Thông tư 11/2012/TT-BTP về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 11/2012/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Đức Chính |
Ngày ban hành: | 30/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2012 |
Ngày công báo: | 23/11/2012 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2012/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng, tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Lời nói đầu
Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.
Điều 1. Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Điều 2. Nguyên tắc hành nghề công chứng
Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
Điều 3. Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
1. Công chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, thanh danh nghề nghiệp.
2. Công chứng viên cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu công chứng và toàn thể xã hội.
Điều 4. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Công chứng viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng.
QUAN HỆ VỚI NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG
Điều 5. Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Công chứng viên sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng bằng cách luôn có mặt tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng trong giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
3. Công chứng viên có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh của hợp đồng, giao dịch được yêu cầu công chứng; giải đáp một cách rõ ràng những thắc mắc của người yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch đúng với ý chí của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch; đảm bảo các bên có nhận thức đúng về pháp luật có liên quan và giá trị pháp lý của văn bản công chứng trước khi công chứng viên công chứng.
4. Công chứng viên có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu công chứng các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trong hành nghề công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
Điều 6. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công chứng
1. Công chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Công chứng viên có trách nhiệm bảo quản hồ sơ công chứng trong quá trình giải quyết yêu cầu công chứng và bàn giao đầy đủ hồ sơ công chứng để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng, của mình không được tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà họ biết theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thông tin đó.
Điều 7. Đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu công chứng
Công chứng viên không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính, tuổi tác giữa những người yêu cầu công chứng khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để thực hiện việc công chứng, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu công chứng.
Điều 8. Thu phí, thù lao công chứng
Công chứng viên có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và công khai phí, thù lao công chứng theo quy định đã được niêm yết; khi thu phí, thù lao công chứng phải ghi hóa đơn, chứng từ đầy đủ và thông báo cho người yêu cầu công chứng biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp.
Điều 9. Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng
1. Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
2. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.
3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.
4. Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.
5. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
6. Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.
7. Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
8. Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
9. Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.
10. Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.
QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG, TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP CÔNG CHỨNG, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC
Điều 10. Quan hệ của công chứng viên với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng
1. Tôn trọng, bảo vệ danh dự của đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
2. Công chứng viên có trách nhiệm giám sát lẫn nhau trong hành nghề, tận tâm và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động công chứng trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp, bảo đảm bí mật nghề nghiệp, vì sự phát triển bền vững của nghề công chứng.
3. Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót trong hành nghề, công chứng viên có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn nhưng không được hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp và báo cáo với người có trách nhiệm nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến nghề nghiệp.
4. Chấp hành các nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
5. Hướng dẫn, giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề.
6. Tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức hoặc phát động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nghề công chứng.
7. Đóng phí thành viên tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định.
8. Phối hợp với tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để dự phòng giải quyết rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.
Điều 11. Quan hệ với tập sự hành nghề công chứng
1. Công chứng viên có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
c) Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
d) Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Điều 12. Những việc công chứng viên không đưọc làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng
1. Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng.
2. Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
3. Hợp tác với cá nhân, tổ chức có khả năng gây áp lực buộc người yêu cầu công chứng phải đến tổ chức hành nghề công chứng của mình để công chứng vì mục đích lợi nhuận.
4. Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và tổ chức hành nghề công chứng của mình dưới mọi hình thức không đúng quy định của pháp luật.
5. Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu công chứng mà mình không đảm nhận.
6. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
Điều 13. Quan hệ với cá nhân, tổ chức khác
Công chứng viên phải tuân thủ quy định của pháp luật trong khi làm việc với các cơ quan nhà nước, cá nhân tổ chức khác; có thái độ lịch sự, tôn trọng công chức nhà nước, cá nhân, tổ chức khác khi hợp tác với công chứng viên trong quá trình thi hành công vụ, liên hệ công tác.
KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 14. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
1. Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên trong tổ chức mình.
4. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên tại tổ chức mình.
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Công chứng viên gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì được Nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng viên ghi nhận và vinh danh.
2. Công chứng viên thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
THE MINISTRY OF JUSTICE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 11/2012/TT-BTP |
Hanoi, October 30, 2012 |
CIRCULAR
PROMULGATING THE RULE ON NOTARIZATION PRACTICE ETHICS
THE MINISTER OF JUSTICE
Pursuant to the Law on Notarization No. 82/2006/QH11, of November 29, 2006;
Pursuant to the Government’s Decree No. 02/2008/ND-CP, of January 04, 2008 detailing and guiding implementation of Law on Notarization;
Pursuant to the Government’s Decree No. 93/2008/ND-CP, of August 22, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
At the proposal of Director of Judicial Support Department
The Minister of Justice issues the Circular promulgating the Rule on notarization practice ethics,
Article 1. To promulgate together with this Circular the Rule on notarization practice ethics.
Article 2. This Circular takes effect on December 20, 2012.
Article 3. The Chief of office, Director of the Justice Support Department, heads of Ministerial units, Directors of Justice Sub-departments of central-affiliated cities and provinces, notarization social-professional organizations, notary practice organizations, notaries and relevant organizations, individuals shall implement this Circular.
|
FOR THE MINISTER OF JUSTICE DEPUTY MINISTER |
THE RULE
ON NOTARIZATION PRACTICE ETHICS
(Promulgated together with the Circular No. 11/2012/TT-BTP, of October 30, 2012 of the Minister of Justice)
Foreword
Notarization is a noble career, because the notarization operation ensures the legal safety, prevents disputes, minimizes risks for contracts, transactions, relies on that, protects rights and benefits of the State, legal rights and benefits of individuals, organizations.
The rule on notarization practice ethics prescribes moral standards, behaviors of notaries in notarization practice, being basis for notaries to self-train, self-improve morality in practicing and social life aiming to enhance professional duty of notaries, enhance prestige of notaries, to contribute to honoring the notarization profession in society.
Chapter 1.
GENERAL RULES
Article 1. To protect rights, benefits of the State, legal benefits of individuals, organizations
Notaries have obligation being loyal to Motherland, for benefits of the People, by their professional operation, contribute to protect rights and benefits of the State, rights and legal benefits of individuals, organizations in society.
Article 2. Principles of notarization practice
Notaries must abide by the following principles:
1. To abide by Constitution, Law, not contrary to social ethics.
2. To be objective, honest upon performing notarization, do not affect to quality of notarization for any reason as well as discriminate against applicants for notarization.
3. To take responsibilities before law on notarized documents, pay compensation for damages due to their fault in case notarization leads damages for applicants for notarization.
4. To abide by provisions of this Rule on notarization practice ethics and regulations of notarization profession-social organization.
Article 3. To respect, protect prestige, professional repute
1. Notaries have duty to respect, preserve professional prestige, not allow having acts damaging honor, personal prestige, and profession repute.
2. Notaries should have civilized, polite behaviors in professional practice, strong life way in order to receive love, respect, trust and glory of colleagues, applicants for notarization and whole society.
Article 4. To self-train and self-improve
Notaries must non stop improving ethic, enhancing professional qualification, positively take part in courses of training, fostering knowledge and effort to study aiming to enhance quality of work and to serve for applicants for notarization.
Chapter 2.
RELATIONSHIP WITH APPLICANTS FOR NOTARIZATION
Article 5. Profession responsibilities
1. Notaries must be devoted with work, promote ability, use professional knowledge and skills in order to assure in best way for legal safety of contracts, transactions; have responsibilities for receipt of and solving requests for notarization of individuals, organizations fast, timely when the requests for notarization not breach banned things of law, contrary to social ethics.
2. Notaries are ready to receive and solve timely request for notarization of requesters in way that always being present at head office of the notary practice organizations in working-time as prescribed by law.
3. Notaries have obligation to explain for applicants for notarization to understand clearly rights, obligations, legal consequences arised from contracts, transactions requested for notarization; to answer clearly questions of applicants for notarization aiming to ensure contracts, transactions in exactness with the will of parties concluding contracts, transactions; ensure parties have awareness in accordance to related law and legal value of notarized documents before the notaries who perform notarization.
4. Notaries are responsible for supply for applicants for notarization information relating to rights, obligations and professional duties of notaries in practicing notarization as required by applicants for notarization.
Article 6. Security of information, preservation of notarized dossiers
1. Notaries are responsible for keeping secret of information in dossiers requesting for notarization, notarized dossiers and all information which they know about authorized content during practicing process as well as when they are not be notaries, except where the applicant for notarization provides written consent or except where the law stipulates otherwise.
2. Notaries are responsible for preservation of notarized dossiers during course of solving request for notarization and handing over full notarized dossiers for archivement as prescribed by law.
3. Notaries are responsible for guiding officers in their notary practice organizations to not reveal secret of information on notarization which they know in according to internal rules, regulations of notary practice organizations, provisions of law, concurrently, explaining clearly their legal liability in case revealing such information.
Article 7. Behaving between applicants for notarization equally
Notaries are not permitted to discriminate by sex, nation, race, religion, nationality, social position, financial ability, age between applicants for notarization when they meeting sufficient conditions as prescribed by law in order to perform notarization, assure for equality in behaving with applicants for notarization.
Article 8. Collection of notarization charges and remunerations
Notarizes are responsible for exact and full collection and publication of notarization charges and remunerations as regulation have been listed; when collecting notarization charges and remunerations must write receipt fully and notify clearly to applicants for notarization for receipts and amounts which they must pay.
Article 9. Things which notaries are prohibited to do in relationship with applicants for notarization
1. Harassing for bribes, causing difficulties for applicants for notarization.
2. Receiving, claiming any amounts, other benefits from applicants for notarization, apart from notarization charges, remunerations and other cost which have been prescribed, defined, agreed.
3. Receiving money or any material benefit from the third person in order to perform or not perform notarization that arising consequence, causing damage to legitimate benefit of applicants for notarization and relevant parties.
4. Using information which they know from notarization in order to seek personal benefits.
5. Performing notarization in a case where the objectives and content of a contract or transaction breach the law or contrary to social morals.
6. Giving out promises, engagement aiming to attract applicants for notarization or willingly collect at higher or lower rates of notarization charges, remunerations comparing to regulations or agreements.
7. Notarizing contracts, transactions related to benefit between notaries and applicants for notarization.
8. Collaborating with, facilitating for applicants for notarization to breach lawful rights and interests of other organizations, individuals.
9. Paying commission, discount for applicants for notarization or brokers.
10. Colluding with applicants for notarization, relevant persons to falsify content of notarized written documents and dossiers.
Chapter 3.
RELATION WITH COLLEAGUES, NOTARY PRACTICE ORGANIZATIONS, NOTARIZATION PROFESSION SOCIAL ORGANIZATIONS, OTHER ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS
Article 10. Relation of notaries with colleagues, notary practice organizations, notarization profession social organizations
1. Respecting, protecting honor of colleagues; keeping and promoting the solidarity, friendliness, cooperating and helping together to complete task.
2. Notaries are responsible for mutual supervision in practicing, being whole-hearted and combating resolutely in annulling wrong acts in notarization activities on the basis of respecting colleagues, ensuring professional secrets, for sustainable development of notarization profession.
3. When detecting colleagues having mistake in practicing, notaries have obligations to contribute straight ideas but not allow lowering honor, prestige of colleagues and to report to responsible persons if that is act breaching law or causing damages to profession.
4. Complying with internal rules, regulations of notary practice organizations, notarization profession social organizations.
5. Guiding, helping colleagues who are novice notaries.
6. Participating in professional activities and other social activities organized or mobilized by the State, notary practice organizations, profession social organizations, other organizations, individuals aiming to contribute in common development of notarization profession.
7. Submitting member charges for their profession social organizations as prescribed.
8. Coordinating with notarization practice organizations to buy professional duty insurance in order to provide for solving professional risks, accidents.
Article 11. Relation with notarization practice probation
1. Notaries have duties to participate in notarization practice probation; raising high responsibility, being whole-hearted to communicate knowledges and professional experiences for notarization practice probationers.
2. Notaries guiding probationers are not permitted to perform the following things:
a) Having personal discrimination with notarization practice probationers guided by them.
b) Reclaiming material benefits, money from notarization practice probationers.
c) Collaborating with notarization practice probationers in order to report untrue, report with fictitious content about result of notarization practice probation.
d) Misusing role as guiding notary in order to forcible probationer must do things apart from scope of probation or do acts violating law, contrary to social ethics aiming to attain their benefits.
Article 12. Things which a notary is not permitted to do in relation with colleagues, notary practice organizations
1. Offending or having acts casuting damage to prestige of colleagues, notary practice organizations.
2. Pressuring, threatening or performing acts breaching law, contrary to social ethics with colleagues in order to scramble advantages for themselves in practicing profession.
3. Cooperating with individuals, organizations having ability of pressuring, to compel the applicants for notarization to arrive their notary practice organizations for notarization with purpose for profit.
4. Conducting any advertisement for themselves and their notary practice organizations under any form which are not in accordance with regulations of law.
5. Conducting acts of broker, receiving or requiring commission when introducing colleagues to the applicants for notarization which they do not undertake.
6. Opening other branches, representative offices, establishments, transaction places apart from head office of notary practice organizations.
7. Other unsound competition acts.
Article 13. Relation with other individuals, organizations
Notaries must obey provisions of law while working with state agencies, other individuals, organizations; having polite attitude, respecting state officers, other individuals, organizations upon they cooperating with notaries during course of conducting public missions, contacting for work.
Chapter 4.
INSPECTION, SUPERVISION, AWARDING, HANDLING OF VIOLATIONS
Article 14. Inspection, supervision of compliance of the Rule on notarization practice ethics
1. Director of the Justice Support Department, the Chief Inspector of the Ministry of Justice within their assigned functions, tasks shall organize examination, inspection, supervision of compliance of the Rule on notarization practice ethics in nationalwide.
2. Directors of the Justice Sub-departments of central-affiliated cities and provinces shall examine, supervise compliance of the Rule on notarization practice ethics for notaries, notary practice organizations in scope of their management localities.
3. The notarization profession social organizations shall supervise compliance of the Rule on notarization practice ethics for notaries in their organizations.
4. The notarization practice organizations shall supervise implemenatation of the Rule on notarization practice ethics for notaries in their organizations.
Article 15. Awarding and handling of violation
1. The exemplary notaries in implementation of the Rule on notarization practice ethics will be recorded and honored by State, notarization profession social organizations.
2. Notaries implement not in accordance with the Rule on notarization practice ethics, depending on nature, extent of violation, will be reminded, criticized, chided, handled discipline in according to Charter of profession social organizations of notaries, administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực