Thông tư 15/2013/TT-BCT quy định về xuất khẩu than do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 15/2013/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 15/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2013 |
Ngày công báo: | 27/07/2013 | Số công báo: | Từ số 437 đến số 438 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Siết chặt điều kiện xuất khẩu than
Từ ngày 1/9/2013, theo quy định tại Thông tư 15/2013/TT-BCT, chỉ có doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh than theo Thông tư 14/2013/TT-BCT mới được phép xuất khẩu (XK) than.
Than được phép XK khi đáp ứng được các điều kiện: đã qua chế biến, đạt tiêu chuẩn chất lượng và có nguồn gốc hợp pháp.
Ngoài các chứng từ khi làm thủ tục XK than, DN cần xuất trình thêm Phiếu phân tích mẫu và Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than XK.
Khi thông quan, nếu nghi vấn lô hàng than XK không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, Hải quan cửa khẩu có quyền cho thông quan, đồng thời tiến hành lập biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra.
Hợp đồng XK than hợp lệ đã ký trước ngày Thông tư 15 có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn trong hợp đồng.
Thông tư 15 thay thế Thông tư 05/2007/TT-BCT.
Văn bản tiếng việt
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2013/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Thực hiện Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xuất khẩu than như sau:
1. Thông tư này quy định danh mục, tiêu chuẩn chất lượng than và điều kiện xuất khẩu than.
2. Việc xuất khẩu than theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc nhận gia công chế biến than cho doanh nghiệp nước ngoài để phục vụ xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu than trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn VILAS: Là tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam (Viet Nam Laboratory Accrediation Scheme).
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Là các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương (các Bộ) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh).
Điều 4. Điều kiện xuất khẩu than
1. Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu than. Doanh nghiệp xuất khẩu than là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than.
2. Than được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
b) Có nguồn gốc hợp pháp như quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than.
c) Các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ.
Điều 5. Thủ tục xuất khẩu than
1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu.
2. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu gồm:
a) Đối với doanh nghiệp khai thác than: Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
b) Đối với doanh nghiệp chế biến than: Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến than và Hợp đồng mua than có nguồn gốc hợp pháp để chế biến.
c) Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than: Hợp đồng mua bán kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than ký với doanh nghiệp nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.
3. Khi làm thủ tục thông quan, nếu có cơ sở nghi vấn lô hàng than xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư này, Hải quan cửa khẩu có quyền cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn là có cơ sở thì doanh nghiệp xuất khẩu phải bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và chịu các chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.
Điều 6. Báo cáo về xuất khẩu than
1. Nội dung báo cáo về xuất khẩu than:
a) Kết quả thực hiện về chủng loại, khối lượng, kim ngạch xuất khẩu than, nguồn gốc than xuất khẩu.
b) Tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu than.
2. Chế độ báo cáo:
Doanh nghiệp xuất khẩu than có trách nhiệm định kỳ 6 tháng một lần (vào đầu các quý I, III hàng năm) báo cáo việc thực hiện xuất khẩu. Báo cáo được gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu than.
3. Doanh nghiệp xuất khẩu than chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.
4. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo đột xuất về tình hình xuất khẩu than để phục vụ công tác quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu than có trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu đó.
1. Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì và là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan.
2. Căn cứ tình hình thực tế của hoạt động khai thác, gia công, chế biến và kinh doanh than, Tổng cục Năng lượng có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để xem xét điều chỉnh, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2013 và thay thế Thông tư số 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu than.
1. Căn cứ nhu cầu sử dụng và khả năng khai thác, chế biến than trong nước, Bộ Công Thương sẽ xem xét điều chỉnh danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng than được phép xuất khẩu cho phù hợp.
2. Hợp đồng xuất khẩu than hợp lệ (theo Thông tư số 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu than) đã được ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn quy định trong hợp đồng.
3. Bộ Công Thương có quyền yêu cầu dừng hoạt động xuất khẩu than đối với doanh nghiệp xuất khẩu than vi phạm các quy định của Thông tư này.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu than chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC, ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG THAN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư sổ 15/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu than)
TT |
Loại than xuất khẩu |
Cỡ hạt, mm |
Độ tro khô, |
Trị số tỏa nhiệt toàn phần khô, Qkgr cal/g |
Điều kiện, thời gian |
1 |
Than cục các loại |
|
|
|
Hạn chế xuất khẩu từ sau năm 2015 |
|
Hòn Gai-Cẩm Phả |
6 ÷ 100 |
3,00 ÷ 16,00 |
≥ 7 050 |
|
|
Mạo Khê |
15 ÷ 100 |
7,00 ÷ 15,00 |
≥ 6 750 |
|
|
Uông Bí-Nam Mẫu-Vàng Danh |
6 ÷ 90 |
7,00 ÷ 15,00 |
≥ 6 700 |
|
2 |
Than cám các loại |
|
|
|
Hạn chế xuất khẩu từ sau năm 2015 |
2.1 |
Cám 1, 2, 3 |
|
|
|
|
|
Hòn Gai-Cẩm Phả |
≤ 15 |
5,00 ÷ 19,00 |
≥ 6 750 |
|
|
Uông Bí-Nam Mẫu-Vàng Danh |
≤ 15 |
8,00 ÷ 19,00 |
≥ 6 350 |
|
2.2 |
Cám 4 |
|
|
|
Dừng xuất khẩu từ năm 2016 |
|
Hòn Gai-Cẩm Phả |
≤ 15 |
19,01 ÷ 27,00 |
≥ 5 950 |
|
|
Mạo Khê |
≤ 15 |
23,01 ÷ 27,00 |
≥ 5 700 |
|
|
Uông Bí-Nam Mẫu-Vàng Danh |
≤ 15 |
19,01 ÷ 27,00 |
≥ 5 700 |
|
2.3 |
Cám 5 |
|
|
|
Dừng xuất khẩu từ năm 2016 |
|
Hòn Gai-Cẩm Phả |
≤ 15 |
27,00 ÷ 35,00 |
≥ 5 250 |
|
|
Mạo Khê |
≤ 15 |
27,01 ÷ 35,00 |
≥ 4 950 |
|
|
Uông Bí-Nam Mẫu-Vàng Danh |
≤ 15 |
27,01 ÷ 35,00 |
≥ 5 050 |
|
2.4 |
Cám 6 |
|
|
|
Dừng xuất khẩu từ năm 2015 |
|
Hòn Gai-Cẩm Phả |
≤ 15 |
35,01 ÷ 45,00 |
≥ 4 350 |
|
|
Mạo Khê |
≤ 15 |
35,01 ÷ 45,00 |
≥ 4 200 |
|
|
Uông Bí-Nam Mẫu-Vàng Danh |
≤ 15 |
35,01 ÷ 45,00 |
≥ 4 200 |
Ghi chú: Tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu theo TCVN 8910:2011 Than thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XUẤT KHẨU THAN NĂM...
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
(Ban hành kèm theo Thông tư sổ 15/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu than)
TT |
Tên Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu than |
Tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu (loại than, cỡ hạt, độ tro khô, trị số tỏa nhiệt toàn phần) |
Nguồn than xuất khẩu |
Số Giấy phép khai thác/số Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến |
Công suất khai thác theo Giấy phép khai thác/Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến (nghìn tấn/năm) |
Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn) |
Giá trị (USD) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
Doanh nghiệp A |
|
Khai thác |
|
|
|
|
II |
Doanh nghiệp B |
|
Chế biến |
|
|
|
|
III |
Doanh nghiệp C |
|
Mua của doanh nghiệp khai thác... |
|
|
|
|
IV |
Doanh nghiệp D |
|
Mua của doanh nghiệp chế biến... |
|
|
|
|
|
……………….. |
|
|
|
|
|
|
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/2013/TT-BCT |
Hanoi, July 15, 2013 |
CIRCULAR
ON COAL EXPORT
Pursuant to the Government's Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Government's Decree No. 15/2012/NĐ-CP dated March 09 2012, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Mineral;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/2006/NĐ-CP dated January 23, 2006, detailing the implementation of the Law on Trade applicable to international goods trade and the activities of agents, trading, processing, and transiting of goods with foreign partners;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2427/QĐ-TTg dated December 22, 2011 approving the Mineral Strategy by 2020 and orientation towards 2030;
At the request of the Director of the General Department of Energy;
The Minister of Industry and Trade promulgate a Circular on coal exports;
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular provides the list of coal, coal quality standards, and conditions for coal export.
2. Temporary import for re-export of coal or processing coal for foreign enterprises serving export are not regulated by this Circular, and shall comply with the Government's Decree No. 12/2006/NĐ-CP dated January 23, 2006, detailing the implementation of the Law on Trade applicable to international goods trade and the activities of agents, trading, processing, and transiting of goods with foreign partners.
Article 2. Subjects of application
This Circular is applicable to state management authorities and enterprises engaged in coal export within Vietnam’s territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. VILAS standards are standards of Vietnam Laboratory Accrediation Scheme.
2. Competent authorities are central state management authorities (Ministries) and provincial People’s Committees.
Article 4. Conditions for coal export
1. Only enterprises are allow to export coal. Enterprises that export coal (hereinafter referred to as coal exporters) are enterprises eligible to trade in coal according to the Circular No. 14/2013/TT-BCT dated July 15, 2013 of the Ministry of Industry and Trade on conditions for coal trading.
2. Coal may be exported when the conditions below are satisfied:
a) Coal is processed and meet quality standards in Appendix I to this Circular or equivalent standards.
b) Coal has lawful origins according to the Circular No. 14/2013/TT-BCT dated July 15, 2013 of the Ministry of Industry and Trade on conditions for coal trading.
c) Other regulations (if any) of the Government on export and import in each period.
Article 5. Procedure for exporting coal
1. When following the procedure for exporting coal, the papers below must be presented apart form the papers required by the customs:
a) The note of sample analysis for certifying the conformity of the coal shipment with the quality standards, issued by a laboratory that meets VILAS standards.
b) The papers proving the lawful origin of the exported coal.
2. The papers proving the lawful origin of the exported coal include:
a) For coal-mining enterprises: unexpired license for coal mining or coal exploitation issued by competent authorities.
d) For coal-processing enterprises: Certificate of investment in coal processing and contracts to buy coal of lawful origins.
c) For coal exporters and importers: sale contracts enclosed with copies of VAT invoices or export authorization contracts signed with the enterprises in Point a õ Point b of this Clause; or valid invoices of purchase of coal confiscated and liquidated by competent authorities.
3. During the customs clearance procedure, if the coal shipment is suspected of inconformity with quality standards according to this Circular, the checkpoint customs may grant customs clearance and take coal samples for testing. The testing shall be carried out by a laboratory that meets VILAS standards. If the test result shows confirm the suspicion, the exporter shall incur administrative penalties in accordance with current laws and bear the testing cost. If the test result shows that the shipment is conformable with quality standards, the testing cost shall be incurred by the checkpoint customs.
Article 6. Reporting coal export
1. Contents of a report on coal export
a) The kinds, volume, and turnover of coal export; origins of exported coal.
b) The compliance with regulations on coal export.
2. Reporting regime:
Coal exporters shall report the export every 6 months (at the beginning of Q1 and Q3). Reports shall be sent to the Ministry of Industry and Trade, Services of Industry and Trade, Services of Natural Resources and Environment where coal is exported.
3. Coal exporters are responsible for the truthfulness and accuracy of information in the reports.
4. Coal exporters shall make unscheduled reports on coal export at the request of competent authorities to serve the management.
Article 7. Responsibility for management
1. The General Department of Energy (the Ministry of Industry and Trade) is in charge and shall cooperate with the relevant Ministries, agencies and local governments in periodically inspecting the implementation of this Circular and relevant laws.
2. Depending on the practical coal mining, processing and trading, the General Department of Energy shall request the Ministry of Industry and Trade to amend this Circular where necessary.
Article 8. Effect
This Circular takes effect on September 01, 2013 and supersedes the Circular No. 05/2007/TT-BCT dated October 22, 2007 of the Ministry of Industry and Trade on coal export.
Article 9. Implementation
1. Depending on the demand for coal, coal mining, and coal processing in Vietnam, the Ministry of Industry and Trade shall consider adjusting the list, conditions, and quality standards of exported coal.
2. The valid coal export contracts (according to the Circular No. 05/2007/TT-BCT dated October 22, 2007 of the Ministry of Industry and Trade on coal export) that are signed before this Circular takes effect may still be executed until their expiration.
3. The Ministry of Industry and Trade is entitled to suspend the coal export of coal exporters that violate this Circular.
4. State management authorities and enterprises engaged in coal export are responsible for the implementation of this Circular. Difficulties that arise during the implementation should be reported in writing to the Ministry of Industry and Trade for consideration and settlement./.
|
PP THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực