Thông tư 12/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương và quy trình kiểm định kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BCT về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương
Số hiệu: | 12/2020/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Hoàng Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 02/08/2020 |
Ngày công báo: | 30/06/2020 | Số công báo: | Từ số 657 đến số 658 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2020/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 09/2017/TT-BCT NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ MỘT SỐ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 10/2017/TT-BCT NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
1. Khoản 5, khoản 7 Điều 3 được sửa đổi như sau:
“5. Đối tượng kiểm định nhóm E (nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và giàn chống tự hành (cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực) sử dụng trong khai thác hầm lò”.
“7. Đối tượng kiểm định nhóm H (nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ được sử dụng trong môi trường có nguy cơ cháy, nổ.”
2. Điểm c, khoản 2 Điều 4 được sửa đổi như sau:
“c) Đối với nhóm E
- Hệ thống tạo áp suất thử nghiệm van, cột chống thủy lực và đường ống áp lực;
- Thiết bị duy trì áp suất thử cột chống thủy lực;
- Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
- Áp kế kiểm tra các loại;
Không yêu cầu thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn đối với tổ chức kiểm định chỉ thực hiện kiểm định cột chống thủy lực.”
3. Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“4. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định, kiểm định viên nêu tại Điều 4 và Điều 7 của Thông tư này chỉ được sử dụng để làm điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với một Tổ chức kiểm định.”
4. Khoản 6 Điều 17 được bổ sung như sau:
“6. Gửi thông báo bằng văn bản về Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi kiểm định viên, người phụ trách hoạt động kiểm định được sử dụng làm điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện của Tổ chức kiểm định.”
5. Bãi bỏ các nội dung sau:
a) Bãi bỏ các thiết bị sau tại điểm đ, khoản 2 Điều 4:
“- Thiết bị thử áp lực nổ và lan truyền sự cháy;
- Thiết bị thử nghiệm mạch an toàn tia lửa;
- Thiết bị thử nghiệm sốc nhiệt.”
b) Bãi bỏ điểm b, khoản 1 Điều 12.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
1. QTKĐ 09-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ như sau:
a) Mục 3 được bổ sung như sau:
-“ QCVN 03:2017/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vì chống thủy lực sử dụng trong mỏ than hầm lò”.
b) Điểm a Mục 5.1 được sửa đổi như sau:
“a) Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng”.
c) Điểm a Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“a) Cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực đang sử dụng trong mỏ hầm lò thực hiện kiểm định 01 lần/01 năm. Trường hợp cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực đang chống lò không thể đưa ra ngoài kiểm định được thì sau khi kết thúc chống phải đưa ra ngoài kiểm định.”
d) Mục 6 được sửa đổi như sau:
“6. Tổ chức thực hiện
Việc thực hiện công tác kiểm định cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực do kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện.
6.1. Đối với cơ sở sử dụng thiết bị
- Thực hiện kiểm định đúng thời hạn quy định.
- Cung cấp các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến thiết bị được kiểm định.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để kiểm định kỹ thuật an toàn như tải trọng, người phục vụ, công nhân vận hành, điện, vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và các biện pháp an toàn cần thiết như biển báo, tín hiệu, người cảnh giới.
- Cử người đại diện chứng kiến, phối hợp khi tiến hành kiểm định.
6.2. Đối với Tổ chức kiểm định
- Kiểm định theo đề nghị của cơ sở sử dụng. Trường hợp không thực hiện được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do với cơ sở.
- Tiến hành kiểm định phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động có liên quan.
- Căn cứ vào thiết bị cụ thể, tiến hành kiểm định đối tượng phù hợp theo các bước quy định của quy trình này để đảm bảo có kết luận chính xác về tình trạng thiết bị.
- Khi thấy cần thiết phải sử dụng các thiết bị kiểm tra ngoài các thiết bị kiểm định thông thường, cần phải thỏa thuận với cơ sở về các phát sinh để tiến hành.
- Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố thì phải kiến nghị cơ sở có biện pháp khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục xong thì tiếp tục tiến hành kiểm định.
Lập biên bản kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo quy định.
đ) Thay thế cụm từ “cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng “cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” tại Mục 9.
e) Sửa đổi cụm từ “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu” bằng “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng”; sửa đổi cụm từ “10.2.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” bằng “10.2.5. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” và sửa đổi cụm từ “10.2.4. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng: “10.2.6. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định” tại Mục 10.
g) Mục 10.4.1 được sửa đổi như sau:
“10.4.1. Lập biên bản kiểm định đối với cột chống thủy lực theo mẫu Phụ lục 1 của Quy trình này, biên bản kiểm định vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực theo mẫu Phụ lục 2 của Quy trình này”.
h) Bãi bỏ nội dung quy định về số lượng tại Bảng 1 Mục 7.
i) Thay thế cụm từ “cột chống thủy lực đơn” bằng: “cột chống thủy lực” tại Phụ lục 1.
k) Thay thế cụm từ “giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng: “vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” tại Phụ lục 2.
2. QTKĐ 10-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tời, trục tải có tải trọng từ 10.000N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò được sửa đổi, bãi bỏ như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “có đường kính tang tời < 0,6 m” bằng “có đường kính tang tời ≤ 0,6 m” tại Mục 1.
b) Sửa đổi cụm từ “≤ Vmax x 6 (mm)” thành “≤ Vmax x 6 (s)” tại số thứ tự 5 mục “C. Thử tải” tại Phụ lục 3.
c) Bãi bỏ hạng mục kiểm tra “Mômen hãm” tại số thứ tự 11 mục “B. Kiểm tra bên ngoài, thử không tải” tại Phụ lục 3.
3. QTKĐ 11-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy biến áp phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung số thứ tự 15 Mục 3 “QCVN 03:2019/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò”.
b) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
c) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy biến áp phòng nổ.
- Máy biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:
“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng (nếu có).
- Kiểm tra momen xoắn của các cọc đấu dây. ”
đ) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”
e) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp biến áp phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.
- Trường hợp sau khi máy biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
g) Thay thế Phụ lục đính kèm QTKĐ 11-2017/BCT bằng Phụ lục kèm Thông tư này.
4. QTKĐ 12-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động động cơ điện phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của động cơ điện phòng nổ.
- Động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 2 Mục 9.1 :
“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng (nếu có).”
d) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”
đ) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp động cơ điện phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.
- Trường hợp sau khi động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
e) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
5. QTKĐ 13-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ;
- Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:
“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng.”
d) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”
đ) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.
- Trường hợp sau khi thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
e) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
6. QTKĐ 14-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị điều khiển phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ.
- Thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”
d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị điều khiển phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.
- Trường hợp sau khi thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
7. QTKĐ 15-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy phát điện phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy phát điện phòng nổ.
- Máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”
d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy phát điện phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.
- Trường hợp sau khi máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
8. QTKĐ 16-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cáp điện sử dụng trong môi trường có khí cháy và bụi nổ (cáp điện phòng nổ) được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
9. QTKĐ 17-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị chiếu sáng phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị chiếu sáng phòng nổ.
- Thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:
“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”
d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị chiếu sáng phòng nổ.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:
+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.
+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.
- Trường hợp sau khi thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”
đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
10. QTKĐ 18-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy nổ mìn điện được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.
b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:
“5.3 Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy nổ mìn điện.
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
c) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:
“9.3. Kiểm định bất thường
Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy nổ mìn điện.
+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.
Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.”
d) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020)
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG MÁY BIẾN ÁP PHÒNG NỔ
Số: |
……..…………………… |
Chúng tôi gồm:
1. …………………………………………… Số hiệu kiểm định viên :………………………….
2. …………………………………………… Số hiệu kiểm định viên :………………………….
Thuộc: ……………………………………………………………………………………………..
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện của tổ chức kiểm định: …………………………………..
Đã tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị: …………………………………..
Đơn vị sử dụng: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ (trụ sở chính): ………………………………………………………………………….
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: …………………………………………………………………………..
Quy trình kiểm định áp dụng: ………………………………………………………………..
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:
1. …………………………………………… Chức vụ: ……………………………………….
2. …………………………………………… Chức vụ: ……………………………………….
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÁY BIẾN ÁP PHÒNG NỔ
- Loại, mã hiệu: …………………………………… Công suất (kVA) ……………………………..
- Số chế tạo: …………………………………… Điện áp (kV) ……………………………………
- Năm chế tạo: …………………………………… Dòng điện (A) ……………………………………
- Nhà chế tạo: …………………………………… Dạng bảo vệ nổ ……………………………………
- Ngày kiểm định gần nhất: …………………………………………………..
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
+ Lần đầu: □ + Định kỳ: □ + Bất thường: □
Lý do kiểm định bất thường: ………………………………………………………………………..
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Kiểm tra hồ sơ:
- Nhận xét: …………………………………………………………………………………….
- Đánh giá kết quả: Đạt: □ Không đạt: □
2. Kiểm tra trực quan:
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kiểm tra |
Kết quả |
1 |
Tình trạng bên ngoài |
Nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận |
|
|
2 |
Bu lông bắt chặt |
Đầy đủ, có các bộ phận chống tự nới lỏng, có vòng chống tháo (trừ M24 trở lên) |
|
|
3 |
Ống luồn cáp lực |
Vòng đệm kín khít |
|
|
4 |
Ống luồn cáp điều khiển |
Vòng đệm kín khít |
|
|
5 |
Cơ cấu liên động |
Chắc chắn, tin cậy |
|
|
6 |
Bu lông tiếp địa |
Có đủ |
|
|
- Nhận xét: …………………………………………………………………………………………….
3. Kiểm tra thông số kỹ thuật
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kiểm tra |
Kết quả |
||
I |
Thân máy biến áp |
|
|
|
||
1 |
Mối ghép nắp khoang chuyển đổi |
|
|
|
||
1.1 |
Chiều rộng nhỏ nhất của mối ghép (mm) |
|
|
|
||
1.2 |
Khe hở lớn nhất của mối ghép (mm) |
|
|
|
||
1.3 |
Chiều rộng nhỏ nhất từ trong tới lỗ bulông (mm) |
|
|
|
||
II |
Tủ điều khiển cao áp Kiểu:…………… Dạng bảo vệ nổ: Đặc trưng kỹ thuật: …………………………………….. Số sản xuất: ……….. Tủ điều khiển cao áp Kiểu:…………… Dạng bảo vệ nổ: Tủ điều khiển cao áp Kiểu:…………… Dạng bảo vệ nổ: Tủ điều khiển cao áp Kiểu:…………… Dạng bảo vệ nổ: |
|
||||
1 |
Mối ghép nắp hộp đấu cáp |
|
|
|
||
1.1 |
Chiều rộng nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
1.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
1.3 |
Chiều rộng nhỏ nhất từ trong đến lỗ bu lông (mm) |
|
|
|
||
2 |
Mối ghép nắp mở nhanh |
|
|
|
||
2.1 |
Chiều rộng nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
2.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
3 |
Mối ghép sứ xuyên mạch lực |
|
|
|
||
3.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
3.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
4 |
Mối ghép sứ xuyên mạch điều khiển |
|
|
|
||
4.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
4.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
5 |
Mối ghép phần tử xuyên sáng |
|
|
|
||
5.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
5.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
6 |
Mối ghép nút bấm |
|
|
|
||
6.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
6.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
7 |
Mối ghép phễu cáp đầu vào |
|
|
|
||
7.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
7.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
7.3 |
Chiều rộng nhỏ nhất từ trong đến lỗ bu lông (mm) |
|
|
|
||
8 |
Mối ghép tay dao đóng cắt |
|
|
|
||
8.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
8.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
9 |
Mômen xoắn cọc đấu dây (N.m) |
|
|
|
||
9.1 |
Cọc đấu dây mạch lực |
|
|
|
||
9.2 |
Cọc đấu dây mạch điều khiển |
|
|
|
||
10 |
Vòng đệm làm kín cáp đầu vào |
|
|
|
||
10.1 |
Chiều rộng vòng đệm (mm) |
|
|
|
||
10.2 |
Đường kính trong (mm) |
|
|
|
||
11 |
Vòng đệm làm kín cáp điều khiển |
|
|
|
||
11.1 |
Chiều rộng vòng đệm (mm) |
|
|
|
||
11.2 |
Đường kính trong (mm) |
|
|
|
||
12 |
Khe hở nhỏ nhất giữa hai phần mang điện (mm) |
|
|
|
||
13 |
Khe hở nhỏ nhất giữa phần mang điện với vỏ (mm) |
|
|
|
||
14 |
Khoảng cách rò giữa phần mang điện với vỏ (mm) |
|
|
|
||
III |
Tủ điều khiển Hạ áp Kiểu: ………………….. Dạng bảo vệ nổ: Đặc trưng kỹ thuật: ……………………………….. Số sản xuất: ……………… Tủ điều khiển Hạ áp Kiểu: ………………….. Dạng bảo vệ nổ: Tủ điều khiển Hạ áp Kiểu: ………………….. Dạng bảo vệ nổ: Tủ điều khiển Hạ áp Kiểu: ………………….. Dạng bảo vệ nổ: |
|
||||
1 |
Mối ghép nắp hộp đấu cáp |
|
|
|
||
1.1 |
Chiều rộng nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
1.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
1.3 |
Chiều rộng nhỏ nhất từ trong đến lỗ bu lông (mm) |
|
|
|
||
2 |
Mối ghép sứ xuyên mạch lực |
|
|
|
||
2.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
2.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
3 |
Mối ghép cọc đấu cáp với sứ xuyên |
|
|
|
||
3.1 |
Chiều dài nhỏ nhất của mối ghép (mm) |
|
|
|
||
3.2 |
Khe hở lớn nhất của mối ghép (mm) |
|
|
|
||
4 |
Mối ghép sứ xuyên mạch điều khiển |
|
|
|
||
4.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
4.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
5 |
Mối ghép phần tử xuyên sáng |
|
|
|
||
5.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
5.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
6 |
Mối ghép nút bấm |
|
|
|
||
6.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
6.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
7 |
Mối ghép nắp mở nhanh |
|
|
|
||
7.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
7.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
8 |
Mối ghép công tắc |
|
|
|
||
8.1 |
Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
8.2 |
Khe hở lớn nhất mối ghép (mm) |
|
|
|
||
9 |
Mômen xoắn cọc đấu dây (N.m) |
|
|
|
||
9.1 |
Cọc đấu dây mạch lực |
|
|
|
||
9.2 |
Cọc dây mạch điều khiển |
|
|
|
||
10 |
Vòng đệm làm kín cáp đầu vào |
|
|
|
||
10.1 |
Chiều rộng vòng đệm (mm) |
|
|
|
||
10.2 |
Đường kính trong (mm) |
|
|
|
||
11 |
Vòng đệm làm kín cáp điều khiển |
|
|
|
||
11.1 |
Chiều rộng vòng đệm (mm) |
|
|
|
||
11.2 |
Đường kính trong (mm) |
|
|
|
||
12 |
Khe hở nhỏ nhất giữa hai phần mang điện (mm) |
|
|
|
||
13 |
Khe hở nhỏ nhất giữa phần mang điện với vỏ (mm) |
|
|
|
||
14 |
Khoảng cách rò giữa phần mang điện với vỏ (mm) |
|
|
|
||
III |
Thử chịu va đập (Jun) |
|
||||
1 |
Phần tử xuyên sáng không có bảo vệ |
|
|
|
||
2 |
Phần tử xuyên sáng có vỏ bảo vệ (vỏ bảo vệ không thử nghiệm) |
|
|
|
||
IV |
Kiểm tra thiết bị điều khiển, bảo vệ |
|
|
|||
1 |
Kiểm tra tính năng an toàn theo dạng bảo vệ của thiết bị |
|
|
|
||
2 |
Kiểm tra sự làm việc tin cậy của thiết bị |
|
|
|
||
V |
Kiểm tra thiết bị bảo vệ khí CH4, CO (nếu có) |
|
||||
1 |
Kiểm tra sự làm việc chính xác, tin cậy của thiết bị |
|
|
|
||
2 |
Kiểm tra tín hiệu báo động của thiết bị khi nồng độ khí vượt ngưỡng cho phép |
|
|
|
Ghi chú: Các hạng mục thực hiện trên có thể thay đổi tùy theo các thiết bị được kiểm định cụ thể.
- Nhận xét: …………………………………………………………………….
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
- Thiết bị được kiểm định có kết quả: Đạt: □ Không đạt: □
- Đã được dán tem kiểm định số: …………………………………………………..
- Kiến nghị điều kiện sử dụng an toàn: …………………………………………
- Kiến nghị khác: …………………………………………………………………
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH TIẾP THEO
- Thời gian kiểm định tiếp theo: ……………………………………………………..
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.
CHỦ CƠ SỞ |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 12/2020/TT-BCT |
Hanoi, June 18, 2020 |
CIRCULAR
AMENDMENTS TO THE CIRCULAR NO. 09/2017/TT-BCT DATED JULY 13, 2017 OF THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE ON TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY UNDER THE MANAGEMENT OF MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE AND SOME INSPECTION PROCEDURES PROMULGATED TOGETHER WITH THE CIRCULAR NO. 10/2017/TT-BCT DATED JULY 26, 2017 OF THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE PROMULGATING PROCEDURES FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY OF MACHINERY, EQUIPMENT AND SUPPLIES SUBJECT TO STRICT OCCUPATIONAL SAFETY REQUIREMENTS UNDER THE MANAGEMENT OF MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on amendments to some Articles of the Law on Occupational Safety and Health regarding technical inspection of occupational safety, training in occupational safety and health and occupational environmental monitoring;
Pursuant to the Government’s Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 08, 2018 on amendments to Decrees related to business conditions and administrative procedures under the management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
At the request of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;
The Minister of Industry and Trade hereby promulgates a Circular on amendments to the Circular No. 09/2017/TT-BCT dated July 13, 2017 of the Minister of Industry and Trade on technical inspection of occupational safety and some inspection procedures promulgated together with the Circular No. 10/2017/TT-BCT dated July 26, 2017 of the Minister of Industry and Trade promulgating procedures for technical inspection of occupational safety of machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety requirements under the management of Ministry of Industry and Trade.
Article 1. Amendments to and repeal of some Articles of the Circular No. 09/2017/TT-BCT dated July 13, 2017 of the Minister of Industry and Trade on technical inspection of occupational safety under the management of Ministry of Industry and Trade
1. Clause 5 and Clause 7 of Article 3 are amended as follows:
“5. Group E items (group E) include single hydraulic props, mobile frames and self-propelled standing frames (hydraulic props, single hydraulic supports, hydraulic support frames and hydraulic standing frames) used in pit mining”.
“7. Group H items (group H) include explosion-proof electrical equipment used in explosive atmospheres.”
2. Point c Clause 2 of Article 4 is amended as follows:
“c) Regarding group E
- System for generating pressure to test valves, hydraulic props and pressure pipes;
- Equipment for maintaining pressure to test hydraulic props;
- Test apparatus for hydraulic support beams, hydraulic roof trusses or hydraulic support frames;
- Weld testing equipment;
- Different types of manometers;
Inspection organizations that only inspect hydraulic props are not required to have test apparatus for testing hydraulic support beams, hydraulic roof trusses or hydraulic support frames.”
3. Clause 4 of Article 9 is amended as follows:
“4. An inspection organization that has the inspection equipment and instruments and inspectors satisfying the requirements in Articles 4 and 7 hereof shall be issued with the certificate of eligibility.”
4. Clause 6 of Article 17 is amended as follows:
“6. Send a written notification to the Industrial Safety Techniques and Environment Agency at least 10 days after the inspection organization makes personnel changes.”
5. The following is repealed:
a) The following equipment is removed from Point d Clause 2 of Article 4:
“- Test apparatus for burst pressure and fire spread;
- Spark test apparatus for intrinsically safe circuits;
- Thermal shock testing equipment.”
b) Point b Clause 1 of Article 12 is repealed.
Article 2. Amendments to the Circular No. 10/2017/TT-BCT dated July 26, 2017 of the Minister of Industry and Trade promulgating procedures for technical inspection of occupational safety of machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety requirements under the management of Ministry of Industry and Trade
1. QTKĐ 09-2017/BCT - Procedures for technical inspection of occupational safety of single hydraulic props, mobile frames and self-propelled standing frames used in pit mining is amended and repealed as follows:
a) Section 3 is amended as follows:
-“QCVN 03:2017/BCT, National technical regulation on safety of hydraulic support of coal mine”.
b) Point a of Section 5.1 is amended as follows:
“a) First-time inspection prior to use”.
c) Point a of Section 5.3 is amended as follows:
“a) Hydraulic props, single hydraulic supports, hydraulic support frames and hydraulic standing frames that are being used in an underground mine shall be inspected once a year. If hydraulic props, single hydraulic supports, hydraulic support frames and hydraulic standing frames are still in use for support in the mine, thus failing to undergo an inspection, they must be removed for inspection purpose.”
d) Section 6 is amended as follows:
“6. Implementation
The inspection of hydraulic props, single hydraulic supports, hydraulic support frames and hydraulic standing frames shall be carried out by inspectors issued with an inspector’s certificate.
6.1. Regarding an equipment user
- Carry out inspection within the prescribed time limit.
- Provide documents and technical documentation related to the equipment to be inspected.
- Make necessary preparations for a safe technical inspection such as load capacity, attendants, operation staff, electricity, cleaning, equipment maintenance and repair and safety measures such as signs, signals and watchmen.
- Appoint representatives to witness or cooperate in an inspection.
6.2. Regarding an inspection organization
- Carry out inspection at the request of the user. In case of failure to do so, a written explanation shall be provided.
- Carry out inspection in compliance with relevant standards and technical regulations on occupational safety and health.
- Inspect equipment following the steps mentioned in this procedure to ensure that an accurate conclusion on the status of the equipment is given.
- If deemed necessary to employ other equipment in addition to normal inspection equipment, it is required to reach an agreement with the user on issues that may arise.
- During the inspection, if any possible sign of an incidents is found, request the user to take remedial actions before resuming the inspection.
Make an inspection record and issue a certificate of inspection as prescribed.
dd) The phrase “cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” (“single hydraulic props, mobile frames and standing frames”) specified in Section 9 is replaced with “cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” (“hydraulic props, single hydraulic supports, hydraulic support frames and hydraulic standing frames”).
e) In section 10, the phrase “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu” (“10.2.1. Regarding equipment to be inspected for the first time”) is replaced with “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“10.2.1. Regarding equipment to be inspected for the first time prior to use”); the phrase “10.2.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” (“10.2.3. Prepare all appropriate inspection facilities for the inspection” is replaced with “10.2.5. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” (“10.2.5. Prepare all appropriate inspection facilities for the inspection”); the phrase “10.2.4. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” (“10.2.4. Regulations on safety requirements for inspection of single hydraulic props, mobile frames and standing frames”) is replaced with “10.2.6. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định” (“10.2.6. Regulations on safety requirements for inspection”).
g) Section 10.4.1 is amended as follows:
“10.4.1. Make a hydraulic prop inspection record using the form given in the Appendix 1 hereto and single hydraulic support, hydraulic support frame and hydraulic standing frame inspection record using the form given in the Appendix 2 hereto”.
h) The “quantity” column is removed from Table 1 in Section 7.
i) The phrase “cột chống thủy lực đơn” (“single hydraulic props”) in the Appendix 1 is replaced with “cột chống thủy lực” (“hydraulic props”).
k) The phrase “giá khung di động và dàn chống tự hành” (“mobile frames and standing frames”) in the Appendix 2 is replaced with “vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” (“single hydraulic supports, hydraulic support frames and hydraulic standing frames”).
2. QTKĐ 10-2017/BCT - Procedures for technical inspection of occupational safety of winches and cableways with the nominal load capacity of 10,000N or more for use in mining is amended and repealed as follows:
a) The phrase “có đường kính tang tời < 0,6 m” (“having a drum diameter < 0,6 m”) in Section 1 is replaced with “có đường kính tang tời ≤ 0,6 m” (“having a drum diameter ≤ 0,6 m”).
b) The phrase “≤ Vmax x 6 (mm)” No. 5 Section “C. Thử tải” (“C. Load testing”) in the Appendix 3 is replaced with “≤ Vmax x 6 (s)”.
c) The inspected item “Mômen hãm” (“Brake torque”) No. 11 is removed from Section “B. Kiểm tra bên ngoài, thử không tải” (“B. Physical inspection, no-load test” in the Appendix 3.
3. QTKĐ 11-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of explosion-proof transformers is amended as follows:
a) No. 15: “QCVN 03:2019/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò” (“QCVN 03:2019/BCT, National technical regulation on safety for explosion-proof transformers sub-station used in underground mine”) is added to Section 3.
b) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
c) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading, modification or change of location of installation affects technical condition of the explosion-proof transformer.
- The explosion-proof transformer has not operated for at least 12 months.
- It is requested by a competent authority.”
d) The following is added to Step 3 in Section 9.1:
“- Check light elements (if available).
- Check torque of connectors.”
dd) The following is added to Step 3 in Section 9.2:
“- Check connection components and connections.”
e) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
- In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.
- In the case of the location of installation:
+ Check installation documents and installation;
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
- If the explosion-proof transformer has not operated for at least 12 months, consider documents in such a way that documents are considered upon technical inspection of safety and follow the inspection steps prescribed in Section 9.1.”
g) The attached Appendix QTKĐ 11-2017/BCT is replaced with the Appendix hereto.
4. QTKĐ 12-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of explosion-proof electric motor is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading, modification or change of location of installation affects technical condition of the explosion-proof electric motor.
- The explosion-proof electric motor has not operated for at least 12 months.
- It is requested by a competent authority.”
dd) The following is added to Step 2 in Section 9.1:
“- Check light elements (if available).”
d) The following is added to Step 3 in Section 9.2:
“- Check connection components and connections.”
dd) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
- In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.
- In the case of the location of installation:
+ Check installation documents and installation;
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
- If the explosion-proof electric motor has not operated for at least 12 months, consider documents in such a way that documents are considered upon technical inspection of safety and follow the inspection steps prescribed in Section 9.1.”
e) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
5. QTKĐ 13-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of explosion-proof distributors and breakers is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading, modification or change of location of installation affects technical condition of the explosion-proof distributor or breaker.
- The explosion-proof distributor or breaker has not operated for at least 12 months;
- It is requested by a competent authority.”
c) The following is added to Step 3 in Section 9.1:
“- Check light elements (if available).”
d) The following is added to Step 3 in Section 9.2:
“- Check connection components and connections.”
dd) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
- In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.
- In the case of the location of installation:
+ Check installation documents and installation;
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
- If the explosion-proof distributor or breaker has not operated for at least 12 months, consider documents in such a way that documents are considered upon technical inspection of safety and follow the inspection steps prescribed in Section 9.1.”
e) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
6. QTKĐ 14-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of explosion-proof remote control is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading, modification or change of location of installation affects technical condition of the explosion-proof remote control.
- The explosion-proof remote control has not operated for at least 12 months.
- It is requested by a competent authority.”
c) The following is added to Step 3 in Section 9.2:
“- Check connection components and connections.”
b) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
- In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.
- In the case of the location of installation:
+ Check installation documents and installation;
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
- If the explosion-proof remote control has not operated for at least 12 months, consider documents in such a way that documents are considered upon technical inspection of safety and follow the inspection steps prescribed in Section 9.1.”
dd) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
7. QTKĐ 15-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of explosion-proof generators is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading, modification or change of location of installation affects technical condition of the explosion-proof generator.
- The explosion-proof generator has not operated for at least 12 months.
- It is requested by a competent authority.”
c) The following is added to Step 3 in Section 9.2:
“- Check connection components and connections.”
b) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
- In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.
- In the case of the location of installation:
+ Check installation documents and installation;
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
- If the explosion-proof generator has not operated for at least 12 months, consider documents in such a way that documents are considered upon technical inspection of safety and follow the inspection steps prescribed in Section 9.1.”
dd) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
8. QTKĐ 16-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of cables used in atmospheres with flammable gases and combustible dusts (explosion-proof cables) is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
9. QTKĐ 17-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of explosion-proof light fixtures is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading, modification or change of location of installation affects technical condition of the explosion-proof light fixture.
- The explosion-proof light fixture has not operated for at least 12 months.
- It is requested by a competent authority.”
c) The following is added to Step 3 in Section 9.2:
“- Check connection components and connections.”
b) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
- In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.
- In the case of the location of installation:
+ Check installation documents and installation;
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
- If the explosion-proof light fixture has not operated for at least 12 months, consider documents in such a way that documents are considered upon technical inspection of safety and follow the inspection steps prescribed in Section 9.1.”
dd) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
10. QTKĐ 18-2017/BCT - Procedure for technical inspection of occupational safety of electrical blasting machines is amended as follows:
a) The phrase “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” (“Inspection prior to use) in Sections 4.3 and 9.1 is replaced with “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” (“First-time inspection prior to use”).
b) Section 5.3 is amended as follows:
“5.3 Irregular inspection
An irregular inspection shall be conducted in the following cases:
- The repair, upgrading or modification affects technical condition of the electrical blasting machine.
- It is requested by a competent authority.”
c) Section 9.3 is amended as follows:
“9.3. Irregular inspection
In the case of repair, modification or upgrading:
+ Check documents concerning repair, modification or upgrading.
+ Make a commissioning record after repair, modification or upgrading.
+ Follow the steps prescribed in Section 9.1.
If the repair affects the safety explosion-proof structure, it is required to follow checking and testing steps in accordance with technical requirements of applicable standards and regulations.
If the testing involves equipment other than that specified in Point dd Clause 2 Article 4 of the Circular No. 09/2017/TT-BCT and the inspection organization does not have testing equipment to perform the task, the testing shall be carried out by a testing organization designated by the Ministry of Industry and Trade.”
d) The phrase “4. Kết luận chung và kiến nghị” (“4. General conclusions and suggestions”) in the Appendix is replaced with “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” (“IV. GENERAL CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS”).
Article 3. Effect
1. This Circular comes into force from August 02, 2020.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Industry and Trade for consideration and resolution./.
|
PP. THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực