, chất lượng của các thông tin, số liệu trong các bảng đo bóc khối lượng. Người thực hiện đo bóc khối lượng có trách nhiệm phối hợp, giải thích, làm rõ nội dung liên quan đến kết quả đo bóc với người chủ trì.
g) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2020.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
1. Đo bóc công tác phá dỡ
Khối lượng công tác phá dỡ được phân loại theo loại cấu kiện cần phá dỡ, loại vật liệu cần phá dỡ, biện pháp thi công và điều kiện thi công.
Phần mô tả trong công tác phá dỡ cần ghi chú về biện pháp chống dỡ (nếu có), khối lượng biện pháp chống đỡ và vận chuyển phế thải ra khỏi công trình được tính toán thành những công tác riêng biệt.
Khối lượng vật liệu sau khi phá dỡ nếu được tận dụng (tận dụng hết, tận dụng bao nhiêu %...) thì cần được ghi rõ trong phần mô tả khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
2. Đo bóc công tác đào, đắp
Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, cấp đất, đá, độ sâu đào, bề rộng của hố đào, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, đá, cát...), cấp đất đá, độ dày của lớp vật liệu đắp, độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
Khối lượng công tác đào, đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, không tính thêm độ nở rời, co ngót hoặc hao hụt.
Trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Trường hợp mua đất rời để đắp thì khối lượng đất rời dùng để đắp được xác định căn cứ vào khối lượng đất do tại nơi đắp nhân với hệ số tơi xốp của đất (bằng khối lượng thể tích khô của đất theo yêu cầu thiết kế chia cho khối lượng thể tích khô xốp ngoài hiện trường).
Khối lượng đào, đắp khi đo bóc không bao gồm khối lượng các công trình ngầm chiếm chỗ (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước...). Trong khối lượng đào không tính riêng khối lượng các loại đất/đá mà khác với cấp đất/đá đang thực hiện đo bóc nếu khối lượng đó nhỏ hơn 1m3.
Đối với công tác đào, đắp móng công trình nhà cao tầng, công trình thủy công, trụ cầu, mố cầu, hầm, các công trình theo tuyến, nền đất yếu thì trong phần mô là đào, đắp cần ghi rõ biện pháp thi công phục vụ đào, đắp như làm cừ chống sạt lở,...(nếu có).
Việc tận dụng vật liệu sau khi đào (nếu có), phương án vận chuyển vật liệu đào ra khỏi công trình cần được ghi cụ thể trong phần mô tả của khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
3. Đo bóc công tác xây
Khối lượng công tác xây được đo bóc, phân loại riêng theo loại vật liệu xây (gạch, đá...), mác vữa xây, chiều dày khối xây, chiều cao công trình, theo bộ phận công trình và điều kiện thi công.
Khối lượng xây dựng được đo bóc bao gồm cả các phần nhô ra và các chi tiết liên kết gắn liền với khối xây thể hiện trong thiết kế, không phải trừ khối lượng các khoảng trống không phải xây trong khối xây có diện tích nhỏ hơn 0,25m2.
Độ dày của tường khi xác định không bao gồm lớp ốp mặt, lớp phủ bề mặt (lớp trát). Độ dày của tường vát là độ dày trung bình của tường đó.
Xây tường độc lập có chiều dài lớn hơn không quá 4 lần chiều dày tường được tính là xây cột, trụ.
Khối lượng cột, trụ gắn với tường, được thiết kế cùng một loại vật liệu với tường, thực hiện thi công cùng với xây tường, khi đo bóc khối lượng thì được tính là khối lượng của tường đó.
4. Đo bóc công tác bê tông
Khối lượng bê tông được đo bóc, phân loại riêng theo phương thức sản xuất bê tông (bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng (bê tông đá dăm, bê tông át phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền sunfat...), kích thước vật liệu (đá, sỏi, cát...), mác xi măng, mác vữa bê tông, theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, tường, cột...), theo chiều dày khối bê tông, theo chiều cao công trình, theo cấu kiện bê tông (bê tông đúc sẵn), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ thể tích cốt thép, dây buộc, bản mã, các bộ phận ứng suất trước (ngoại trừ ống luồn cáp, ống siêu âm), các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích nhỏ hơn 0,1 m3 nằm trong bê tông.
Cột, trụ nối với tường, nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông với tường và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của tường.
Phần bê tông giao giữa cột và dầm nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của dầm.
Phần bê tông dầm, cột, vách nằm trong tấm sàn nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông với tấm sàn và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được do như bộ phận của sàn.
Những yêu cầu đặc biệt về các biện pháp đầm, bảo dưỡng hoặc biện pháp kỹ thuật xử lý đặc biệt theo thiết kế hoặc tiêu chuẩn, quy phạm, phương án vận chuyển bê tông (cự ly, loại xe), tỷ lệ cấp phối bê tông cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng và Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
5. Đo bóc công tác ván khuôn
Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo yêu cầu thiết kế, chất liệu sử dụng làm ván khuôn (thép, gỗ, gỗ dán phủ phim...).
Khối lượng ván khuôn được đo cho bề mặt của bê tông cần phải chống đỡ tạm thời trong khi đúc (kể cả các phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn kỹ thuật), không phải trừ các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích nhỏ hơn 1m2.
Đối với khối lượng ván khuôn theo tấm định hình khi thi công theo yêu cầu kỹ thuật có kích thước lớn hơn 3m2 không phải trừ diện tích ván khuôn các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông.
Ván khuôn để lại công trình, chất liệu sử dụng làm ván khuôn, số lần luân chuyển ván khuôn (nếu cần thiết) cần được nêu rõ trong phần mô tả của khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
6. Đo bóc công tác cốt thép
Khối lượng cốt thép phải được đo bóc, phân loại theo loại thép (thép thường và thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, cột, tường...) và điều kiện thi công.
Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép, mối nối chồng, nối ren, nối ống, miếng đệm, con kê, bu lông liên kết và khối lượng cốt thép biện pháp thi công như thép chống giữa hai lớp cốt thép... (nếu có). Khối lượng cáp dự ứng lực đo bóc tương ứng với chiều dài của kết cấu có sử dụng cáp dự ứng lực.
Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc điểm về nhận dạng khác cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
7. Đo bóc công tác cọc
Khối lượng cọc phải được đo bóc, phân loại theo loại vật liệu chế tạo cọc (cọc tre, cọc gỗ, bê tông cốt thép, thép,...), kích thước cọc..., (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện), biện pháp thi công (đóng, ép,...) cọc, độ sâu cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công (trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn) và biện pháp thi công (thủ công, thi công bằng máy).
Độ sâu cọc được đo dọc theo trục của cọc từ điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt đất tới cao độ mũi cọc.
Các thông tin liên quan đến các yêu cầu cần thiết khi đóng cọc, nối cọc, phá dỡ đầu cọc cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
Đối với kết cấu cọc Barrete hay cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tại hiện trường, việc đo bóc khối lượng công tác bê tông, cốt thép cọc như hướng dẫn về khối lượng công tác bê tông (Mục 4) và cốt thép (Mục 6) đã quy định ở trên.
Các ống vách để lại vĩnh viễn (phục vụ công tác cọc khoan nhồi, tường cừ giữ lại...) phải được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
8. Đo bóc công tác khoan
Khối lượng công tác khoan phải được đo bóc, phân loại theo đường kính lỗ khoan, chiều sâu khoan, điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn), cấp đất, đá; phương pháp khoan (khoan thẳng, khoan xiên) và thiết bị khoan (khoan xoay, khoan guồng xoắn, khoan lắc...), kỹ thuật sử dụng bảo vệ thành lỗ khoan (ống vách, bentonit...).
Chiều sâu khoan được đo dọc theo lỗ khoan, tính từ điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt đất đến cao độ đáy hố khoan.
Các thông tin về công tác khoan: Chiều sâu khoan, cấp đất đá, điều kiện khi khoan (khoan trên cạn, dưới nước, độ sâu mực nước, tốc độ dòng chảy, mực nước thủy triều lên và xuống, chiều sâu ngàm vào đá, chiều dài ống vách phụ (nếu có),...) cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
9. Đo bóc công tác làm đường
Khối lượng công tác làm đường phải được đo bóc, phân loại theo loại đường (bê tông xi măng, bê tông át phan, láng nhựa, cấp phối...), theo trình tự của kết cấu (nền, móng, mặt đường), chiều dày của từng lớp, theo biện pháp thi công.
Khối lượng làm đường khi đo bóc không phải trừ các khối lượng lỗ trống trên mặt đường (như hố ga, hố thăm hoặc tương tự) có diện tích nhỏ hơn 1m2.
Các thông tin về loại vật liệu, chiều dày các lớp cấp phối, mặt cắt ngang đường, lề đường cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
Khối lượng công tác vỉa hè, dải phân cách, lan can phòng hộ, sơn kẻ, diện tích trồng cỏ, hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu, hệ thống chiếu sáng... được đo bóc riêng.
Các công tác xây, bê tông, cốt thép... thuộc công tác làm đường, khi đo bóc như hướng dẫn về đo bóc khối lượng công tác xây (Mục 3), công tác bê tông (Mục 4) và công tác cốt thép (Mục 6) quy định ở trên.
10. Đo bóc công tác đường ống
Khối lượng công tác đường ống được đo bóc, phân loại theo loại ống, kích thước ống, vật liệu chế tạo (bê tông, gang, thép,...).
Chiều dài của đường ống được đo dọc theo đường trung tâm của đường ống. Chiều dài của đường ống cấp nước phân phối, thoát nước được đo bao gồm chiều dài có phụ kiện và van. Chiều dài đường ống thoát nước (mưa, bẩn) không tính chiều dài ở các hố ga, hố thu và hố thăm chiếm chỗ.
Vật liệu, kiểu nối, đường kính ống và yêu cầu lót ống được nêu rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
11. Đo bóc công tác kết cấu thép
Khối lượng kết cấu thép phải được đo bóc, phân loại theo chủng loại thép, đặc tính kỹ thuật của thép, kích thước kết cấu, các kiểu liên kết (hàn, bu lông...), các yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, biện pháp gia công, lắp dựng (thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép ...).
Khối lượng kết cấu thép được đo bóc theo khối lượng của các thanh thép, các tấm thép tạo thành. Khối lượng kết cấu thép bao gồm cả mối nối chồng theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng cắt xiên, cắt vát các đầu hoặc các khối lượng khoét bỏ để tạo ra các rãnh, lỗ hoặc khắc hình trên bề mặt kết cấu thép mà mỗi lỗ có diện tích nhỏ hơn 0,1m2 cũng như khối lượng bu lông, đai ốc, con kê nhưng không bao gồm khối lượng các bu lông, chi tiết gá lắp, lắp ráp tạm thời.
Đối với kết cấu thép phục vụ thi công cần nêu rõ thời gian sử dụng, số lần luân chuyển, thanh lý thu hồi... trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
12. Đo bóc công tác kết cấu gỗ
Khối lượng kết cấu gỗ phải được đo bóc, phân loại theo nhóm gỗ, theo chi tiết bộ phận kết cấu (vì kèo gỗ, xà gồ gỗ, cầu phong gỗ, dầm gỗ, kết cấu gỗ mặt cầu,...), kích thước cấu kiện, chi tiết liên kết, mối nối trong kết cấu không gian, theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng bao gồm cả mối nối, mối ghép bằng gỗ. Đối với sàn, vách, trần gỗ không trừ khối lượng khoảng trống, lỗ rỗng có diện tích nhỏ hơn 0,25m2. Không tính các vật liệu dùng để chống đỡ khi lắp dựng kết cấu gỗ như đà giáo, thanh chống,...
Chiều dài của các bộ phận gỗ được đo là tổng chiều dài không trừ mối nối và mối ghép.
Khối lượng các vật liệu kim khí để tăng cường độ cứng cho kết cấu gỗ và mối nối bằng sắt thép, bu lông, neo, tăng dơ, đinh... và các lớp hoàn thiện bề mặt được đo bóc riêng.
Vật liệu, loại và kích thước của đồ gá lắp được nêu rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
13. Đo bóc công tác hoàn thiện
a) Yêu cầu chung của công tác hoàn thiện
Khối lượng công tác hoàn thiện được đo bóc, phân loại theo công việc cần hoàn thiện (trát, láng, ốp, lát, sơn, mạ, làm cửa, làm trần, làm mái...), theo chiều dày bề mặt cần hoàn thiện (trát, láng, sơn, mạ...), theo chủng loại đặc tính kỹ thuật vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vừa, mác vừa, loại gỗ, loại đá, loại tấm trần, loại mái...), theo chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ, trần, mái...), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng công tác hoàn thiện khi đo bóc không phải trừ đi khối lượng các lỗ rỗng, khoảng trống không phải hoàn thiện có diện tích nhỏ hơn 0,25m2.
Các thông tin về đặc tính kỹ thuật của vật liệu cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng và Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
b) Đo bóc công tác trát, láng
Khối lượng được đo bóc là khối lượng bề mặt cần hoàn thiện được xác định tiếp xúc với nền của kết cấu bao gồm cả khe nối trơn, các bờ, các góc, chỗ giao cắt phẳng, các phần lõm vào, lồi ra... Khối lượng các gờ chỉ, các phào và các vật liệu dùng để liên kết phục vụ công tác trát, láng như các miếng giữ góc, các sợi, các lưới thép được tính riêng.
c) Đo bóc công tác lát, ốp
Khối lượng được đo bóc là khối lượng bề mặt cần ốp, lát của kết cấu bao gồm cả chỗ nối, các gờ, các góc, lát tạo đường máng và rành, lát trên đường ống dẫn ngầm và nắp hố thăm, lát vào các khung và lát xung quanh các đường ống, dầm chìa và tương tự...
Khối lượng các chi tiết trang trí ở gờ, ở các góc và chỗ giao nhau được tính riêng.
d) Đo bóc công tác cửa
Khối lượng được đo bóc theo loại cửa và theo bộ phận của cửa như khung cửa, cánh cửa, các thanh nẹp, các tấm nẹp trang trí, hộp cửa, vật liệu chèn khe (nếu có), các loại khóa, các loại phụ kiện tự đóng, mở...
Các thông tin như chất liệu cửa (cửa gỗ, cửa kính, cửa kim loại, cửa nhựa, cửa cuốn...), tính chất loại vật liệu (nhóm gỗ, chất liệu kim loại,...), phương pháp liên kết, đặc điểm vị trí lắp dựng (tường gạch, tường bê tông, kết cấu gỗ...), xử lý bề mặt và hoàn thiện trước khi lắp dựng cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
d) Đo bóc công tác trần
Khối lượng được đo bóc theo loại trần (bao gồm tấm trần, hệ dầm trần, khung treo, các thanh giằng, miếng đệm, thanh viền...) thuộc hệ thống kỹ thuật công trình được gắn vào trần.
Khối lượng đo bóc có thể tính riêng theo tấm trần và hệ dầm trần, khung treo...
e) Đo bóc công tác mái
Khối lượng được đo bóc theo loại mái, bề mặt cần lợp mái ứng với từng khối lượng theo bộ phận của mái như vì kèo, giằng vì kèo, xà gồ, cầu phong, lớp mái theo vật liệu sử dụng (gồm cả làm úp nóc, bờ chảy).
g) Công tác sơn
Khối lượng sơn tường được đo bóc là khối lượng bề mặt cần hoàn thiện.
Diện tích được đo cho công tác sơn đường ống là chiều dài nhân với chu vi của đoạn ống được sơn không trừ hoặc thêm các mặt bích, van, giá treo và các phụ kiện nhô lên khác.
Khi tính toán diện tích sơn các bộ phận kết cấu kim loại, không tính toán chi tiết cho từng tấm nối, đinh tán, bu lông, đai ốc và các chi tiết tương tự.
Đối với kết cấu thép có yêu cầu sơn bảo vệ trước khi lắp đặt thì khối lượng sơn được bổ sung thêm khối lượng sơn vá, dặm hoàn thiện sau khi lắp đặt.
14. Đo bóc công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình
Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông gió, cấp nhiệt, điện nhẹ, báo cháy, chữa cháy... được đo bóc, phân loại theo từng loại vật tư, phụ kiện và theo các thông số kỹ thuật (tiết diện, chủng loại...) của hệ thống kỹ thuật công trình theo thiết kế sơ đồ của hệ thống, có tính đến các điểm cong, gấp khúc theo chi tiết bộ phận kết cấu, theo các modul lắp đặt, theo kiểu liên kết, theo biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt).
15. Đo bóc công tác lắp đặt thiết bị công trình
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình được đo bóc, phân loại theo loại thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị cần lắp đặt, theo các modul lắp đặt, theo kiểu liên kết, theo biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt)...
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình bao gồm tất cả các phụ kiện để hoàn thiện tại chỗ, các thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị theo thiết kế và phục vụ công tác kiểm tra, chạy thử, vận hành tạm.
16. Đo bóc công tác dàn giáo phục vụ thi công
Khối lượng công tác dàn giáo phục vụ thi công bao gồm cả công tác lắp dựng và tháo dỡ được đo bóc theo chủng loại dàn giáo (dàn giáo tre, gỗ, thép và dàn giáo công cụ), theo mục đích sử dụng (dàn giáo trong, dàn giáo ngoài, dàn giáo hoàn thiện trụ, cột độc lập...), thời gian sử dụng dàn giáo, số lần luân chuyển, thanh lý thu hồi...
Chiều cao dàn giáo là chiều cao từ cốt mặt nền, sàn hiện tại của công trình đến độ cao lớn nhất bảo đảm đủ điều kiện thuận lợi để thi công.
Đo bóc khối lượng dàn giáo thép công cụ phục vụ thi công thì ngoài các nguyên tắc nói trên cần lưu ý một số quy định cụ thể như sau:
- Dàn giáo ngoài được tính theo diện tích hình chiếu đứng trên mặt ngoài của kết cấu.
- Dàn giáo trong được tính theo diện tích hình chiếu bằng của kết cấu và chỉ được tính đối với các công tác có chiều cao lớn hơn 3,6m theo nguyên tắc lấy chiều cao dàn giáo 3,6m làm gốc và cứ mỗi khoảng tăng thêm 1,2m tính thêm một lớp để cộng dồn, khoảng tăng chưa đủ 0,6m không được tính khối lượng.
- Dàn giáo hoàn thiện trụ và cột độc lập được tính theo chu vi mặt cắt cột, trụ cộng thêm 3,6m nhân với chiều cao cột, trụ.
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
- Tên dự án: ......................................................................................................................
- Tên công trình: ................................................................................................................
- Hạng mục công trình:.......................................................................................................
STT |
MÃ HIỆU CÔNG TÁC |
DANH MỤC CÔNG TÁC XÂY DỰNG |
ĐƠN VỊ TÍNH |
CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH |
KHỐI LƯỢNG |
GHI CHÚ |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người thực hiện |
Người chủ trì |
Ghi chú:
- Danh mục công tác xây dựng ở cột (3) có thể giữ nguyên như kết cấu ở Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng hoặc có thể sắp xếp lại tùy theo mục đích sử dụng.
- Cách thức xác định ở cột (5) ghi rõ cách thức để xác định khối lượng như: theo số liệu từ “Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng”, “Tạm tính” hay “Thống kê từ thiết kế”, “Xác định theo phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng”...
- Khối lượng ghi ở cột (6) là khối lượng toàn bộ ứng với tên công việc đã đo bóc sau khi đã dược làm tròn các trị số. Khối lượng này được tổng hợp từ Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng hoặc thống kê từ bản vẽ thiết kế.
- Cột (7) dành cho các ghi chú làm rõ hơn về các đặc điểm, mô tả khoản mục công tác cần lưu ý khi áp giá, xác định chi phí,...
BẢNG CHI TIẾT KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
- Tên dự án: ......................................................................................................................
- Tên công trình: ................................................................................................................
- Hạng mục công trình:.......................................................................................................
STT |
KÝ HIỆU BẢN VẼ |
MÃ HIỆU CÔNG TÁC |
DANH MỤC CÔNG TÁC |
ĐƠN VỊ TÍNH |
SỐ BỘ PHẬN GIỐNG NHAU |
DIỄN GIẢI TÍNH TOÁN |
KHỐI LƯỢNG MỘT BỘ PHẬN |
KHỐI LƯỢNG TOÀN BỘ |
GHI CHÚ |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9)=(6)x(8) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người thực hiện |
Người chủ trì |
Ghi chú:
- Danh mục công tác ở cột (4), đơn vị tính ở cột (5) được lập theo các nguyên tắc nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 - Yêu cầu trong triển khai công tác đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
- Tại cột Diễn giải tính toán (cột 7): cần ghi rõ chi tiết cơ sở đưa ra các khối lượng, công thức xác định,...
- Cột (10) dành cho các ghi chú cần thuyết minh làm rõ về các đặc điểm, mô tả khoản mục công việc cần lưu ý khi thực hiện đo bóc, xác định chi phí, áp đơn giá cho công tác,...
MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.17/2019/TT-BXD |
Hanoi, December 26, 2019 |
INSTRUCTIONS ABOUT CONSTRUCTION QUANTITY TAKEOFF
Pursuant to the Government's Decree No. 81/2017/ND-CP dated July 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/2019/ND-CP dated August 14, 2019 on management of investment and construction costs;
Upon the request of the Director of Institute of Construction Economics and the Director of Construction Economics Department;
The Minister of Construction hereby promulgates the Circular as a manual for quantity takeoff for construction works.
This Circular shall provide instructions about quantity takeoff or measurement of construction works as a basis to determine and manage investment and construction costs of investment and construction projects funded by the state budget and non-budgetary capital, and other public-private partnership (PPP) investment projects.
Projects funded by official development aid (ODA) capital shall be subject to regulations laid down in treaties and regulations of domestic laws specified in the Law on Treaties.
Article 2. Subjects of application
This Circular shall apply to entities and persons involved in determination, estimation or surveying of quantities of construction works as a basis to manage investment and construction costs of investment and construction projects funded by the state budget and non-budgetary capital, and other public-private partnership (PPP) investment projects.
Article 3. Quantity takeoff principles
1. Measurement/quantity takeoff of construction works means the determination of detailed quantities or volumes of a construction work by using the method of measurement, counting, calculation and checking on the basis of the size and quantity prescribed in design drawings, design explanations, or from the request for project implementation, construction, technical or engineering guides, other relevant documents and guidelines, and Vietnamese construction standards and regulations.
2. The quantity takeoff for a construction work must serve correct purposes, using methods of determining and managing construction investment expenses according to regulations.
3. Quantities produced after measurement or takeoff activities need to show the property, structure, main materials used and construction methods, and provides all conditions necessary for determining construction expenses.
4. For a number of parts of a construction work, the construction volumes belonging to a construction work or work item that cannot be measured in an exact or detailed manner, it is possible to make a quantity estimate. Estimated quantity is determined when the works are specified in the design document or project implementation requirements but it is not possible to determine the exact quantities according to the takeoff rules. The estimated quality will be taken off again when performing acceptance testing, payment and settlement or as specified in the construction contract.
5. The determination of quantities in acceptance, payment and settlement of construction expenses shall conform to contractual terms and conditions, and the quantity takeoff principles specified in this Circular.
Article 4. Requirements for quantity takeoff of construction works
1. Construction quantity takeoff documentation shall comprise: Summary or general bill of quantities, Detailed or breakdown bill of quantities and detailed statistics sheets (if any).
2. Requirements of the general or summary bill of quantities
a) Summary or general bill of quantities is a summary of the results of takeoff of a construction work or work item, providing information on volumes, quantities and other relevant information as a basis to determine construction costs.
b) All construction tasks/task groups to be performed must be recorded in the summary or general bill of quantities. The summary or general bill of quantities is made for the whole construction work or separately for each work item, bidding package and according to the project schedule and project implementation requirements.
c) Subject matters of the general or summary bill of quantities, including: List of tasks/task groups, unit of measurement, method of measurement, results of measurement, and description of works (if necessary). The layout and representation of data in the summary or general bill of quantities must be simple and concise. The sample bill of quantities is given in the Appendix 2 hereto.
3. Detailed or breakdown bill of quantities for a construction work or work item shall be used for providing detailed explanations about the calculation method and the results produced after the takeoff process. The sample bill of quantities is given in the Appendix 3 hereto.
4. The list of works needs to be measured in accordance with the design drawing and the construction order, showing the full contents of construction works that need to be measured, positions of parts and construction activities of construction works.
5. Units of measurement shall be selected according to management requirements and designs and conform to those belonging to the normative system and system of units prescribed in current regulations.
6. The symbols used in the detailed or breakdown bill of quantities of a construction work or work item must conform to those shown in design drawings. The statistical volumes or quantities of a design must be clearly indicated according to the design's statistics and must clearly indicate the number of the design drawing containing statistics.
7. Construction quantity takeoff results shown in the detailed or breakdown bill of quantities shall be integrated into the summary or general bill of quantities after being processed according to the principle of rounding numerical values. In case the calculation result is a decimal, the thousandths place value shall be accepted.
Article 5. Use of quantity results achieved by running design or quantity takeoff software
1. In the case of using quantity statistics produced by design software programs and other specialized automated takeoff and estimating software, it shall be necessary to clearly specify the measurement or estimation methods in the summary or general bill of quantities. Organizations or individuals performing quantity takeoff, measurement or estimation activities by using software shall be responsible for the accuracy of these statistics and shall be accountable to verification and evaluation authorities for the conformity of the data and quantity takeoff principles of such software. The quantity statistics produced from design and other specialized software must be consistent with the principles defined under the guidance given herein.
2. The reporter of quantity statistics produced by design and other specialized software programs mentioned in clause 1 of this Article needs to know the contents of such data, supplement the descriptive information suitable for costing or application of unit prices and norms.
Article 6. Measurement and takeoff of quantities in proportion to the designed size, output or service capacity of construction works
1. Taking off the quantity in ratio to the size, output or service capacity of a construction work shall serve the purpose of making the preliminary calculation or estimate of total investment or total construction investment according to the construction investment rate-based calculation method.
2. Taking off quantities in proportion to the building floor area of a civil or industrial construction work
a) The quantity in ratio to the floor area is the total building area of all floors of a construction work, including basement, semi-basement, technical floor, attic and garret (if any). The building area of a floor includes the surrounding walls (or the internal portions of shared walls) and the ground area of loggias, balconies, stairs, lift wells, technical utility boxes, chimneys.
b) Descriptive information, including the height of the building (height of each floor or height of the whole building), the number of floors (including superficial floors and basements), structural properties, main materials used, special foundation reinforcement and other information related to costing activities (if any), should be recorded in the detailed or breakdown bill of quantities.
3. Quantity takeoff in ratio to the area of traffic bridges
a) Quantity in ratio to the area of a road bridge shall be taken off in proportion to the width of the bridge between the outermost of handrails and the length of the bridge stretching to the abutment end dam.
b) Descriptive information, including type of bridge, type of bridge girder, bridge width, span length, type of pile, length of foundation pile and other information related to cost calculation (if any), should be included in the detailed or breakdown bill of quantities.
4. Measurement and takeoff of quantities in proportion to the output or service capacity of a construction work
a) For works already included in the investment portfolio promulgated by competent authorities, the units of measurement used for quantity takeoff must comply with the corresponding units used in the investment book of record already in circulation.
b) When taking off the quantity in ratio to the designed output, technical specifications or service capacity of a construction work, descriptive information should clarify the properties, characteristics and types of materials used as specified in the basic design and other necessary requirements.
Article 7. Quantity takeoff in ratio to work groups, structural units or parts of construction works
1. The list of working groups, structural units or parts of a construction work shall be selected on the basis of objectives of performing main tasks in the construction process.
2. Unit of measurement
a) The unit of measurement shall be determined in accordance with the main type of construction tasks, structural units or parts of the construction work for the sake of convenience of measurement or calculation on drawings or on site surveying when developing and carrying out construction works, and shall conform to units of measurement according to announced norms (if any).
b) For work groups, structural units or parts already in the list of norms and unit prices promulgated by competent authorities, their names and units of measurement recorded in the detailed or breakdown bill of quantities, or the general or summary bill of quantities, of a construction work or work item must be in conformity with the names and units of measurement included in the book of record of norms and unit prices already in circulation.
3. The quantity taken off or measured according to the work group, structural unit or parts of a construction work shall be carried out according to the methods of measurement, counting, calculation or inspection on the basis of the size, amount and statistics in design documentation, technical instructions and requirements of works to be performed in a construction work.
Article 8. Quantity takeoff in ratio to construction activities
1. The quantity must be measured, counted and calculated in the order appropriate to the technological process and work construction order. Detailed instructions on how to take off the quantity of major construction tasks shall be provided in Appendix 1 hereto.
2. For works specified in the list of norms or construction unit prices published by competent authorities, their names and units of measurement for these works recorded in the detailed or breakdown bill of quantities, or the general or summary bill of quantities, of a construction work or work item must be conformable to the respective names and units of measurement included in the system of norms and unit prices.
Article 9. Quantity measurement and estimation in acceptance testing, commissioning, payment and settlement of construction contracts
1. When preparing the bidding documents, the project owner must clearly specify the quantity takeoff principles and methods for acceptance testing, commissioning, payment and settlement of contracts.
2. Unless otherwise agreed in the contract, the principles of quantity takeoff of major construction activities shall be subject to Appendix 1 and other relevant regulations.
3. The quantity of completed construction work must be inspected, calculated, measured and verified by the project owner, construction contractor and supervision consultant according to the time or stage of construction as specified in the terms and conditions of the construction contract, and must be compared with the quantities specified in the approved design as a basis for acceptance testing, commissioning and payment activities. As for lump-sum contracts, the detailed or breakdown takeoff of completed quantities may be optional. The quantity arising outside of the approved design and cost estimate must be accepted and approved by the project owner as a basis for acceptance testing, commissioning, payment and settlement of contracts.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF PROJECT OWNERS, INVESTORS ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR CARRYING OUT CONSTRUCTION QUANTITY TAKEOFF
Article 10. Rights and responsibilities of owners or investors of construction works or projects
1. They shall exercise the following rights:
a) Where necessary, they may hire construction investment consultancy organizations that fully meet the prescribed qualification and experience requirements to render construction quantity takeoff, verification and control.
b) Request the consultant to clarify quantity takeoff results, and provide information and documents related to quantity takeoff results.
c) Exercise other rights in accordance with laws.
2. They shall assume the following responsibilities:
a) Conduct the inspection and acceptance of construction quantity takeoff data when carrying out the acceptance testing of documentation on project formulation, design, construction cost estimation, payment and final settlement of construction contracts, ensuring their representation and meeting the regulatory requirements.
b) Select consulting organizations and individuals that have sufficient capability and experience as prescribed to verify construction quantities at the request of agencies or organizations appraising cost estimates and total investment.
c) Assume other responsibilities prescribed by law.
Article 11. Rights and responsibilities of organizations and individuals carrying out construction quantity takeoff
1. They shall exercise the following rights:
a) Request the investor or the investor's representative to provide information and documents necessary for quantity takeoff activities.
b) Refuse to record quantities not shown in the attached design or technical instructions in the quantity takeoff results.
c) Have other rights prescribed in contracts with investors/project owners or other relevant laws on construction quantity takeoff and measurement.
2. They shall assume the following responsibilities:
a) Carry out construction quantity takeoff in accordance with their prescribed capacity.
b) Appoint qualified people to take charge of quantity takeoff and taking quality control measures for construction quantity takeoff activities.
c) Provide a full amount of documents, explain and correct contents of quantity takeoff documentation submitted for verification and inspection upon the request of the project developer/owner/investor.
d) Bear responsibility before law and to investors/owners/developers for construction quantities falling within the scope of their assigned takeoff duties.
d) Individuals performing construction quantity takeoff activities shall have the burden of studying and firmly grasping the information shown in the attached design drawings and instructional documents in the course of carrying out construction quantity takeoff. Where necessary, require the designer to clearly explain design issues related to construction quantity takeoff activities.
e) The person in charge of quantity takeoff shall be mainly responsible for the content and quality of information and figures shown in the bill of quantities. The person carrying out quantity takeoff shall coordinate, explain and clarify the content related to the quantity takeoff results with the person in charge of quantity takeoff activities.
g) Assume other responsibilities prescribed by law.
Article 12. Transition provisions
Transitional issues shall be dealt with in compliance with Article 36 in the Government’s Decree No. 68/2019/ND-CP dated August 14, 2019 on management of construction investment expenses.
This Circular shall enter into force on February 15, 2020.
|
PP. MINISTER |
QUANTITY TAKEOFF INSTRUCTIONS FOR MAIN CONSTRUCTION ACTIVITIES
(To the Circular No. 17/2019/TT-BXD dated December 26, 2019 of Ministry of Construction)
1. Demolition quantity takeoff
The quantity of demolition work is classified according to the type of structure to be demolished, type of material to be demolished, construction measures and construction conditions.
The description of demolition work needs to show support measures (if any), the quantity of support measures and transportation of wastes from the works which are calculated into separate works.
The amount of rubble, debris or demolition materials after dismantling, if recycled or reused (fully or at the specified ratio,...) should be clarified in the description of work items included in the summary or general bill of quantities.
2. Earthwork quantity takeoff
Excavation quantity must be taken off according to the group, type of work, grade of soil, rock, depth of excavation, the width of the excavated pit, excavation conditions and methods (whether manual or automated).
Backfilling quantity must be taken off according to the group, type of work, the type of filling materials (soil, rock, sand,...), grade of soil or rock, thickness of the layer of filling materials, the required tightness, or backfilling conditions and methods (whether manual or mechanized).
The excavation and backfilling quantity shall be calculated according to the dimensions indicated in the design drawings, construction standards, and shall be tested before acceptance without any addition of expansion, shrinkage or loss.
In case of digging of soil for earth fill purposes, the quantity of excavated soil shall be calculated by multiplying the quantity of fill soil by the coefficient of conversion from excavated soil to fill soil. In case of buying non-cohesive soil for fill purposes, the quantity of such soil shall be determined by multiplying the soil quantity measured at the filling place by the soil porosity coefficient (equal to the dry volumetric weight of the soil according to the design requirements divided by the field dry and pore volumetric weight of the soil).
The excavation and back fill quantity during the takeoff process shall not include the occupancy quantity of underground works (e.g. technical pipes, sewers, etc.). When calculating the excavation quantity, the weight of different types of soil / rock that are different from the grade of soil / rock being taken off shall not be calculated separately if the excavation quantity is less than 1m3.
As for the works like digging and backfilling for foundations of high-rise buildings, hydraulic works, piers, abutments, tunnels, directional works and weak grounds, in the descript of excavation and backfill activities, measures used for excavation and backfill works, such as installment of piles to prevent erosion, etc. (if any), must be clearly stated.
The utilization of excavated materials (if any), the plan for transportation of excavated materials out of works must be specified in the description of work items in the summary or general bill of quantities.
3. Masonry quantity takeoff
The quantity of masonry work shall be taken off and classified separately by types of masonry materials (e.g. bricks, stones ...), mortar grade, masonry block thickness, height of masonry unit, or by construction parts and conditions.
The masonry quantity includes both the protruding parts and details linked with the masonry block as shown in the design, and does not need to take away the quantity of non-masonry blank spaces existing in the masonry block of less than 0.25m2.
The thickness of wall in question does not include cladding or coating (plastering). The thickness of the beveled wall is the average thickness of that wall.
Building standalone walls with the maximum length of 4 times more than the wall thickness is deemed as building columns or pillars.
The quantity of column and pillar attached to a wall or designed using the same materials as the wall or worked at the same time as the wall masonry shall be deemed as the quantity of that wall.
4. Concrete work quantity takeoff
The quantity of concrete is measured and classified separately by the method of concrete production (concrete mixed in place, commercial concrete), by the type of concrete used (macadam concrete, asphalt concrete, heat-resistant concrete, sulfate-resistant concrete,...), material size (stone, gravel, sand ...), cement grade, concrete mortar grade, or by structural part details (foundations, walls, columns. ..), or by the thickness of concrete block, the height of work, the concrete structure (precast concrete), or by construction conditions and methods.
The concrete quantity to be taken off is the entire concrete structure, including protruding parts, except for the volume of rebar, laces, code sheets, prestressed parts (exclusive of cable conduits, ultrasonic tubes), pores on the surface of concrete structure with the volume of less than 0.1 m3 inside the concrete work.
As for columns, pillars connected to walls, if they are made from the same aggregates or are of the same concrete grade as the wall and do not require to be separately cast, they shall be taken off as parts of the wall.
As for the concrete parts connecting columns with beams, if they are made from the same aggregates, are of the same concrete grade and do not require separate casting, then they shall be taken off as parts of the beam.
As for concrete parts of beams, columns, walls inside floor slabs, if they are made from the same aggregates and are of the same concrete grade as the floor slabs, and do not need to be cast separately, then they shall be taken off as floor parts.
Special requirements regarding compaction, maintenance solutions or special treatment techniques according to designs or standards, rules, plans for concrete transportation (distance, vehicle type), percentage of concrete aggregate should be clearly stated in the detailed or breakdown, or summary or general, bill of quantities.
5. Formwork quantity takeoff
The quantity of formwork shall be taken off or classified separately according to design requirements or materials used as formwork (e.g. steel, wood, film covered plywood,…).
The quantity of formwork is measured for the surface of the concrete work which needs to be temporarily supported during casting (including protruding parts of the formwork according to technical standards or technical instructions), not excluding surface voids of the concrete structure of less than 1m2.
If the quantity of formwork is commensurate with profiled sheets upon construction according to technical specifications with the measure of greater than 3m2, the dimensional size of voids on the surface of concrete structures must not be deducted.
Formwork retained for construction works, materials used for formwork, number of rotation times of formwork (if necessary) should be clearly stated in the description of work items in the summary or general bill of quantities.
6. Rebar quantity takeoff
The rebar quantity must be taken off and classified by the type of steel (normal and pre-stressed, plain or deformed bars), bar grades, groups, and diameter of rebar according to the details of structural parts (foundations, columns, walls ...) and work conditions.
The quantity of rebar to be taken off shall include the quantity of rebar, splice joints, threaded connections, pipe joints, cushions, spacers, bolts and the quantity of rebar worked according to the same reinforcement method as the supporting steel between two layers of rebar, ... (if any). The quantity of prestressing cables to be taken off shall be commensurate with the length of the structure using prestressed cable.
Information about standard strength, surface shape and other identities should be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
7. Pilework quantity takeoff
The quantity of pilework must be taken off and classified according to the type of input material (e.g. bamboo, wooden, reinforced concrete, steel piles, ...), pile size ..., (length, diameter, cross section of each pile), pile installation methods (pile driving, pressing, ...), pile depth, rock and soil grade, work conditions (terrestrial, underwater, freshwater, brackish water, salt water environment ) and pilework approaches (manual, mechanized).
The depth of pile is measured along the axis of the pile from the point of contact with the ground to the height of the pile tip.
Information related to the requirements concerning pile driving, connection and pile head breaking should be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
For Barrete piles or precast reinforced concrete piles cast in place, concrete work or rebar work quantity takeoff shall be carried out according to instructions on the concrete work (Section 4) and rebar work (Section 6) mentioned above.
Permanently retained wall pipes (for the purposes of working bored piles, retaining pile walls, etc.) must be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
8. Drillwork quantity takeoff
Drillwork quantity must be taken off and classified according to bore diameter, drilling depth, drilling conditions (land or underwater, freshwater, brackish water, salt water environment), soil and rock grades; drilling methods (straight, oblique drilling) and drilling equipment (rotary, helical, pendulum drills, etc.), techniques used to protect boreholes (wall pipes, bentonite ...).
The drilling depth is measured along the borehole, starting from the point of contact with the ground to the height of the bottom of the drilling pit.
Information about drill work, including drilling depth, rock or soil grade, drilling conditions (land, underwater, depth of water, flow rate, rising or lowering tide levels, depth of stone feeding brace, length of auxiliary wall pipe (if any), ...) should be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
9. Roadwork quantity takeoff
The roadwork quantity must be taken off and classified according to the type of road (cement concrete, asphalt concrete, bitumen, aggregate roads, ...), according to the placement order of structure (road foundation, basement, surface), thickness of each layer, or according to construction methods.
The roadwork quantity to be taken off shall not require any subtraction of the quantity of holes on the road surface (such as manholes, inspection chambers or the like) with the measure of less than 1m2.
Information on the type of materials, the thickness of aggregate layers, cross-section, and pavement, should be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
The quantity of works such as pavement, median strip, protective railing, painting or marking, grass growing area, marker posts, signboards, lighting systems,... shall be taken off separately.
Quantity takeoff of masonry, concrete, rebar works, ... belonging to the road construction activities shall be carried out according to instructions on masonry work quantity takeoff (Section 3), concrete work quantity takeoff (Section 4) and rebar work quantity takeoff (Section 6) mentioned above.
10. Pipework quantity takeoff
Pipework quantity shall be measured and classified according to the type of pipe, pipe size and materials (concrete, cast iron, steel, ...).
The length of a pipe is measured along the center line of the pipe. The length of the water distribution pipe and drainage pipe is measured inclusive of the length covering fittings and valves. Length of storm water drainage pipe or sewer does not include the occupancy length of manholes, collector pits and inspection chambers.
Materials, connection types, pipe diameters and pipe lining requirements must be specified in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
11. Structural steelwork quantity takeoff
The structural steelwork shall be taken off and classified according to the type of steel, technical properties of steel, structural size, forms of joints (welded, bolted ...), necessary technical requirements in the process of manufacture, erection, processing or erection solutions (manual, mechanized, use of temporary support pillars for erection or installation of steel structures, ...).
The steel structure quantity is taken off according to the quantity of constituent steel bars and sheets. The structural steelwork quantity includes the quantity of superimposed joints in accordance with technical regulations, oblique cutting, bevel cutting or cut-off quantities to create grooves, holes or carve in the surface of the steel structure with each hole having the measure of less than 0.1m2 as well as the quantity of bolts, nuts and spacers, but excluding the quantity of bolts, jigs, temporarily assembled details.
As for steel structures used for works, the time of use, number of rotation, liquidation, recovery times, etc., must be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
12. Structural woodwork quantity takeoff
The structural woodwork quantity must be taken off and classified according to wood groups, details of structural parts (wooden trusses, wooden purlins, wooden ridges, wooden beams, wooden deck structures, ...), size of connecting components, details, joints in spatial structure, work conditions and methods.
Such quantity includes wooden dovetails or joints or connectors. As for wooden floors, walls and ceilings, the quantity of gaps and voids of less than 0.25 m2 shall not be deducted. Materials used to support the assembly of wooden structures, such as scaffolding and struts,…, shall be excluded from calculation of such quantity.
The length of wooden parts to be measured is the total length without excluding joints, dovetails or connectors.
The quantity of metal materials used to enhance the hardness of wood structures and joints of iron, steel, bolts, anchors, turnbuckles, nails, ..., and surface finishes, shall be taken off separately.
Materials, type and size of jig accessories must be clarified in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
13. Finishing work quantity takeoff
a) General requirements of finishing works
The finishing work quantity shall be taken off and classified according to works to be completed (plastering, polishing, tiling, painting, plating, installation of doors, ceilings and roofs, etc.); according to the thickness of surfaces that need to finish (plastering, polishing, painting, plating,...); according to technical specifications of the materials to be used (medium type, medium grade, wood grade, stone type, ceiling board type, roof type ... ); according to details of structural parts (beams, columns, walls, pillars, ceilings, roofs ...); according to work conditions and methods.
The finishing work quantity to be taken off shall not need to deduct the quantity of voids or gaps not requiring finishing with the measure of less than 0.25m2.
Information about technical properties of materials should be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
b) Plastering and polishing work quantity takeoff
The taken-off quantity is the amount of surfaces to be finished that are in contact with the foundation of structure, including smooth joints, edges, corners, flat intersections, indentations, protrusions, etc. The quantity of threaded edges, cornices and other materials used for bonding for plastering or polishing works, such as corner guards, strands, and steel grids, shall be calculated separately.
c) Tiling work quantity takeoff
The taken-off quantity is the quantity of the surfaces to be tiled and paved of the structures, including joints, edges, corners, paving for formation of trough or trench-shaped lines, paving on underground pipelines and manhole covers, paving into frames and paving around pipes, cantilever beams and the like ...
The quantity of decorative parts at edges, corners and intersections shall be calculated separately.
d) Door installation work quantity takeoff
The taken-off quantity shall be classified according to the type of door and door parts, such as door frames, panels, splints, decorative splint sheets, door boxes, slot sealers (if any), locks, other automated open/close fittings, etc.
Information such as door materials (wooden doors, glass doors, metal doors, plastic doors, rolling doors,...), material properties (wood group, metal material,...), method of joint, characteristics of installation positions (brick walls, concrete walls, wooden structures, etc.), surface treatment and finishing before installation must be clearly stated in the detailed/breakdown or summary/general bill of quantities.
d) Ceiling work quantity takeoff
The taken-off quantity shall be classified according to the ceiling type (including ceiling panels, ceiling beams, suspension frames, braces, gaskets, border bars,...) of a technical systems of works fixed to the ceiling.
The takeoff quantity can be calculated separately according to ceiling panels and ceiling beams, suspension frames,...
e) Roof work quantity takeoff
The quantity shall be taken off and classified according to the type of roof, the roof surface corresponding to each quantity of roof part such as trusses, rafters, purlins, ridges, roof layers classified by the materials used (including roof tiling and making steep roof panels).
g) Painting or coating work quantity takeoff
The wall painting quantity is the amount of surfaces to be finished.
The area to be measured for pipe painting is the length multiplied by the circumference of the section of the painted pipe without any deduction or addition of flanges, valves, brackets and other protruding fittings.
When calculating the paint area of metal structure parts, each connecting plate, rivets, bolts, nuts and the like shall not be calculated in detail.
For steel structures requiring protective paint before installation, the painting quantity shall include the additional quantity of crack-patching or feather edging painting for finishing after installation.
14. Quantity takeoff for installation of technical systems of construction works
The quantity of installation of engineering systems such as electricity, water supply, ventilation, heat supply, light electricity, fire alarm, fire fighting ... shall be taken off and classified according to each type of supplies, accessories; according to technical specifications (sections, categories,...) of technical system of works according to the diagram design of the system, taking into account curved points or kinks according to details of structural parts; according to installation modules; according to the type of connection; according to working methods and conditions (height, depth of installation).
15. Quantity takeoff for installation of equipment of construction works
The quantity of construction equipment installation shall be taken off and classified according to the type of equipment, assemblies, system of equipment to be installed; according to the installation modules; according to the type of connection; according to work methods and conditions (height, depth of installation) ...
The quantity of installation of construction equipment includes all accessories for on-site finishing, equipment, assemblies and equipment systems that conform to designs and serve inspection, test run and temporary operation.
16. Scaffolding work quantity takeoff
The quantity of scaffolding work for construction purposes, including erection and dismantling work, shall be taken off according to types of scaffold (bamboo, wooden, steel scaffolds and scaffolding tools); according to use purposes (internal scaffold, external scaffold, scaffolds for finishing of standalone columns, pillars,...); according to the useful life of scaffold, the number of times of rotation, liquidation and recovery,...
Scaffolding height ranges from the height from the ground surface, the current floor of the work to the maximum height, ensuring favorable conditions for construction.
With respect to takeoff of the quantity of steel scaffolding tools used for construction, in addition to the above-mentioned principles, attention should be paid to a number of specific provisions as follows:
- The quantity of external scaffolding is calculated by the vertical projection area on the outside of the structure.
- The quantity of internal scaffolding is calculated according to the flat projection area of the structure and only calculated for works with the height of greater than 3.6 m according to the principle of taking the height of 3.6 m scaffold as the benchmark and, for every height increased by 1.2m, one more layer accrued, except the increase of less than 0.6m which is not counted in the quantity.
- The quantity of scaffolds for finishing of standalone columns or pillars is calculated according to the circumference of the column or pillar cross-section plus 3.6m times the height of column or pillar.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực