Thông tư 12/2005/TT-BLĐTBXH xử phạt vi phạm hành chính lao động hướng dẫn Nghị định 113/2004/NĐ-CP
Số hiệu: | 12/2005/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 28/01/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2005 |
Ngày công báo: | 14/02/2005 | Số công báo: | Số 9 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2005/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2005 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 12/2005/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 113/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Thi hành Điều 37, Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động;
Bộ Lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (sau đây gọi tắt là "Nghị định số 113/2004/NĐ-CP".
2. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:
a. Cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền miễn trừ xử phạt hành chính theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
b. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP;
c. Vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm, hồ sơ được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự.
3. Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động phải căn cứ các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, hình thức và mức phạt cụ thể tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP để quyết định đúng mức phạt; đồng thời hướng dẫn tổ chức, cá nhân bị xử phạt thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định.
II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1. Vi phạm quy định về việc làm tại điểm d, Khoản 1; Khoản 2; điểm a, Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP được áp dụng đối với.
a.Vi phạm một trong những quy định về thủ tục tuyển lao động được quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm và Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b. Về mức trợ cấp mất việc làm đối với người lao động: người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm thấp hơn mức quy định tại Điều 17 của Bộ luật lao động;
c. Việc lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đúng quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Bộ luật lao động, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ, Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 và Thông tư số 07/2004/TT-BTC ngày 9/2/2004 của Bộ Tài chính.
2. Vi phạm quy định về học nghề tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP được áp dụng đối với:
a. Vi phạm một trong những quy định về việc thành lập, đăng ký, hoạt động, chia tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động và giải thể cơ sở dạy nghề được quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15, 16, 17, 19, 24 và 27 của Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề;
b. Thu học phí học nghề đối với người thuộc đối tượng không phải thu quy định tại các Điều 65, 66 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;
c. Thu học phí cao hơn khung quy định đối với học sinh học nghề được quy định tại điểm 2.1 Khoản 2, Điều 3 của Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Vi phạm quy định về hợp đồng lao động tại Khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp:
Người lao động thực tế đã làm việc với thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên nhưng chưa được người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động hoặc trong trường hợp người lao động đã hoàn thành liên tục hai hợp đồng lao đồng xác định thời hạn, sau đó lại tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động hay có giao kết nhưng với thời hạn xác định cũng được coi là giao kết hợp đồng không đúng loại.
4. Vi phạm quy định về bảo hiểm xã hội tại Điều 18 và Điều 21 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đầy đủ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Điều lệ Bảo hiểm xã hội) bao gồm:
- Đóng không đúng mức quy định;
- Đóng không đủ thời gian theo quy định;
b. Hành vi không đóng hoặc không trả tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội nói trên bao gồm:
- Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội;
- Người sử dụng lao động đã thu 5% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và không trích 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị để đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đơn vị;
- Không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội theo quy định vào lương cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
c. Hành vi cấp giấy chứng nhận sai cho người lao động là việc xác nhận, lập danh sách không đúng thực tế để người lao động hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d. Hành vi cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm:
- Chậm lập, hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục giải quyết hoặc ra quyết định để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau 30 ngày, kể từ ngày người lao động đã cung cấp đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trì hoã trả tiền cho người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan, bảo hiểm xã hội (các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp);
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ giải quyết bảo hiểm xã hội cho người lao động quá 30 ngày kể từ ngày được cung cấp đủ hồ sơ hợp lệ.
đ. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội chậm từ 30 ngày trở lên kể từ thời hạn phải đóng theo quy định tại Điều 37 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội hoặc quá thời hạn Chính phủ cho phép.
e. Hành vi không lập sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm:
- Người sử dụng lao động không lập hồ sơ, làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau 90 ngày kể từ khi người lao động vào làm việc và đang ký tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt và người lao động rời khỏi đơn vị.
g. Hành vi người lao động, gian lận, giả mạo hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Kê khai không đúng sự thật hoặc chữa, tẩy xoá những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội trong hồ sơ;
- Làm giả các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền để đưa vào hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội.
h. Hành vi cấp giấy chứng nhận giám định hoặc xếp hạng thương tật sai của các cơ sở khám chữa bệnh, giám định sức khoẻ là việc chứng nhận hoặc xếp hạng thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người tham gia bảo hiểm xã hội không đúng quy định của Bộ Y tế.
III. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động phải thực hiện đúng thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt hành chính theo Điều 31 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP và thực hiện theo quy định sau đây:
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải ra quyết định đình chỉnh ngay vi phạm theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP) và kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động. Biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP đính kèm Thông tư này.
2. Trong trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 19 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, người có thẩm quyền không lập biên bản mà thực hiện việc xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt tại chỗ theo Mẫu số 05 áp dụng cho hình thức xử phạt cảnh cáo và mẫu Quyết định số 06 áp dụng cho hình thức phạt tiền ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP đính kèm Thông tư này.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyế định xử phạt là ba mươi ngày. Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm theo mẫu Quyết định số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP đính kèm Thông tư này.
4. Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì trong thời gian 5 ngày, người đó phải gửi biên bản cùng toàn bộ hồ sơ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt. Khi thực hiện xong quyết định xử phạt hành chính đối với đối tượng bị xử phạt thì người ra quyết định xử phạt gửi 01 bản quyết định xử phạt cho người chuyển kiến nghị yêu cầu xử phạt biết. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt nhận được yêu cầu xử phạt hành chính mà không thực hiện thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nói rõ lý do cho người chuyển kiến nghị biết.
5. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các Điều 26, 27, 28 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP vắng mặt thì uỷ quyền cho cấp phó của mình.
Việc uỷ quyền phải bằng văn bản và do chính người uỷ quyền ký. Trong giấy uỷ quyền phải nêu rõ phạm vi, thời hạn uỷ quyền.
6. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Quyết định cưỡng chế vi phạm theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP đính kèm Thông tư này.
7. Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP, thì không bị xử phạt, nhưng người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt về vi phạm pháp luật lao động theo mẫu Quyết định số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP đính kèm Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, để trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
|
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 Số: /BB-VPHC |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc A2...... ngày...... tháng........ năm...... |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ..............3
Hôm nay, hồi..........giờ..........ngày......tháng.......năm......tại.......
Chúng tôi gồm 4:
1..................................Chức vụ............................;
2..................................Chức vụ.............................;
Với sự chứng kiến của 5:
1..................................nghề nghiệp/chức vụ..........................;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):...................................................;
Giấy chứng minh nhân dân số:...............ngày cấp............nơi cấp.....;
2. ................................nghề nghiệp/chức vụ..........................;
Địa chỉ thường trú.........................;
Giấy chứng minh nhân dân số:...............ngày cấp............nơi cấp.....;
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về 6 ..........đối với:
Ông (bà) tổ chức 7:.......................nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động )..............;
Địa chỉ:.........................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD........
Cấp ngày.............tại........................
Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau 8:..........................
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều......... Khoản......... Điểm........ của Nghị định số.......... quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực 9.................
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại 10
Họ và tên:............................
Địa chỉ:...............................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD........
Cấp ngày............. tại........................
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:
Ý kiến trình bày của người làm chứng:
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có)
Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu của Ông (bà) tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:
..........................................
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về..................để cấp có thẩm quyền giải quyết.
STT |
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ , tình trạng 11 |
Ghi chú 12 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu Ông (bà) đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại 13....... lúc..... giờ.... ngày ... tháng........ năm......... để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành....... bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ............. 14
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác nhau như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có) 15:
Biên bản này gồm...... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ) |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản 16:
...........................
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản 17:
..............................
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp lập thì cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... huyện, thành phố thuộc tỉnh..... xã.... mà không cần ghi cơ quan chủ quản
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Ghi lĩnh vực quản lý Nhà nước.
4 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
5 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
6 Ghi lĩnh vực quản lý Nhà nước như chú thích số 3.
7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm.
9 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo chú thích số 3
10 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
11 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xê ri của từng tờ.
12 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà)......
13 Ghỉ rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
14 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
15 Những người khác có ý kiến về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
16, 17 Người lập biên bản phải ghi lý do những người này từ chối không ký biên bản.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 18 Số: /QĐ-XPHC |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc A19...... ngày...... tháng........ năm...... |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT CẢNH CÁO VỀ 20
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 21.....
Xét hành vi vi phạm hành chính do............... thực hiện;
Tôi........................... 22 Chức vụ......................................
Đơn vị:...................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:
Ông (bà), tổ chức 23
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................
Địa chỉ:........................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:..............
Cấp ngày................tại.....................;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 24...................................
- Quy định tại điểm........ Khoản..... Điều...... của Nghị định số...... ngày...... tháng....... năm...... quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 25..............
- Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà) tổ chức 26....................... để chấp hành;
2.......................................
Quyết định này gồm............ trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
18 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.... huyện, thành phố thuộc tỉnh......., xã..... mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
19 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
20 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước.
21 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
22 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
23 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
24 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
25 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 52) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
26 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 27 Số: /QĐ-XPHC |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam A28...... ngày...... tháng........ năm...... |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều............ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 29...............
Xét hành vi vi phạm hành chính do 30...........thực hiện
Tôi.................. 31 ; Chức vụ.............................;
Đơn vị:...........................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
Ông (bà), tổ chức 32:...........................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...............................
Địa chỉ:........................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:..............
Cấp ngày................tại.....................;
Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là :............................đồng
(Ghi bằng chữ.............................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính 33:...................................
Hành vi của Ông (bà) tổ chức...... đã vi phạm quy định tại điểm............ khoản.......... Điều.......... của Nghị định số...... ngày....... tháng...... năm....... quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực............ 34
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:
Điều 2. Ông (bà) tổ chức........ phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt là ngày.... tháng...... năm....... trừ trường hợp............ 35 Quá thời hạn này, nếu Ông (bà) tổ chức.......... cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số......... của Kho bạc Nhà nước........... 36 trong vòng mười ngày kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà), tổ chức.............. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà) tổ chức ................để chấp hành;
2. Kho bạc.............để thu tiền phạt;
3. ............................
Quyết định này gồm.....................trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
27 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương..... huyện, thành phố thuộc tỉnh..... xã..... mà không cần ghi cơ quan chủ quản
28 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
29 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
30 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.
31 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
32 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
33 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm
34 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 61) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
35 Ghi rõ lý do.
36 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 37 Số: /QĐ-XPHC |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam A38...... ngày...... tháng........ năm...... |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ 39
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002
Căn cứ Điều..... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 40
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do 41....... lập hồi...... giờ....... ngày....... tháng....... năm......... tại..............;
Tôi:.........42; Chức vụ:.........;
Đơn vị:.............
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Xử phạt hành chính đối với:
Ông (bà) tổ chức 43...............;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):.............;
Địa chỉ:..............;
Giấy chứng minh nhân dân số/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;
Cấp ngày.......... tại.................;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt hành chính:
Cảnh cáo/ phạt tiền với mức phạt là:............ đồng (viết bằng chữ):
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có)
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:...........;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:...........
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính:44.................
Quy định tại điểm......... khoản....... Điều....... của Nghị định số....... ngày....... tháng......... năm......... quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 45..........
Những tình tiết liên quan đến giải quyết vụ vi phạm...............
Điều 2: Ông (bà) tổ chức....... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày.... tháng.... năm.... trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc......... 46
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà) tổ chức cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số......... của Kho bạc Nhà nước...........47 trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà) tổ chức.......... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày....... tháng...... năm...........48
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà) tổ chức.............. để chấp hành;
2. Kho bạc................ để thu tiền;
3. ........................../
Quyết định này gồm.............trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
37 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương............ huyện, thành phố thuộc tỉnh..........., xã............. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
38 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
39 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước.
40 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 20).
41 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.
42 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
43 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
44 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
45 Ghi cụ thể từng Điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 20) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
46 Ghi rõ lý do.
47 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.
48 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 49 Số: /QĐ-CC |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc A50 ...... ngày...... tháng........ năm...... |
QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ 51
Căn cứ Điều 66 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002.
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về....... số........ ngày.......... tháng.......... năm............. của..............;
Tôi..............;52 Chức vụ.....................;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số........ ngày........ tháng....... năm......... của.......... về..........
Đối với......................;
Ông (bà) tổ chức 53..............;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............................;
Địa chỉ:........................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD..................;
Cấp ngày....................tại.............
* Biện pháp cưỡng chế: 54
Điều 2. Ông (bà) tổ chức:.......... phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày..........
Quyết định có.......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
Quyết định này được giao cho Ông (bà) tổ chức............. để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1...............để............. 55
2...............để............. 56
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
49 Nếu Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương......., huyện, thành phố tỉnh.......xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
50 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
51 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước.
52 Ghi họ tên, chức vụ người ra Quyết định cưỡng chế.
53 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
54 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.
55 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
56 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc có biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 57 TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH Số: /QĐ-KPHQ |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc A58 ...... ngày...... tháng........ năm...... |
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG XỬ PHẠT VỀ 59
Căn cứ Điều.........60 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002;
Căn cứ Điều......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 61......;
Vì...........62 nên không áp dụng xử phạt vi phạm vi phạm hành chính;
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Tôi............63; Chức vụ....................;
Đơn vị:....................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với Ông (bà) tổ chức 64.................;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):................;
Địa chỉ:..............;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........
Cấp ngày......... tại................;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 65................
Quy định tại điểm.............. khoản......... Điều......... của............66
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính:.............
Hậu quả cần khắc phục là:
Biện pháp để khắc phục hậu quả là:
Điều 2. Ông (bà) tổ chức........... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày........ tháng.......... năm............ trường hợp...........67. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà) tổ chức ........ cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà) tổ chức.......... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày........ tháng.......... năm.........68
Quyết định này gồm......trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà) tổ chức:.............để chấp hành;
2....................;
3. ..................;
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
57 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương............huyện, thành phố thuộc tỉnh.........xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
58 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
59 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước.
60 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hạn thì ghi căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
61 Ghi cụ thể Điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 40).
62 Ghi rõ lý do không xử phạt.
63 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
64 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
65 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
66 Ghi cụ thể từng Điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 40) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
67 Ghi rõ lý do.
68 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom - Happiness |
No.12/2005/TT-BLDTBXH |
Hanoi, January 28, 2005 |
CIRCULAR
GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 113/2004/ND-CP DATED APRIL 16, 2004 PRESCRIBING ADMINISTRATIVE SANCTIONS AGAINST ACTS OF VIOLATION OF LABOR LEGISLATION
In furtherance of Article 37 of the Governments Decree No. 113/2004/ND-CP of April 16, 2004 prescribing administrative sanctions against acts of violation of labor legislation;
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby provides the fol1owing guidance:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Scope and objects of regulation
This Circular guides the implementation of a number of articles of the Government's Decree No. 113/2004/ND-CP dated April 16, 2004 prescribing administrative sanctions against acts of violation of labor legislation (hereinafter called Decree No.113/2004/ND-CP for short).
2. Cases where administrative violations shall not be sanctioned:
a) Violators are foreign individuals and organizations enjoying immunity from administrative sanctioning under the Ordinance on Privileges and Immunities of Diplomatic Missions, Consulates and Representative Offices of International Organizations in Vietnam;
b) The statute of limitations for sanctioning administrative violations prescribed in Article 6 of Decree No. 113/004/ND-CP has expired;
c) Administrative violations show signs of crimes, and their dossiers are transferred to competent criminal procedure-conducting agencies for examination and handling according to the provisions of penal legislation.
3. Persons with sanctioning competence, when handling acts of violation of labor legislation, must base themselves on acts of administrative violation of labor legislation, sanctioning forms and levels specified in Decree No. 113/2004/ND-CP to decide on the correct sanctioning levels, and concurrently guide the sanctioned organizations or individuals in properly executing the sanctioning decisions.
II. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION OF LABOR LEGISLATION
1. Provisions on violations of regulations on employment at Point d, Clause 1; Cause 2; Point a, Clause 3, Article 8 of Decree No. 113/2004/ND-CP shall apply to:
a) Violation of one of the regulations on procedures for recruitment of laborers prescribed in the Government's Decree No. 39/2003/ND-CP dated April 18, 2003 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on employment and the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry's Circular No. 20/2003/TT-BLDTBXH dated September 22, 2003;
b) Regarding the severance allowance levels for laborers: Labor users who pay severance allowances lower than the levels prescribed in Article 17 of the Labor Code;
c) The setting up of severance allowance funds in contravention of the provisions of Clause 3, Article 17 of the Labor Code, the Government's Decree No. 39/2003/ND-CP dated April 18, 2003, the Ministry of Finance's Circular No. 82/2003/ TT-BTC dated August 14, 2003 and Circular No. 07/2004/TT-BTC dated February 9, 2004.
2. Provisions on violation of regulations on job learning in Clauses 1 and 2, Article 9 of Decree No. 113/2004/ND-CP shall apply to:
a) Violation of one of the provisions on the establishment, registration, operation, division, separation, merger, operation suspension and dissolution of job-training establishments in Articles 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15, 16, 17, 19, 24 and 27 of the Government's Decree No. 02/2001/ND-CP dated January 9, 2001 detailing the implementation of the Labor Code and the Education Law regarding job-training;
b) Collection of job-training fees from persons exempt from such fees defined in Articles 65 and 66 of the Government's Decree No. 28/CP dated April 29, 1995 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Preferential Treatment of Revolutionary Activists, Fallen Heroes and their Families, War Invalids, Diseased Soldiers, Resistance War Activists and People with Meritorious Services to the Revolution;
c) Collection of fees higher than the fee bracket set for job trainees at Point 2.1, Clause 2, Article 3 of the Prime Minister's Decision No. 70/1998/QD-TTg dated March 31, 1998 on the collection and use of school fees at public educational and training establishments within the national education system.
3. Provisions on violation of regulations on labor contracts in Clause 2, Article 10 of Decree No. 113/2004/ND-CP shall apply to the cases where laborers have actually worked for full 12 months or more but labor users still fail to sign labor contracts with them, or where laborers have fulfilled two consecutive labor contracts with fixed terms and then continued to work but labor users still fail to sign labor contracts with them or sign contracts with fixed terms, which are also considered contracts at
4. Provisions on violation of regulations on social insurance in Articles 18 and 21 of Decree No. 113/2004/ND-CP are guided as follows:
a) Failure to fully pay social insurance premiums for laborers who participate in social insurance according to the provisions of the Social Insurance Regulation promulgated together with the Government's Decree No. 12/CP dated January 26, 1995 (hereinafter called the Social Insurance Regulation) means:
- Failure to pay premiums at the prescribed levels;
- Failure to pay premiums for the prescribed duration.
b) Failure to pay social insurance premiums for or failure to pay social insurance sums to laborers under the above-said Social Insurance Regulation means:
- Labor users' failure to pay social insurance premiums;
- Labor users having collected 5% of laborers' salaries for payment of social insurance premiums but failing to set aside 15% of the total salary fund of social insurance participants in their units to pay premiums to social insurance agencies;
- Failure to pay premiums for all laborers subject to compulsory social insurance in their units;
- Failure to include the prescribed social insurance sums into salaries paid to laborers not subject to compulsory social insurance.
c) Acts of granting untruthful certificates to laborers mean the untruthful certification or drawing up of lists of laborers for enjoying illness, labor accident or occupational disease treatment allowances.
d) Acts of intentionally causing troubles or impediments to laborers' enjoyment of social insurance regimes mean:
- Delaying the compilation or completion of dossiers and the completion of procedures or the issuance of decisions for laborers to enjoy social insurance regimes after the passage of 30 days, counting from the date laborers submit complete and valid dossiers;
- Delaying the payment of insurance sums to social insurance beneficiaries after the passage of 30 days, counting from the date of receipt of payment decisions of social insurance agencies (for illness, maternity, labor accidents and occupational diseases);
- Prolonging by social insurance agencies the time limit for examining and approving social insurance dossiers of laborers after the passage of 30 days, counting from the date they are supplied with complete and valid dossiers.
e) Acts of late payment of social insurance premiums for 30 days or more after the payment time limit prescribed in Article 37 of the Social Insurance Regulation or past the time limit permitted by the Government.
f) Acts of failing to make social insurance books or failing to return social insurance books to laborers include:
- Labor users' failure to make dossiers or carry out procedures for social insurance agencies to issue social insurance books to laborers within 90 days after such laborers start to work and register for participation in social insurance at their enterprises, agencies or organizations;
- Labor users' failure to return social insurance books to laborers when labor contracts are terminated and laborers leave their units.
g) Laborers' acts of falsifying or forging dossiers for enjoying social insurance regimes include:
- Making untruthful declarations in their dossiers or modifying or erasing their dossiers' contents related to the enjoyment of social insurance;
- Forging documents of competent agencies and including them in dossiers for enjoyment of social insurance.
h) Acts of granting untruthful injury expertise or grading certificates of medical examination and treatment or expertise establishments mean the certification or grading of injuries caused by labor accidents or occupational diseases for social insurance participants in contravention of the Ministry of Health's regulations.
III. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF LABOR LEGISLATION
Persons competent to sanction administrative violations of labor legislation must strictly comply with the procedures for sanctioning and executing administrative sanctioning decisions prescribed in Article 31 of Decree No. 113/2004/ND-CP and the following regulations:
1. When detecting administrative violations in domains under their management, persons with sanctioning competence who are on duty must issue decisions to immediately stop the violations according to Article 18 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereinafter called Decree No. 134/2003/ND-CP) and promptly make written records of the administrative violations of labor legislation according to a set form promulgated together with Decree No. 134/2003/ND-CP enclosed with this Circular (not printed herein).
2. In case of sanctioning according to simple procedures prescribed in Article 19 of Decree No.134/2003/ND-CP, competent persons shall not make written records but carry out the on spot sanctioning. On-spot sanctioning decisions applicable to the sanctioning form of caution and those applicable to the sanctioning form of pecuniary fine shall be made according to a set form promulgated together with Decree No. 134/2003/ND-CP enclosed with this Circular (not printed herein).
3. Within 10 days after making written records of administrative violations, or 30 days for administrative violations involving complicated circumstances, sanctioning decisions must be issued. Persons with sanctioning competence shall issue violation-sanctioning decisions according to a set form promulgated together with Decree No. 134/2003/ND-CP enclosed with this Circular (not printed herein).
4. In cases where violations go beyond the sanctioning competence of the record makers, such persons shall, within 5 days, have to send written records together with all violation dossiers to persons with sanctioning competence. When completing the enforcement of administrative sanctioning decisions against the sanctioned subjects, the sanctioning decision issuers shall send one copy of each sanctioning decision to the sanctioning requesters. In cases where persons with sanctioning competence, after receiving administrative sanctioning requests, refuse to satisfy them, they shall notify such in writing to the requesters, clearly stating the reasons therefor.
5. If persons competent to handle administrative violations defined in Articles 26, 27 and 28 of Decree No. 113/2004/ND-CP are absent, they must authorize their deputies to handle violations.
The authorization must be made in writing and signed by authorizers. Letters of authorization must clearly state the scope and duration of authorization.
6. Individuals and organizations that are sanctioned for administrative violations but fail to voluntarily abide by sanctioning decisions shall be coerced to do so according to the provisions of Article 66 of the 2002 Ordinance on Handling of
Administrative Violations. Coercive decisions shall be made according to a set form promulgated together with Decree No. 1 3412003/ND-CP enclosed with this Circular (not printed herein).
7. In cases where the statute of limitations prescribed in Clause 1, Article 6 of Decree No. 113/2004/ND-CP expires, no sanctions shall be imposed, but persons with sanctioning competence may decide to apply remedial measures. Decisions on application of measures to remedy consequences of administrative violations shall be issued according to a set form promulgated together with Decree No. 134/2003/ND-CP enclosed with this Circular (not printed herein) when no sanction for labor legislation violation is imposed.
IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Any problems arising in the course of implementation which need to be further explained or guided should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for it to make timely explanations or additional guidance within the ambit of its functions, tasks and powers.
|
MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực